Bệnh suy giảm trí nhớ - Nguyên nhân và dấu hiệu cần biết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Theo ước tính của WHO, hơn 55 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ, một căn bệnh về rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ. Với thực trạng già hóa dân số, nếu không có biện pháp phòng ngừa và cải thiệp kịp thời và đúng cách, con số này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây nhé.

Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?

Bệnh suy giảm trí nhớ là gì? 1

Trí nhớ được hình thành nhờ 3 quá trình: Ghi nhận thông tin – Lưu trữ thông tin – Tìm kiếm, truy xuất thông tin. Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở một giai đoạn bất kỳ trong ba tiến trình kể trên.

Vậy suy giảm trí nhớ là bệnh gì? Đây thực chất là tình trạng mất mát khả năng ghi nhớ, lưu giữ và khôi phục thông tin trong bộ não. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động hàng ngày và giao tiếp của một người.. Đây có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ do tuổi già, chứng mất trí nhớ do chấn thương đầu, chứng mất trí nhớ do rối loạn tâm thần và sự suy giảm trí nhớ do sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá,…

Ai có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ?

Ai có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ? 1

Suy giảm trí nhớ phần lớn thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Ngoài ra, một số yếu tố cũng khiến một vài đối tượng có thể tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, những nhóm đó là:

  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có nguy cơ cao hơn bị suy giảm trí nhớ do quá trình lão hóa và tổn thương các tế bào não.
  • Người có tiền sử gia đình với bệnh Alzheimer: Người có người thân gần mắc bệnh Alzheimer có nguy cơ cao hơn bị suy giảm trí nhớ.
  • Người có các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Các vấn đề tâm thần như trầm cảm, lo âu, căng thẳng mạnh cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ.
  • Người bị chấn thương đầu: Người đã từng chịu chấn thương đầu có nguy cơ cao hơn bị suy giảm trí nhớ.
  • Người có các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp: Các bệnh lý này có thể làm giảm lưu lượng máu đến não và gây ra suy giảm trí nhớ.
  • Người tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy: Việc tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng não bộ và gây ra suy giảm trí nhớ.
  • Người không có hoạt động thể chất và trí não đầy đủ: Thiếu hoạt động thể chất và trí não có thể gây ra suy giảm trí nhớ.
  • Phụ nữ sau sinh: Thay đổi hormone hoặc yếu tố tâm lý cũng có thể gây ảnh hưởng tới trí nhớ của các mẹ sau sinh, tình trạng này thường chỉ là giai đoạn nhất thời, có thể sớm khắc phục.

☛ Có thể bạn quan tâm: Mẹ sau sinh bị suy giảm trí nhớ phải làm sao?

Biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ

Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh như:

  • Quên mất thông tin mới nhất: Đây là biểu hiện thường xuyên nhất của bệnh suy giảm trí nhớ, khi người bệnh khó có thể nhớ thông tin mới đây, thậm chí là những việc đã xảy ra trong ngày đó.
  • Khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin cũ: Người bệnh bị suy giảm trí nhớ thường không nhớ được những ký ức hoặc thông tin từ quá khứ, những kỷ niệm mà họ từng có.
  • Khó khăn trong việc học tập và hoàn thành các nhiệm vụ: Bệnh lý này có thể làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc học tập, nhớ những thông tin quan trọng và hoàn thành các nhiệm vụ.
  • Thay đổi tâm trạng và tính cách: Người bệnh có thể thấy mình dễ dàng bị mất kiểm soát về cảm xúc, dễ cáu gắt, hay lười biếng và thiếu sự quyết đoán.
  • Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày: Suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến khả năng của người bệnh trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày như đi lại, tự phục vụ, tắm rửa hay ăn uống.
  • Khó khăn trong việc giao tiếp: Bệnh lý suy giảm trí nhớ có thể khiến người bệnh mất khả năng giao tiếp và kết nối với những người xung quanh một cách hiệu quả.

Nếu bạn hay người thân của bạn có những biểu hiện trên, hãy sớm tới các cơ sở y tế để được các chuyên gia sức khỏe hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất.

Nguyên nhân nào gây suy giảm trí nhớ?

