Đau đầu chóng mặt do thiếu chất gì? Cách khắc phục!

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Bạn đang đau đầu chóng mặt có phải là đang thiếu chất gì hay không? Triệu chứng này tưởng đơn giản nhưng cũng gây ra khá nhiều bất lợi trong cuộc sống hàng ngày. Vậy hãy bổ sung ngay những chất dinh dưỡng sau đây để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh nhé.

Đau đầu chóng mặt là do thiếu chất gì?

Triệu chứng đau đầu chóng mặt có thể biểu hiện cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, và nếu như bạn thường xuyên đau đầu chóng mặt có thể là “tín hiệu” của cơ thể đang cảnh báo thiếu một số chất sau đây:

1. Thiếu Vitamin nhóm B

Thiếu Vitamin B1

Thiếu Vitamin nhóm B 1

Theo Quỹ Nghiên cứu và giáo dục Y khoa (Hoa Kỳ), thiếu vitamin B1 sẽ kéo theo những biến chứng về các bệnh liên quan đến hệ tim mạch như làm suy yếu và mở rộng cơ tim, từ đó dẫn đến đau đầu, chóng mặt thường xuyên.

Thiếu Vitamin B2

Các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 là một chất ngăn ngừa đau đầu, chóng mặt hiệu quả. Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và có mặt trong các cơ chế bệnh sinh của chứng đau nửa đầu. Vì thế, nếu thiếu hụt vitamin B2 sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, từ đó sẽ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, và khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt.

Thiếu Vitamin B6

Vitamin B6 cũng là hoạt chất có khả năng giảm nguy cơ bị chóng mặt. Chúng có nhiều chức năng như: hỗ trợ điều trị rối loạn tai trong- một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu, chóng mặt, giúp cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ, kích thích hệ thần kinh hoạt động hiệu quả, đẩy lùi triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.

Tuy nhiên, vitamin B6 nói riêng và vitamin nhóm B nói chung là những vitamin tan trong nước và không được lưu giữ trong cơ thể mà bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu. Vì thế, nếu không chú ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất có thể bạn sẽ bị rối loạn tiền đình.

Thiếu Vitamin B9

Vitamin B9 (axit folic) tham gia vào quá trình phát triển và phân chia tế bào, sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các hoạt động dẫn truyền thần kinh ở não cũng có sự tham gia của vitamin B9. Vậy nên, bạn có thể thường xuyên bị đau đầu chóng mặt bị khi thiếu vitamin này.

2. Thiếu Vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại các hậu quả gây hại mà các gốc tự do gây ra cho tế bào não, duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chúng rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và xây xẩm mặt mày cho những người hay bị căng thẳng và mệt mỏi.

Thiếu Vitamin D và Canxi

Sự thiếu hụt vitamin D và canxi trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Chúng không chỉ có tác dụng hình thành cấu trúc xương mà còn hỗ trợ chống lại chứng viêm trong não. Vậy nên, những người bị thiếu vitamin D và canxi sẽ hay gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Thiếu nguyên tố vi lượng Magie

Ngoài việc tham gia vào sự hoạt động của hệ thống tim mạch hay cơ bắp, magie còn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chức năng của dây thần kinh, làm dịu thần kinh. Chúng ngăn chặn sự kích hoạt quá mức của các thụ thể tế bào não, từ đó ngăn ngừa được triệu chứng đau nửa đầu.

Thiếu nguyên tố vi lượng Sắt

Thiếu nguyên tố vi lượng Sắt 1

Đau đầu, chóng mặt do thiếu sắt cũng là một tình trạng phổ biến ở nhiều người. Bởi sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh ra hemoglobin- loại protein hỗ trợ hồng cầu dẫn truyền oxy và các dưỡng chất đến các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, khi thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, đặc biệt gây ảnh hưởng tới não bộ, làm các động mạch của não bị sưng lên và gây đau đầu, chóng mặt.

