Rối loạn tuần hoàn não: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Não bộ đảm nhận nhiều chức năng của cơ thể như kiểm soát suy nghĩ, điều khiển lời nói, vận động của tay chân, nhận thức, giữ thăng bằng… Vì vậy, khi bị rối loạn tuần hoàn não, làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào não có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn tuần hoàn não: Nguyên nhân và cách khắc phục 1

1. Rối loạn tuần hoàn não là gì?

1. Rối loạn tuần hoàn não là gì? 1

Rối loạn tuần hoàn não là những vấn đề liên quan đến lưu lượng máu đến não. Nó có thể do các nguyên nhân khác nhau làm giảm hay gián đoạn dòng máu lên não dẫn đến giảm cung cấp oxy, glucose cho não bộ để thực hiện các chức năng của các mô. Điều này dẫn đến tình trạng tổn thương tế bào thần kinh, đột quỵ do thiếu máu não, tai biến mạch máu não… rất nguy hiểm.

Các vấn đề về lưu lượng máu có thể xảy ra như:

  • Hẹp mạch máu (do các chất lắng đọng và tích tụ làm giảm diện tích lòng mạch).
  • Hình thành cục máu đông (huyết khối).
  • Tắc nghẽn động mạch (tắc mạch do cục máu đông vỡ ra từ nơi khác và di chuyển đến não gây tắc).
  • Vỡ mạch máu (xuất huyết).

Rối loạn tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi, người làm việc trí óc căng thẳng. Bệnh có triệu chứng từ nhẹ, trung bình và nặng nhưng dù ở mức độ nào nếu không điều trị sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan mà phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị thích hợp.

2. Triệu chứng rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn máu não có thể chia thành 2 loại như sau:

  • Cấp tính: gồm đột quỵ do thiếu máu não, thiếu máu não thoáng qua, xuất huyết não.
  • Mãn tính: thiếu máu não mãn tính.

Tùy thuộc vào loại rối loạn tuần hoàn não mà có các triệu chứng khác nhau.

2.1. Rối loạn tuần hoàn não cấp tính

2.1. Rối loạn tuần hoàn não cấp tính 1

Rối loạn tuần hoàn não có thể xảy ra đột ngột, cơ thể không thể bù trừ dẫn đến các cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ, xuất huyết não. Các dấu hiệu của tình trạng này như sau:

– Đột ngột đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn.

– Liệt hay yếu một bên cơ thể.

– Mất phương hướng, mất trí nhớ.

– Khó giao tiếp, đang nói chuyện dừng lại không nói được.

– Mất thị lực một bên.

– Đại tiện không tự chủ.

2.2. Rối loạn tuần hoàn mãn tính

2.2. Rối loạn tuần hoàn mãn tính 1

Khi thiếu máu não ở mức nhẹ, cơ thể bù trừ được và diễn ra thường xuyên, bệnh sẽ trở thành mãn tính. Các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tuần hoàn mãn tính bao gồm:

– Đau đầu: Mức nhẹ thường đau âm ỉ khắp vùng đầu, đôi khi nặng khu trú tại vùng cố định.

– Hoa mắt, chóng mặt: đôi khi gặp nhưng kéo dài hàng giờ, hàng ngày hoặc lâu hơn. Có thể kèm buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Điều này, khiến người cao tuổi dễ bị ngã, đứng lên đi lại khó khăn do mất thăng bằng.

– Suy giảm trí nhớ: người bệnh hay quên những sự việc diễn ra gần đây, hay hỏi đi hỏi lại một vấn đề.

– Mất ngủ: do tác động đến hệ thần kinh trung ương nên người bệnh có thể xuất hiện các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, khi ngủ được lại không được sâu, dễ tỉnh…

– Tê bì chân tay: do cơ chế bù trừ, cơ thể lấy máu từ những nơi có nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng thấp hơn lên não nên làm giảm lượng máu ở chân tay. Điều này gây tê bì, râm ran như có kiến bò.

Không phải tất cả người bệnh đều có các triệu chứng như trên. Do đó, khi thấy một số các dấu hiệu trên, nhất là rối loạn thiếu máu não cấp tính cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn tuần hoàn não. Một người mắc bệnh có thể do nhiều lý do khác nhau, bao gồm:

3.1. Do thói quen không tốt

3.1. Do thói quen không tốt 1

– Dùng nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá: các chất kích thích có thể tác động đến mạch máu gây co thắt làm giảm lưu lượng máu lên não bộ.

