9+nguyên nhân gây thiếu máu não không nên chủ quan

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Não bộ cần lưu lượng máu liên tục để nhận oxy và glucose thực hiện các chức năng bình thường. Khi thiếu máu não, tế bào không đủ oxy có thể bị tổn thương và chết dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, đột quỵ…Vậy nguyên nhân gây thiếu máu não là gì? Cách chữa trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

9+nguyên nhân gây thiếu máu não không nên chủ quan 1

1. Nguyên nhân gây thiếu máu não chủ yếu

Bệnh thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ, gây ra các tổn thương tế bào thần kinh. Nó có thể là kết quả của một hay nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là các nguyên nhân thiếu máu lên não phổ biến gây ra bệnh lý này:

1.1. Căng thẳng, lo lắng thường xuyên

1.1. Căng thẳng, lo lắng thường xuyên 1

Với những yếu tố của cuộc sống hiện đại ngày nay như làm việc nhiều với thiết bị, điện tử, ngồi trong một thời gian dài, học tập với cường độ cao… gây ra những căng thẳng, lo lắng thường xuyên có thể khiến co mạch giảm lưu lượng máu đến não. Ngoài ra, tình trạng này của não bộ sản sinh các gốc tự do gây hại cho mạch máu não.

1.2. Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá

Nghiên cứu của tác giả Thoms P Davis cùng với các cộng sự của mình cho biết: thuốc lá chứa nicotin có thể làm thay đổi chức năng hàng rào máu não và phá vỡ chức năng tế bào não nội mô. Ngoài ra, hút thuốc lá có tác dụng vận mạch, gây thu hẹp lòng mạch trong não nên có thể làm suy giảm dòng máu lên não bộ.

1.3. Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, chất béo

1.3. Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, chất béo 1

Trong một nghiên cứu được thử nghiệm trên đối tượng chuột  ApoE-Knockout  cho thấy chế độ ăn uống nhiều cholesterol và chất béo bão hòa được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch – đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu não.

1.4. Hay gối đầu cao khi ngủ

Việc gối đầu cao khi ngủ là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thiếu máu lên não. Bởi gối đầu quá cao sẽ tạo gấp khúc tại đốt sống cổ, điều này gây chèn ép dây thần kinh ở gáy ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển máu lên não.

1.5. Xơ vữa động mạch

1.5. Xơ vữa động mạch 1

Đây là nguyên nhân thiếu máu não nguy hiểm và phổ biến gặp ở nhiều người cao tuổi nhất. Có 2 bộ động mạch chính giúp cung cấp máu cho não bộ là động mạch cảnh và động mạch đốt sống. Mỗi hệ mạch đưa máu đến một vùng nhất định của não bộ. Do đó, bất cứ nguyên nhân nào gây co thắt, hẹp hoặc tắc làm cản trở dòng máu này cũng có thể ảnh hưởng tới lưu lượng máu lên não bộ.

Trong đó, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây hẹp lòng mạch chứa máu và chất dinh dưỡng. Việc này là do lượng chất béo bị lắng đọng trong lòng động mạch hoặc các tế bào tiểu cầu kết dính. Các mảnh xơ vữa thường khu trú tại động mạch cảnh não sau, chỗ phân đôi của các động mạch và đoạn cuối động mạch đốt sống.

1.6. Thoái hóa đốt sống cổ

Việc thoái hóa đốt sống cổ cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu lên não khiến thiếu máu não. Do thoái hóa nên các mấu gai hai bên đốt sống chèn ép vào động mạch hoặc do bất thường của bản lề đốt sống cổ làm giảm lưu lượng máu lên não.

1.7. Các bệnh lý tim mạch

1.7. Các bệnh lý tim mạch 1

Các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, cơ tim… đều có thể dẫn đến bệnh thiếu máu não. Những bệnh này có nguy cơ cao hình thành cục máu đông. Chúng sẽ theo các động mạch lớn lên não làm tắc các mạch máu nhỏ hơn gây giảm lưu lượng máu lên não.

Ngoài ra, cho đến khi nó hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn các cơn đau tim sẽ làm chậm lưu lượng máu lên não, giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng.

