Tại sao bị đau đầu chóng mặt khó thở? Cách khắc phục?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Bạn gặp phải các triệu chứng đau đầu, chóng mặt và khó thở cùng lúc. Điều này khiến bạn lo lắng không biết nguyên nhân tại sao? Có biện pháp điều trị nào không? Để giải đáp tất cả thắc mắc này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao bị đau đầu chóng mặt khó thở? Cách khắc phục? 1

1. Triệu chứng đau đầu chóng mặt khó thở là như thế nào?

Đau đầu, chóng mặt và khó thở là một loạt các triệu chứng phổ biến có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Chúng thường xuất hiện đột ngột.

Biểu hiện của tình trạng này khác nhau ở từng đối tượng, cụ thể như sau:

  • Đau đầu: Đầu bị đau nhức dữ dội, có thể một hoặc cả hai bên, nhiều khi lan sang cả hai bên thái dương, vùng chẩm và vai gáy.
  • Chóng mặt: Cảm giác thấy những vật xung quanh đang quay tròn, bị kéo về một phía, hay chòng chành như đang đi trên sóng biển.
  • Khó thở: Cảm thấy cơ thể không hít đủ lượng không khí cần thiết. Tình trạng này có thể nặng hơn khi bạn leo cầu thang, hoạt động thể chất…

Những triệu chứng đau đầu, chóng mặt và khó thở có liên quan với nhau. Khi hoạt động, các tế bào của phổi tạo carbon dioxide để đào thải ra bên ngoài qua đường thở và cho phép oxy đi vào máu để cung cấp đến các cơ quan. Hơi thở bình thường và khỏe mạnh sẽ duy trì tốc độ trao đổi carbon dioxyd và oxy giữa máu với không khí.

Tuy nhiên, do nguyên nhân nào đó lượng oxy trong máu giảm dưới mức cho phép có thể gây thiếu oxy dẫn đến khó thở. Một trong những đặc điểm của tình trạng thiếu oxy là đau đầu dữ dội, choáng váng. Đó là lý do nhiều người bị các triệu chứng này cùng một lúc.

2. Tại sao bị đau đầu chóng mặt khó thở

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt và khó thở và ở mức độ nghiêm trọng khác nhau.

2.1. Căng thẳng, bị áp lực, thường xuyên lo lắng

2.1. Căng thẳng, bị áp lực, thường xuyên lo lắng 1

Căng thẳng tác động đến nhiều hệ thống trong cơ thể, bao gồm hệ tiền đình, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch… Bởi căng thẳng lâu ngày, mãn tính, khiến não tiết ra các kích thích tố như adrenaline, cortisol ảnh hưởng tới những cơ quan này.

Vì vậy, nhiều người khi căng thẳng thấy tim mình đập nhanh, thở nông, thở gấp kèm theo biểu hiện chóng mặt, đau nhức đầu gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Lo lắng, hoảng sợ là phản ứng của cơ thể khi đối mặt với một vấn đề khó khăn nào đó. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và khó thở, đánh trống ngực, mệt mỏi…

Lý do gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt và khó thở này thường không gây nguy hiểm.

2.2. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp (cao huyết áp là tình trạng bệnh lý mãn tính, huyết áp tăng vượt quá mức bình thường (140/90 mmHg). Khoảng 90% trường hợp không xác định được nguyên nhân. 10% còn lại thường do bệnh thận, bệnh nội tiết (cường giáp, suy giáp…), sử dụng một số loại thuốc như corticoid…

Những người cao huyết áp thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nóng phừng mặt, chóng mặt, khó thở, đánh trống ngực… nhất là khi vận động mạnh, leo cầu thang…

2.3. Viêm mê cung (viêm tai trong)

Đây là tình trạng viên phần tai trong chịu trách nhiệm thăng bằng và thính giác. Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn, virus.

Các triệu chứng của viêm mê cung bao gồm đau tai, nhức tai, ù tai chảy dịch trong tai, chóng mặt, buồn nôn…

2.4. Thiếu máu lên não

2.4. Thiếu máu lên não 1

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, suy giảm thính lực và khó thở. Thiếu máu não khiến lưu lượng máu lên não bị suy giảm, cơ thể không đủ oxy tới các tế bào của các cơ quan tiền đình, não bộ… khiến người bệnh có hàng loại các biểu hiện này.

2.5. Bệnh tim

Bệnh tim là thuật ngữ chỉ các tình trạng bệnh lý liên quan đến tim như đau tim, suy tim, rối loạn nhịp tim… Mặc dù, có nhiều loại bệnh tim khác nhau nhưng những biểu hiện phổ biến là mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, chóng mặt, đau đầu xuất hiện ở đa số người bệnh.

