Đinh lăng - Thảo dược quý, tác dụng vàng với sức khỏe

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Cây đinh lăng là loại thảo dược phổ biến, thường được trồng ở các đình chùa, sân nhà do có dáng đẹp, cành lá xum xuê. Ngoài ra, nó còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Vậy đặc điểm nhận dạng cây đinh lăng như thế nào? Thành phần và công dụng? Cách dùng? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đinh lăng - Thảo dược quý, tác dụng vàng với sức khỏe 1

1. Đặc điểm của cây đinh lăng?

1. Đặc điểm của cây đinh lăng? 1

Đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm, sâm nam… có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms. Từ xưa, ông tổ thuốc nam Hải Thượng Lãn Ông đã ví đinh lăng như là “nhân sâm của người nghèo” bởi nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Dựa vào hình dạng của lá, đinh lăng có nhiều chủng loại khác nhau như đinh lăng lá to, lá ráng, lá tròn…Tuy nhiên, loại được sử dụng làm thuốc và phổ biến hơn cả là đinh lăng lá nhỏ.

Đặc điểm nhận biết cây đinh lăng lá nhỏ bao gồm:

  • Cây nhỏ thường cao 0,8 – 1,5m, thân ngắn, không có gai.
  • Tán lá xanh tốt, lá mọc lông chim, lá chét có khía răng nhọn, ở gốc có bẹ to, khi vò có mùi thơm nhẹ.
  • Cụm hoa hình chùy ngắn khoảng 7 – 18mm, hoa nhỏ màu lục nhạt hoặc trắng xám. Quả dẹt màu trắng bạc, dài 3 – 4 mm, dày 1mm mang vòi.

Đinh lăng có thể được tìm thấy ở các nước vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, loại cây này đã được biết đến từ lâu và có rất nhiều tác dụng như làm cảnh, nấu thức ăn và những công dụng tốt đối với sức khoẻ con người.

2. Thành phần của đinh lăng

2. Thành phần của đinh lăng 1

Theo các nghiên cứu cho thấy trong đinh lăng có các thành phần sau:

  • Trong rễ cây chứa nhiều tanin, glycosid, alcaloid, saponin, triterpen…
  • Trong lá có saponin triterpen với một genin đã xác định được là axit oleanolic.
  • Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), vitamin C…
  • 20 loại axit amin (trong đó có lysin, cysteine và methionin là những acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được).
  • Tinh dầu, đường.
  • Các nguyên tố vi lượng khác như canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, natri, kẽm…

Một số nghiên cứu gần đây của Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM đã xác định được 5 hợp chất polyacetylen là panaxynol, panoxynol, heptadeca-1,8 (E)-dien-4,6 diyn-3,10 diol, heptadeca-1,8 (E)-dien-4,6 diyn-3 ol-10 on và heptadeca-1,8 (Z)-dien-4,6-diyn-3 ol-10 on. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục phân lập ra  nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý để ứng dụng trong điều trị bệnh.

3. 11 công dụng của đinh lăng với sức khỏe con người

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe con người. Dưới đây là 11 công dụng chính được ứng dụng trong điều trị bệnh:

3.1. Bổ trí não

3.1. Bổ trí não 1

Đinh lăng có tác dụng bổ trí não, an thần bổ thần kinh bao gồm cả tác dụng ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ vô cùng hiệu quả.

Theo Đông y, nó giúp đả thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu trong não bộ.

Theo các nghiên cứu hiện đại, khi dùng loại thảo dược này cho thấy biên độ điện thế não tăng lên, tỷ lệ phát sóng alpha, beta tăng và làm giảm tỷ lệ phát sóng delta. Từ đó giúp hoạt hóa nhẹ vỏ não, cải thiện chức năng thần kinh, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường. Ngoài ra, trong đinh lăng có chứa loại saponin với hàm lượng cao và các vitamin nhóm B giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh rất có lợi cho hệ thần kinh trung ương, giúp bồi bổ trí não hiệu quả.

