Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 50 triệu người trên thế giới bị suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ, đa phần là người cao tuổi. Tuy nhiên, số lượng này thực tế có thể cao hơn do một số người không được chẩn đoán chính xác hoặc không được đăng ký.
Mục lục
Suy giảm trí nhớ ở người già là gì?
Suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi đề cập tới tình trạng trí nhớ suy giảm xảy ra khi lão hóa, vốn dĩ không được coi là bệnh lý. Đây là hội chứng lâm sàng, gây ra bởi những tổn thương hoặc thoái hóa của não bộ tích tụ trong quá trình hình thành và và phát triển. Một số nghiên cứu đưa ra thông tin rằng, ở độ tuổi 20 – 25, mỗi ngày có khoảng 2500 tế bào thần kinh bị phá hủy và không có sự tái tạo thay thế, tốc độ tăng nhanh hơn ở độ tuổi 60 trở đi.
Những người lớn tuổi khi gặp tình trạng này cần nhiều thời gian hơn để tạo ra những ký ức mới, để tìm hiểu các thao tác mới hay các thông tin phức tạp hơn. Sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác có thể dẫn tới tình trạng hay quên, lú lẫn và thường phải đối mặt với những tình huống khó xử. Tuy nhiên, không có tình trạng suy giảm nhận thức. Khi có đủ thời gian, người lớn tuổi vẫn có thể tư duy và trả lời các câu hỏi chính xác, điều này cho thấy bộ nhớ và các chức năng nhận thức của não bộ vẫn còn nguyên vẹn.
Dấu hiệu nhận biết chứng suy giảm trí nhớ ở người già
Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên cũng gây ra không ít những khó khăn, phiền toái trong cuộc sống. Vì vậy, người thân nên chú ý các dấu hiệu cảnh báo “bệnh tuổi già” để kịp thời cải thiện và phòng ngừa những chuyện ngoài ý muốn có thể xảy ra.
- Khó nhớ những sự kiện mới: người bị suy giảm trí nhớ có thể khó nhớ những sự kiện vừa xảy ra, như việc để quên đã đọc tin tức gì vào sáng nay.
- Giảm khả năng diễn đạt: Người già mắc bệnh suy giảm trí nhớ thường gọi sai tên vật dụng. Họ khó khăn khi tìm từ ngữ diễn đạt, nói sai, viết sai. Đôi khi, họ bị lặp đi lặp lại những gì muốn truyền tải.
- Lặp lại hành động hoặc câu nói nhiều lần: người bị suy giảm trí nhớ có thể quên mình đã thực hiện hành động hoặc nói câu chuyện đã kể trước đó và lặp lại chúng nhiều lần.
- Quên mất thông tin quan trọng: người bị suy giảm trí nhớ có thể quên mất các thông tin quan trọng như tên người thân, địa chỉ, số điện thoại,..
- Khó tập trung và quên lẫn các thông tin nhỏ: người bị suy giảm trí nhớ có thể khó tập trung, dễ quên lẫn các thông tin nhỏ và cụ thể trong các tác vụ hàng ngày.
- Khó khăn trong việc định hướng và tìm đường: người bị suy giảm trí nhớ có thể dễ bị lạc đường hoặc quên mất đường đi về nhà.
- Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường: Rất dễ dàng nhận ra người già thường bực tức hoặc trở nên đa nghi, lo lắng nhiều hơn khi họ cảm thấy không thoải mái.
- Thu mình khỏi xã hội: Suy giảm trí nhớ khiến người cao tuổi khó theo dõi và ghi nhớ kịp các sự kiện, hoạt động xã hội quanh mình như đội bóng họ yêu thích, các sở thích cá nhân khác. Chính vì thế, họ có xu hướng tránh tham gia hoạt động xã hội và trở nên thu mình.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ tuổi già
Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất trí nhớ ở người già, trong đó một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
1. Do tuổi tác
Quá trình lão hóa là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ ở người già. Theo thời gian, não bộ của con người sẽ trải qua quá trình lão hóa tự nhiên, điều này đồng nghĩa với việc các tế bào thần kinh trong não bộ cũng sẽ bị thoái hóa và giảm số lượng. Các kết nối giữa các tế bào thần kinh cũng bị suy giảm và làm chậm quá trình truyền tin giữa các tế bào. Đây là những tác động tiêu cực lên hoạt động của bộ não, gây ra các vấn đề về trí nhớ, tập trung và suy giảm khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tư duy.