– Căng thẳng, lo lắng thường xuyên: tình trạng này khiến mạch máu co thắt, dẫn đến lưu lượng máu lên não bộ bị gián đoạn.

– Lười vận động, làm việc nhiều với thiết bị điện tử: Ngồi yên một chỗ, lười vận động là một trong những nguyên nhân khiến tuần hoàn máu kém lưu thông gây rối loạn tuần hoàn não.

– Gối đầu quá cao làm cổ bị gấp khúc tại đốt sống cổ, chèn ép vào dây thần kinh cũng làm giảm lưu lượng máu lên não, lâu dần gây rối loạn tuần hoàn não mãn tính.

3.2. Xơ vữa động mạch

3.2. Xơ vữa động mạch 1

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây hẹp lòng mạch máu trong các động mạch của não bộ. Vì vậy mà nó cũng là lý do hàng đầu gây đột quỵ trên toàn thế giới.

Bệnh bắt đầu từ các tổn thương và rối loạn chức năng của nội mô, mở đường cho sự thu hẹp lòng mạch. Do ảnh hưởng tới nội môi nên tại vị trí này mạch có ái lực cao với các phân tử glycoprotein, đặc biệt là LDL. Trải qua hàng loạt các quá trình phức tạp dẫn đến tích tụ các chất béo giàu lipid trong lòng mạch gọi là xơ vữa động mạch. Theo thời gian, mảng xơ vữa lớn dần càng thu hẹp lòng mạch khiến lưu lượng máu càng giảm.

3.3. Thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ do tuổi tác có thể làm mấu gai hai bên đốt sống chèn ép các động mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não gây rối loạn tuần hoàn não.

3.4. Các bệnh lý tim mạch

Ngoài nguyên nhân nội tại của mạch máu não bên trên còn có nguyên nhân bên ngoài gây tắc nghẽn mạch máu là huyết khối do các bệnh lý tim mạch.

Các bệnh như rung tâm nhĩ, suy tim… làm tăng nguy cơ thuyên tắc gây ứ đọng. Điều này dễ hình thành cục máu đông ở các vị trí xa não, sau đó di chuyển đến não và gây tắc mạch máu não. Đây là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ.

3.5. Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là nguyên nhân dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Chúng có thể theo dòng tuần hoàn đến não bộ gây ra thuyên tắc mạch máu não, làm giảm lưu lượng máu đến não.

3.6. Phình động mạch não

3.6. Phình động mạch não 1

Chứng phình động mạch não là một khu vực mạch máu trong não yếu đi, dẫn đến một phần của thành mạch phình ra. Khi phình quá mức sẽ làm vỡ mạch máu gây xuất huyết, làm gián đoạn tuần hoàn máu não rất nguy hiểm.

Vị trí phát triển bệnh thường từ điểm mạch máu phân nhánh bởi tại đây dễ bị tổn thương hơn về cấu trúc.

3.7. Dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu là sự kết nối bất thường của động mạch, tĩnh mạch hoặc cả hai. Chúng có thể gây ra những rủi ro đáng kể như chảy máu, tắc mạch… so với các mạch máu bình thường.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn gây rối loạn tuần hoàn não như tụt huyết áp đột ngột, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, tiểu đường, béo phì…

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não có nguy hiểm không? Rối loạn tuần hoàn não làm gián đoạn lượng oxy và glucose cung cấp tới các tế bào não, nếu không được điều trị nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

4.1. Thiếu oxy não

Khi cục máu đông phát triển trong lòng mạch, quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng ở não bộ bị suy giảm. Kết quả là giảm lưu lượng máu não, khiến não bộ thiếu oxy không thể thực hiện chức năng bình thường. Tình trạng có các dấu hiệu như nhầm lẫn, mơ màng…

4.2. Phù não

4.2. Phù não 1

Phù não là một trong những biến chứng của rối loạn tuần hoàn não. Tình trạng thiếu oxy lên não, khiến não tích tụ nhiều oxy hơn, thể tích não tăng lên gây phù.

Lâu dần nếu không được cải thiện sẽ tăng áp lực bên trong sọ gây chèn ép các mạch máu nuôi não, làm nghiêm trọng hơn bệnh rối loạn tuần hoàn não. Nguy hiểm nhất có thể khiến chết não.