Nguyên nhân nào gây suy giảm trí nhớ? 1

Bệnh suy giảm trí nhớ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Lão hóa tự nhiên: Sự suy giảm trí nhớ là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
  • Bệnh Alzheimer: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ. Bệnh Alzheimer là một bệnh về thần kinh trung ương ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trí nhớ và hành vi. Bệnh Alzheimer thường bắt đầu từ những dấu hiệu nhỏ, chậm dần trong một thời gian dài.
  • Bệnh Parkinson: Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh trung ương ảnh hưởng đến khả năng điều khiển các chuyển động của cơ thể, nhưng cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ.
  • Chấn thương đầu: Các chấn thương đầu có thể gây ra suy giảm trí nhớ, đặc biệt là khi bị chấn thương nặng.
  • Bệnh tim mạch và tiểu đường: Những căn bệnh này có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, gây suy giảm trí nhớ.
  • Các rối loạn tâm thần và căng thẳng: Rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ.
  • Sử dụng thuốc và chất kích thích: Các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và các chất kích thích như rượu, thuốc lá và ma túy cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ.
  • Thiếu ngủ: Việc thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây ra suy giảm trí nhớ và các vấn đề tâm lý khác.
  • Thiếu máu não: Một số nghiên cứu mới, trong đó có nghiên cứu in trên tạp chí Thần Kinh học, thực hiện tại Trung tâm Y tế Eramus, Hà Lan, đã chỉ ra rằng thiếu máu não có liên quan đến tình trạng suy giảm trí nhớ. So với những người không thiếu máu, những người thiếu máu có liên quan đến việc tăng 34% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và tăng 41% mắc bệnh Alzheimer.

☛ Tìm hiểu: Thiếu máu não, từ nguyên nhân đến điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các biện pháp điều trị sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh suy giảm trí nhớ có nguy hiểm không?

Tình trạng suy giảm trí nhớ là một căn bệnh có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Bệnh này có thể gây ra khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và làm giảm khả năng tự chăm sóc bản thân.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh suy giảm trí nhớ có thể dẫn đến các vấn đề khác như:

  • Rối loạn tâm thần: Người bệnh có thể trở nên bất an, lo lắng, khó tập trung, dễ bị cáu giận và có thể phát triển các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu.
  • Giảm khả năng hoàn thành nhiệm vụ và công việc: Suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ và công việc hàng ngày, và do đó, ảnh hưởng đến kết quả làm việc và sự nghiệp.
  • Tương tác xã hội giảm: Suy giảm trí nhớ cũng có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội, khiến người bệnh cảm thấy cô đơn và bị cô lập.
  • Nguy cơ tai nạn và chấn thương: Suy giảm trí nhớ có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và chấn thương, đặc biệt là khi người bệnh không còn có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị bệnh suy giảm trí nhớ là rất quan trọng để giúp người bệnh giảm thiểu những tác động tiêu cực của bệnh.

Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ bằng cách nào?

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh 1

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối có thể giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Đây là một trong các cách chữa bệnh suy giảm trí hiệu quả nhất. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của não bao gồm:

  • Trái cây và rau củ: Đặc biệt là trái cây chứa nhiều vitamin C và rau quả chứa nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác có lợi cho não.
  • Các loại hạt: Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt chia, hạt óc chó, hạt đậu phộng có chứa nhiều chất béo không bão hòa và omega-3, giúp bảo vệ và phát triển não.
  • Cá béo: Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu có chứa nhiều omega-3, giúp bảo vệ và phát triển não.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các loại thực phẩm như quả dâu tây, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, hành tây, tỏi, trà xanh, cà phê có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ não khỏi các tổn thương do tự do gây ra.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa, chất bảo quản và các thực phẩm chế biến sẵn. Việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn cũng được khuyến khích, vì nó có thể gây tổn thương cho não và suy giảm trí nhớ.

2. Thay đổi lối sống, giải tỏa căng thẳng

Căng thẳng và lo âu có thể gây ra suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và cả thể chất. Để giải tỏa căng thẳng và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, bạn có thể thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Tập yoga và thiền định: Đây là những hoạt động giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm lý và tăng cường sức khỏe toàn diện.
  • Thực hiện các bài tập thể dục định kỳ: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, định kỳ mỗi ngày giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện sức khỏe tâm lý.
  • Tham gia các hoạt động xã hội và tương tác với người khác: Kết nối với những người thân yêu hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý.
  • Thực hiện các hoạt động giải trí lành mạnh như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, vẽ tranh, nấu ăn, đi dạo… Những hoạt động này giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện trí nhớ.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Những thiết bị này có thể gây ra căng thẳng và khó ngủ, dẫn đến suy giảm trí nhớ.

