Chấm dứt những tháng ngày mất ngủ bằng lá Đinh lăng
Sử dụng các thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ là phương pháp được nhiều người ưa chuộng do tính an toàn, ít gây ra tác dụng phụ. Trong đó, Đinh lăng là một trong những loại cây được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Vậy tại sao Đinh lăng có tác dụng điều trị mất ngủ? Cách dùng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đinh lăng trị được bệnh mất ngủ?
Đinh lăng là cây thuốc thân thuộc với người dân Việt Nam với nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ trí não, làm giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ… Trong đó, nổi bật là tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Nó có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng này. Vậy tại sao lá Đinh lăng trị được bệnh mất ngủ?
– Theo đông y, lá Đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình có công dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, an thần, giảm căng thẳng, lo âu… Vì vậy, thảo dược này có ích cho người bị mất ngủ do các vấn đề liên quan đến tâm lý và mạch máu (1).
– Theo y học hiện đại, nhiều nghiên cứu được thực hiện để chứng minh tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ như (2):
- Các loại vitamin và khoáng chất trong cây bạch quả gồm vitamin B1, B2, B6, vitamin C… giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện sức đề kháng.
- Các hoạt chất saponin triterpen, tanin, glycosid giúp hỗ trợ sản sinh năng lượng, xua tan mệt mỏi, tăng cường mức độ dẫn truyền thần kinh. Điều này giúp tạo cảm giác dễ buồn ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, nó giúp tinh thần thoải mái sảng khoái hơn sau khi thức dậy.
- Tinh dầu từ lá Đinh lăng có mùi thơm nhẹ giúp an thần, đả thông kinh mạch, tạo cảm giác ấm áp, thư giãn và khiến ngủ sâu hơn.
Nhờ những lý do trên, Đinh lăng được dùng rộng rãi để hỗ trợ tăng cường, bảo vệ sức khỏe, điều trị chứng mất ngủ. Nó được sử dụng cho những người bị mất ngủ, khó ngủ, giữa đêm phải thức dậy nhiều lần và khó có thể ngủ lại được…
> Đinh lăng: Tìm hiểu công dụng và cách bào chế thuốc
2. Hướng dẫn cách dùng lá Đinh lăng chữa mất ngủ
Có nhiều cách khác nhau để sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ. Dưới đây là 4 cách dùng cho bạn từ đơn giản đến phức tạp:
2.1. Uống trà lá Đinh lăng trị mất ngủ
Uống trà Đinh lăng là cách đơn giản nhất để sử dụng cho những người bị mất ngủ. Nó là phương pháp vừa an toàn, tiết kiệm và không gây ra tác dụng phụ như dùng các thuốc tây y.
– Để pha trà bạn có thể sử dụng các nguyên liệu khác nhau như lá Đinh lăng tươi, lá Đinh lăng khô hoặc các gói trà có sẵn trên thị trường đều được.
– Cách thực hiện: Lá Đinh lăng tươi, rửa sạch để ráo hoặc nếu có thì dùng luôn lá Đinh lăng khô, gói trà pha sẵn cho vào cốc. Thêm nước nóng và ngâm từ 2 – 3 phút để các tinh chất của dược liệu ra hết. Bạn có thể cho thêm đá nếu muốn uống lạnh.
– Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các thảo dược khác như lá vông, tam diệp, rau má và cỏ mực mỗi loại 20g để tăng cường tác dụng điều trị mất ngủ.
> Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng - các bài thuốc dân gian gợi ý
2.2. Làm gối Đinh lăng chữa mất ngủ
Gối Đinh lăng có mùi thơm đặc trưng tạo cảm giác dễ chịu khi ngủ. Phương pháp này chuẩn bị hơi cầu kỳ nhưng hiệu quả khá tốt.
– Chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Một lượng lá Đinh lăng đủ để làm chiếc gối, nên chọn những chiếc lá non là tốt nhất.
- Bông gòn.
- Vỏ gối.
Cách thực hiện:
- Lá Đinh lăng thu hái được đem rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn và để khô ráo. Bỏ những chiếc lá bị sâu bệnh.
