Thường xuyên bị đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Đau đầu là một căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Phần lớn các cơn đau đầu là lành tính, chúng xảy ra do tâm lý căng thẳng, stress và sẽ nhanh chóng qua đi khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, trường hợp tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, kéo dài nhiều ngày thì có thể ẩn chứa những nguy cơ liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Vậy thường xuyên đau đầu bảnh báo bệnh gì? Hãy cùng thoaihoanao.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Triệu chứng của đau đầu thường xuyên

Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt, thỉnh thoảng đau cả ở vùng cổ trên. Bạn có thể bị đau ở một bên hoặc cả hai bên đầu, đau tại 1 vị trí nhất định hoặc tỏa ra khắp đầu.

Đau đầu thường xuyên là hiện tượng cơn đau diễn ra hàng ngày, có thể đau đầu 2 ngày liên tục, 3 ngày liên tục, nhưng thông thường là quá 15 ngày trong một tháng. Thậm chí có trường hợp còn kéo dài đến 3 tháng.

Tìm hiểu triệu chứng của đau đầu thường xuyên 1
Đau đầu thường xuyên diễn ra theo từng nhịp của mạch máu, xuấ hiện hơn 15 ngày trong 1 tháng

Cơn đau đầu thường xuyên sẽ diễn ra theo từng nhịp của mạch máu gây cảm giác đau đớn và kéo dài rất lâu. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau rõ rệt khi bản thân lo lắng, căng thẳng. Khác với những cơn đau thông thường, đau đầu thường xuyên sẽ không hết hẳn mà chúng sẽ quay lại sau khi bạn nghỉ ngơi với mức độ từ đau âm ỉ, đau châm chích, đau thắt, đau nhói cho đến đau dữ dội ở hai bên đầu, đồng thời xuất hiện thêm tình trạng nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Chính vì tần suất của các cơn đau là liên tục và thời gian đau cũng kéo dài khiến người bệnh dễ suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh.

☛ Đọc thêm bài: Nhức đầu buồn nôn là bệnh gì?

Đau đầu thường xuyên 8 cảnh báo

Thường xuyên đau đầu có thể dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như sau:

Di chứng chấn thương gây tổn thương não

Đối với những người có tiền sử chấn thương hoặc tai nạn xảy ra trong quá khứ dù là nặng hay va đập nhẹ vùng đầu thì khi các cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, bạn cần nghĩ ngay đến tình huống di chứng để lại sau chấn thương não.

Di chứng đau đầu để lại do chấn thương thường có cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối khắp người kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, khó tập trung. Bệnh nhân cần được chụp CT scan hoặc MRI sọ não để tìm ra tụ máu bất thường trong hộp sọ. Một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải phóng chèn ép thần kinh, dẫn lưu huyết tụ.

Nhiễm trùng não – màng não

Nhiễm trùng não - màng não 1
Đau đầu kèm sốt là dấu hiệu cảnh bảo nhiễm trùng não

Khi các cơn đau đầu xảy ra liên tục kèm theo các triệu chứng rõ ràng của “sự nhiễm trùng” như sốt, buồn nôn, cứng vùng gá, sợ ánh sáng và tiếng động, lũ lẫn, mất ý thức,… thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nhiễm trùng não.

Với bệnh lý này, bác sĩ yêu cầu người bệnh phải thực hiện xét nghiệm máu, chụp MRI sọ não và chọc dò dịch tủy để chẩn đoán cũng như xác định chính xác vị trí bão bị nhiễm trùng.

Thiếu máu não 

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não. Bệnh bao gồm các triệu chứng đau đầu kèm theo chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi,…. có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh thiếu máu não. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này có thể do bẩm sinh, tuy nhiên phần lớn đến từ chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất. Vì vậy, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là sắt để điều trị bệnh thiếu máu, cùng như loại bỏ chứng đau đầu.

Đột quỵ

Đột quỵ 1
Đau đầu kèm mất thị lực là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nếu bạn bị đau nửa đầu kèm theo các triệu chứng khác như đột nhiên mất thị lực một bên mắt hay một bên cơ thể yếu đi rõ rệt,.. thì khả năng cao đây là những dấu hiệu cảnh báo của một cơn đột quỵ. Cụ thể, người bị đau nửa đầu có nhiều nguy cơ đột quỵ do cục máu đông gây ra.