4.3. Động kinh

Biến chứng đáng chú ý của bệnh rối loạn tuần hoàn não là động kinh. Khi thiếu oxy lên não có thể dẫn đến cơn co giật từ 1 – 2 phút, giảm trương lực cơ, mất ý thức, rơi vào trạng thái lú lẫn, mê man kéo dài vài phút đến vài giờ.

4.4. Xuất huyết não

Khi dòng máu lưu thông lên não không đều khiến áp lực lên các động mạch tăng, lâu dần gây vỡ mạch chảy máu não, nặng gây ra các di chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.

4.5. Đột quỵ nhồi máu não

Biến chứng nguy hiểm khác của rối loạn tuần hoàn não là đột quỵ nhồi máu não. Máu lưu thông lên não kém làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch dẫn đến đột quỵ nhồi máu não, để lại nhiều di chứng nặng nề.

5. Chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não như thế nào?

5. Chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não như thế nào? 1

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật thích hợp để xác định mức độ, vị trí cũng như nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não:

– Thăm hỏi các triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng của người bệnh như tần suất, mức độ, thời điểm gặp, gia đình có tiền sử mắc bệnh rối loạn tiền đình không…

– Chụp động mạch não: bác sĩ luồn ống thông dài, hẹp qua kim vào động mạch bụng, ngực đến động mạch cổ để chụp động mạch đốt sống, động mạch cảnh nuôi dưỡng não bộ.

– Chụp cắt lớp vi tính CT: xương, máu và mô não có mật độ rất khác nhau nên có thể cho hình ảnh phân biệt chúng trên tấm phim giúp xác định nơi rối loạn tuần hoàn não. Phương pháp này dần thay thế cho chụp mạch có xâm lấn giúp chẩn đoán chính xác đột quỵ do xuất huyết nhưng lại khó phát hiện được đột quỵ do thiếu máu não trong vài giờ hoặc vài ngày.

– Siêu âm doppler: dùng gel hòa tan đặt vào thiết bị dò, sau đó hướng sóng âm thanh tần số cao đến động mạch và tĩnh mạch để giúp xác định động mạch bình thường hay đang có tổn thương.

– Điện não đồ: dùng điện cực đặt lên da đầu để nhận tín hiệu não dưới dạng sóng.

– Chụp cộng hưởng từ MRI: cho hình ảnh 3 chiều về cấu trúc não bộ bằng cách sử dụng từ trường và công nghệ máy tính, cho phép hiển thị rõ hình ảnh não bộ, mô thần kinh, dấu hiệu của các cơn đột quỵ nhỏ có xuất hiện trước đó hay không.

– Chụp mạch cộng hưởng từ MRA: cung cấp hình ảnh của các động mạch ở đầu và cổ để phát hiện tắc nghẽn và chứng phình động mạch.

6. Điều trị rối loạn tuần hoàn não như thế nào?

Rối loạn tuần hoàn não có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị cụ thể của bệnh rối loạn tuần hoàn não phụ thuộc vào loại mà bệnh nhân mắc phải. Tuy nhiên, việc điều trị thường tập trung vào việc cải thiện lưu lượng máu lên não và khắc phục tình trạng xuất hiện.

Các phương pháp điều trị rối loạn tuần hoàn não gồm:

6.1. Chế độ dinh dưỡng

6.1. Chế độ dinh dưỡng 1

Người bị rối loạn tuần hoàn não nên chú ý đến chế độ ăn uống như sau:

– Cung cấp thực phẩm giàu magie để giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt như: hạt mè, nho khô, rau xanh, hạnh nhân…

– Bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin E để cân bằng lượng hormon trong cơ thể, giảm thiểu căng thẳng như dầu ô liu, cá hồi…

– Bổ sung thực phẩm chứa sắt giúp tăng tạo máu cho cơ thể: đậu phộng, các loại thịt đỏ, táo…

– Hạn chế rượu bia, các chất kích thích khác.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ xấu như đồ ăn chiên lại nhiều lần, thức ăn nhanh…

6.2. Chế độ sinh hoạt

6.2. Chế độ sinh hoạt 1

– Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng, học cách kiểm soát cảm xúc.

– Mỗi 2 tiếng làm việc trí não nên nghỉ ngơi ít nhất 5 phút, đứng lên đi lại để máu lưu thông tốt, hạn chế căng thẳng, thiếu máu lên não.

– Hạn chế hút thuốc lá.

– Không gối đầu quá cao khi ngủ.

