Bác sĩ giải đáp: Bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Nhiều câu hỏi thắc mắc “rối loạn tiền đình có di truyền không?” Nếu bố mẹ bị rối loạn tiền đình thì con cái họ có nguy cơ mắc bệnh này không? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Rối loạn tiền đình bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Một số nghiên cứu cho thấy rằng bệnh rối loạn tiền đình do một số nguyên nhân khác nhau như đau nửa đầu, bệnh meniere… có tính chất di truyền. Cụ thể như sau:
– Đau nửa đầu: Bệnh thường được quan sát thấy trong các gia đình, có cả các cặp song sinh. Nó được chứng minh liên quan đến gen CACNA1A, ATP1A2, SCN1A, KCNB2, CACNB2. Các biến thể di truyền của gen này là do các kênh ion và chất vận chuyển màng điều chỉnh cân bằng nội môi.
– Bệnh Meniere: Khoảng 7 – 15% người bị rối loạn tiền đình do Meniere cho biết các thành viên khác trong gia đình cũng gặp triệu chứng tương tự (2).
– Hội chứng rối loạn tiền đình hai bên là sự suy giảm tiền đình cả hai bên do thoái hóa thần kinh (mất tế bào thần kinh từ rễ lưng và hạch thần kinh sọ). Đặc trưng của bệnh là sự mất thăng bằng liên quan đến tiểu não và chi. Tuy nhiên những trường hợp này còn lẻ tẻ, một số gia đình cho thấy không đồng nhất về di truyền.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số nguyên nhân khác do rối loạn tiền đình không liên quan đến tính chất di truyền như chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm dây thần kinh, do bệnh lý tiểu não như nhồi máu hoặc tổn thương não…
>>Trẻ em bị rối loạn tiền đình không? Giải đáp thực hư tần tật
Ngăn ngừa và điều trị rối loạn tiền đình do di truyền
Nếu gia đình có người bị rối loạn tiền đình thì việc ngăn ngừa bệnh do di truyền là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp dự phòng bệnh hiệu quả bao gồm:
Thực hiện bài tập củng cố tiền đình
Tập yoga hoặc bài tập nhẹ nhàng để cải thiện bệnh tại nhà
>>TOP 5+ cách điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ hiệu quả
Các bài tập cụ thể như sau:
- Lắc đầu từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Mỗi đợt 10 động tác, thực hiện 2 đợt.
- Sau đó tăng dần độ khó bằng cách vừa thực hiện vừa nhìn chằm chằm vào ngón tay để trước ngực.
- Tiếp theo tăng mức độ khó bằng cách tăng dần tốc độ dịch chuyển đầu.
Xây dựng chế độ ăn uống
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cải thiện bệnh mỗi ngày
Những người với nguy cơ cao bị rối loạn tiền như trong gia đình có người mắc bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
– Những thực phẩm cần bổ sung:
- Uống nước đủ mỗi ngày, trung bình 1,5 – 2 lít nước/ngày.
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh, tốt cho hệ tim mạch, thần kinh như trái cây, rau xanh…
- Cung cấp những thực phẩm giàu vitamin B tốt cho hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch như vitamin B9 (trong gan của bò, lợn và các loại rau xanh đậm…), vitamin B6 (trong cá hồi, thịt bò…).
- Một số vitamin khác tốt cho tiền đình như vitamin C (trong quả cam, dứa, ổi…) giúp trí não hoạt động tốt, vitamin D (trong sữa, ngũ cốc, trứng…) giúp cải thiện chứng xơ cứng tai…
- Cung cấp thực phẩm giàu khoáng chất như magie giúp đảm bảo hệ thần kinh hoạt động bình thường. Chúng thường có trong hải sản, các loại hạt, các loại thịt…
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống các loại trà từ thảo mộc như bạch quả, ngải cứu, đinh lăng, tam thất…
– Những thực phẩm cần hạn chế:
- Giảm tối đa thuốc lá, rượu, bia, cà phê và các chất kích thích gây hại khác cho cơ thể.
- Những thực phẩm có hàm lượng đường, muối cao, chất béo…
>Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất?
Xây dựng chế độ sinh hoạt
Rối loạn tiền đình có di truyền không? Làm sao để cải thiện bệnh?
Căng thẳng là một trong nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình. Do đó, xây dựng một chế độ sinh hoạt cân bằng, lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái là điều cần thiết.
– Trong khi làm việc, bạn chú ý những điều như sau:
- Tìm cách hạn chế căng thẳng sau khi hoạt động trí óc, làm việc trên máy tính. Bạn nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi và công việc để hạn chế tình trạng não căng thẳng quá mức. Cứ mỗi 30 phút nên thư giãn 5 phút là tốt nhất.
- Trong khi ngồi làm việc, không đứng dậy, quay cổ một cách đột ngột.
- Thực hiện các bài tập cho phần đầu và cổ.
– Ngoài giờ làm việc:
- Luyện tập 1 số bố bộ môn như yoga, xà kép, xà đơn, thể dục nhịp điệu, thái cực quyền…
- Ngâm chân trước khi đi ngủ để máu lưu thông tốt, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
- Khi nằm nên kê gối vừa phải khoảng 45 độ để ngăn ngừa các thạch nhĩ, chất lỏng trong tai di chuyển.
Đặc biệt nếu bố mẹ bị rối loạn tiền đình nên tập cho trẻ từ khi còn nhỏ như đu đưa theo nhịp, cho bé nằm võng… để quen với sự chuyển động nhanh và liên tục. Với những trẻ lớn hơn, trẻ có thể ngăn ngừa bệnh rối loạn tiền đình bằng cách chơi đu quay, chơi patin, đánh đu, múa ba lê… có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể.
☛ Đọc thêm:
Bài viêt liên quan
- 6 Món ăn giúp thông mạch máu, bổ dưỡng dễ dàng chế biến
- 6 Bài thuốc từ cây rau sam chữa bệnh hiệu quả tại nhà
- Tại sao lại chóng mặt khi đứng dậy? 8 Lý do đừng chủ quan
- Dành 2 phút làm theo cách này, đau đầu mất ngủ đến mấy cũng thuyên giảm
- Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 10+ Việc làm không nên bỏ qua
- #10 Loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu dạng nước
- 7+ bài tập rối loạn tiền đình phục hồi nhanh chóng