Tại sao bị chóng mặt tiền đình? Cách khắc phục?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Chóng mặt tiền đình là bệnh lý phổ biến ở người trung tuổi do tiền đình không đảm nhận được chức năng thăng bằng của cơ thể. Vậy tại sao lại bị chóng mặt tiền đình? Cách khắc phục như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao bị chóng mặt tiền đình? Cách khắc phục? 1

1. Chóng mặt tiền đình là gì?

Cơ quan tiền đình giúp con người cảm nhận được tư thế, vị trí của cơ thể trong không gian để giữ thăng bằng. Bộ máy này gồm 2 phần chính:

  • Tiền đình ngoại vi ở tai: Chứa các ốc bán khuyên, soan nang và cầu nang.
  • Tiền đình trung ương ở não: Gồm các tế bào thần kinh nối từ đầu tiền đình ngoại vi và nhân tiền đình trung ương ở hành não.

Do một nguyên nhân bất thường nào đó, bộ máy tiền đình không đảm nhận được chức năng của mình gây ra chứng chóng mặt hay còn gọi là chóng mặt tiền đình.

Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, lâng lâng, choáng váng, chòng chành như đang đi trên thuyền, xoay tròn hay như bị kéo về một phía. Tình trạng này xuất hiện nhiều nhất khi quay đầu hoặc thay đổi tư thế. Nó kéo dài vài giây hoặc thậm chí nhiều giờ liên tục khiến người bệnh không đi đứng được phải nằm yên.

1. Chóng mặt tiền đình là gì? 1

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng liên quan đến tiền đình khác như:

  • Mất thăng bằng, khó duy trì tư thế đứng thẳng, mất phương hướng, dễ vấp ngã.
  • Ù tai.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Chuyển động của mắt bất thường như rung giật nhãn cầu, khó nhìn rõ…

2. Nguyên nhân gây chóng mặt tiền đình?

Do tiền đình bao gồm ngoại vi và trung ương nên chứng chóng mặt có thể liên quan đến một trong hai phần này hoặc cả hai. Các nguyên nhân gây chóng mặt tiền đình thường gặp bao gồm:

2.1. Nguyên nhân liên quan đến tiền đình ngoại biên

– Thạch nhĩ lạc chỗ: Hay còn gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt tiền đình ngoại biên. Nguyên nhân là do các tinh thể canxi nhỏ (thạch nhĩ) di chuyển khỏi các ống bán khuyên. Điều này khiến tai thông báo đến não rằng cơ thể đang di chuyển nhưng thực tế thì không, làm xuất hiện các cơn chóng mặt.

2.1. Nguyên nhân liên quan đến tiền đình ngoại biên 1

– Nhiễm trùng tai như viêm mê đạo, viêm tai giữa… Những trường hợp này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và gây hại trong tai. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sự thăng bằng của cơ thể và chức năng của thính giác mà còn gây đau tai, tạo mủ hoặc chất lỏng chảy từ tai, sốt cao, buồn nôn.

– Uống thuốc gây độc cho tai: Một số loại thuốc và hóa chất có thể ảnh hưởng tới chức năng của tai. Các tác dụng phụ này thường hết khi ngừng thuốc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các tổn thương không thể phục hồi gây mất thính lực vĩnh viễn. Một số loại thuốc gây hại cho tai như gentamycin, streptomycin, thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh…

– Viêm dây thần kinh tiền đình: Một số bệnh như thủy đậu, sởi… có thể lây lan virus đến vị trí tiền đình ngoại vi gây ảnh hưởng tới dây thần kinh đảm nhận chức năng dẫn truyền thông tin về âm thanh từ tai đến não bộ. Triệu chứng phổ biến của bệnh này là chóng mặt đột ngột, buồn nôn, nôn, mất thăng bằng…

– Bệnh Ménière: Người bệnh xuất hiện những cơn chóng mặt đột ngột, cảm giác như có tiếng vo ve, gầm rú trong tai… và dần mất thính lực theo thời gian. Nguyên nhân có thể do nhiễm virus, dị ứng hoặc phản ứng tự miễn dịch của cơ thể khiến tạo ra quá nhiều chất lỏng ở tai trong.

