Mất ngủ vốn là tình trạng thường xuyên bắt gặp ở người lớn tuổi. Song những năm trở lại đây, chứng bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa khi tỷ lệ người trẻ bị mất ngủ liên tục gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các bạn trẻ bị mất ngủ, triệu chứng ra sao và cách khắc phục như thế nào? Cùng duongnaothaiminh.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Thực trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi hiện nay
25% người trẻ trong độ tuổi 18-30 thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ
Nhu cầu về giấc ngủ cũng không kém quan trọng so với nhu cầu về ăn uống, hít thở không khí. Trên thực tế, con người dùng khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ và sau mỗi giấc ngủ, cơ thể sẽ được bổ sung năng lượng sau một ngày dài làm việc.
Trước đây, mất ngủ chỉ xảy ra ở những người trung niên sau độ tuổi 40, gặp nhiều nhất ở người cao tuổi trên 65. Nhưng hiện nay, mất ngủ ngày càng trẻ hóa khi số lượng người trẻ tuổi bị mất ngủ liên tục gia tăng.
Số liệu thống kê cho thấy, tại Mỹ, có đến 90% bệnh nhân bị mất ngủ là những người trẻ, thường xuyên làm việc nhiều. Tại Pháp, 80% nhân viên văn phòng bị mất ngủ thường xuyên do stress với công việc.
Riêng ở Việt Nam, theo số liệu của bệnh viện tâm thần TP.HCM, 25% người trẻ trong độ tuổi 18-30 thường xuyên gặp phải tình trạng bị mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc…
Tất cả những con số này đã phản ánh thực trạng “chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi” đang trở thành vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
☛ Tham khảo thêm: Mất ngủ là bệnh gì? Tìm hiểu ngay!
Triệu chứng của mất ngủ ở người trẻ tuổi
Triệu chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi sẽ khác nhau tùy vào từng đối tượng. Song bạn hoàn toàn có thể nhận biết và phát hiện bản thân bị mất ngủ thông qua một số biểu hiện điển hình như:
Đau đầu: Mất ngủ khiến não bộ không được nghỉ ngơi làm xuất hiện cơn đau đầu. Triệu chứng đau đầu có thể xảy ra vào ban đêm tạo thành 1 vòng tròn tuần hoàn, lặp lại giữa chứng mất ngủ và đau đầu. Một số trường hợp khác bạn có thể đau đầu vào buổi sáng sau một đêm ngủ không ngon giấc.
Mệt mỏi: Cơ thể sau một đêm mất ngủ sẽ sinh ra cảm giác mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
Mất ngủ về đêm: Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc, đến rạng sáng mới ngủ được.
Ngủ gật vào ban ngày: Mất ngủ giấc đêm nên người bệnh thường có xu hướng ngủ gật vào ban ngày.
Chất lượng giấc ngủ giảm: Giấc ngủ chập chờn, khó duy trì 1 giấc ngủ liên tục mà tỉnh dậy nhiều lần trong đêm. Ngủ không ngon, biểu hiện là tỉnh dậy vẫn thấy cơ thể mệt mỏi hoặc đau đầu.
Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém: Đây là dấu hiệu đáng báo động, xuất hiện khi chứng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài. Lúc này người bệnh có biểu hiện nhớ nhớ quên quên, không thể tập trung làm việc hay học tập, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi
Có hàng loạt nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, để giúp người đọc dễ dàng hình dung cũng như nhận định xem bản thân thuộc nhóm nguyên nhân nào, dưới đây chúng tôi sẽ phân loại thành 3 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
Tâm lý, sinh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ
Áp lực công việc, cuộc sống là nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ngủ ở người trẻ hiện nay
Áp lực công việc, học tập: Cuộc sống hiện đại khiến người trẻ quay cuồng trong học tập, thi cử, hoàn thành công việc, duy trì các mối quan hệ xã hội,… Những áp lực khổng lồ tưởng chừng như vô hình này chính là nguyên nhân lớn nhất làm cho hệ thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, từ đó dẫn đến chứng mất ngủ.
Rối loạn hormone: Phụ nữ trẻ mang thai làm hormone thay đổi cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Tình trạng thường gặp nhất là mất ngủ ở giai đoạn tháng cuối thai kỳ và mất ngủ sau sinh.
Thói quen xấu dẫn đến mất ngủ
Ở người trẻ tuổi với vô vàn thói quen xấu trong lối sống hàng ngày dần trở thành cái nôi ấp ủ cho chứng bệnh mất ngủ hình thành và phát triển.
Cụ thể đó là:
Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính,… trước khi ngủ. Việc lạm dụng các thiết bị điện tử này khiến cơ thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xanh do chúng phát ra, từ đó gây hại cho hệ thần kinh, nhức mỏi mắt và mất ngủ.
Lạm dụng chất kích thích: Cà phê, rượu bia, thuốc lá,… là những chất kích thích khiến não bộ hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Tỷ lệ người trẻ sử dụng các chất này vô cùng cao nên đó là lý do vì sao các bạn trẻ hay bị mất ngủ.