3.2. Làm giảm căng thẳng

3.2. Làm giảm căng thẳng 1

Cao đinh lăng có khả năng rút ngắn thời gian căng thẳng, giải tỏa lo âu, mệt mỏi và giúp đưa về trạng thái tâm lý bình thường. Ngoài ra, tinh dầu trong lá có tác dụng thư giãn, chống trầm cảm hiệu quả.

3.3. Cải thiện trí nhớ

Trong nghiên cứu của Phạm Thị Nguyệt Hằng và cộng sự về “Tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình gây thiếu máu não cục bộ tạm thời và bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng của cao cồn rễ đinh lăng” đã thấy đinh lăng cải thiện chứng suy giảm trí nhớ. Tác dụng này nhờ khả năng tăng biểu hiện gen ChAT và muscarinic M5.

3.4. Tăng cường tuần hoàn máu, điều trị thiếu máu não

Loại thảo dược này giúp hoạt huyết thông mạch, bồi bổ khí huyết, giúp tăng cường tuần hoàn máu, điều trị thiếu máu não.

Đinh lăng giúp cải thiện tình trạng xơ vữa mạch máu – một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não. Do làm giảm sự gia tăng cholesterol huyết và lipid toàn phần trong huyết thanh. Ngoài ra, tác dụng này còn nhờ thành phần steroid ức chế sự tạo thành MDA trong quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào.

3.5. Làm giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu

3.5. Làm giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu 1

Một trong những công dụng khác của đinh lăng là giảm đau đâu, đau nửa đầu. Các dịch chiết saponin từ loài cây này có khả năng ức chế mạnh các gốc hydroxyl, superoxid, peroxid và nitric oxid – đây là tác nhân gây viêm, đau đầu.

3.6. An thần, ngủ tốt

Các hoạt chất saponin triterpen, tanin, glycosid hỗ trợ cơ thể tăng cường sản sinh năng lượng, chống oxy hóa, chống viêm, xua tan mệt mỏi, tăng mức độ dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, dùng đinh lăng giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, tinh thần cũng sảng khoái, thoải mái hơn vào sáng ngày hôm sau.

Ngoài ra, khi sử dụng trà đinh lăng, đi cùng với hơi nước là các giọt tinh dầu có mùi hương dễ chịu giảm căng thẳng, giúp ấm áp, thư giãn, khiến giấc ngủ sâu hơn.

3.7. Tăng sức dẻo dai và sức đề kháng

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như thân, lá và đặc biệt là rễ có chứa các hoạt chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng như 20 acid amin, 8 loại saponin, vitamin và khoáng. Chúng giúp tăng sức chịu đựng, bồi bổ sinh lực, chống mệt mỏi và tăng độ dẻo dai của cơ thể.

Những người vận động viên, bộ đội sử dụng bột đinh lăng đều cho kết quả tốt trong các bài tập gắng sức.

Cũng chính vì vậy mà cây đinh lăng đã được ví như là cây nhân sâm thứ 2 của Việt Nam.

3.8. Bảo vệ gan

3.8. Bảo vệ gan 1

Trong các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao đinh lăng có tác dụng bảo vệ gan, duy trì mức MDA bình thường trong gan, phục hồi hàm lượng GSH nội sinh ở chuột bị viêm gan cấp gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như rượu, CCl4… Cơ chế của công dụng này có liên quan đến khả năng chống oxy hóa do ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào.

3.9. Giảm đường huyết

Đinh lăng hỗ trợ giảm đường huyết sau ăn bằng cách ức chế men amylase của tuyến tụy và cả glucosidase của nấm men. Đây chính là tác dụng tiềm năng đem lại nhiều lợi ích đối với những người bị tiểu đường.

3.10. Bảo vệ sức khỏe xương khớp

3.10. Bảo vệ sức khỏe xương khớp 1

Dịch chiết đinh lăng đã được biết đến với tác dụng ức chế đáng kể quá trình hủy xương giúp bảo vệ sức khoẻ xương khớp.