2. Mắc phải một số bệnh lý
Suy giảm trí nhớ thường có thể là hệ lụy khi người bệnh bị chấn thương hoặc do các bệnh lý. Những tổn thường này có thể gây mất trí nhớ tạm thời hoặc dài hạn, khó ghi nhớ các thông tin và quên đi nhanh chóng.
- Gặp phải một biến cố: Một số người có thể bị suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ tạm thời sau khi gặp phải một biến cố lớn trong cuộc sống, có thể là sự ra đi của người thân yêu, mất mát lớn về tài sản,…
- Chấn thương đầu: Đặc biệt là chấn thương đầu nặng, có thể dẫn đến sự suy giảm trí nhớ và các vấn đề khác liên quan đến chức năng não.
- Bệnh Alzheimer: Đây là một loại bệnh thoái hóa não bộ, gây tổn thương nặng nề cho trí nhớ và khả năng tư duy của người bệnh. Bệnh Alzheimer thường bắt đầu ở độ tuổi 65 tuổi trở lên, nhưng cũng có trường hợp bắt đầu từ độ tuổi 40-50.
- Thiếu máu não: Thiếu máu não xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não giảm đi, dẫn đến sự suy giảm chức năng của bộ não, trong đó có trí nhớ.
- Bệnh Parkinson: Bệnh Parkinson là một loại bệnh thoái hóa thần kinh, gây ra sự suy giảm chức năng của hệ thần kinh và ảnh hưởng đến các khu vực của não liên quan đến trí nhớ.
- Bệnh tim mạch: Những bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành có thể gây thiếu máu não và gây suy giảm trí nhớ.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương đến các mạch máu, đặc biệt là mạch máu trong não, gây ra các vấn đề về trí nhớ và chức năng não khác.
3. Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh
Dùng các loại thuốc chữa bệnh trong thời gian dài cũng là một trong những tác nhân gây ra suy giảm trí nhớ ở những người lớn tuổi. Đặc biệt, người cao tuổi thường phải sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau, do đó rất dễ gây suy giảm trí nhớ. Đó có thể là
- Thuốc an thần: Thuốc an thần có thể làm giảm khả năng tập trung và gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của người sử dụng.
- Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm khả năng tập trung và gây mất trí nhớ.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị dị ứng có thể làm giảm sự tập trung và khả năng nhớ.
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như thuốc morphine và oxycodone có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ.
- Thuốc chống co giật: Các loại thuốc chống co giật như phenytoin và carbamazepine có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ.
Nếu băn khoăn về vấn đề này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm hiểu các lựa chọn điều trị khác thay thế hoặc thay đổi liều lượng của thuốc cho người thân của mình.
Ngoài ra, những tác động bên ngoài như căng thẳng, áp lực, thiếu ngủ, thiếu hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng não bộ và làm suy giảm trí nhớ ở người già.
Hướng dẫn chăm sóc người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ
Việc chăm sóc người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ là rất quan trọng để giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu những tác động tiêu cực của bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc người lớn tuổi bị suy giảm trí nhớ:
Về ăn uống, sinh hoạt:
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, không sử dụng đồ uống có chứa caffeine, nicotine và rượu.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện trí nhớ và chức năng não của người cao tuổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được phương pháp tập luyện phù hợp nhất cho người thân yêu của bạn.
- Tạo ra một lịch trình sinh hoạt phù hợp: Tạo ra một lịch trình rõ ràng và đơn giản để họ có thể dễ dàng nhớ và tuân thủ. Hãy đảm bảo rằng họ có thời gian cho việc thăm khám sức khỏe và các buổi tụ họp của gia đình nhiều người thân quây quần nói chuyện, ôn lại kỷ niệm cũ.
- Tương tác xã hội: Kích thích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với bạn bè và gia đình. Tương tác xã hội giúp tăng cường trí nhớ và giúp họ cảm thấy tốt hơn về mặt tinh thần.
- Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý để giúp người bệnh có thể xử lý và vượt qua những khó khăn của vấn đề suy giảm trí nhớ.