- Lúc đầu đem phơi khô trong bóng râm và ánh sáng mặt trời yếu như buổi sáng sớm, buổi chiều. Tránh phơi ánh sáng với cường độ mạnh do có thể khiến hao hụt đi hương thơm tự nhiên. Đồng thời tránh phơi lá quá lâu vì dễ giòn.
- Đem sao vàng lá Đinh lăng trong chảo, cho vào túi hút ẩm để duy trì nhiệt độ phù hợp.
- Trộn lá Đinh lăng với bông gòn vào trong vỏ gối, có thể dùng mỗi ngày. Thay thế sau mỗi tháng hoặc khi thấy lá hết hương thơm.
2.3. Các món ăn từ lá Đinh lăng điều trị mất ngủ
Các chồi non của Đinh lăng được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Nó không chỉ là những món ăn ngon mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa với sức khỏe. Hiện nay, nhiều món ăn chứa lá Đinh lăng với tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ có thể dễ dàng thực hiện ngay trên gian bếp của mình như sau:
– Trứng rán lá Đinh lăng:
Các món ăn từ lá Đinh lăng không đòi hỏi nguyên liệu cầu kỳ và rất dễ làm. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 ít chồi non lá Đinh lăng tươi.
- 3 – 4 quả trứng gà tươi.
- Gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Lá Đinh lăng rửa sạch, tốt nhất đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Vớt ra để ráo, thái nhỏ thành từng đoạn ngắn khoảng 1cm.
- Đập trứng ra bát, đánh tan, sau đó cho lá Đinh lăng đã cắt nhỏ vào, thêm gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình, trộn đều.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, đợi dầu nóng thì đổ toàn bộ hỗn hợp trên vào chiên lên.
- Chiên chín đều cả 2 mặt là có thể dùng được.
– Cháo tim heo và Đinh lăng:
Cháo tim heo và Đinh lăng là món ăn bổ dưỡng cho người bị mất ngủ.
Chuẩn bị nguyên liệu như sau:
- Lá Đinh lăng (dùng lá non) 60g.
- Tim lợn 1 quả.
- Gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ.
- Thêm gừng, hành tím cho thơm.
Cách thực hiện:
- Lá Đinh lăng rửa sạch, để ráo, loại bỏ các cuống lá cứng.
- Tim lợn dùng dao cắt đôi, cho một ít muối vào bóp vuốt cho sạch rồi thái mỏng ướp gia vị, hành, gừng. Thêm một ít rượu để khử mùi tanh.
- Gạo tẻ đãi sạch, ngâm khoảng 30 phút để gạo nở mềm.
- Cho nước vào nồi, thêm gạo, đảo đều rồi nấu. Sau khi sôi cho tim lợn vào nấu đến chín.
- Cho lá Đinh lăng vào tô, khi ăn thì múc cháo vào bát, ăn khi còn nóng.
– Canh lá Đinh lăng sườn non:
Chuẩn bị nguyên liệu như sau:
- Lá Đinh lăng (dùng lá non).
- Sườn non.
- Hành và các gia vị thích hợp.
Cách thực hiện:
- Lá Đinh lăng hái được, đem rửa sạch.
- Sườn non chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, trần qua với nước nóng, rửa lại bằng nước sạch, thêm hành khô, ướp gia vị vừa phải. Để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm.
- Cho sườn vào nồi đảo đều, cho thêm một chút nước và hầm nhỏ lửa, canh hớt bọt cho nước trong.
- Nấu đến lúc sườn chín mềm thì cho lá Đinh lăng vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nấu khoảng vài phút nữa thì tắt bếp. Lúc này sẽ được một bát canh sườn non Đinh lăng thơm ngon.
> Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả
– Cá kho lá Đinh lăng:
Chuẩn bị nguyên liệu để nấu:
- Cá trắm hoặc cá quả.
- Lá Đinh lăng.
- Gừng, gia vị.
Cách thực hiện:
- Cá rửa sạch, ướp với mắm, muối hoặc các gia vị khác tùy từng gia đình.
- Lá Đinh lăng rửa sạch, nhặt bỏ cuống cứng.