Mẹo giảm đau đầu chóng mặt tại nhà

Sử dụng gừng

Hoạt chất gingerol có trong gừng giúp lưu thông máu tới não, làm giảm triệu chứng đau đầu chóng mặt. Người bệnh có thể pha trà gừng hoặc gừng tươi với nước ấm hay mật ong để cải thiện tình trạng đau đầu chóng mặt một cách nhanh nhất.

☛ Xem chi tiết: Cách chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng

Sử dụng mật ong

Mẹo giảm đau đầu chóng mặt tại nhà 1

Trong mật ong có chứa đến 20% các dưỡng chất như magie, sắt , canxi, vitamin B, vitamin C… Những chất này có thể cung cấp nhanh chóng năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa tốt tình trạng đau đầu chóng mặt. Bạn có thể kết hợp uống mật ong cùng với nước chanh để đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị chứng đau đầu chóng mặt.

Xông lá

Tinh dầu trong các loại lá có khả năng giảm cơn đau đầu chóng mặt nhanh chóng, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể tham khảo cách xông lá như sau:

  • Bước 1: Sử dụng các loại lá cây như lá sả, lá bưởi, lá chanh, lá hương nhu,… rửa sạch và cho vào nồi xông.
  • Bước 2: Đổ nước ngập lá, đậy nắp và đun sôi khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Trùm kín người bằng chăn và để nồi vào bên trong, mở nắp từ từ để không bị bỏng.
  • Bước 4: Thực hiện xông và đến khi nồi bay hết hơi nóng thì dừng lại.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Bỏ túi 7 loại lá xông giúp trị đau đầu hiệu quả

Bổ sung gì khi bị đau đầu, chóng mặt

Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người hay bị đau đầu, chóng mặt cũng rất quan trọng. Bạn nên chú ý bổ sung ăn một số loại thức ăn để phòng ngừa triệu chứng trên như:

Nước

Nước là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe. Mỗi người bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể có hoạt động tốt và bài tiết được độc tố gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt ra ngoài dễ dàng hơn.

Đặc biệt, vào những ngày thời tiết nóng bức hoặc đối với những người hay vận động, tập luyện thể thao, hay lao động nặng nhọc thì nên bổ sung nhiều nước để không cảm thấy đuối sức hay mệt mỏi.

Thực phẩm giàu đạm và sắt

Các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, cá ngừ, cá hồi, trứng, huyết sẽ cung cấp đầy đủ cho cơ thể lượng đạm và sắt cần thiết, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, đảm bảo cho hệ thần kinh trung ương và cơ thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, lượng protein trong những thực phẩm này cũng hỗ trợ kiểm soát nồng độ đường huyết của máu, tạo năng lượng sống cho cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa và cũng có vai trò giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất khoáng vi lượng cần thiết cho hoạt động trí não của con người như kẽm, sắt,..

Mỗi ngày tiêu thụ khoảng 600mg vitamin C kết hợp với các chất có lợi khác có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng rối loạn tiền đình cũng như đau đầu, chóng mặt.

Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể tham khảo như: trái cây họ cam quýt, dâu tây, cherry, kiwi, ớt chuông, cà chua, khoai lang, bông cải xanh, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, rau có lá màu xanh đậm…

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Vitamin B6 có thể cải thiện chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Đặc biệt, chúng có hiệu quả trong điều trị chóng mặt do tác dụng phụ khi dùng thuốc uống trị bệnh.

Để bổ sung vitamin B6, bạn nên ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, táo, chuối, quả óc chó, hạnh nhân, cải bó xôi, quả bơ và một số loại hoa quả khác,…

Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu vitamin B9 (axit folic) cũng có hiệu quả trong việc tăng cường lưu thông máu, nuôi dưỡng hệ thần kinh. Các loại rau có màu xanh đậm, đậu bắp, súp lơ xanh hay măng tây,.. là các thực phẩm có hàm lượng axit folic cao và dễ tìm.

Thực phẩm giàu vitamin D

Bạn có thể bổ sung vitamin D từ các thực phẩm như các loại nấm, các loại đậu, cá, ngũ cốc, trứng, sữa,… để hạn chế và khắc phục tình trạng đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình.