Có hai loại đột quỵ là thiếu máu cục bộ và xuất huyết não, cả hai dạng đột quỵ này đều gây đau đầu. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở bệnh nhân đau nửa đầu và kết quả chỉ ra rằng những người bị đau nửa đầu có triệu chứng báo trước sẽ dễ bị 1 hoặc thậm chí là cả 2 loại đột quỵ trên.

Nguy cơ đột quỵ ở những người đau nửa đầu là khá cao, nhất là những người trên 45 tuổi, hay hút thuốc là và dụng thuốc tránh thai. Do đó, nếu xuất hiện sớm các triệu chứng, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời, tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Bệnh U não

Khoảng hơn 50 các trường hợp đau đầu dai dẳng nhiều tháng không khỏi là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một khối u não. Thông thường, cơn đau đầu ở bệnh nhân u não sẽ xuất hiện nhiều hơn về nửa đêm và sáng, mức độ đau tiến triển tăng dần từ nhẹ đến dữ dội, thậm chí vượt qua mức chịu đựng. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh còn kèm thêm khác triệu chứng khác mà mắt thường không thể phát hiện, bác sĩ buộc phải chụp CT scan não hoặc MRI để có thể chẩn đoán được chính xác bệnh.

Đau nửa đầu Migraine

Đau nửa đầu Migraine 1
Đau đầu thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo điển hình cho bệnh đau nửa đầu Migraine

Đau đầu thường xuyên được xem là dấu hiệu cảnh báo điển hình cho căn bệnh đau nửa đầu Migraine với đặc tính mạch da đầu căng giật từng cơn, đau nửa đầu từ vừa tới dữ dội. Thông thường, cơn đau lặp lại có chu kỳ, kèm theo các triệu chứng như nôn mửa,mất thị giác tạm thời.

Đau nửa đầu migraine thường thấy nhất ở phụ nữ ngoài 35 tuổi và hay xuất hiện vào buổi sáng. Mặc dù bệnh khá lành tính, không mang tính chất nguy hiểm nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau đầu migraine có nguy hiểm không?

Tăng nhãn áp

Xung quanh câu hỏi thường xuyên đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì, các bác sĩ cho răng hệ thần kinh mắt cũng cũng là bệnh lý liên quan. Cụ thể, tăng nhãn áp có thể gây đau đầu một bên dữ dội, đồng thời cơn đau đầu do bệnh gây ra cũng thường kéo dài nhiều ngày và diễn ra một cách âm ỉ,  kèm theo biểu hiện đỏ mắt và suy giảm thị lực.

Cơ chế khiến tăng nhãn áp dẫn đến đau đầu là do áp lực thủy dịch bên trong nhãn áp tăng cao, tạo áp lực đè nén lên mắt gây ra đau đầu. Tăng nhãn áp không phải là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có khả năng sẽ bị mù.

Viêm xoang

Viêm xoang 1
Đau đầu là biểu hiện thường thấy ở bệnh viêm xoang

Các chuyên gia cho biết, 90% các trường hợp viêm xoang đều xuất hiện triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu với tần suất thường xuyên. Cụ thể, đường xoang ở mũi và trán bị tắc nghẽn do tăng tiết dịch gây sưng viêm, làm tăng áp lực ảnh hưởng tới vùng đầu, từ đó dẫn đến các cơn đau đầu.

Nếu bạn muốn trị dứt điểm tình trạng thường xuyên đau đầu do viêm xoang, trước tiên cần chữa khỏi viêm xoang bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, lúc này cơn đau đầu cũng sẽ thuyên giảm.