1.8. Rối loạn đông máu

Những người bị rối loạn đông máu có nguy cơ đông máu nhanh hơn người bình thường nên có khả năng hình thành các cục máu động nhiều hơn. Khi chúng hình thành có thể gây tắc nghẽn mạch máu, ngăn chặn máu vận chuyển trong não bộ.

1.9. Tăng hoặc giảm huyết áp

1.9. Tăng hoặc giảm huyết áp 1

Thay đổi huyết áp có thể là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não. Việc giảm tưới máu não khi giảm huyết áp đột ngột hay tăng áp lực của máu lên thành mạch có thể làm giảm lưu lượng máu lên não.

Ngoài ra, một số nguyên nhân ít gặp hơn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm (hình dạng tế bào máu bất thường khiến máu dễ đông lại hơn), bệnh tiểu đường (biến chứng có tác động tới mạch máu), mất máu nghiêm trọng do chấn thương… cũng có thể gây thiếu máu não.

Tuy nhiên hiện nay nhiều tình trạng thiếu máu không rõ nguyên nhân nên để đảm bảo chữa trị đúng cách, người bệnh nên đi thăm khám thường xuyên và nhận được lời khuyên chính xác từ bác sĩ.

Việc xác định nguyên nhân gây ra thiếu máu não cần có phương pháp chẩn đoán thích hợp. Một người có thể do nhiều yếu tố cấu tạo nên bệnh, do đó bạn nên đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

2. Ai là người dễ bị thiếu máu não

Từ những nguyên nhân gây thiếu máu não ở trên, một số đối tượng cần phải chú ý do nguy cơ thiếu máu cao, bao gồm:

– Những người trung niên, người cao tuổi:

2. Ai là người dễ bị thiếu máu não 1

Có nhiều lý do khác nhau khiến thiếu máu não phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi như sau:

  • Do quá trình lão hóa trong cơ thể khiến hoạt động bơm máu từ tim lên não dần yếu đi.
  • Việc chuyển hóa các chất ở người lớn tuổi giảm đi nhiều, do đó quá trình chuyển hóa lipid kém đi, khiến các tế bào mỡ dễ lắng đọng ở thành mạch gây xơ vữa động mạch máu nhiều hơn người trẻ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ do tuổi tác gây chèn ép các mạch máu cung cấp máu cho não bộ.
  • Ngoài ra, người cao tuổi cũng có tỷ lệ cao mắc nhiều bệnh lý nền như huyết áp, tiểu đường… làm tăng nguy cơ bị thiếu máu não.

– Những người làm việc trí óc, nhiều áp lực gây căng thẳng:

2. Ai là người dễ bị thiếu máu não 2

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều bạn dù còn trẻ nhưng đã mắc bệnh thiếu máu não do nhiều yếu tố như:

  • Thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng làm co hẹp các mạch máu dẫn đến làm giảm lưu lượng máu lên não bộ.
  • Ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán vỉa hè, thức ăn nhanh… làm tăng cholesterol máu gây xơ vữa động mạch.
  • Tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, ngồi lâu một chỗ, lười vận động… tác động đến quá trình tuần hoàn máu não.

☛ Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não ở người trẻ tuổi

Như vậy có 2 đối tượng dễ mắc bệnh thiếu máu não, bao gồm cả việc có thể kiểm soát (do lối sống) và không thể kiểm soát (do tuổi tác). Nếu do lối sống, công việc nhiều căng thẳng và áp lực thì hoàn toàn có thể cải thiện được bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Còn do yếu tố tuổi tác thì chúng ta hoàn toàn không thể ngăn chặn được, tuy nhiên có thể kiểm soát bệnh bằng cách định kỳ đến các cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện những bất thường và có phương pháp cải thiện sớm.

3. Cách chữa thiếu máu não như thế nào?

Dựa vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có các phương pháp điều trị phù hợp như sau:

3.1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

3.1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học 1

– Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, mỡ động vật.