– Tổn thương ống bán nguyệt: Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp gây chóng mặt tiền đình, khi phần xương ở tai bị mài mòn làm ảnh hưởng tới các ống bán khuyên trong tiền đình ngoại vi.

2.2. Nguyên nhân liên quan đến tiền đình trung ương

2.2. Nguyên nhân liên quan đến tiền đình trung ương 1

Chóng mặt loại này không liên quan trực tiếp đến tiền đình ở tai trong. Nó xảy ra do giảm lưu lượng máu lên não dẫn đến không đủ máu để nuôi dưỡng vùng tiền đình trung ương. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như:

  • Liên quan đến mạch máu ở não: Xơ vữa động mạch, thuyên tắc mạch, phình mạch, cục máu đông…
  • Liên quan đến tim: Rối loạn nhịp tim, đau tim, suy tim, nhịp tim không đều.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây chóng mặt tiền đình, do đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.

3. Chẩn đoán chóng mặt tiền đình như thế nào?

Các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay để chẩn đoán chóng mặt tiền đình bao gồm:

– Dựa vào mức độ, tần suất chóng mặt và các triệu chứng khác đi kèm như mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu…

– Thực hiện các kỹ thuật:

  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống để xác định tắc mạch, mảng xơ vữa…
  • Chụp CT sọ não, MRI sọ não hoặc tai trong để tìm các tổn thương như tắc mạch máu não, u góc cầu tiểu não…

– Các bài kiểm tra tư thế, quan sát các chuyển động của mắt, các bài tập chuyên biệt, roll tests hoặc dix-hallpike để phát hiện thạch nhĩ lạc chỗ…

– Đo chức năng tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ.

☛ Xem thêm: Địa chỉ uy tín khám rối loạn, chóng mặt tiền đình

4. Chóng mặt tiền đình có nguy hiểm không?

4. Chóng mặt tiền đình có nguy hiểm không? 1

Nhiều người coi rằng chóng mặt tiền đình là bệnh bình thường ở tuổi trung niên dẫn đến không ít trường hợp chủ quan, khi đến cơ sở y tế thì các triệu chứng đã trở nặng và xuất hiện nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

– Không thể đi lại và làm việc: Nếu không được điều trị sớm, triệu chứng của bệnh chóng mặt tiền đình ngày càng tăng lên khiến người bệnh không thể đi lại được nên chỉ nằm yên một chỗ. Vì vậy mà nhiều người không thể đi lại để làm việc và tự vệ sinh cá nhân.

– Suy giảm thính lực: Những tổn thương trong tai như nhiễm trùng không được xử lý có thể khiến suy giảm thính lực, thậm chí mất thính lực hoàn toàn.

– Dễ té ngã: Chóng mặt, mất thăng bằng làm tăng nguy cơ ngã và bị thương, nhất là khi lái xe và vận hành máy móc nặng rất dễ gây ra tai nạn.

– Đột quỵ: Các nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu đến não cũng chính là lý do dẫn đến các cơn đột quỵ. Khi não bộ không được cung cấp đầy đủ oxy, nó sẽ không thực hiện được chức năng của mình.

Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu cảnh báo của chóng mặt tiền đình, người bệnh nên đi đến các cơ sở y khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

5. Cách khắc phục chứng chóng mặt tiền đình?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra chóng mặt tiền đình mà có phương pháp điều trị hiệu quả. Nó có thể bao gồm thực hiện các bài tập thăng bằng, sử dụng thuốc và phẫu thuật.

