Tham khảo ngay chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
- 1. Vai trò của chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
- 2. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?
- 2.1. Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6
- 2.2. Thực phẩm bổ sung omega 3-6-9
- 2.3. Thực phẩm chứa nhiều folate
- 2.4. Thực phẩm chống oxy hoá
- 3. Bị rối loạn tiền đình nên uống gì?
- 4. Những lưu ý về chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
- 4.1. Tránh thực phẩm nhiều muối hoặc đường
- 4.2. Không ăn đồ nhiều dầu mỡ
- 4.3. Hạn chế thức uống chứa cồn
- 4.4. Tập luyện thể dục thường xuyên
- 5. Dưỡng Não Thái Minh – Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục tình trạng bệnh. Bởi đây là bệnh lý phổ biến với nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, cuộc sống người bệnh. Vậy người bị rối loạn tiền đình nên ăn, uống và kiêng các thực phẩm gì để đảm bảo sức khoẻ của mình? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Vai trò của chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
Tiền đình nằm phía sau ốc tai, gồm tiền đình xương và các ống bán khuyên xương. Đây là bộ phận quan trọng của hệ thần kinh, đảm nhận chức năng giữ thăng bằng và một số phản xạ của cơ thể.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý xảy ra do quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin của hệ thống tiền đình bị gián đoạn. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân song đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người bệnh.
Chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra rằng, ăn uống hợp lý giúp:
1.1. Tăng tạo máu
Máu là dịch lỏng chảy trong hệ tuần hoàn, đảm nhận vai trò cung cấp, vận chuyển dinh dưỡng tới các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Thiếu máu gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó bao gồm cả rối loạn tiền đình.
Sử dụng các thực phẩm chứa nguồn nguyên liệu cần thiết giúp cơ thể tăng khả năng tạo máu. Theo đó, oxy và dinh dưỡng được vận chuyển tới các cơ quan nhiều hơn, đặc biệt là các tế bào thần kinh. Khi đó, quá trình sửa chữa tổn thương được thúc đẩy, tình trạng rối loạn tiền đình được hạn chế.
1.2. Thúc đẩy tuần hoàn máu
Tuần hoàn máu kém khiến máu không được lưu thông đầy đủ tới các cơ quan dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy và dinh dưỡng. Khi các cơ quan không được cung cấp oxy, dinh dưỡng từ máu đầy đủ, chúng sẽ xuất hiện những rối loạn hoạt động, chức năng. Tế bào thần kinh là tế bào rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy do đó rất dễ bị ảnh hưởng.
Bổ sung các thực phẩm giúp tăng tuần hoàn máu giúp tưới máu đầy đủ tới các mô, đảm bảo cung cấp năng lượng cần thiết cho tế bào hoạt động. Đối với tình trạng rối loạn tiền đình, quá trình này giúp tế bào thần kinh luôn được cung cấp dinh dưỡng phục vụ cho việc sửa chữa, hồi phục thương tổn.
☛ Xem thêm: Thực đơn hàng ngày cho người bị thiếu máu não
1.3. Tăng sức đề kháng
Việc có một chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình hợp lý giúp dung nạp các thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng tốt vào cơ thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu, hạn chế sản sinh gốc tự do có hại. Ngoài ra, chúng còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động chuyển hoá cần thiết thúc đẩy các cơ quan phát triển.
Nhờ đó, hoạt động của cơ thể diễn ra ổn định, sức đề kháng được nâng cao làm khả năng chống chịu bệnh được cải thiện. Người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh cơ hội khác.
2. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Dinh dưỡng không chỉ góp phần không nhỏ trong cải thiện tình trạng bệnh mà còn là giải pháp phòng ngừa các bệnh khác. Người bị rối loạn tiền đình nên xây dựng cho mình chế độ ăn khoa học và tuân thủ thực hiện nó.
Vậy bệnh rối loạn tiền đình nên ăn gì? Theo các chuyên gia, chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình cần bổ sung các thực phẩm như:
2.1. Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6
Vitamin B6 (Pyridoxine) là một loại vitamin thuộc nhóm B. Đây là chất cần thiết tham gia trực tiếp vào quá trình tạo hồng cầu của cơ thể. Ngoài ra, chất này còn tham gia vào ổn định chức năng não bộ, tăng cường miễn dịch và bảo vệ tim mạch…
Bổ sung vitamin B6 giúp cung cấp nguồn nguyên liệu tạo máu, bảo vệ não bộ, tim mạch cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể. Theo đó, tình trạng rối loạn của hệ thống tiền đình được cải thiện và thúc đẩy phục hồi.