– Căn cứ vào nguyên nhân thiếu máu não mà bổ sung các loại thực phẩm thích hợp như:

  • Xơ vữa mạch máu nên chọn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như rau xanh, hoa quả…
  • Thiếu máu não do thiếu máu chung nên chọn thực phẩm chứa các hợp chất tạo máu (chất đạm, khoáng chất, folat, vitamin B12). Các chất này có nhiều trong gan lợn, gan bò, sò biển, đậu nành…
  • Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt khá là phổ biến, do đó người bệnh nên có bổ sung thêm sắt vừa đủ trong chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Chất chống oxy hóa như polyphenols giúp tiêu diệt các gốc tự gây bệnh, giảm thiểu căng thẳng như đậu, ca cao, cà chua…
  • Thực phẩm giàu omega 3: cá mòi, cá hồi, tảo biển, cá tuyết… giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Các bệnh tim mạch nên chọn thực phẩm giàu nitrate: xà lách, rau cải bó xôi…

☛ Nêm đọc: 11 loại thực phẩm giúp bổ sung máu lên não

– Hạn chế uống rượu hay các chất kích thích khác.

– Tránh ăn đồ cứng khó tiêu, trà đặc, cà phê…

3.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

3.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh 1

Để hỗ trợ điều trị thiếu máu não, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, đặc biệt là những người trẻ phải lao động trí óc nhiều:

  • Cân bằng thời gian làm việc và các hoạt động xã hội, để tinh thần thoải mái và ít áp lực trong công việc. Giao tiếp, tán gẫu với những người đồng nghiệp để vui vẻ, bớt căng thẳng hơn.
  • Giảm thiểu tối đa thời gian căng thẳng trí óc, nên nghỉ ngơi mỗi 5 phút trong khi làm việc liên tục 30 phút.
  • Tăng cường thể dục thể thao vừa sức vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng quát vừa tạo hormon hạnh phúc giúp tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời, tập thể dục còn giúp làm giảm huyết áp, tăng mức cholesterol tốt và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.

3.3. Điều trị các bệnh lý nền

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc hay có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Bệnh xơ vữa động mạch: thuốc statin.
  • Các bệnh tim: nirat hữu cơ, statin, thuốc chẹn beta…
  • Rối loạn đông máu: aspirin, thuốc chống đông máu…

Người bệnh cần kiểm soát các thông số như huyết áp, đường huyết, cholesterol trong máu, đường máu để cải thiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu não.

3.4. Sử dụng các thuốc bổ sung chất dinh dưỡng cho não bộ

3.4. Sử dụng các thuốc bổ sung chất dinh dưỡng cho não bộ 1

Bên cạnh các phương pháp điều trị bên trên, bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc bổ sung dinh dưỡng cho não bộ như sau:

  • Piracetam: tác động lên não bộ giúp cải thiện chức năng dẫn truyền thần kinh, phục hồi nhận thức, học tập, ghi nhớ. Ngoài ra, nó còn chống lại tình trạng rối loạn chuyển hóa, tăng cường đề kháng của não đối với việc thiếu oxy, glucose, vì vậy điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả.
  • Cinnarizin: giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, làm giảm hoạt tính của chất co mạch, tăng cường lưu lượng máu cho người bị thiếu máu não.
  • Ginkgo biloba: là cây bạch quả được biết đến từ lâu với tác dụng cải thiện tuần hoàn máu lên não bộ, hỗ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ, thiếu máu não.
  • Cerebrolysin: thuốc dinh dưỡng thần kinh, giúp tăng cường sự dẫn truyền của máu lên não, bảo vệ và duy trì sự tồn tại của các tế bào thần kinh.
  • Hoạt huyết Dưỡng Não Thái Minh: là sản phẩm của công ty Dược Thái Minh với nhiều sản phẩm số 1 trên thị trường. Viên uống Dưỡng Não Thái Minh có thành phần từ các thảo dược tự nhiên như Bạch quả, Thạch tùng, Đinh lăng và enzyme nattokinase tạo lên tác dụng hiệp đồng hoạt huyết dưỡng não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, và làm sạch cục máu đông. Vì vậy tốt cho người thiếu máu não, người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

3.5. Phẫu thuật

3.5. Phẫu thuật 1

Trong một số trường hợp như dị dạng mạch máu não, hẹp động mạch từ 70% trở lên, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt nội mạc động mạch cảnh, đặt stent hay phương pháp khác để khắc phục hoàn toàn triệu chứng của bệnh thiếu máu não.

Hy vọng qua bài viết trên giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây thiếu máu não để có được cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên khi tần suất gặp phải các triệu chứng nhiều và nặng, cần phải tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra chứ không được tự ý sử dụng thuốc.

Trên đây là 9 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn
 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...