5.1. Điều trị không dùng thuốc

5.1. Điều trị không dùng thuốc 1

Đây là một phương pháp phổ biến để điều trị chóng mặt tiền đình trong giai đoạn mãn tính. Phục hồi chức năng tiền đình không dùng thuốc là chương trình vật lý trị liệu bao gồm các bài tập vận động mắt, các hoạt động giữ thăng bằng có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hãy thở chậm đều, một nhịp không quá 4 – 6 giây. Trước khi bắt đầu các tập luyện cần thả lỏng người bằng cách nhẹ nhàng nhún vai và xoay tròn vài vòng. Các bài tập bao gồm:

  • Lắc: Quay đầu từ phải sang trái và ngược lại 10 lần trong 10 giây. Chờ 10 giây sau, thực hiện tiếp 10 lượt nữa.
  • Gật đầu: Gật đầu lên xuống và ngược lại 10 lần trong 10 giây. Nhón đầu xa nhất có thể mà vẫn thấy thoải mái. Chờ 10 giây sau, thực hiện tiếp 10 lượt nữa.
  • Lắc, nhắm mắt: Thực hiện bài tập lắc đầu từ trái sang phải 10 lần khi nhắm mắt. Chờ 10 giây sau, thực hiện tiếp 10 lượt nữa.
  • Lắc, nhìn chằm chằm: Giữ ngón tay hướng lên trước mặt và thực hiện bài tập lắc trong khi nhìn chằm chằm vào ngón tay 10 lần. Đừng để mắt di chuyển khỏi ngón tay này. Chờ 10 giây sau, thực hiện tiếp 10 lượt nữa.

Những bài tập này giúp tăng tính nhạy bén của hệ thống tiền đình, phục hồi chức năng thính giác và cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể.

Ngoài ra, trong điều trị thạch nhĩ lạc chỗ các bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh kết hợp tập luyện với việc sử dụng máy để tái định vị sỏi ở tai về đúng vị trí ban đầu của nó.

5.2. Điều trị bằng thuốc

5.2. Điều trị bằng thuốc 1

Phương pháp điều trị bằng thuốc thường được dùng khi xuất hiện các cơn chóng mặt đột ngột kèm các triệu chứng khác. Mục tiêu dùng thuốc để:

  • Điều trị căn nguyên gây ra bệnh.
  • Kiểm soát các triệu chứng.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong chóng mặt tiền đình gồm:

– Thuốc ức chế tiền đình để làm giảm cường độ chóng mặt và rung giật nhãn cầu:

  • Nhóm benzodiazepin như clonazepam, lorazepam và alprazolam… có tác dụng làm giảm lo âu và chống trầm cảm nhưng với liều lượng nhỏ nó hoạt động như thuốc ức chế tiền đình giúp kiểm soát chứng chóng mặt cấp tính hiệu quả. Tác dụng phụ của thuốc gồm hội chứng cai thuốc, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ té ngã…
  • Thuốc kháng histamin như meclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine và promethazine… có tác dụng dự phòng và điều trị chứng chóng mặt. Tác dụng phụ là khô miệng, mờ mắt.
  • Thuốc kháng tiết choline như scopolamine giúp giảm tốc độ rung giật nhãn cầu tiền đình, giảm chóng mặt. Tác dụng phụ là giãn đồng tử, khô miệng, an thần.

– Thuốc điều trị triệu chứng liên quan như prochlorperazine, meclizine, dimenhidrinate… giúp chống nôn hiệu quả.

– Thuốc điều trị nguyên nhân gây ra chóng mặt tiền đình như:

  • Viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh viêm mê đạo, viêm tai giữa…: Thường dùng thuốc chống viêm như Dexamethasone kết hợp với kháng sinh và kháng virus.
  • Bệnh Ménière: Thường sử dụng hydrochlorothiazide-triamterene và betahistine để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Chứng đau nửa đầu: Bao gồm thuốc chẹn β (propranolol, metoprolol), thuốc chống co giật (valproate, topiramate), thuốc chẹn kênh canxi (verapamil), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, fluoxetine, venlafaxine) và chất ức chế anhydrase carbonic (acetazolamide)…
Việc dùng bất cứ loại thuốc Tây y nào cũng có thể gây ra một số tác động ngoài ý muốn. Do đó để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Không tự ý ngừng thuốc khi các triệu chứng cải thiện.

