Thường xuyên đau đầu bên trái hoặc bên phải cảnh báo bệnh gì?
- 1. Biểu hiện của đau đầu bên trái và bên phải là gì?
- 2. Nguyên nhân gây đau đầu bên trái và đau đầu bên phải
- 2.1. Do căng thẳng stress
- 2.2. Suy nhược thần kinh
- 2.3. Mất ngủ, thiếu ngủ
- 2.4. Lối sống không khoa học
- 2.5. Chế độ ăn uống không lành mạnh
- 2.6. Lạm dụng thuốc giảm đau
- 3. Đau đầu bên trái hoặc bên phải có nguy hiểm không?
- 4. Đau đầu bên trái và đau đầu bên phải cảnh báo bệnh gì?
- 4.1. Viêm màng não
- 4.2. Tăng nhãn áp
- 4.3. Viêm xoang
- 4.4. Rối loạn tiền đình
- 4.5. Thiếu máu lên não
- 4.6. U não
- 5. Khi bị đau đầu bên trái hoặc đau đầu bên phải nên làm gì?
Đau đầu bên trái là triệu chứng có thể gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là người trẻ. Tình trạng này cảnh báo cơ thể đang gặp các vấn đề về sức khoẻ, nhất là hệ tuần hoàn và thần kinh. Đau đầu bên trái kéo dài cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác.
1. Biểu hiện của đau đầu bên trái và bên phải là gì?
Tình trạng đau đầu xuất hiện khá phổ biến ở nhiều đối tượng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có tới 50% người trưởng thành mắc chứng đau đầu ít nhất một lần trong đời.
Cơn đau đầu xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đau có thể ở các vị trí như: vùng đầu, mặt, vùng cổ trên. Cảm giác đau có xu hướng lan tỏa quanh đầu hoặc khu trú tại một vị trí cụ thể như đau đầu bên phải hoặc đau đầu bên trái.
Khi xuất hiện, cơn đau đầu thường kèm theo các biểu hiện:
- Đau lan toả khắp nửa đầu, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội.
- Đau xuất hiện từng cơn và mức độ tăng mạnh khi vận động.
- Ảnh hưởng tới thị giác như: sụp mi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, suy giảm thị lực…
- Căng cứng cổ, vai gáy, nhất là khi quay đầu, nghiêng đầu.
- Chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn.
- Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng hoặc các mùi hương lạ.
Đau đầu bên trái và đau đầu bên phải thường khởi phát đột ngột và tự biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và cuộc sống người bệnh, đặc biệt là đau đầu mạn tính.
2. Nguyên nhân gây đau đầu bên trái và đau đầu bên phải
Theo Hiệp hội Đau đầu Thế giới (IHS), có tới 13 loại đau đầu khác nhau. Đau đầu có thể bắt nguồn từ 70 nhóm nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đau đầu bên trái và đau đầu bên phải được xác định gây ra bởi các yếu tố:
2.1. Do căng thẳng stress
Bình thường, thần kinh và não bộ thực hiện chỉ định các hoạt động vận động, phản xạ của cơ thể. Do phải hoạt động thường xuyên liên tục, các yếu tố tác động tới thần kinh kéo dài làm ảnh hưởng tới thần kinh, não bộ gây đau đầu.
Căng thẳng tâm lý, stress kích thích tuyến thượng thận sản sinh lượng lớn cortisol (một loại hormone steroid). Quá trình này đòi hỏi được cung cấp liên tục năng lượng từ chất béo. Hậu quả là nhịp tim và huyết áp vượt quá mức cần thiết gây rối loạn tuần hoàn, tăng áp lực lên mạch máu. Điều này cũng làm quá trình truyền máu lên tế bào thần kinh bị rối loạn khiến đau đầu.
Hiện nay, đau đầu bên trái và đau đầu bên phải do căng thẳng stress được xếp vào nhóm bệnh đô thị do nhịp sống nhanh, ồn ào, vội vã. Đây cũng là nguyên nhân tiềm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
2.2. Suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh (còn được gọi là kiệt quệ thần kinh) là tình trạng chức năng của vỏ não và trung khu dưới vỏ não bị rối loạn. Suy nhược thần kinh xảy ra do tế bào não thường xuyên căng thẳng, hoạt động hết công suất liên tục gây quá tải.
Hậu quả là thần kinh bị suy nhược, các chức năng của hệ thần kinh suy yếu gây đau đầu và các rối loạn cơ quan khác. Nghiêm trọng hơn, suy nhược kéo dài khiến các tế bào thần kinh mất khả năng hồi phục và tái tạo, toàn bộ cơ thể kéo theo đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.3. Mất ngủ, thiếu ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Khi ngủ, thần kinh được giảm tải công việc tối đa, được thư giãn nghỉ ngơi sau một thời gian hoạt động liên tục.
Mất ngủ, thiếu ngủ là tình trạng gián đoạn giấc ngủ khi con người không ngủ đủ giấc, tỉnh giấc bất chợt, khó đi vào giấc ngủ. Khi mất ngủ, thiếu ngủ, thần kinh không được nghỉ ngơi từ đó gây suy nhược.
