Chóng mặt khi ngồi dậy có nguy hiểm không?
Hiện tượng chóng mặt khi ngồi dậy có thể bị bỏ qua, không chú ý và vô tình trở thành nguồn căn của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Nguyên nhân chóng mặt khi ngồi dậy?
Hầu hết trong chúng ta đều đã/sẽ có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy hoặc ngồi xuống đứng dậy, đang ngồi nằm xuống bị chóng mặt, hoa mắt. Vậy những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng này?
1. Do nằm quá lâu
Khi bạn giữ cơ thể ở nguyên một tư thế quá lâu như nằm, ngồi hoặc đứng sẽ làm tăng lượng máu ở một vị trí/ vùng cơ thể. Điều này lại là nguyên nhân cản trở việc lưu thông máu, gây áp lực máu lên não, gây ra tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy hoặc nằm xuống.
2. Thiếu nước, quá nóng
Khi thời tiết quá nóng hoặc khi cơ thể bạn thiếu nước làm cho máu cô đặc, tốc độ lưu thông máu chậm hơn, làm hạ huyết áp, gây chóng mặt khi bạn ngồi dậy.
3. Hạ huyết áp tư thế
Khi bạn đột ngột ngồi dậy, phần cơ thể phía trên sẽ bị thiếu máu, huyết áp giảm, tim đập nhanh hơn để bơm được nhiều máu hơn. Đồng thời, các mạch máu dưới chân co lại, làm tăng huyết áp. Một số nguyên nhân làm ảnh hưởng tới phản xạ này, gây ra hiện tượng hạ huyết áp tư thế, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt khi ngồi dậy/ đứng lên.
4. Ăn ít, nhịn ăn
Ăn ít, nhịn ăn, ăn không đủ chất có thể làm cho lượng đường huyết trong máu giảm, tụt huyết áp và dẫn tới tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy.
5. Thiếu ngủ
Ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon giấc làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất tập trung, dễ bị hoa mắt, chóng mặt.
6. Mang thai
Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Lượng hormone tăng làm cho mạch máu giãn ra để tăng lưu lượng máu đi nuôi thai nhi nhưng lại khiến huyết áp của bạn giảm, giảm lưu lượng máu đến não, từ đó kéo theo tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy, đứng dậy.
Hoặc, khi cơ thể của người mẹ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi trong quá trình mang thai/ tử cung phát triển tạo áp lục lên các mạch máu.
7. Uống rượu
Rượu có chứa thành phần chính là cồn, là chất lợi tiểu, gây mất nước cho cơ thể khi uống. Đồng thời, rượu làm kích thích niêm mạc dạ dày, gây trào ngược dạ dày, suy yếu tế bào não gây ra tình trạng chóng mặt. Uống nhiều rượu cũng làm hạ đường huyết, giảm huyết áp gây ra tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy, đứng lên.
8. Tập luyện quá sức
Việc vận động, tập luyện quá sức khiến cơ thể bị mất nước, khiến lượng đường trong máu giảm, làm tụt huyết áp, chóng mặt.
9. Độ cao của gối không phù hợp
Nằm gối quá cao có thể làm cột sống cổ của bạn căng cứng, gối quá thấp hoặc không dùng gối có thể khiến máu dồn xuống não quá nhiều, từ đó gây ra tình trạng ngồi dậy bị chóng mặt, thường xuyên gặp phải khi thức dậy.
10. Dùng thiết bị điện tử trong thời gian dài
Ánh sáng xanh hoặc các bức xạ điện tử từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,… gây ảnh hưởng đến não bộ, thị lực và thần kinh của bạn. Đặc biệt, khi bạn sử dụng chúng quá lâu khi nằm và ngồi dậy, gây sản sinh hormone melatonin, sẽ khiến bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt khi ngồi dậy.
Chóng mặt khi ngồi dậy là bị bệnh gì?
Những nguyên nhân trên chỉ có thể gây ra tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy kéo dài trong khoảng thời gian ngắn từ 1 -3 phút và biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng chóng mặt kéo dài trong thời gian dài hơn, với tần suất dày hơn không nhận thấy dấu hiệu thuyên giảm thì có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe nào đó. Đó có thể là:
1. Hạ đường huyết
Khi hàm lượng đường trong máu dưới 3.9mmol/L sẽ gây ra tình trạng thiếu glucose trong máu và tạo nên một vải rối loạn cho cơ thể. Chóng mặt khi ngồi dậy là dấu hiệu có thể dễ nhận biết đầu tiên, ngoài ra còn có run tay, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, choáng váng đầu,…
2. Bệnh tim
Chóng mặt khi ngồi dậy đi kèm với tình trạng mất thăng bằng, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi và kiệt sức, buồn nôn hoặc nôn,… Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn cần sớm tới cơ sở y tế để thăm khám và được chấn đoán tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp kịp thời.
3. Thiếu máu não
Chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, đầu óc choáng váng, quay cuồng, nhất là khi ngồi dậy, đứng lên là biểu hiện khá phổ biến của tình trạng thiếu máu não. Khi bạn hoặc người thân gặp phải những dấu hiệu này, đi kèm với tình trạng dáng đi lảo đảo, nói lắp, khó nói, cử động khó khăn thì cần được nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Đọc chi tiết: Thiếu máu não, nguyên nhân, triệu chứng, cách trị
4. U não
U não là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng. Tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy chỉ là một triệu chứng nhỏ của bệnh. Nếu đi cùng với các biểu hiện như đau đầu dữ dội liên tục, mất khả năng giữ thăng bằng, thị lực suy giảm đột ngột, bạn cần tới bệnh viện kiểm tra ngay.