3. Rèn luyện trí nhớ thường xuyên

3. Rèn luyện trí nhớ thường xuyên 1

Tăng cường rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ là một cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ hữu hiệu để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Các phương pháp này có thể bao gồm:

  • Đọc sách, báo: Việc đọc đòi hỏi sự tập trung và tư duy, giúp kích thích trí não và tăng cường khả năng ghi nhớ.
  • Học từ vựng mới: Việc học từ mới giúp kích thích trí não và tăng cường khả năng ghi nhớ.
  • Chơi game giải đố: Chơi game giải đố như sudoku, bắt chữ, tìm từ khóa… giúp rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ.
  • Tập nhớ số điện thoại, địa chỉ: Tập nhớ các số điện thoại, địa chỉ quen thuộc là một cách tuyệt vời để rèn luyện khả năng ghi nhớ.
  • Thực hành tưởng tượng: Thực hành tưởng tượng về một bức tranh, một cảnh đẹp hoặc một kỷ niệm cũng giúp kích thích trí não và tăng cường khả năng ghi nhớ.

Quan trọng là thường xuyên luyện tập để duy trì hiệu quả.

☛ Tham khảo: 5 trò chơi trí tuệ giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ

4. Quan tâm đến giấc ngủ chất lượng

Khi ngủ, não của chúng ta tiếp tục hoạt động và xử lý thông tin, tạo ra kết nối mới và tăng cường khả năng lưu trữ thông tin mới. Nếu bạn thiếu giấc ngủ, sự tập trung và khả năng ghi nhớ của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Một giấc ngủ đủ và tốt cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm stress, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp tinh thần tươi mới. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến khả năng tập trung, tư duy và ghi nhớ của bạn.

Để có giấc ngủ chất lượng, bạn nên thực hành các kỹ thuật giảm stress, tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, giữ cho phòng ngủ yên tĩnh và mát mẻ, và thực hành các kỹ năng thư giãn trước khi đi ngủ như yoga hoặc thiền định. Nếu bạn có triệu chứng khó ngủ hoặc các triệu chứng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Theo một vài nghiên cứu khoa học, Acetylcholin đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn trí nhớ dài hạn của con người, trong khi các thụ thể Dopaminergic tập trung ở vùng trán của vỏ não có liên quan đến trí nhớ ngắn hạn (bao gồm cả trí nhớ tức thì và trí nhớ gần). Việc sử dụng các loại thuốc gây ức chế Acetylcholine có thể gây suy giảm trí nhớ dài hạn. Chẳng hạn như, các loại thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau opioid có thể làm giảm hoạt động của neurotransmitter này, dẫn đến mất trí nhớ và khó khăn trong việc học tập và tập trung.

Cao Thạch Tùng chứa enzym Huperzine A là chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine, giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, bồi bổ tế bào não và làm chậm quá trình thoái hóa não. Từ đó cải thiện trí nhớ, cải thiện triệu chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả.

Đây là một trong số các thành phần chính của viên uống Dưỡng não Thái Minh. Ngoài ra, sản phẩm còn có Cao Bạch quả bao gồm thành phần chính là flavonoid, chất chống oxy hóa được chứng minh giúp tăng tốc độ dòng máu và mức độ tưới máu não, hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ. Cùng với Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12 tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh và tăng cường hoạt động não.

☛  Tìm hiểu: Chuyên gia và người dùng đánh giá ra sao về Dưỡng não Thái Minh

4. Quan tâm đến giấc ngủ chất lượng 1

Suy giảm trí nhớ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự suy giảm trí tuệ và các vấn đề liên quan đến tư duy, học tập, giao tiếp và các hoạt động hàng ngày. Những người bị suy giảm trí nhớ nặng cũng có thể gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và tự quản lý bản thân.

Vì vậy, nếu bạn hay người thân của bạn có các triệu chứng bệnh suy giảm trí nhớ, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giữ sức khỏe tinh thần và giảm stress, cũng có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe não bộ của mình hoặc muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, bạn vui lòng bình luận phía bên dưới bài viết hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn!

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...