Xây xẩm chóng mặt nên uống gì? 7 Thức uống quan trọng

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Chóng mặt là hiện tượng có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải. Vậy bạn đã biết chóng mặt xây xẩm là bệnh gì và xây xẩm chóng mặt nên uống gì cho nhanh lấy lại trạng thái thăng bằng chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

xay-xam-chong-mat-nen-uong-gi.jpg

Xây xẩm chóng mặt nên uống gì tốt nhất?

Xây xẩm chóng mặt là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu xây xẩm chóng mặt nên uống gì? Chúng tôi muốn bạn hiểu rõ định nghĩa về bệnh lý này? Thông thường, chóng mặt và xây xẩm là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau. Khi gặp phải, người bệnh sẽ có cảm giác quay cuồng, mất thăng bằng hoặc cảm giác như bạn hoặc môi trường xung quanh đang xoay tròn. Song, đây thực sự không phải là một căn bệnh mà là triệu chứng cảnh báo của cơ thể khi đang gặp một vấn đề sức khỏe nào đó, điển hình như:

  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Một số loại thuốc lợi tiểu hay có tác dụng hạ huyết áp sẽ có thể gây ra tình trạng choáng váng, xây xẩm mặt khi sử dụng. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và cần hỏi lại ý kiến của bác sĩ về các tác dụng phụ mà bạn gặp phải (nếu có) để được thay đổi thuốc hay giảm liều lượng.
  • Hạ huyết áp đột ngột: Hệ thần kinh tự chủ giúp cơ thể điều chỉnh thay đổi huyết áp khi chúng ta đang đứng lên ngồi xuống. Tuy nhiên, khi tuổi tác càng cao, hệ thống này thường hoạt động kém hơn gây ra hạ huyết áp tạm thời và xuất hiện hiện tượng xây xẩm chóng mặt khi đứng dậy. Đối với những người gặp vấn đề này, việc sử dụng thuốc là rất cần thiết.
  • Hạ đường huyết: Khi lượng đường trong máu bị giảm thấp, cơ chế bảo vệ sẽ được kích hoạt. Lúc này, cơ thể sẽ nỗ lực để bảo tồn mức năng lượng còn lại, từ đó dẫn đến tình trạng xây xẩm chóng mặt.
  • Đau tim, đột quỵ: Chóng mặt cũng có thể là biểu hiện của một cơn đau tim hoặc cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xảy ra. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt kèm theo đau tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị kịp thời. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm nên bạn không nên chủ quan.

> Đau đầu chóng mặt do thiếu chất gì? Cách khắc phục!

Xây xẩm chóng mặt nên uống gì? 5 loại thức uống nên dùng

Để thoát khỏi các cơn chóng mặt nhanh chóng nhất, bạn cần xác định xem các triệu chứng này đang ở mức độ nào. Nếu các cơn hoa mắt, xây xẩm xuất hiện nhẹ khi thay đổi tư thế thì bạn chỉ cần nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi tại chỗ trong vài phút mà không cần uống thuốc. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo thêm một số loại thức uống giúp cải thiện nhanh tình trạng này bao gồm:

Uống trà gừng

Theo y học hiện đại, gừng có chứa một số hoạt chất rất tốt cho việc lưu thông máu và oxy lên não. Vì vậy, khi nhâm nhi một tách trà gừng sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. 

tra-gung.jpg

Uống trà gừng giúp đẩy nhanh việc lưu thông máu và oxy lên não

  • Cách thực hiện: Bạn lấy một nhánh gừng tươi cạo vỏ và rửa sạch. Tiếp đó, đập dập cho vào nước sôi ngâm trong khoảng 10 phút là có thể dùng ngay. Đặc biệt, bạn có thể kết hợp thêm một chút mật ong để gia tăng mùi vị.
  • Lưu ý: Trà gừng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với những đối tượng mắc bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu. Vì vậy, khi sử dụng trà gừng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nước chanh

Trong chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao nên rất tốt cho người bị hoa mắt, chóng mặt do các nguyên nhân từ vi khuẩn, bệnh lý gây nên.

  • Cách thực hiện: Bạn dùng ½ quả chanh vắt lấy nước cốt. Sau đó, cho thêm một thìa đường và đổ thêm nước lọc vào là đã có ngay một ly nước mát để uống.

> Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì?