5. Rối loạn tiền đình
Hệ thống tiền đình có nhiệm vụ điều chỉnh khả năng giữ thăng bằng cơ thể. Nếu bạn bị chóng mặt khi ngồi dậy, có thể nghĩ tới những bệnh lý liên quan đến tiền đình như rối loạn tiền đình, viêm dây thần kinh tiền đình.
Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, cách điều trị
6. Rối loạn tuần hoàn não
Rối loạn tuần hoàn não là tình trạng lưu lượng máu lên não suy giảm khiến các tế bào thần kinh không đủ oxy để thực hiện nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân bệnh lý có khả năng xảy ra nếu bạn có hiện tượng chóng mặt khi ngồi dậy hoặc đứng lên.
Chóng mặt khi ngồi dậy có nguy hiểm không?
Phần lớn các cơn chóng mặt khi ngồi dậy đêu không gây nguy hiểm cho sức khỏe, chúng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn rồi sẽ tự hết. Mặc dù vậy, cũng ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Theo như những nguyên nhân bệnh lý kể trên, cũng không nên xem nhẹ phần trăm nhỏ nguy cơ của tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy. Hãy tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết được nguyên nhân và được hướng dẫn trị liệu đúng cách và kịp thời.
Xây dựng thói quen tốt cải thiện chóng mặt khi ngồi dậy
Để hạn chế được tình trạng ngồi dậy bị chóng mặt, bạn tham khảo một số thói quen tốt dưới đây và thử thực hiện chúng nhé:
1. Không thay đổi tư thế quá đột ngột.
Nếu cần ngồi dậy, hãy từ từ thay đổi tư thế để cơ thể có thể dần dần điều chỉnh và thích ngi để tránh gây tụ máu tập trung, thiếu máu lên não.
2. Uống nước nhiều lần trong ngày
Cung cấp đủ nước và phân bổ lượng nước nạp vào cơ thể phù hợp, tránh khi khát nước mới uống hoặc uống quá nhiều giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
3. Tắm từ phần dưới cơ thể dần về phía tim
Việc này giúp cơ thể dần thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Máu đổ về tim, giúp lưu thông máu ổn định và dễ dàng hơn, từ đó giúp phòng ngừa các vấn đề chóng mặt khi ngồi dậy, đứng lên.
4. Tư thế ngủ phù hợp
Nằm ở tư thế thoải mái, độ cao gối phù hợp giúp bạn có một giấc ngủ ngon, giảm đau lưng, đau cứng cổ, máu lưu thông đều khắp cơ thể, ngăn ngừa tình trạng lưu thông máu bị ảnh hưởng, từ đó phòng ngừa tốt tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy, thức dậy vào buổi sáng.
5. Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể, đồng thời ổn định huyết áp, giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn, cải thiện và phòng ngừa tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy.
6. Không dùng thiết bị điện tử quá lâu
Phân bổ thời gian sử dụng điện thoại, máy vi tính phù hợp, có khoảng thời gian cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn. Tuyệt đối không dùng thiết bị điện tử trong môi trường ánh sáng yếu, dùng quá lâu trước khi đi ngủ.
7. Có thể độ ăn uống khoa học
- Bổ sung sắt: Giúp phòng chống thiếu máu, cải thiện tình trạng chóng mặt.
- Tăng cường rau xanh và trái cây: cung cấp lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể, cân bằng dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe tổng quát.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6: giúp cải thiện chức năng não, mang oxy và dinh dưỡng đi nuôi não, hỗ trợ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, giảm thiểu tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy.
- Hạn chế các nhóm thực phẩm có nhiều muối, nhiều đường, rượu bia, thuốc lá,…
Ngoài các biện pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm Viên uống Dưỡng não Thái Minh như một sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm các cơn chóng mặt khi nằm xuống và các triệu chứng đi kèm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Điểm đặc biệt khiến cho viên uống Dưỡng não Thái Minh trở nên khác biệt so với các sản phẩm dưỡng não trên thị trường là 3 cơ chế tác động toàn diện gồm:
- Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não
- Làm sạch cục máu đông
- Ổn định tiền đình
Với thành phần là các dược liệu tự nhiên, Dưỡng não Thái Minh rất lành tính với sức khỏe của người bệnh, không gây tác dụng phụ. Nếu sử dụng trong thời gian dài còn ngăn ngừa các bệnh về não như thiểu năng tuần hoàn não, di chứng sau tai biến mạch máu não.
☛ Thông tin chi tiết về sản phẩm: Dưỡng não Thái Minh giá bán bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?
Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Để mua viên uống Dưỡng não Thái Minh chính hãng, bạn có thể
- Điền thông tin vào Form đặt hàng TẠI ĐÂY.
- Hoặc gọi điện tới tổng đài 1800.1705 để được giao hàng tận nhà.
Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giúp bạn có thể sớm lấy lại được sức khỏe ổn định, ngăn ngừa tình trạng chóng mặt khi ngồi dậy quay trở lại.
Bài viêt liên quan
- Chóng mặt nên làm gì? 13 Việc cần nhớ khi bị chóng mặt
- Có bầu đau đầu dán sa lông pát được không?
- Mất ngủ nên làm gì? Top 17 việc làm cải thiện giấc ngủ ngay lập tức
- Top 7 viên uống bổ não của Nhật dưới 1 triệu đáng tin dùng nhất
- 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý
- Bật mí 16 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng của người Nhật
- Top 7 thuốc bổ sung sắt cho người lớn dưới 500k