Thiếu máu não

[Tham khảo] Xây dựng thực đơn cho người thiếu máu não

Bên cạnh các liệu pháp phòng ngừa, khắc phục bệnh thì việc xây dựng thực đơn cho người thiếu máu não là điều cần thiết và quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý nhé. 1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người thiếu máu não Theo đó, thực đơn tốt cho não bộ cần đảm bảo nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ về số lượng và chất lượng, cụ thể như sau: 1.1. Bổ sung đủ Sắt Sắt tham gia hỗ trợ tổng hợp hemoglobin (protein trong hồng cầu đảm nhận chức năng trao đổi, vận chuyển O2 và CO2 giữa phổi và tế bào). Sắt được hấp thu trong cơ thể chủ yếu ở dạ dày và đoạn đầu ruột non. Nguồn cung cấp chất chống oxy hoá tốt nhất đến từ thực vật, đặc biệt là rau củ và trái cây. Người thiếu máu não cũng cần kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hay chứa cồn. Các thực phẩm này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn tới chức năng não bộ. 1.2 Bổ sung đủ vitamin nhóm B Vitamin B6, B9 và B12 là những vitamin nhóm B tan được trong nước và rất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Nguồn dinh dưỡng này được tìm thấy nhiều trong: các loại rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, các loại đậu khô, đậu Hà Lan, gan, nấm men… 1.3 Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa Thoái hoá não cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não ở người bệnh. Theo đó, cần bổ sung chất chống oxy hoá vào thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt hằng ngày như thực phẩm giàu chất chống oxy hoá phải kể đến: trà xanh, cà rốt, rau bina, rau lá xanh, việt quất, cà chua, các loại hạt… Người thiếu máu não cũng cần kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hay chứa cồn. Các thực phẩm này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn tới chức năng não bộ. ☛ Tham khảo: Top 11 thực phẩm “vàng” giúp tăng cường máu lên não 2. Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu não Dưới đây là thực đơn duy trì cho người thiếu máu não tham khảo, tuy nhiên về thực đơn cho trẻ thiếu máu thiếu sắt, bố mẹ nên hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước rồi mới xây dựng nhé. 2.1. Ngày 1 Bữa sáng: 2 lát bánh mì nguyên hạt, 5-7 hạt hạnh nhân hoặc hạt điều, ăn kèm 1 quả chuối hoặc 1 cốc sữa. Đến giữa buổi, có thể ăn nhẹ một loại quả như táo, ổi, chuối… Bữa trưa: Rau xanh và cá (khuyến khích sử dụng cá hồi do hàm lượng Sắt trong cá hồi tương đối cao). Đến giữa buổi chiều, uống trà xanh kèm bánh quy kem cho bữa ăn nhẹ. Bữa tối: Thịt (thịt gia cầm hoặc thịt bò), khoai lang và bông cải xanh. Yến mạch nguyên cám có tỷ lệ chất xơ tự nhiên, đạm và khoáng chất tương đối cao. >6 Cách điều trị thiếu máu não tại nhà an toàn và hiệu quả 2.3. Ngày 3 Bữa sáng: Bánh mì nướng bơ trứng ăn cùng salad cà chua hoặc ngũ cốc ăn sáng. Ăn bữa ăn nhẹ bằng các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều… Bữa trưa: Thịt bò xào súp lơ, cà rốt, rau lá xanh, 1 quả chuối tráng miệng. Sử dụng 1 cốc sữa cho bữa ăn nhẹ buổi chiều. Bữa tối: Thịt bò sốt cà chua, mì ống spaghetti sốt cà chua ăn cùng gà nướng. Salad rau củ là nguồn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. >>7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất 2.5. Ngày 5 Bữa sáng: Bánh mì ăn cùng mứt (mứt dâu, mứt cam…), 1 cốc nước ép cam hoặc 1 quả trứng luộc. Ăn nhẹ bằng trái cây như táo, chuối, kiwi… Bữa trưa: Thịt gà rang, rau lá xanh (các loại cải, rau bina…) luộc hoặc xào. Bữa ăn chiều ăn nhẹ bằng trái cây sấy. Bữa tối: Salad rau củ và thịt lợn luộc Bổ sung vitamin B12, vitamin D, Sắt, Omega từ cá hồi được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. 2.7. Ngày 7 Bữa sáng: Ngũ cốc ăn kèm với 1 cốc sữa mật ong. Sử dụng cam hoặc trái cây khô cho bữa ăn nhẹ. Bữa trưa: Thịt gia cầm kho, rau lá xanh luộc và khoai tây nghiền. Bữa ăn chiều sử dụng các loại hạt, phô mai hoặc trái cây khô. Bữa tối: Thịt bò xào cà rốt, súp lơ, mì ống sốt cà chua. 3. Các lưu ý khi xây dựng thực đơn Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ngộ độc. Bên cạnh xây dựng thực đơn theo nguyên tắc dinh dưỡng thì bạn cần nhớ những lưu ý sau: Tránh sử dụng cùng thực phẩm giàu Canxi: sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, đậu phụ… Hạn chế dùng cùng phẩm chứa Gluten: Gluten có nhiều trong: lúa mì, các loại bia, bánh ngọt… Hạn chế sử dụng kèm đồ chứa tanin: Tanin được tìm thấy nhiều trong: cà phê, trà đen, nho, ngô… Tránh dùng cùng thực phẩm chứa acid oxalic: Các thực phẩm giàu acid oxalic gồm: rau mùi tây, chocolate, đậu phộng… ☛ Tìm hiểu thêm: Người thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì? Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người đọc có thêm tài liệu tham khảo để có thể xây dựng thực đơn cho người thiếu máu não một cách hợp lý và khoa học nhất . Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao, hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước để có được lời khuyên nhé. Chia sẻ15  

Loading...