Không những thế, việc gián đoạn giấc ngủ còn ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung động thần kinh làm suy giảm bài tiết hormone serotonin. Điều này làm não bộ tăng cường giải phóng yếu tố gây căng thẳng, từ đó gây căng thẳng thần kinh quá mức.
2.4. Lối sống không khoa học
Lối sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới các vấn đề sức khoẻ của cơ thể. Một lối sống không khoa học gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh.
Biểu hiện của lối sống không khoa học thường là: thức quá khuya, nghỉ ngơi không đúng giấc, nằm nhiều, ngủ nhiều, lười vận động… Các thoái quen này khiến cơ thể bị trì trệ, kém linh hoạt, sức đề kháng giảm sút. Những yếu tố này đồng thời cũng tác động lên hệ thần kinh làm thần kinh suy yếu và biểu hiện bằng các cơn đau đầu bên trái hoặc bên phải
2.5. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu của con người. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như:
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các phản ứng chuyển hoá của cơ thể.
- Nuôi dưỡng tế bào phát triển ổn định khoẻ mạnh.
- Nâng cao sức đề kháng.
Tuy nhiên, dinh dưỡng không khoa học lại gây các ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Chúng không chỉ ngăn cản các phản ứng sinh hoá của tế bào mà còn gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Các thực phẩm không lành mạnh làm tăng lắng đọng cholesterol xấu, hoạt hoá các phản ứng viêm của cơ thể, gây hại trên tim mạch, thận và thần kinh.
2.6. Lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có khả năng loại bỏ, giảm nhanh các cơn đau đầu, từ đó mang lại cảm giác thoải mái, khỏe mạnh cho người bệnh. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc lại không được khuyến cáo do gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Theo khuyến cáo, các thuốc giảm đau chỉ được sử dụng trong liều lượng và thời gian quy định. Lạm dụng thuốc sẽ gây quá liều, từ đó biểu hiện nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cơn đau đầu bên trái hoặc bên phải có xu hướng xuất hiện với mức độ nặng khi con người sử dụng thuốc quá đà. Đồng thời, lạm dụng thuốc cũng gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác như: máu, gan, thận…
3. Đau đầu bên trái hoặc bên phải có nguy hiểm không?
Đau đầu bên trái hay đau đầu bên phải đều có khả năng tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh không gây nguy hiểm. Đau đầu thường xuyên kéo dài gây ra các ảnh hưởng như:
Ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh: gây đau đớn, khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác do tê bì và rối loạn chuyển hóa do nôn…
Ảnh hưởng tới cuộc sống: đau xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào do đó làm gián đoạn công việc. Trong trường hợp đau đầu kèm theo choáng váng, hoa mắt, người bệnh dễ té ngã, mất thăng bằng. Tình trạng này gây nguy hiểm ở người cao tuổi hoặc khi đi trên đường, leo cầu thang…
Có thể thấy, đau nửa đầu trái hay phải đều gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ tới người bệnh. Để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống ổn định, hãy quan tâm tới sức khoẻ của mình và có thể khắc phục kịp thời.
4. Đau đầu bên trái và đau đầu bên phải cảnh báo bệnh gì?
Đau đầu bên trái cũng như đau đầu bên phải thường bị xem nhẹ do các triệu chứng ban đầu không ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Tuy nhiên, khi cơn đau đầu kéo dài liên tục, đau dữ dội lại tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, đau đầu có thể cảnh báo bệnh lý như:
4.1. Viêm màng não
Viêm màng não là bệnh lý viêm ở màng não và khoang dưới nhện. Bệnh xuất hiện có thể do nhiễm trùng, phản ứng với thuốc hoặc bắt nguồn từ các bệnh lý khác.
Đây là một bệnh nguy hiểm với các triệu chứng ban đầu gồm: đau đầu, sốt, cứng gáy. Cơn đau có cường độ mạnh ở vị trí viêm và lan toả sang các khu vực lân cận. Chẩn đoán viêm màng não dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ. Phác đồ điều trị gồm sử dụng kháng sinh và các biện pháp bổ trợ khác.
4.2. Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp được gọi là glocom hay thiên đầu thống) là bệnh lý tổn thương thần kinh thị giác triển mạn tính. Tăng nhãn áp được xác định phần lớn xảy ra do di truyền, chấn thương, tác động hoá học hoặc nhiễm trùng mắt.
Tăng nhãn áp có hai dạng là tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp góc đóng cấp tính. Trong, đó tăng nhãn áp góc đóng cấp tính có biểu hiện: đau đầu dữ dội ở nửa đầu có mắt bị bệnh, đau mắt, nhìn mờ, đỏ mắt kèm buồn nôn, ói mửa. Bệnh có thể được phòng ngừa bằng liệu pháp đeo kính bảo vệ mắt, nhỏ thuốc nhỏ mắt hoặc tập các bài tập an toàn.