Cơ chế là do các hoạt chất trong cây làm giảm số lượng tế bào hủy xương, hình thành vòng hoạt hóa tế bào tiêu xương và hủy xương. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ làm giảm biểu hiện các gen đánh dấu tế bào hủy xương.

3.11. Chữa tắc tia sữa cho mẹ bầu

Do đinh lăng có khả năng chống viêm, giảm đau nên nó còn được ứng dụng trong điều trị chứng tắc sữa sau khi sinh. Nó tác động vào các tuyến sữa bị viêm gây thuyên tắc, đả thông ống dẫn sữa, giảm tắc sức đồng thời còn có nhiều vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể.

Ngoài những tác dụng phổ biến trên, cây đinh lăng còn giúp cải thiện số lượng tinh trùng, cơ tử cung và sự phát triển của nang trứng và có tác dụng lợi tiểu, kháng khuẩn, kháng nấm…

4. Sử dụng đinh lăng như thế nào cho đúng?

Tùy thuộc vào bộ phận và mục đích sử dụng của cây đinh lăng mà có cách chế biến và cách dùng khác nhau như:

4.1. Chế biến món ăn

4.1. Chế biến món ăn 1

Ngoài tác dụng làm cây cảnh, từ xưa người dân đã sử dụng lá đinh lăng để làm món rau chính và các loại gia vị.

Chúng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sau:

  • Rau ăn kèm: lá xanh, non kết hợp với các loại rau sống để ăn gỏi cá, nem, gân bò, gà…
  • Món canh: canh lá đinh lăng nấu tôm, hầm sườn non hay nấu đậu hũ đều ngon.
  • Món hấp: cá chuối được hấp với lá đinh lăng cùng lá gừng.
  • Món kho: cá kho hấp lá đinh lăng.

4.2. Để làm thuốc

4.2. Để làm thuốc 1

– Lá đinh lăng: lá đinh lăng được thu hái, rửa sạch, có thể phơi khô để dễ bảo quản. Cách dùng thường là sắc đặc lá tươi hoặc lá khô để uống trong ngày. Ngoài ra, lá khô đinh lăng còn để làm gối giúp an thân, ngủ ngon giấc.

– Thân cây đinh lăng: phần thân đem thái lát, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Khi dùng đem sắc với khoảng 400ml cô còn 100ml uống mỗi ngày.

– Củ đinh lăng: rửa sạch, với rễ chính (rễ to) tách lấy vỏ, bỏ phần gỗ bên trong. Với rễ phụ (rễ con) thì dùng cả, đem thái mỏng, phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ, tán nhỏ. Có thể trộn với mật ong vê thành viên hoàn để uống.

4.3. Để ngâm rượu

4.3. Để ngâm rượu 1

Một trong những cách sử dụng phổ biến của cây đinh lăng là ngâm rượu. Nó không chỉ chiết xuất ra những hoạt chất tốt cho sức khỏe mà còn để trưng cũng rất đẹp.

Rễ của cây thảo dược này chỉ cần làm sạch bằng nước, để ráo, sau đó ngâm ngập trong rượu 30 – 35 độ C. Có thể sử dụng sau 1 tháng, trong khi ngâm thỉnh thoảng lắc đều. Để càng lâu thì các hoạt chất chiết từ củ càng kiệt, lúc này uống sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, cách chiến biến khác có thể thực hiện như tán nhỏ rễ đinh lăng, đem ngâm với rượu trong 7 – 10 ngày. Sau đó uống 5 – 10ml/lần, mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút.

4.4. Để làm cao

Bên cạnh những cách chế biến như trên, làm cao đinh lăng đang dần trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi. Lá, thân, rễ đinh lăng thu hái, đem rửa sạch, cho vào nồi ninh cao dược liệu. Thêm lượng nước ngập trên nguyên liệu từ 5 – 10cm hoặc lượng nước gấp 4 – 6 lần nguyên liệu. Đậy nắp, khóa van, đem đun liền mấy tiếng đến khi hoạt chất ra hết.