☛ Xem chi tiết hơn: Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

5.3. Phẫu thuật hoặc các thủ thật khác

5.3. Phẫu thuật hoặc các thủ thật khác 1

Phương pháp này chỉ được sử dụng khi liệu pháp phục hồi chức năng thăng bằng và dùng thuốc không đem lại hiệu quả.

– Tiêm thuốc: Các bác sĩ có thể tiêm gentamicin vào tai trong để vô hiệu hóa chức năng thăng bằng của tai đó. Sau đó, tai không bị ảnh hưởng sẽ thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của tai đã tiêm thuốc.

– Phẫu thuật loại bỏ cơ quan cảm giác tai trong: Các bác sĩ tiến hành cắt bỏ mê cung, cắt dây thần kinh tiền đình, sửa lại dò tai trong… tuỳ từng trường hợp. Cũng giống như tiêm thuốc vào tai, phương pháp này khiến người bệnh bị điếc một bên tai phẫu thuật.

4. Cách ngăn ngừa chóng mặt tiền đình?

Các triệu chứng của chóng mặt tiền đình rất dễ tái phát, do đó người bệnh nên thực hiện một số biện pháp dự phòng hiệu quả. Một số phương pháp bao gồm:

  • Tránh di chuyển đột ngột như đứng lên ngồi xuống, xoay cổ…
  • Để đề phòng nguy cơ mất thăng bằng dẫn đến ngã và chấn thương, người già nên di chuyển bằng gậy nếu cần thiết, sử dụng thảm chống trượt và đèn chiếu sáng.
  • Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý bớt hay thêm liều để tránh gây ảnh hưởng tới chức năng của tiền đình ngoại biên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như uống đủ nước, tránh dùng rượu, cà phê… để tăng cường sức khỏe tổng quát.
  • Thường xuyên tập thể dụng, nhất là các bài tập nâng cao khả năng thăng bằng như bài tập vận động vùng cổ, vai, gáy…

☛ Tham khảo: Tư thế nằm tốt cho người rối loạn tiền đình

5. Dưỡng Não Thái Minh – Giải pháp cho chứng chóng mặt tiền đình

Một trong những sản phẩm bổ trợ cho chứng chóng mặt tiền đình được nhiều chuyên gia khuyên dùng là Dưỡng Não Thái Minh. Sản phẩm gồm các thảo dược an toàn và lành tính giúp hỗ trợ điều trị bệnh chóng mặt tiền đình hiệu quả.

5. Dưỡng Não Thái Minh - Giải pháp cho chứng chóng mặt tiền đình 1

  • Thạch tùng: Thảo dược chứa enzyme huperzine A có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và ổn định thần kinh tiền đình. Cao Thạch tùng kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các cơn chóng mặt.
  • Bạch quả, Đinh lăng: Đây là những thảo dược được nghiên cứu và chứng minh khả năng tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, giảm chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ của người bệnh.
  • Enzyme Nattokinase: Được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ Nhật Bản giúp làm sạch cục máu đông và thông thoáng thành mạch.

Khảo sát người dùng sản phẩm cho thấy:

  • 100% khách hàng cải thiện tình trạng chóng mặt.
  • 90,2% người dùng giảm triệu chứng đau đầu.
  • 74,5% khách hàng cải thiện chứng mất ngủ.

Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh cải thiện hiệu quả và triệt để tình trạng chóng mặt, đau đầu và mất ngủ.

Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Ngày 4 viên, chia 2 lần trong tháng đầu tiên. Sau đó chuyển dùng ngày 2 viên, chia 2 lần. Sử dụng trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
  • Uống vào buổi sáng và buổi trưa. Nên dùng liên tục từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt.

☛ Đọc tiếp: Cách uống Dưỡng não Thái Minh hiệu quả nhất!

Nếu có bất cứ thắc hoặc cần tư vấn thêm thông tin về bệnh chóng mặt tiền đình và sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty

Tài liệu tham khảo

  • https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/treatments/medication/
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/diagnosis-treatment/drc-20371792

 

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...