2.6. Nguyên nhân khác

Ngoài những lý do phổ biến trên, một số nguyên nhân ít gặp hơn có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở như:

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Khi cơ thể phát hiện ra chất gây dị ứng, nó sẽ tạo ra histamin – chất chống viêm khiến đường thở bị sưng lên và hẹp lại. Vì vậy, người bệnh gặp tình trạng chóng mặt, khó thở, đau đầu, tức ngực, buồn nôn, nôn, sưng tay và chân…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2.6. Nguyên nhân khác 1

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khiến người bệnh bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Ngoài ra,  nhiều người cũng bị ngưng thở khi ngủ do thiếu oxy nên có biểu hiện đau đầu, chóng mặt và một loạt các triệu chứng khác.

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là tình trạng xuất hiện các mảng xơ vữa làm thu hẹp hay tắc lòng mạch, từ đó làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho cơ tim. Kết quả là người bệnh gặp các triệu chứng khó thở, đau ngực âm ỉ, đau ran vùng ngực, chóng mặt, đau đầu…

Bệnh hen suyễn

Đây là tình trạng viêm mãn tính đường thở gây ra do tiếp xúc chất gây dị ứng, hóa chất hay hoạt động thể chất gắng sức…

Đường thở bị tổn thương làm chặn luồng không khí vào ra và khỏi phổi nên người bệnh gặp các triệu chứng như khó thở, thở dốc, ho, tức ngực, chóng mặt, đau đầu… Chúng có thể nặng hơn vào các thời điểm khác nhau trong ngày như buổi sáng, buổi tối.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau đầu chóng mặt khó thở, do đó bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ tìm ra lý do và xây dựng phương pháp điều trị kịp thời.

☛ Tham khảo thêm: Thường xuyên bị đau đầu là bệnh gì?

3. Đau đầu chóng mặt khó thở có nguy hiểm không?

3. Đau đầu chóng mặt khó thở có nguy hiểm không? 1

Đau đầu chóng mặt khó thở do nguyên nhân sinh lý như căng thẳng, lo lắng… thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Tuy nhiên, nếu đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nào đó như thiếu máu não, viêm tai trong, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… thì cần phải đặc biệt chú ý. Do chúng có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tăng huyết áp: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ phải tiến hành cấp cứu khẩn cấp…
  • Thiếu máu não: Nhẹ gây rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, nặng có thể gây nhồi máu não, đột quỵ…
  • Bệnh động mạch vành: Có tới 30 – 50% bị đột tử trước lúc đến bệnh viện và nhiều ca bị suy tim sau khi nhồi máu.
  • Bệnh hen suyễn: Khi lên những cơn hen nặng có thể khiến người bệnh bị khó thở, thiếu oxy nghiêm trọng, rất nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bệnh viêm mê đạo: Gây suy giảm thính lực, nặng có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh diễn biến nhanh chóng với nhiều biến chứng như suy tim, tràn khí màng phổi…
  • Bệnh tim: Có thể dẫn đến các vấn đề như đau tim, đột quỵ…
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng gây sốc phản vệ, mất ý thức, nguy hiểm tới tính mạng…

Như vậy, tuỳ theo nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu chóng mặt khó thở mà có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.

4. Khắc phục chứng đau đầu chóng mặt khó thở bằng cách nào?

Khi thấy các cơn đau đầu, chóng mặt, khó thở thoáng qua, nhất là khi xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh rõ ràng như căng thẳng, lo lắng… bạn nên nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể, hạn chế xoay đầu rồi dần dần triệu chứng sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, các triệu chứng này diễn ra với tần suất lặp lại cao, bạn cần có cách khắc phục riêng. Kế hoạch điều trị tốt nhất là phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Khi điều trị tận gốc bệnh thì các triệu chứng cũng thuyên giảm.

4.1. Thay đổi lối sống

4.1. Thay đổi lối sống 1

Một số nguyên nhân gây khó thở, đau đầu, chóng mặt có thể được kiểm soát tại nhà như lo lắng, căng thẳng, huyết áp cao, bệnh tim, đau nửa đầu…. Những thay đổi về lối sống dưới đây  sẽ hữu ích:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì năng lượng cho cơ thể, giúp quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào diễn ra thuận lợi hơn, cải thiện hoạt động não bộ.
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ làm tăng huyết áp.
  • Kiểm soát căng thẳng, trong khi làm việc cứ 30 phút nên nghỉ ngơi 5 phút cho não bộ thư giãn tránh phải hoạt động quá mức.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia và các chất kích thích khác.
  • Tập thể dục thường xuyên cho hệ tim mạch, tiền đình khỏe mạnh, tăng sức đề kháng ngăn ngừa bệnh tật.

Với những trường hợp lo lắng, lo âu kéo dài mà không kiểm soát được nên thực hiện tư vấn bởi các chuyên gia tâm lý.

4.2. Xoa bóp, bấm huyệt

Có một số bài tập xoa bóp, massage cho phần đầu, mắt, thái dương giúp tăng cường tuần hoàn, làm giảm triệu chứng chóng mặt đau đầu khó thở hiệu quả.