Lọc bỏ bã dược liệu, cô dịch chiết thành các dạng cao lỏng khác nhau như:

  • Cao đinh lăng lỏng: sánh và có mùi đặc trưng, thường có độ ẩm từ 20 – 23%. Có thể uống trực tiếp mà không cần phải pha loãng.
  • Cao đinh lăng đặc: mềm với lượng nước chiếm 10 – 15%. Thường được pha với nước để sử dụng, hoặc phối hợp với các dược liệu khác.
  • Cao khô: bột tơi, khô với độ ẩm chỉ dưới 5%. Có thể pha với nước ấm để uống, hoặc làm nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng.

5. Cách bảo quản đinh lăng như thế nào?

Các bộ phận của cây đinh lăng như lá và rễ phơi khô đã được chế biến chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Cao đinh lăng lỏng do vẫn chứa hàm lượng nước cao nên chỉ dùng trong 2 – 3 ngày. Nếu được đóng trong túi hàn kín có thể sử dụng lâu hơn.

Đối với cao khô với hàm lượng nước thấp chỉ cần bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.

6. Lưu ý khi sử dụng đinh lăng để chữa bệnh

6. Lưu ý khi sử dụng đinh lăng để chữa bệnh 1

Cây đinh lăng là thảo dược lành tính, an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, khi dùng cần lưu ý đến những điều như sau:

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của cây đinh lăng rất hiếm khi xảy ra, chủ yếu xuất hiện ở những người có cơ địa mẫn cảm. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý những thông tin sau để đảm bảo an toàn:

  • Dùng liên tục và lâu dài có thể gây ra tác dụng tương tự như lạm dụng Nhân sâm (nôn mửa, đau đầu, chóng mặt…). Do đó, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian.
  • Sử dụng một lúc với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy.
  • Nếu ăn sớm trước khi ngủ có thể gây mất ngủ vì đinh lăng có tác dụng hưng phấn thần kinh. Vì vậy, nên sử dụng trong ngày, hạn chế dùng vào ban đêm.
  • Một số tác dụng không mong muốn như nôn mửa, mệt mệt mỏi, tiêu chảy… rất hiếm khi xảy ra.
  • Có một số phản ứng dị ứng ở những người quá mẫn cảm như viêm, sưng hoặc nóng rát…

Những đối tượng thận trọng khi dùng

Cho đến nay chưa có báo cáo nào cho thấy cây đinh lăng chống chỉ định với đối tượng nào. Tuy nhiên do nguy cơ gặp một số tác dụng phụ gây hại, một số đối tượng sau cần thận trọng khi sử dụng:

  • Trẻ em chỉ có thể dùng với một lượng nhỏ do hệ cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh, trong khi đó đinh lăng có tác động trên hệ thần kinh, tim mạch.
  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng đinh lăng ở phụ nữ mang thai. Do đó chỉ dùng loại thảo dược này khi được bác sĩ Đông y chỉ định.

Giống như việc dùng các dược liệu khác, sử dụng đinh lăng cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài mới phát huy tác dụng do hàm lượng các hoạt chất thấp hơn thuốc tân dược.

Mặc dù đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong quá trình chế biến thủ công cần phải đảm bảo đúng quy chuẩn nếu không sẽ gây ra các phản ứng phụ ngoài mong muốn hoặc làm giảm công dụng của thuốc. Mà bạn có thể tham khảo Viên uống Dưỡng Não Thái Minh có chứa trực tiếp thành phần của cao Đinh lăng cùng với cao Bạch qủa, cao Thạch tùng, các Vitamin thuộc nhóm B… giúp tăng tuần hoàn máu não, ổn định tiền đình, chống sa sút trí tuệ và bồi bổ cơ thể khỏe mạnh. (Tham khảo: Quy trình sản xuất Viên uống Dưỡng Não Thái Minh

BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn. 

Cập nhật lúc: 19/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...