6.3. Xoa bóp, bấm huyệt

Tùy triệu chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não mà thực hiện các cách xoa bóp bấm huyệt khác nhau như:

Với người thường xuyên bị đau đầu: xoa bóp bằng cách lấy bàn tay xát trán, trải đầu từ trán ra sau gáy, lấy bàn tay xát gáy từ 5-10 lần. Đồng thời ấn huyệt phong trì, bách hội khoảng 2-3 phút.

– Với người bị suy giảm trí nhớ, mất ngủ: lấy dòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân khoảng 20-30 lần kèm ấn huyệt nội quan, thần môn khoảng 2-3 phút.

– Với người mệt mỏi, căng thẳng thần kinh: ấn huyệt tâm âm giao, thái xung khoảng 2-3 phút.

– Nếu mệt mỏi, giảm khả năng làm việc: ấn huyệt túc tam lý khoảng 2-3 phút.

6.4. Thuốc trị rối loạn tuần hoàn não

6.4. Thuốc trị rối loạn tuần hoàn não 1

Rối loạn tuần hoàn não uống thuốc gì? Hầu hết các trường hợp rối loạn tuần hoàn não được điều trị bằng thuốc. Chúng thường được dùng cho những người có mạch máu bị tắc hoặc hẹp dưới 50%. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

– Thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông: aspirin, dipiridamol, heparin…

– Thuốc tăng cường xung động thần kinh như vitamin B1, B6, B12.

– Thuốc bổ não, tăng cường tuần hoàn não, giảm triệu chứng của tình trạng thiếu oxy lên não như:

  • Piracetam: tác động lên não bộ, bảo vệ não khỏi tình trạng thiếu oxy, glucose, tăng cường phục hồi tổn thương, duy trì năng lượng cho não bộ…
  • Cinnarizin: giảm hoạt tính co mạch của adrenalin, làm tăng lưu lượng máu lên não, cải thiện sự lưu thông. Đồng thời, giảm thiểu tình trạng thiếu oxy não, nâng cao sức chịu đựng của não bộ với tình trạng này.
  • Vinpocetine: bảo vệ thần kích, cải thiện vi tuần hoàn não, tăng bơm máu lên não.
  • Dưỡng Não Thái Minh: là sự kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase mang đến cho sản phẩm cơ chế tác dụng hiệp đồng: hoạt huyết dưỡng não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, và làm sạch cục máu đông. Vì vậy tốt cho người thiếu máu não, người sau tai biến mạch máu não.
Các thuốc trên chủ yếu được sử dụng cho tình trạng rối loạn tuần hoàn não do hẹp, tắc mạch máu. Với trường hợp do phình động mạch, dị dạng mạch máu… có nguy cơ xuất huyết não, nó sẽ khiến bệnh nguy hiểm hơn. Do đó, việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

6.5. Phẫu thuật

6.5. Phẫu thuật 1

Đột quỵ do xuất huyết cần phẫu thuật ngay để giảm áp lực nội sọ do chảy máu. Phương pháp được thực hiện để bịt kín mạch máu bị tổn thương và chuyển hướng lưu lượng máu đến các mạch khác cung cấp máu cho một vùng não.

Khi mức độ hẹp động mạch trên 70% cân nhắc phẫu thuật cắt nội mạc động mạch cảnh, đặt stent cải thiện tuần hoàn máu não.

Với dị dạng mạch máu não cần phẫu thuật để khắc phục hoàn toàn triệu chứng rối loạn tuần hoàn não.

7. Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não như thế nào?

7. Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não như thế nào? 1

Để ngăn ngừa được bệnh rối loạn tuần hoàn não, người bệnh cần hiểu rõ các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra bệnh để có phương pháp phòng ngừa và tăng sức khoẻ cho não bộ hiệu quả.

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa rối loạn tuần hoàn não:

– Hàng ngày có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ như việt quất, cam quýt, cá hồi, các loại hạt…

– Hoạt động thể dục thể thao, tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, đi bộ nhanh, khiêu vũ… để tăng cường hormon hạnh phúc, tăng cường sức khoẻ cho não bộ. Đặc biệt là các bài tập yoga, hít thở sâu giúp cải thiện tuần hoàn não bộ.

– Đối với người trung niên, cao tuổi có sẵn các yếu tố nguy cơ nên đi thăm khám sức khỏe thường xuyên, chú ý những giờ đỉnh tăng huyết áp như buổi sáng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về rối loạn tuần hoàn não. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn

Tài liệu tham khảo

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6126265/
  • https://www.healthline.com/health/cerebrovascular-disease#treatment

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...