Thực phẩm giàu vitamin B6 gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, cá hồi, thịt bò, cà rốt và các loại đậu…
2.2. Thực phẩm bổ sung omega 3-6-9
Thực phẩm tiếp theo cần xuất hiện trong chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình là Omega 3-6-9. Omega 3-6-9 là nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong hàu, cá hồi, cá thu, dầu gan cá, hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia… Cơ thể con người không có khả năng tự tổng hợp ra thành phần này song chúng lại rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Omega 3-6-9 là nhóm acid béo không no có tác dụng giảm đau, chống oxy hóa, ngăn ngừa tác nhân gây các bệnh nguy hiểm như: ung thư, tim mạch… Vì vậy, dinh dưỡng này được ứng dụng nhiều trong khắc phục, điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh.
Bổ sung omega 3-6-9 cho cơ thể qua chế độ ăn là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Nó không chỉ đơn giản, an toàn mà còn hỗ trợ cải thiện sức khoẻ người rối loạn tiền đình hiệu quả.
2.3. Thực phẩm chứa nhiều folate
Giống như vitamin B6, folate (acid folic hay còn được gọi là vitamin B9) cũng là một thành phần không thể thiếu của quá trình tạo máu. Chất này tham gia vào hình thành và phát triển hồng cầu bình thường. Ngoài ra, thiếu hụt folate còn liên quan tới các vấn đề về đau dây thần kinh trong bệnh đái tháo đường, bệnh tim hay mất trí nhớ và nhiều bệnh khác.
Theo đó, bổ sung folate vào cơ thể nhờ các thực phẩm là giải pháp cần thiết cho người rối loạn tiền đình. Các loại rau lá (ra cải, rau diếp…), đậu bắp, măng tây, cà chua, nấm, men… là nguồn nguyên liệu dồi dào của dưỡng chất này.
2.4. Thực phẩm chống oxy hoá
Thoái hoá não và tế bào thần kinh là một trong những hệ quả của quá trình oxy hoá. Quá trình này khiến các tế bào suy giảm hoặc mất chức năng hoạt động gây ra những rối loạn cơ quan. Hậu quả là không chỉ sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng mà còn khiến cơ thể mắc phải nhiều bệnh khác. Do đó, chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình giàu chất chống oxy hoá là điều cần thiết giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng.
Một bữa ăn giàu thực phẩm chứa thành phần chống oxy hoá giúp ngăn ngừa quá trình oxy hoá diễn ra. Khi đó, cơ thể có khả năng chống chọi với các tác nhân gây hại, hạn chế gốc tự do làm sản sinh nhiều độc tố. Có thể thấy, bổ sung thực phẩm chống oxy hóa giúp ích rất nhiều trong khắc phục rối loạn tiền đình ở người bệnh.
Thực phẩm có khả năng chống oxy hóa là trà xanh, bạc hà, tỏi, cà rốt và các loại rau mầm…
3. Bị rối loạn tiền đình nên uống gì?
Bên cạnh ăn các thực phẩm kể trên, người rối loạn tiền đình nên kết hợp uống khoa học. Các loại nước uống cũng bổ sung các nguồn dinh dưỡng cần thiết để cải thiện sức khoẻ người bệnh.
3.1. Nước lọc
Nước rất cần thiết cho cơ thể sống. Trung bình, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và phân bố ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Nước cung cấp môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào phản ứng sinh hóa nhằm phát triển và ổn định tế bào.
Do đó, bổ sung nước đầy đủ là điều rất cần thiết. Theo khuyến cáo, người bệnh nên bổ sung từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh.
3.2. Các loại sữa hạt
Sữa hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao từ sữa và các loại hạt, tiêu biểu phải kể đến: các loại vitamin,và các chất chống oxy hoá khác. Theo đó, uống sữa hạt là giải pháp kích thích cơ thể tạo máu, thúc đẩy máu lên não đồng thời ngăn cản quá trình thoái hoá tế bào thần kinh.
Người rối loạn tiền đình bổ sung sữa hạt thường xuyên sẽ được giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… của bệnh. Các loại sữa hạt được khuyến cáo là: sữa hạt óc chó, sữa hạt sen, sữa hạt hạnh nhân, sữa hạt bí, sữa hạt đậu phộng…
3.3. Nước ép trái cây
Đừng bỏ qua trái cây trong chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình. Trong trái cây có nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi loại trái cây có hàm lượng các chất khác nhau do đó có nhu cầu sử dụng nước ép khác nhau ở từng đối tượng.
Đối với người rối loạn tiền đình, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nước ép các loại trái cây giàu vitamin nhóm C và vitamin nhóm B. Các chất này giúp tăng cường máu lên não, ngăn ngừa thoái hoá não từ đó khắc phục chứng rối loạn tiền đình hiệu quả.