Nước mật ong

Mật ong có chứa nhiều dưỡng chất như canxi, magie, phốt pho, vitamin C… có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng xây xẩm chóng mặt. 

mat-ong.jpg

Nước mật ong có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể

  • Cách thực hiện: Bạn cho một thìa mật ong vào cốc nước ấm và khuấy đều lên là có thể thưởng thức ngay. Tuỳ vào từng khẩu vị của mỗi người, bạn có thể cho thêm chanh hoặc dấm táo.

Nước lọc

Một nguyên nhân cũng có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt chính là thiếu nước. Nước chiếm tới 83% của máu, nên khi cơ thể không được đáp ứng đủ nước sẽ gây ra thiếu máu lên não, giảm huyết áp, từ đó gây ra các cơn chóng mặt xây xẩm.

Theo như các chuyên gia khuyến cáo, bạn cần bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn chưa biết chóng mặt nên uống nước gì, hãy uống ngay một cốc nước sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng này đó.

Nước đường

Nước đường cung cấp cho cơ thể một lượng đường nhanh chóng nhất. Nhờ đó, khi đường trong máu được gia tăng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng chóng mặt, xây xẩm, đặc biệt nguyên nhân là do hạ đường huyết. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ là tạm thời, không thể giải quyết triệt bệnh.

> Hoa mắt chóng mặt là thiếu chất gì? Cách bổ sung đầy đủ!

Nước giấm táo loãng

Một số chứng minh cho thấy, nước giấm táo loãng có thể giúp cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt. Bởi trong giấm táo có chứa axit axetic có thể giúp điều chỉnh huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị tổn thương.

nuoc-giam-tap.jpg

Sử dụng giấm táo loãng giúp cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt

Nước ion kiềm

Nước ion kiềm có độ pH cao hơn nước thường, có nghĩa là nó chứa nhiều ion hydroxit (OH-). Các ion hydroxit này có thể giúp trung hòa các ion axit dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ xây xẩm chóng mặt.

Bị xây xẩm mặt mày nên uống thuốc gì?

Tuỳ vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc để điều trị tình trạng chóng mặt, cụ thể như sau:

chong-mat-nen-uong-thuoc-gi.jpg

Các loại thuốc được áp dụng trong trường hợp hoa mắt chóng mặt

  • Thuốc lợi tiểu: Nếu bạn bị chóng mặt do bệnh Meniere (một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến tai trong), việc dư thừa chất lỏng trong cơ thể có thể làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn vì áp lực trong tai tăng cao. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kèm theo hướng dẫn hạn chế muối trong khẩu phần ăn để giảm tần suất chóng mặt.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine giúp giảm xây xẩm chóng mặt bằng cách ngăn chặn tác động của histamin, một chất dẫn truyền thần kinh gây ra các triệu chứng chóng mặt và xây xẩm. Nếu chóng mặt kèm theo buồn nôn, bạn có thể cần uống các loại thuốc kháng histamine không kê đơn.
  • Thuốc an thần: Một số loại thuốc Diazepam và Alprazolam có thể gây nghiện và buồn ngủ.

Bạn nên áp dụng các biện pháp tự nhiên này kết hợp với điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng xây xẩm mặt mày.

> Xem thêm: Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không?

Khi bị chóng mặt xây xẩm nên ăn gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ chóng mặt và xây xẩm. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên ăn nếu bị chóng mặt và xây xẩm:

  • Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B có vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và điều hòa hệ thần kinh. Các loại thực phẩm giàu vitamin B bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại rau lá xanh.

thuc-pham-giau-vitamin-b.jpg

Vitamin B - dưỡng chất không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người hay bị chóng mặt xây xẩm

  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt là một khoáng chất cần thiết cho việc vận chuyển oxy trong máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, một nguyên nhân phổ biến của chóng mặt và xây xẩm. Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu, và rau lá xanh.
  • Thực phẩm giàu kali: Kali là một khoáng chất giúp điều chỉnh huyết áp. Huyết áp thấp có thể dẫn đến chóng mặt và xây xẩm. Các loại thực phẩm giàu kali bao gồm trái cây, rau củ, và các loại đậu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C sẽ giúp củng cố sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, gia tăng khả năng hấp thụ sắt và máu lên não. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm quả ổi, chanh, cam, dâu tây, ớt chuông, kiwi…

> 10 cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà đơn giản và hiệu quả!

Trên đây là một vài gợi ý xoay quanh câu hỏi: xây xẩm chóng mặt nên uống gì? Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm những gợi ý tuyệt vời để cải thiện tình trạng này ngay tại nhà nhé.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc: 20/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...