Đau đầu thường xuyên có nguy hiểm

Thực chất đau đầu không phải là tình trạng hiếm gặp trong cuộc sống, thậm chí chúng còn rất phổ biến khi bạn chỉ cần lo lắng, stress về một vấn đề cũng có thể xuất hiện cơn đau đầu. Chính vì tính phổ biến này mà nhiều người cho rằng đau đầu là bệnh vặt và bỏ qua nó. Nhưng trên thực tế, nếu cơn đau đầu diễn ra thường xuyên và kéo dài thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể bạn. Vì vậy, tốt nhất người bệnh không nên chủ quan khi có cơn đau đầu, đặc biệt là khi chúng xuất hiện với tần suất thường xuyên, liên tục, kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, tay chân yếu,…

Thường xuyên bị đau đầu có thể không gây ra luôn hậu quả, tuy nhiên chúng lại ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh, khiến người bệnh hao còn cả về tinh thần lẫn thể chất. Từ đó gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Như vậy, thường xuyên đau đầu là một dấu hiệu không thể xem thường, chúng có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khác nhau. Người bệnh có tình trạng này nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

☛ Xem đầy đủ: Đau đầu gây ra các biến chứng gì?

Cách phòng ngừa

Đau đầu thường xuyên khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Do đó, làm cách nào để chấm dứt tình trạng này luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, các phương pháp giúp khắc phục đau đầu tương đối đa dạng. Để lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất, bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh dựa trên nguyên nhân gây đau đầu, mức độ đau. Từ các yếu tố thu thập được, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Dưới đây là một số biện pháp phổ biến giúp kiểm soát các cơn đau đầu thường xuyên bao gồm:

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc 1
Điều trị đau đầu bằng thuốc là phương pháp được sử dụng phố biến

Với trường hợp đau đầu nhẹ, cơn đau dù diễn ra thường xuyên nhưng thời gian đau chỉ thoáng qua mà không kèm triệu chứng nào khác, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như: paracetamol hay thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) điển hình như naproxen, aspirin, ibuprofen,…

Trường hợp đau đầu mãn tính do một số bệnh lý gây nên, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc đặc trị như:

  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Thuốc chống động kinh

☛  Xem chi tiết: Cách dùng thuốc trị đau đầu chóng mặt

Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị chứng đau đầu thường xuyên không chỉ có thuốc. Bên cạnh các toa thuốc giảm đau, bạn còn có thể chấm dứt tình trạng này bằng các liệu pháp trị liệu vật lý như:

  • Châm cứu: Đâm những cây kim mỏng như sợi tóc lên một số vị trí cụ thể trên cơ mặt giúp đả thông tuần hoàn máu, giảm đau đầu hiệu quả.
  • Massage: Massage vị trí 2 bên thái xương, đầu, cổ, 2 bên cánh mũi thường xuyên giúp thư giãn, giảm căng thẳng và chống mệt mỏi.
  • Chườm nóng: Dùng một túi nước nóng chườm phía sau cổ giúp giảm đau đầu do stress, căng thẳng, áp lực, lo lắng, từ đó hạn chế đau nhức vùng đầu.
  • Xông hơi: Sử dụng tinh dầu mùi thảo dược để xông hơi giúp bạn thư giãn, thả lỏng cơ thể và thoát khỏi chứng đau đầu.
  • Bấm huyệt: Dùng ngón cái và ngón trở xoa hai huyệt thái dương vào trong cung lông mày, sau đó xoa ấn huyệt bách hội ở đỉnh đầu và chà sát da đầu theo chiều xuôi xuống cổ từ 3-5 phút với lực đạo vừa phải.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là biện pháp luôn được bác sĩ khuyên áp dụng để tăng cường hiệu quả điều trị, đồng thời phòng ngừa chứng bệnh tái phát. Thực hiện lối sống lành mạnh vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần bắt đầu với:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Tạm ngưng công việc, để cơ thể nghỉ ngơi và đầu óc thư giãn là cách nhanh và hiệu quả nhất giúp làm giảm chứng đau đầu thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Thực phẩm bạn ăn hàng ngày là yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe của bạn. Do đó, người bị đau đầu thường xuyên nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá, các loại hạt và ngũ cốc. Đồng thời hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đặc biệt tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên vừa giúp nâng cao sức khỏe, tăng lưu thông tuần hoàn máu, từ đó góp phần hạn chế các cơn đau đầu.

☛  Tham khảo thêm: Cách chữa đau nửa đầu bằng dân gian

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty.

Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc xin liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 20/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...