Một số huyệt như huyệt thái khê, an miên, thái xung, thái dương… có thể hữu ích trong trường hợp này. Bạn chỉ cần ấn và day huyệt 1 – 2 lần mỗi ngày trong 1 – 3 phút theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.

4.3. Sử dụng mẹo dân gian

4.3. Sử dụng mẹo dân gian 1

Một số mẹo dân gian giúp cải thiện tuần hoàn máu tốt như sử dụng các thảo dược tự nhiên cũng hữu ích trong việc làm giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, khó thở do thiếu oxy lên não.

  • Dùng trà bạch quả: Loại thảo dược này giúp tăng cường tuần hoàn máu ngoại vi và cả trung ương nhờ hoạt chất ginkgolid. Đồng thời, nó còn có tác dụng bảo vệ tế bào khi cơ thể thiếu oxy, cải thiện chức năng tiền đình. Ngoài ra, các hợp chất glycosid trong trà bạch quả còn giúp chống oxy hoá, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây bệnh.
  • Dùng tam thất: Loại củ này có chứa saponin có khả năng bồi bổ cơ thể, kích thích thần kinh trung ương, chống trầm cảm, giải tỏa căng thẳng giúp tinh thần thoải mái… Vì vậy, tam thất hỗ trợ làm giảm chóng mặt, đau đầu hiệu quả.
  • Trà hoa cúc: Chứa nhiều hoạt chất có tác dụng thư giãn hệ thần kinh trung ương, làm dịu cơn đau đầu, chóng mặt, giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nó còn làm giảm lo âu, căng thẳng hiệu quả.
  • Mật ong: Trong mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, magie, canxi, vitamin B, C giúp cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể, từ đó làm giảm chứng chóng mặt, đau đầu, khó thở do thiếu máu não, căng thẳng…

4.4. Dùng thuốc Tây y

4.4. Dùng thuốc Tây y 1

Tùy thuộc việc điều trị các nguyên nhân gây ra các triệu chứng này là vô cùng quan trọng.

– Thuốc giảm đau không kê đơn giúp làm dịu các triệu chứng nhức đầu trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên nó không điều trị dứt điểm được nguyên nhân gây ra.

– Đối với hầu hết các trường hợp liên quan đến bệnh tim, huyết áp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Những thuốc này giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp bất thường. Chúng bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế ACE…

– Bệnh hen suyễn phải dùng thuốc trong thời gian dài để kiểm soát triệu chứng như thuốc corticoid đường uống hoặc hít…

– Thiếu máu não: Điều trị bằng piracetam để tăng cường chuyển hóa glucose và oxy lên não giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Dưỡng Não Thái Minh giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt do thiếu máu não. Sản phẩm giúp 90,2% khách hàng cải thiện tình trạng đau nửa đầu, đau nhức đầu và 100% người giảm tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.

☛ Tham khảo: Chuyên gia, người dùng đánh giá Dưỡng Não Thái Minh ra sao?

4.4. Dùng thuốc Tây y 2

Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng có thể để lại các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Vì vậy, việc dùng thuốc Tây y cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ về loại, liều lượng và thời gian điều trị. Không được tự ý kê thuốc, hay lấy đơn của người bệnh khác có triệu chứng tương tự để sử dụng. Bên cạnh đó, với những trường hợp đau đầu chóng mặt khó thở có nguyên nhân do bệnh lý, bạn cần điều trị tận gốc bệnh, từ đó các triệu chứng cũng thuyên giảm. Các biện pháp nêu trên chỉ là giải pháp cải thiện tạm thời.

5. Cách phòng ngừa đau đầu chóng mặt khó thở

5. Cách phòng ngừa đau đầu chóng mặt khó thở 1

Đau đầu chóng mặt khó thở có thể được dự phòng hiệu quả nếu bạn có phương pháp đúng đắn. Những gợi ý cho bạn như sau:

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là xoay đầu nhanh do dễ khiến bạn bị chóng mặt.
  • Kiểm soát căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được phục hồi sau cả ngày làm việc mệt mỏi.
  • Suy nghĩ tích cực, chia sẻ với người thân những khó khăn mình gặp phải, tránh áp lực gây lo lắng quá mức.
  • Nên bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với thuốc lá do nhiều tác hại của nó với các cơ thể, bao gồm cả hệ tiền đình, tim mạch.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng (lipid, protein, đường), đặc biệt là bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất, thịt bò, hải sản… giúp nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Tránh uống nhiều các chất kích thích như cà phê, bia rượu, bia… và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Hoạt động thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày để tăng sức đề kháng và nâng cao thể trạng.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nhất là kiểm tra não bộ, tim mạch, huyết áp để phát hiện sớm những bất thường và có biện pháp điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những lý do gây ra các triệu chứng đau đầu chóng mặt và khó thở và cách điều trị. Quan trọng là hãy theo dõi sức khỏe của mình, khi triệu chứng xuất hiện nhiều lần thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.healthline.com/health/chest-pain-and-dizziness
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/shortness-of-breath-and-dizziness

 

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...