Giờ giấc sinh hoạt thiếu khoa học: Việc ăn đêm, thức khuya, tắm muộn,… là những điều được xem là “bình thường” ở các bạn trẻ vì chúng diễn ra quá thường xuyên. Song chính thói quen sinh hoạt thiếu khoa học này làm cho đồng hồ sinh lý bên trong cơ thể bị đảo lộn, dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở người trẻ.
Bệnh lý gây mất ngủ
Nguyên nhân bệnh lý gây mất ngủ ở người trẻ là trường hợp không phổ biến. Nhưng điều này không có nghĩa là nó không xảy ra. Một số bệnh lý mà người trẻ mắc phải có thể gây mất ngủ như:
Thiếu máu não: Thiếu máu não khiến não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và mất ngủ. (☛ Tìm hiểu thêm: Cách trị thiếu máu não ở người trẻ)
Viêm mũi: Những người bị viêm mũi dị ứng thường gặp phải các cơn ngưng thở khi ngủ. Lúc này người bệnh phải thay đổi tư thế hoặc choàng tỉnh dậy để điều khiển nhịp thở, làm gián đoạn giấc ngủ.
Bệnh lý xương khớp: Các cơn đau nhức gây ra bởi bệnh lý xương khớp sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh, khiến người bệnh tỉnh giấc và khó có một giấc ngủ ngon.
Bệnh lý về tiêu hóa như ruột kích thích, đau dạ dày, tá tràng, trào ngược gây ra khó chịu và đau đớn tại vùng bụng. Những cảm giác trở thành nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở người trẻ tuổi.
Tác nhân môi trường làm giảm chất lượng giấc ngủ
Phòng ngủ bừa bộn, nhiệt độ nóng, ánh sáng, ồn ảo đều có thể trở thành nguyên nhân gây mất ngủ
Ngoài 3 nhóm nguyên nhân chính đã liệt kê ở trên, những tác nhân bên ngoài môi trường như phòng ngủ bừa bộn, nhiệt độ cao, ánh sáng… có thể gây mất ngủ bởi vì chúng ảnh hưởng đến khả năng thư giãn của người ngủ.
Phòng ngủ bừa bộn có thể làm cho người ngủ cảm thấy bất an và khó thở, trong khi nhiệt độ cao có thể gây ra mồ hôi và làm cho người ngủ không thoải mái.
Ánh sáng ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của con người, đặc biệt là ánh sáng xanh dương từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormone melatonin trong cơ thể, gây rối loạn giấc ngủ.
Bên cạnh đó, tiếng ồn và mùi hôi cũng có thể gây mất ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ của người ngủ.
Ảnh hưởng khôn lường của việc mất ngủ đối với người trẻ
Mất ngủ ở các bạn trẻ nếu cứ kéo dài sẽ gây sẽ gây ra những tác hại khôn lường cả về thể chất lẫn tính thần, ảnh hưởng đến công việc cũng như tổng thể sức khỏe.
Bạn đọc có thể hình dung hậu quả mà mất ngủ gây ra một cách chi tiết hơn như sau:
Ảnh hưởng công việc, học tập
Mất ngủ đồng nghĩa với việc não bộ không có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày dài, từ đó dẫn đến mệt mỏi, giảm năng suất và tập trung kém.
Trong công việc, mất ngủ làm giảm hiệu suất làm việc, bạn còn dễ dàng mắc phải những sai sót không đáng có trong quá trình làm việc. Điều này gây rắc rối cho đồng nghiệp và khách hàng.
Trong học tập, mất ngủ có thể làm giảm khả năng học tập, tập trung và ghi nhớ. Nghiên cứu cho thấy, những người mất ngủ thường có kết quả học tập kém hơn so với những người có giấc ngủ đầy đủ và chất lượng tốt.
Ảnh hưởng sức khỏe
Mất ngủ ở người trẻ có thể gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, tiêu biểu phải kể đến là:
Tăng huyết áp, bệnh tim mạch: Thường xuyên mất ngủ khiến cho hệ thần kinh căng thẳng, quá tải, làm tăng nhịp tim, huyết áp và gây nguy hiểm cho hệ tim mạch.
Béo phì: Mất ngủ gây béo phì bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng lượng đường, cholesterol trong máu và gây rối loạn trong việc lựa chọn thực phẩm. Những người bị mất ngủ thường có xu hướng tiêu thụ những thực phẩm kém chất lượng, tăng nguy cơ béo phì.
Ung thư: Mất ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú. Nguyên nhân là do mất ngủ làm ức chế sản sinh hormone melatonin – đây là hormone có tác dụng chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Teo não, đột quỵ: Nghiên cứu cũng cho thấy, mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ teo não và đột quỵ, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ ở người trẻ mất ngủ liên tục tăng gấp 8 lần so với người bình thường.
Trầm cảm: Thiếu ngủ, mất ngủ làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực, hay cáu kỉnh, mất ổn định, thường lo âu, nghĩ ngợi và dẫn đến trầm cảm nếu để tình trạng này kéo dài.
