Bật mí 10+ điều bí ẩn về não bộ của con người
Cho đến nay, tất cả những gì con người biết về não bộ chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn những kiến thức rộng lớn khác. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, não bộ của con người chứa đựng cả một “biển kiến thức” mà chúng ta không thể nào khám phá hết được. Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết, nhưng sau đây là danh sách 10 điều bí ẩn về não bộ con người mà khoa học đã tìm hiểu được.
☛ Xem trước: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của não bộ
10 điều bí ẩn về não bộ con người
Tốc độ dẫn truyền siêu tốc của xung thần kinh
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao cơ thể lại phản ứng rất nhanh với những tác động xung quanh chưa? Hay đơn giản chỉ là việc bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở chân một cách “ngay lập tức” khi bị dẫm phải? Đó là do tốc độ dẫn truyền siêu sốc của các xung thần kinh từ não đến mọi cơ quan và ngược lại.
Theo viện y học ứng dụng cho biết vận tốc lan truyền của các xung thần kinh đến và đi từ não tương đương với vận tốc của một chiếc siêu xe đua phân khối lớn, nó có thể lên tới 270km/h. Điều này có nghĩa là bạn chỉ mất chưa tới 0,02 giây để cảm nhận được cơn đau truyền từ mọi bộ phận trên cơ thể lên não.
Khả năng lưu trữ thông tin lớn
Nhắc đến những dữ liệu thông tin lớn nhất của thế giới, chúng ta nghĩ ngay đến trung tâm lưu trữ quốc gia Anh với kho tài liệu lưu giữ các dữ liệu của hơn 900 năm lịch sử hay cuốn sách Bách khoa toàn thư tiếng Anh của Britannica biên tập trong 70 năm với nội dung khoảng 40 triệu từ và nửa triệu đề tại khác nhau.
Tuy nhiên, nếu làm một phép so sánh dung lượng của não với những tài liệu đồ sộ trên, kết quả sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên khi lượng thông tin mà não có thể lưu trữ nhiều gấp 5 lần cuốn Bách khoa toàn thư và gấp 14 lần kho dữ liệu của trung tâm lưu trữ quốc gia Anh. Tính trên đơn vị lưu trữ điện tử, não có dung lượng lên tới 1000 terabyte, trong khi đó dữ liệu của trung tâm lưu trữ quốc gia Anh chỉ tương đương khoảng 70 terabyte. Những con số này cho chúng ta thấy được khả năng lưu trữ dữ liệu khủng khiếp của não. Một bí ẩn về não bộ khiến bạn phải thực sự bất ngờ.
Năng lượng hoạt động tương đương một bóng đèn nhỏ
Chúng tôi tin chắc rằng, nhiều người, trong đó có bạn nghĩ rằng não bộ là cơ quan dễ bị đau nhất bởi khi cơ thể bị tổn thương thì não dường như cảm nhận được ngay tức thì. Nhưng thực chất, não chỉ là trung tâm tiếp nhận những đau đớn nhưng chính não lại không thấy đau khi nó bị tổn thương do không có tế bào thụ cảm.
Sở dĩ não cảm nhận được cơn đau vì nó được bao bọc bởi vô số các mô, dây thần kinh và mạch máu – nơi chứa nhiều các tế bào tiếp nhận đau đớn để truyền tín hiệu này đến não.
80% não bộ của con người là nước
Chúng ta đều quen với những mô hình và hình ảnh trên truyền hình rằng bộ não con người là thể rắn và có màu xám. Nhưng thực tế, một bí ẩn về não bộ đó chính là việc mô não sống là một khối ướt, chúng có màu hồng và kết cấu giống như thạch nhờ vào vô số mạch máu và hàm lượng nước cao. Có thể bạn chưa biết nhưng có đến 80% não là nước. Vì vậy, bêu bạn cảm thấy mất nước hãy uống thức gì đó để não bộ đỡ “khát”.