- Khi nồi cá sôi cho lá Đinh lăng vào, đun âm ỉ đến khi cá chín nhừ. Thành quả thu được sẽ là một nồi cá có vị thơm của Đinh lăng, không tanh, lá nhừ nhưng không nát, rất hấp dẫn và lạ miệng.
2.4. Bài thuốc đông y từ lá Đinh lăng chữa mất ngủ
Tùy từng nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của người bị mất ngủ mà có các bài thuốc đông y chữa bệnh phù hợp. Dưới đây là 2 bài thuốc đông y được sử dụng phổ biến như sau:
– Mất ngủ kéo dài, tư tưởng thiếu tập trung:
- Chuẩn bị: lá Đinh lăng 24g, Tang diệp 20g, Lá vông 20g, Tâm sen 12g, Liên nhục 16g. Công dụng của bài thuốc này là bổ tâm an thần, giảm hưng phấn tạo được giấc ngủ êm.
- Đem các dược liệu trên sắc với nước 400ml lấy 150ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
– Mất ngủ do suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh:
- Chuẩn bị: lá Đinh lăng khô 20g, Tam diệp 20g, Lá vông 20g, Rau má 20g, Cỏ mực 20g, Trinh nữ 16g, Hoàng bá 10g, Bạch linh 10g và Hoàng liên 10g. Công dụng của bài thuốc là cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh giúp bồi bổ cơ thể, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Cho các dược liệu trên nấu với 700 – 750ml nước, sắc còn 250ml. Gạn lấy phần nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống thuốc liên tục trong 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Thực hiện chu kỳ này đến khi cải thiện tình trạng mất ngủ.
3. Những lưu khi khi sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ
Lá Đinh lăng là dược liệu lành tính, tuy nhiên nếu lạm dụng cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do đó cần chú ý một số điều sau khi sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ:
– Dùng với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy. Sử dụng liên tục trong nhiều tháng có thể gây nôn mửa, đau đầu, chóng mặt… do đó mỗi ngày nên duy trì với lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền.
– Thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn.
– Nên lấy lá Đinh lăng từ các cây có tuổi thọ trên 3 năm tuổi để có hàm lượng hoạt chất tốt nhất.
– Hiệu quả lá Đinh lăng phụ thuộc vào cơ địa từng người và tốt nhất với những người bị mất ngủ nhẹ, do căng thẳng, lo lắng, suy nhược thần kinh… Nếu sau một thời gian sử dụng tình trạng mất ngủ không cải thiện nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
4. Dưỡng Não Thái Minh – Sản phẩm chứa Đinh lăng hỗ trợ điều trị mất ngủ
Bên cạnh những phương pháp sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ ở trên, bạn có thể dùng các viên uống chứa thành phần Đinh lăng với tác dụng tương tự.
Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh được cấp phép bởi Bộ Y tế giúp cải thiện lâu dài tình trạng rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não cũng như các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ…
Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược như:
- Bạch quả, Đinh lăng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, cải thiện tình trạng mất ngủ, đau đầu của người bệnh.
- Thạch tùng, vitamin nhóm B, Bạch quả giúp ổn định tiền đình, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, bồi bổ tế bào não.
Từ đó, sản phẩm giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Dưỡng Não Thái Minh – An giấc ngủ ngon, tiền đình ổn định giúp cải thiện tình trạng mất ngủ của hơn 74,5% người dùng.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Trên đây là 4 cách sử dụng lá Đinh lăng để chữa chứng mất ngủ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn
Tài liệu tham khảo:
- (1) https://suckhoedoisong.vn/dinh-lang-khong-chi-lam-canh-ma-con-la-cay-thuoc-qui-169220309230852585.htm
- (2) https://thuocdantoc.vn/benh/tri-mat-ngu-bang-la-dinh-lang
Bài viêt liên quan
- Đẩy lùi nhanh chóng ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ nặng lâu năm do THIẾU MÁU NÃO chỉ với 5 phút mỗi ngày!
- Đau đầu, mất ngủ triền miên suốt 10 năm - Nhờ làm điều này mỗi ngày 2 lần mà bệnh tiến triển không ngờ
- Bệnh đãng trí người già - nguyên nhân và khắc phục
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
- Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
- Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ với 10 bài tập yoga đơn giản!