Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?
Hiện nay, rối loạn tiền đình đã không còn là bệnh lý xa lạ, đang dần có xu hướng trẻ hóa với nhiều biểu hiện triệu chứng phức tạp. Tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu rõ tính nghiêm trọng của bệnh lý này. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình trung ương
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
>>>Chóng mặt khi ngồi dậy có nguy hiểm không?
Đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, một số yếu tố vẫn được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Trường hợp rối loạn tiền đình ngoại biên:
- Mắc các bệnh lý tại tai: viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp…
- Mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…
- Do huyết áp thấp hoặc chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.
Với trường hợp rối loạn tiền đình trung ương thường là do nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác…
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dễ gây tình trạng rối loạn tiền đình là:
- Tuổi tác: Theo thống kê, sau tuổi 40, có khoảng 35% người mắc bệnh lý tiền đình.
- Mất máu quá nhiều: Người bị mất nhiều máu đột ngột như phụ nữ sau sinh, chấn thương, nôn ra máu, đi ngoài ra máu… có nguy cơ bị rối loạn tiền đình.
- Căng thẳng, stress hoặc mất ngủ kéo dài.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
>>>Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn có nguy hiểm không?
Về cơ bản, rối loạn tiền đình không phải là hội chứng đặc biệt nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi không được điều trị kịp thời, rối loạn tiền đình có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác như:
Trầm cảm: Nhiều người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, không thể đứng vững… có thể có cảm giác lạc lõng, chán nản, mệt mỏi, dần dần dẫn tới trầm cảm.
Suy giảm trí nhớ: Các chức năng khác của não bộ cũng bị suy giảm theo, dẫn tới các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi kéo dài…
Ảnh hưởng đến thính giác: Với nguyên nhân rối loạn tiền đình do tổn thương ngoại vi, người bệnh rất dễ gặp triệu chứng suy giảm thính lực như nghe kém, ù tai, nặng tai…
Ảnh hưởng đến thị giác: Hoa mắt, chóng mặt, khó khăn khi chuyển động, cử động đầu hay nhìn theo đồ vật…
Triệu chứng liên quan đến tim: Chức năng tiền đình bị ảnh hưởng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch với các biểu hiện như tức ngực, đổ mồ hôi, hồi hộp…
Dễ bị chấn thương, té ngã: Thường diễn ra đột ngột, nhất là khi người bệnh vừa thức dậy, khi đang điều khiển phương tiện giao thông, hoặc leo cầu thang, làm việc trên cao…
Nguy cơ tai biến, đột quỵ: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình, xảy ra khi lượng máu lên não kém hoặc hệ mạch máu não gặp vấn đề.
Cải thiện rối loạn tiền đình bằng cách nào?
Rối loạn tiền đình có thể được cải thiện và kiểm soát tốt nếu bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện rối loạn tiền đình, bạn có thể tham khảo:
Các biện pháp tại nhà
Các biện pháp tại nhà có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiền đình:
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Các bài tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, nhờ vậy giúp hệ tuần hoàn máu hoạt động ổn định hơn.
Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý
Bạn nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như:
- Thực phẩm giàu Vitamin B6: cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, óc chó, hạnh nhân…
- Thực phẩm giàu Vitamin C: súp lơ xanh, rau cải xoăn, các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, ổi…
- Thực phẩm giàu Vitamin D: sữa đậu nành, sữa bò, nước cam, ngũ cốc và bột yến mạch…
- Thực phẩm giàu Acid Folic: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, trái cây họ cam, quýt…
Bên cạnh đó, cần kiêng các đồ ăn sau:
- Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Đồ ăn mặn, nhiều muối.
- Đồ ngọt chứa nhiều đường.
- Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
Tập các bài tập hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đình
Với trường hợp rối loạn tiền đình mãn tính, bạn có thể tham khảo một số bài tập hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đình như:
- Thở chậm: Bạn nên duy trì một nhịp thở trong khoảng 4 – 6 giây, kèm theo động tác nhún vai và xoay tròn đầu nhẹ nhàng vài vòng.
- Lắc đầu: Bạn lắc đầu 10 lần từ trái qua phải trong khoảng 10 giây, chia làm 2 lần thực hiện.
- Gật đầu: Bạn gật đầu 10 lần trong khoảng 10 giây. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể nhắm mắt để cảm nhận vị trí của cơ thể.
- Lắc đầu, nhìn chằm chằm: Bạn đặt ngón tay lên trước mặt, lắc từ trái qua phải, đồng thời vẫn nhìn vào ngón tay. Thực hiện liên tục 10 lần trong khoảng 10 giây, chia thành 2 đợt.
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây y thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp người bệnh bị rối loạn tiền đình cấp tính, với các triệu chứng diễn ra đột ngột như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn:
Thuốc ức chế hoạt động của hệ tiền đình
- Thuốc kháng Histamin: Scopolamin, Promethazin, Cinnarizin, Dimenhydrinate… Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra, nhờ vậy làm giảm khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng điều trị tận gốc bệnh lý này.
- Thuốc an thần nhóm Benzodiazepine: Diazepam, Oxazepam, Lorazepam… Mặc dù là các thuốc an thần, gây ngủ nhưng nếu được dùng với liều cực nhỏ, thuốc có thể đem lại tác dụng ức chế hệ tiền đình rất hiệu quả, nhờ vậy làm giảm cơn đau đầu, chóng mặt cấp tính. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thuốc có thể gây hội chứng cai thuốc nếu lạm dụng và dừng thuốc đột ngột.
Thuốc chống buồn nôn
Người bị rối loạn tiền đình rất dễ gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như: Acetyl leucin, Prochlorperazine… để kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc này do có thể gây tác dụng phụ rối loạn trương lực cơ, an thần, nhanh đói…
Thuốc điều trị nguyên nhân
Ngoài các nhóm thuốc trên, tùy vào nguyên nhân gây tình trạng rối loạn tiền đình là do bệnh lý nào, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nguyên nhân. Khi bệnh lý nền được kiểm soát tốt, tình trạng rối loạn tiền đình cũng sẽ được cải thiện.
Sử dụng viên uống Dưỡng não Thái Minh
Song song với việc sử dụng thuốc Tây y cũng như áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, bạn nên kết hợp cùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Dưỡng não Thái Minh.
- Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu não, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng của các bệnh lý thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình, phòng ngừa di chứng sau tai biến tắc mạch máu não.
“Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?” còn tuỳ vào từng trường hợp và triệu chứng của bệnh mà mức độ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bệnh này đã trở nên khá phổ biến hiện nay và gây nhiều phiền toái cho cuộc sống cũng như sức khoẻ của con người.
Bài viêt liên quan
- 6 Món ăn giúp thông mạch máu, bổ dưỡng dễ dàng chế biến
- 6 Bài thuốc từ cây rau sam chữa bệnh hiệu quả tại nhà
- Tại sao lại chóng mặt khi đứng dậy? 8 Lý do đừng chủ quan
- Dành 2 phút làm theo cách này, đau đầu mất ngủ đến mấy cũng thuyên giảm
- Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 10+ Việc làm không nên bỏ qua
- #10 Loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu dạng nước
- 7+ bài tập rối loạn tiền đình phục hồi nhanh chóng