Tốc độ truyền thông tin là khác nhau
Vì tốc độ dẫn truyền xung thần kinh của não bộ là siêu tốc nhưng không có nghĩa là tế bào nào cũng nhanh. Các tế bào thần kinh khác nhau sẽ có tốc độ truyền thông tin khác nhau. Não bộ chứa tới 100 tỷ nơron thần kinh. Với nhiều loại nơron tồn tại trong não như vậy thì một vài loại có tốc độ lan truyền chỉ đạt 0,5m/s nhưng một số loại khác có thể tuyền thông tin với vận tốc lên tới 120m/s.
Con người chỉ sử dụng 10% não bộ?
“10% não bộ” là một quan niệm hiện đại được tin tưởng phổ biến hiện nay cho rằng con người thực chất mới chỉ sử dụng được 10% trí não của mình và nếu sử dụng hết 90% não bộ còn lại, chúng ta sẽ có những khả năng đáng kinh ngạc. Đồng ý rằng còn nhiều bí ẩn về bộ não mà đến nay khoa học vẫn chưa phát hiện ra, tuy nhiên quan điểm “10% bộ não” này là không hề đúng.
Não là một tập hợp của nhiều loại tế bào và chúng thường xuyên được sử dụng. Nhưng không nhất thiết là phải sử dụng tất cả các tế bào cùng một lúc. Một ví dụ rất đơn giản như khi chúng ta đi bộ, thì tế bào não chịu trách nhiệm cho việc điều khiển chân sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn cả. Do đó, với tất cả các hoạt động đa dạng của cơ thể thì không có bất kỳ bộ phận nào của não mà chúng ta không sử dụng tới cả.
Một lập luận khác cho rằng, não bộ chỉ chiếm 2% cơ thể người theo trọng lượng nhưng lại tiêu thụ rất nhiều oxy và chất dinh dưỡng, nó có thể đòi hỏi tới 20% năng lượng cơ thể — nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào khác. Sở dĩ như vậy bởi vì mọi tế bào não bộ đều cần năng lượng để hoạt động. Chụp quét não bộ đã cho thấy bất luận chúng ta đang làm gì, kể cả khi cơ thể nghỉ ngơi, tất cả vùng não luôn luôn hoạt động. Một số khu vực hoạt động nhiều hơn thì phần não còn lại sẽ có nhiệm vụ duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Tế bào thần kinh phát triển suốt cuộc đời con người
Mặc dù không hoạt động theo cách thực tương tự như các mô trong nhiều bộ phận khác của cơ thể, nhưng tế bào thần kinh não bộ vẫn có khả năng phát triển trong suốt cuộc đời con người.
Để đi đến khẳng định này, các nhà khoa học đã làm một cuộc nghiên cứu vùng “hồi hải mã” trong não bộ của 58 đối tượng đã qua đời ở độ tuổi từ 43-47 tuổi. Được biết, hồi hải mã là vùng não phụ trách trí nhớ và tình cảm của con người, vùng này thường bị thu nhỏ lại theo tuổi tác và dẫn tới bệnh hay quên.
Tuy nhiên, nghiên cứu kết thúc, các nhà khoa học phát hiện được các tế bào thần kinh chưa trưởng thành hoặc tế bào thần kinh mới trong các bộ não được kiểm tra. Đáng chú ý hơn, những người mắc bệnh Alzheimer (bệnh đãng trí ở người lớn tuổi) vẫn có những tế bào thần kinh mới, mặc dù số lượng ít.
Cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng, ngay cả khi về già, con người mất đi các tế bào thần kinh thì họ có thể tạo ra tế bào thần kinh mới để thay thế. Điều đó mở ra khả năng tạo ra những ký ức mới bằng cách sử dụng các tế bào thần kinh mới. Phát hiện này mở ra hướng đi đột phá trong nghiên cứu não bộ và các bệnh liên quan đến não.
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?