Thực phẩm giàu Magie

Thực phẩm cần bổ sung khi bị đau đầu, chóng mặt 1

Thịt, hải sản, cá nước ngọt, các loại rau có lá màu xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,… là những thực phẩm cung cấp nguồn magie tự nhiên dồi dào cho cơ thể mà bạn nên ăn mỗi ngày.

>> Xem thêm: Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

Thực phẩm nên hạn chế sử dụng

Những thực phẩm hạn chế không sử dụng cũng quan trọng không kém gì các thực phẩm quan trọng cần bổ sung. Nếu bạn không dừng ngay các thực phẩm này thì tình trạng đau đầu có thể sẽ kéo dài hơn.

Có lượng muối cao

Muối natri rất cần thiết đối với sức khỏe nhưng nếu bạn sử dụng chúng quá nhiều sẽ làm mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, suy thận hay chóng mặt. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng  quá 2- 3 gam muối mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Đồ ăn nhanh hay đồ ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, do đó bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn như: xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội, khoai tây chiên, nước sốt cà chua, bánh quy giòn,…

Chứa nhiều đường

Thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt kéo dài. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, để an toàn thì mỗi người chỉ nên tiêu thụ 6 muỗng cà phê đường đối với nữ và 9 muỗng cà phê đối với nam.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm sữa ít béo hoặc ngũ cốc nguyên hạt để cân bằng lại lượng đường đã mất trong máu.

Cafe, rượu bia

Cafein trong cà phê có thể làm co thắt mạch máu hay cồn trong rượu bia làm mất cân bằng nước trong cơ thế, gây đau đầu, choáng váng xây xẩm mặt mày. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng những loại thức uống này để cải thiện tình trạng trên.

Thuốc lá

Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ làm bạn bị rối loạn giấc ngủ, cản trở sự lưu thông máu, gây chóng mặt, đau đầu.

☛ Xem đầy đủ: Đau đầu nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh

Để cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh theo một số gợi ý dưới đây:

  • Nên đi ngủ trước 23h, ngủ sớm, dậy sớm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, duy trì suy nghĩ tích cực, không làm việc quá sức gây căng thẳng, dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và giảm stress.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu.
  • Cẩn thận trong đi lại để hạn chế các chấn thương ở đầu.
  • Không thay đổi tư thế đột ngột.
  • Không làm việc, đi xa hay lái xe khi có biểu hiện đau đầu chóng mặt.
  • Uống nhiều nước và tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe.

Dấu hiệu cho thấy bạn là người bị đau đầu chóng mặt

Đau đầu, chóng mặt là tình trạng bạn cảm thấy đầu bị đau nhức, choáng váng khiến cơ thể không thể giữ được thăng bằng. Bên cạnh đau đầu, chóng mặt bạn có thể gặp một số triệu chứng xảy ra đồng thời như:

  • Cơ thể mất thăng bằng: xây xẩm, tối sầm mặt, nhìn lên trần nhà quay cuồng, đồ vật xoay tròn xung quanh mình.
  • Chóng mặt, buồn nôn: cảm giác hơi loạng choạng khi thay đổi tư thế kèm theo buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Đau đầu, đầu óc choáng váng.
  • Đau mỏi vai gáy, đau sau gáy lan lên đầu.
  • Ù tai, giảm thị lực, tầm nhìn mờ, hoa mắt.
  • Tê bì tay chân, run tay chân.
  • Toát mồ hôi, hồi hộp, bồn chồn, đánh trống ngực, tinh thần suy giảm, huyết áp không ổn định.

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà thời gian kéo dài triệu chứng đau đầu, chóng mặt cũng khác nhau. Bạn cần theo dõi sức khỏe, nếu cảm thấy những triệu chứng trên có chuyển biến xấu hơn thì cần liên hệ ngay với y tế để được chăm sóc kịp thời.

☛ Tìm hiểu thêm: Thường xuyên bị đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Hoạt huyết Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới đầu tiên mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, làm sạch cục máu đông và tăng cường chất dẫn truyền thần kinh. Khảo sát hiệu quả trên người dùng thực tế cho thấy:

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty

Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn

Cập nhật lúc: 22/07/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...