- Tạo môi trường sống thoải mái: Tạo cho người lớn tuổi môi trường sống thoải mái, ấm áp và tiện nghi để họ cảm thấy thoải mái và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
- Không gian sống: Phòng ngủ của người lớn tuổi và khắp nơi trong nhà nên treo nhiều hình ảnh kỷ niệm để kích thích trí nhớ của họ. Đồng hồ và lịch trong nhà cũng cần chọn loại to, đặt nơi dễ nhìn để dễ theo dõi thời gian.
Về vệ sinh cá nhân
- Tắm rửa: bạn cần chủ động nhắc nhở hoặc chuẩn bị đồ giúp người thân.
- Cần chuẩn bị nước có nhiệt độ cho phù hợp với thời tiết.
- Nên sử dụng ghế ngồi để tắm, phòng tránh té ngã.
Về giấc ngủ và quần áo
- Đảm bảo giấc ngủ đủ và không gian yên tĩnh, hạn chế uống nhiều nước buổi chiều để hạn chế tiểu đêm. Không lạm dụng thuốc ngủ, tuyệt đối không sử dụng khi không được bác sĩ chỉ định. Tránh ngủ ngày quá nhiều để khiến ban đêm khó ngủ.
- Quần áo nên chọn loại đủ ấm/ đủ mát, rộng rãi và thoải mái, không nên có khóa hay nhiều nút rắc rối.
- Giày dép của người lớn tuổi không nên có dây buộc vì sẽ khiến làm họ bối rối và nên chọn loại đế chống trơn, bền chắc.
Phòng ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi
Để phòng ngừa suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, có thể áp dụng một số cách như sau:
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu đến não bộ, cải thiện sự tập trung và giảm stress.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn uống đa dạng, giàu chất xơ và chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, omega-3… giúp cải thiện chức năng não bộ.
- Giảm thiểu stress: Stress và căng thẳng có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Vì vậy, cần giảm thiểu stress bằng các phương pháp như yoga, meditate, đi dạo, thư giãn.
- Giữ liên lạc xã hội: Liên lạc xã hội thường xuyên giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao, tình nguyện cũng giúp cải thiện chức năng não bộ.
- Giữ tư duy tích cực: Tư duy tích cực, lạc quan giúp giảm căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ.
- Điều chỉnh giấc ngủ: Ngủ đủ giấc và đủ thời gian giúp cải thiện chức năng não bộ.
- Tham gia các hoạt động trí não: Tham gia các hoạt động trí não như đọc sách, chơi game trí tuệ, tìm hiểu kiến thức mới, học ngoại ngữ giúp tăng cường hoạt động não bộ và giảm thiểu suy giảm trí nhớ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe kịp thời, tránh ảnh hưởng đến chức năng não bộ.
- Phòng ngừa và quản lý các bệnh lý liên quan: Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch… có thể gây suy giảm trí nhớ. Vì vậy, cần ngừa và quản lý các bệnh lý này kịp thời.
- Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích
Suy giảm trí nhớ khi cao tuổi là vấn đề sức khỏe phổ biến và một điều tất yếu của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, người thân cũng không nên chủ quan, cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, ông bà của mình một cách tốt nhất. Để não bộ hoạt động trơn tru và minh mẫn hơn, cũng cần bổ sung các dưỡng chất tốt cho não, ví dụ như các chiết xuất từ cao Đinh Lăng, cao Bạch Quả, Thạch Tùng, Nattokinase, vitamin nhóm B, Choline, Alpha Lipoic Acid
Dưỡng Não Thái Minh có thành phần từ các loại thảo dược kể trên, ví dụ như chiết xuất từ Cao Đinh Lăng chứa hàm lượng Saponin, chiết xuất từ cao Bạch quả chứa Flavonoid giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, tăng tốc độ dòng máu và mức độ tưới máu não, cải thiện thiểu năng tuần hoàn não. Từ đó giúp chữa lành các tổn thương, phục hồi và tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh, giúp tăng cường hoạt động não, làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh, cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe não bộ hoặc sản phẩm Dưỡng não Thái Minh, bạn vui lòng gửi bình luận phía bên dưới bài viết hoặc liên hệ tới số điện thoại 1800 1705 để được các tư vấn viên và chuyên gia của duongnaothaiminh.com hỗ trợ.