4.3. Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý viêm ở các xoang cạnh mũi. Bệnh xảy ra do virus, vi khuẩn hoặc các phản ứng dị ứng.
Viêm xoang gây ra các triệu chứng: ngạt mũi, chảy nước mũi mủ kèm theo đau mặt hoặc nặng vùng mặt. Trong một số trường hợp, người bệnh viêm xoang có biểu hiện: đau đầu, đau nhức sọ mặt và có thể có sốt.
4.4. Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh của hệ thống tiền đình. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình được xác định là do tổn thương thần kinh tiền đình, rối loạn tuần hoàn, thiếu máu…
Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người mắc phải qua các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, rối loạn khả năng giữ thăng bằng cơ thể. Các biện pháp can thiệp kịp thời giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
☛ Đọc thêm: Cách sơ cứu người rối loạn tiền đình tại nhà
4.5. Thiếu máu lên não
Thiếu máu não là tình trạng không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy và dinh dưỡng tới não. Nguyên nhân gây ra thiếu máu gồm: thiếu các nguyên liệu tạo máu, hẹp tắc mạch máu lên não, tan máu ác tính, suy tủy xương…
Tuỳ các dạng thiếu máu khác nhau mà các biểu hiện của bệnh là khác nhau, thường thấy là: suy nhược cơ thể, buồn ngủ, xanh xao, đau thắt ngực kèm khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Nghiêm trọng hơn, thiếu máu có thể gây suy tim hoặc sốc.
4.6. U não
U não là tình trạng tăng sinh bất thường cả về số lượng và kích thước các tế bào não. Sự tăng sinh này làm chiếm chỗ của các tế bào hoạt động bình thường, chèn ép gây rối loạn hoạt động, viêm nhiễm.
U não có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, các biểu hiện gây ra là: hoa mắt nhìn mờ, suy giảm trí nhớ, giảm tỉnh táo, co giật… Không chỉ thế, khối u xuất hiện ở não trái hoặc não phải còn gây ra triệu chứng đau dữ dội nửa đầu trái hoặc nửa đầu phải.
5. Khi bị đau đầu bên trái hoặc đau đầu bên phải nên làm gì?
Đau đầu bên trái hay đau đầu bên phải có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính song phổ biến hơn cả ở: người làm việc trong môi trường căng thẳng, phụ nữ mang thai, người hay lo âu… Bệnh có thể tự khỏi song để cơ thể không chịu ảnh hưởng của bệnh, cần có giải pháp khắc phục kịp thời.
Theo đó, khi bị đau đầu, người bệnh nên:
- Chườm nóng: Nhiệt lượng nóng từ túi chườm có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm phản ứng viêm từ đó thúc đẩy tuần hoàn não, giảm đau đầu.
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Áp dụng trong trường hợp đau đầu khi làm việc căng thẳng, áp lực. Nghỉ ngơi thư giãn giúp điều hoà hoạt động của thần kinh, giảm quá tải hoạt động.
- Massage phần đầu, cổ, vai gáy: Việc xoa bóp có khả năng đả thông kinh lạc, thúc đẩy khí huyết lưu thông từ đó thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng.
- Uống trà thảo mộc: Các vị dược liệu trong trà thảo mộc có khả năng chống oxy hoá, kích thích tuần hoàn máu não. Một số thảo dược được khuyên dùng là: trà xanh, bạc hà, cúc hương…
- Sử dụng thuốc giảm đau: Loại bỏ cơn đau đầu nhanh chóng từ đó giúp người bệnh tiếp tục hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên, không được lạm dụng vào thuốc bởi các tác dụng phụ gây ra rất nguy hiểm. ☛ Tham khảo: Đau đầu uống thuốc gì?
- Gặp bác sĩ khi có biểu hiện lạ: Các cơn đau đầu dữ dội bất ngờ và không có dấu hiệu thuyên giảm cảnh báo các bệnh ở giai đoạn nặng. Do vậy, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay để được xử lý điều trị kịp thời.
☛ Tìm hiểu thêm: 10 cách trị đau đầu tại nhà
Ngoài ra, với các chứng đau đầu do rối loạn tiền đình hoặc do thiếu máu não người bệnh có thể kết hợp với với Viên uống Dưỡng Não Thái Minh – là một trong những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sử dụng đảm bảo an toàn – hiệu quả.
Sản phẩm với các thành phần được chiết xuất từ những vị dược liệu tốt cho não bộ giúp hỗ trợ thúc đẩy máu lên não, tăng cường tuần hoàn não, chống oxy hóa và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Theo đó, khi sử dụng người bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng đau đầu bên trái và đau đầu bên phải đồng thời cải thiện sức khỏe thần kinh, phòng ngừa nguy cơ mắc các biến chứng thần kinh khác. ☛ Tìm hiểu thêm: Cách uống Dưỡng não Thái Minh hiệu quả
Có thể thấy, đau đầu bên trái và đau đầu bên phải tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Hiểu rõ về nguyên nhân, tình trạng bệnh sẽ giúp bạn có giải pháp khắc phục an toàn, hiệu quả.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?