☛ Chi tiết xem tại: Trầm cảm do mất ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Mất ngủ lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Cách giải quyết và khắc phục mất ngủ ở người trẻ tuổi
Thời gian ngủ đủ ở một người trong độ tuổi trưởng thành là từ 7-8 tiếng để đảm bảo cơ thể tỉnh táo và năng động suốt ngày hôm sau.
Vì vậy, để giúp người trẻ khắc phục chứng mất ngủ và có một giấc ngủ đảm bảo chất lượng, dưới đây là 4 cách:
Thiết lập lịch trình ngủ cố định
Việc thiết lập một lịch trình ngủ cố định có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và làm cho não bộ và cơ thể quen với việc ngủ đúng giờ. Nhờ đó, quá trình chữa mất ngủ cũng dần trở nên dễ dàng và dễ kiểm soát hơn. Bạn có thể bắt đầu với:
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần
Ưu tiên cho giấc ngủ hơn so với làm việc, học tập hay giải trí bằng cách đi ngủ đúng giờ theo lịch trình
Điều chỉnh giờ đi ngủ từ từ để cơ thể làm quen dần với việc đi ngủ sớm.
Không lạm dụng các giấc ngủ ngắn và tránh ngủ sau 2 giờ chiều để tránh gây mất ngủ về đêm.
Thư giãn trước khi ngủ
Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ sẽ góp phần làm căng thẳng của cả một ngày dài, hỗ trợ người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể tham khảo các cách thư giãn dưới đây:
Tắm nước ấm
Vận động giãn cơ
Thiền
Xông tinh dầu
Nghe nhạc êm dịu
Đọc sách
Thiền trước khi ngủ làm cho cơ thể và tâm trí được thư giãn, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn
Loại bỏ các thói quen xấu
Việc thực hiện các mẹo chữa mất ngủ sẽ không phát huy tác dụng nếu như bạn vẫn giữ các thói quen xấu. Vì vậy mà bên cạnh việc áp dụng mẹo chữa mất ngủ, các bạn trẻ cũng cầy loại bỏ thói quen xấu, thay vào đó là xây dựng thói quen lành mạnh tốt cho giấc ngủ và sức khỏe. Cụ thể:
Không lạm dụng thuốc lá, bia rượu, cà phê, nhất là dùng trước giờ đi ngủ.
Hạn chế ăn quá no vào bữa tối, không ăn đêm. Thay vì vậy hãy ăn đúng bữa, đúng giờ và ăn no vừa phải.
Không dùng thiết bị điện tử như điện thoải, máy tính, ipad,… từ 30-60 phút trước khi ngủ.
Bỏ thói quen ngủ nướng hoặc ngủ ngày.
Luyện tập thể dục đều đặn.
Tối ưu phòng ngủ
Một phần không thể thiếu trong quá trình chữa mất ngủ ở người trẻ tuổi đó là tạo môi trường ngủ lý tưởng. Để điều kiện cần đáp ứng cho một không gian ngủ thoải mái bao gồm:
Nhiệt độ phòng ở mức mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh
Âm thanh yên tĩnh.
Phòng tối
Chất liệu đệm, chăn, gối không quá cứng hoặc quá mềm.
Dưỡng Não Thái Minh – viên uống cải thiện mất ngủ hiệu quả, an toàn
Những phương pháp cải thiện mất ngủ đã liệt kê trên thường chỉ phù hợp với chứng mất ngủ do căng thẳng hoặc mất ngủ đến từ lối sống sinh hoạt thiếu khoa học.
Còn trường hợp mất ngủ ở người trẻ tuổi mà đến từ nguyên nhân bệnh lý, cụ thể là thiếu máu não thì tìm đến sự trợ giúp của các sản phẩm tác động trực tiếp vào bệnh lý này. Trong đó, Dưỡng Não Thái Minh là sản phẩm được nhiều người tin dùng bởi chúng an toàn cho sức khỏe mà vẫn đem lại hiệu cải thiện chứng mất ngủ, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ ngon hơn.
Công dụng của Dưỡng Não Thái Minh được chứng minh bởi chiết xuất cao Bạch quả, một nguồn flavonoid giúp cải thiện tuần hoàn máu lên não và đồng thời giảm thiểu tình trạng thiếu máu não. Bên cạnh đó, chiết xuất Đinh lăng trong Dưỡng Não Thái Minh có chứa saponin, một thành phần giúp giảm căng thẳng và đem lại tác dụng an thần, giúp cải thiện giấc ngủ.
☛ Xem đầy đủ: Dưỡng não thái minh trị mất ngủ
Sản phẩm hiện đã được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua TẠI ĐÂY
Hoặc bấm nút MUA HÀNG để đặt mua viên uống Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty.
Tổng kết lại, mất ngủ ở người trẻ tuổi là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe và cuộc sống. Nguyên nhân của vấn đề này rất đa dạng, từ tâm lý, thói quen xấu hay bệnh lý. Dù vậy, mất ngủ vẫn có thể được giải quyết bằng các biện pháp tự chăm sóc và thay đổi lối sống. Hãy chăm sóc sức khỏe tốt hơn và tìm kiếm giải pháp thích hợp để có giấc ngủ ngon và đủ.
Chia sẻ23