Các loại nước ép trái cây khuyên dùng là: nước ép cam, nước ép táo, nước ép cà rốt…
3.5. Trà thảo mộc
Các loại thảo dược từ xa xưa đã được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Y học cổ truyền cho rằng rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, tức là đầu váng, hoa mắt, quay cuồng. Theo đó, Đông Y có các vị thuốc khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Bên cạnh các bài thuốc cổ phương, sử dụng trà thảo mộc cũng giúp an thần, thư giãn, giảm đau đầu chóng mặt và tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Các vị dược liệu được dùng trong trà thảo mộc gồm: Ích trí nhân, Đương quy, Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Cúc hoa…
☛ Tìm hiểu thêm: 6 loại trà trị rối loạn tiền đình hiệu quả
4. Những lưu ý về chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
Dinh dưỡng khoa học góp phần cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình an toàn, hiệu quả. Ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần có lưu ý với những thực phẩm như:
4.1. Tránh thực phẩm nhiều muối hoặc đường
Rối loạn tiền đình kiêng ăn gì? Sử dụng quá nhiều muối trong món ăn hàng ngày khiến tế bào thay đổi áp suất thẩm thấu, thận tăng cường hoạt động và nồng độ các ion tăng cao liên tục. Hậu quả là cơ thể có các vấn đề về sức khoẻ như dễ bị đột quỵ, bệnh thận, tim mạch…
Trong khi đó, các thực phẩm nhiều đường lại tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch và thúc đẩy quá trình lão hoá tế bào. Do đó, người rối loạn tiền đình cần tránh sử dụng các thực phẩm nhiều muối hoặc đường để đảm bảo tình trạng sức khoẻ ổn định.
4.2. Không ăn đồ nhiều dầu mỡ
Bổ sung lượng lớn dầu mỡ vào cơ thể lâu ngày khiến cơ thể tích luỹ nhiều cholesterol xấu. Nó không chỉ gây ra xơ vữa, hẹp tắc mạch máu mà còn là nguyên nhân chính của bệnh béo phì.
Khi đó, lòng mạch bị thu hẹp, máu đông dễ hình thành khiến máu bị cản trở lưu thông, giảm cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não và làm bệnh trở nặng. Ngoài ra, tình trạng này còn là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
4.3. Hạn chế thức uống chứa cồn
Ethanol có trong rượu, bia… là chất gây hại cho não bộ khiến suy giảm trí nhớ, kém linh hoạt, giảm thông minh. Người sử dụng thậm chí bị mất ý thức khi uống quá nhiều.
Đối với người rối loạn tiền đình, sử dụng các đồ uống này khiến tiền đình càng thêm tổn thương, các triệu chứng của bệnh ngày càng trở nặng.
4.4. Tập luyện thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là lời khuyên dành cho không chỉ người rối loạn tiền đình mà cả người khoẻ mạnh. Các bài tập làm gân cốt được dẻo dai, thư giãn, từ đó giúp người bệnh vận động, đi lại dễ dàng.
Ngoài ra, tập thể dục cũng thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, tăng sức đề kháng của cơ thể từ đó cải thiện tình trạng bệnh.
5. Dưỡng Não Thái Minh – Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Dưỡng Não Thái Minh được sản xuất bởi công ty Thái Minh HiTech giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiền đình hiệu quả. Sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên gồm các thành phần: cao Bạch quả, cao Thạch tùng, cao Đinh lăng, ALpha Lipoic Acid, Nattokinase…
Sản phẩm là dòng dưỡng não thế hệ mới, mang lại khả năng điều trị với cơ chế 3 tác động: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu nuôi não – Làm sạch cục máu đông – Làm chậm quá trình thoái hóa não. Theo đó, Dưỡng Não Thái Minh mang lại công dụng:
- Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu não, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Giảm biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não, giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Người rối loạn tiền đình khi sử dụng sẽ nhanh chóng giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Dưỡng Não Thái Minh an toàn, dùng được cho người tiền sử đái tháo đường, tim mạch, huyết áp và đối tượng trên 12 tuổi. ☛ Tham khảo chi tiết: Liều lượng và cách uống Dưỡng Não Thái Minh
Nhờ các ưu điểm nổi bật kể trên, đây sẽ là giải pháp đáng cân nhắc cho người bệnh.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn.
Như vậy, trên đây là tổng hợp chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình hợp lý và hiệu quả nhất. Hãy đảm bảo thực hiện nó một cách chuẩn xác và phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh và có được sức khoẻ như mong muốn nhé.
Bài viêt liên quan
- 6 Món ăn giúp thông mạch máu, bổ dưỡng dễ dàng chế biến
- 6 Bài thuốc từ cây rau sam chữa bệnh hiệu quả tại nhà
- Tại sao lại chóng mặt khi đứng dậy? 8 Lý do đừng chủ quan
- Dành 2 phút làm theo cách này, đau đầu mất ngủ đến mấy cũng thuyên giảm
- Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 10+ Việc làm không nên bỏ qua
- #10 Loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu dạng nước
- 7+ bài tập rối loạn tiền đình phục hồi nhanh chóng