Bệnh thiểu năng tuần hoàn não xảy ra phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vậy triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị thiểu năng tuần hoàn não là gì? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp tất cả các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
1. Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ. Điều này làm tế bào não thiếu năng lượng, không thể hoạt động tốt gây ảnh hưởng tới các chức năng của não bộ.
Thiểu năng tuần hoàn não gồm 2 loại chính:
Cấp tính: có đột quỵ thiếu máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua.
Mãn tính: thiểu năng tuần hoàn não mãn tính.
Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên do những yếu tố bất lợi của cuộc sống hiện đại như lối sống mất cân bằng, ô nhiễm môi trường… nên độ tuổi mắc bệnh đang dần trở nên trẻ hóa.
2. Các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não như sau:
– Đau đầu: là triệu chứng phổ biến nhất và xuất hiện sớm, chiếm tới khoảng 90% số người mắc bệnh. Cơn đau mang tính chất co thắt, khu trú vùng chẩm gáy – trán, đôi khi lan toàn đầu. Tình trạng này nặng hơn khi căng thẳng thần kinh, lo lắng quá mức…
– Chóng mặt, hoa mắt, rối loạn thăng bằng: người bệnh có cảm giác lảo đảo, đầu óc quay cuồng, xoay tròn, loạng choạng khi đi hoặc đứng. Nhiều người cảm thấy tối sầm mặt lại khi thay đổi tư thế đột ngột. Cơn chóng mặt có thể xuất hiện chỉ vài phút, nhưng có khi dài đến vài ngày.
– Ù tai, giảm thính lực: cảm giác luôn nghe thấy tiếng ve kêu, cối xay lúa… bên trong tai dù không gian yên tĩnh, không tiếng động. Một số bệnh nhân còn bị giảm thính lực một bên hoặc hai bên thoáng qua.
– Tê bì chân tay: cảm giác đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì, râm ran như có kiến bò. Một số người có thể bị đau dọc các xương sườn, đau mỏi vai gáy…
– Suy giảm chất lượng giấc ngủ: mất ngủ, ngủ kém, ngủ không sâu giấc…
– Rối loạn về sự chú ý: giảm sự tập trung, hay đãng trí, chỉ chú ý đến một việc nào đó dù không còn phù hợp với hoàn cảnh nữa. ☛ Đọc thêm: Mất tập trung: Nguyên nhân và giải pháp
– Rối loạn về cảm xúc: cảm thấy bồn chồn, không làm chủ được mình, hay mủi lòng, dễ tủi thân, dễ bực bội…
– Rối loạn trí nhớ: suy giảm trí nhớ, đặc biệt về các chi tiết của những sự kiện gần đây và thông tin mới thu được, dễ nhầm lẫn, trí nhớ lộn xộn, giảm khả năng sắp xếp theo trình tự.
Không phải tất cả bệnh nhân đều gặp các triệu chứng ở trên. Do đó khi thấy một số các dấu hiệu, bạn nên đi khám chuyên khoa thần kinh để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có phương pháp xử lý tận gốc trước khi chúng gây ra những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não.
3. Nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Nguyên nhân gây nên tình trạng thiểu năng tuần hoàn não bao gồm:
3.1. Có một số lối sống không tốt
– Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng do áp lực công việc, gia đình có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não. Mỗi khi tâm trạng không tốt, mạch máu có xu hướng co thắt lại gây giảm lưu lượng máu lên não.
– Việc thường xuyên dùng điện thoại, máy tính cả ngày khiến cơ thể không được vận động cũng gây ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu não. Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ.
– Việc gối đầu quá cao là một trong những nguyên nhân cản trở lưu thông máu từ tim lên não bộ. Do cổ bị gấp khúc tại đốt sống cổ làm chèn ép dây thần kinh ở gáy gây tác động đến quá trình vận chuyển máu lên não, lâu dần sẽ gây thiểu năng tuần hoàn máu não.
3.2. Thay đổi bệnh lý mạch máu
Nguyên nhân thứ 2 gây thiểu năng tuần hoàn máu là các bệnh lý về mạch máu.
Có 2 bộ động mạch chính giúp cung cấp máu cho não bộ là:
Động mạch cảnh: nằm phía trước cổ, cung cấp máu cho 2/3 phía trước của não.
Động mạch đốt sống: kéo dài dọc theo cột sống, cung cấp máu cho 1/3 sau của não.
Các động mạch này lại phân chia thành các động mạch nhánh cung cấp máu đến mọi tế bào của não bộ. Vì vậy, tất cả các vấn đề nào làm giảm lưu lượng máu trong các động mạch này như co thắt, hẹp hoặc tắc có thể gây thiểu năng tuần hoàn máu não. Cụ thể như xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu, dị dạng động tĩnh mạch…
Trong đó có 2 nguyên nhân chính là:
– Xơ vữa động mạch:
Nguyên nhân chính của đột quỵ do thiểu năng tuần hoàn não hiện này là do động mạch cảnh bị tắc vì tích tụ chất béo, được gọi là mảng xơ vữa. Chỉ với việc lắng đọng một lượng nhỏ chất béo trong động mạch có thể làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu tới các tế bào máu.
Lý do này chiếm đến 60 – 80% số người bị thiểu năng tuần hoàn não.
– Thoái hóa cột sống cổ:
Nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây thiểu năng tuần hoàn não là do thoái hoá cột sống cổ. Các động mạch đốt sống dọc theo cột sống tham gia tạo thành một động mạch nền duy nhất gần thân não, cung cấp máu cho 1/3 sau của não.
Do thoái hóa, mấu gai hai bên đốt sống có thể chèn ép động mạch hay do bất thường bản lề đốt sống cổ C1 đều có thể dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.
3.2. Các bệnh lý tim mạch
Nguyên nhân khác gây thiểu năng tuần hoàn não là các vấn đề liên quan đến tim mạch làm giảm lưu lượng máu trong não.
Chúng bao gồm tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp kéo dài, suy tim, rối loạn nhịp tim…
3.4. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng suy giảm lượng máu đến não như chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn mãn tính, thiếu máu, thành phần máu bất thường, ngộ độc khí carbon monoxide mãn tính, tiểu đường và béo phì, rối loạn đông máu…
4. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?
Tùy theo mức độ suy giảm dòng máu đến não mà gây tác động ít nhiều tới não bộ. Lưu lượng máu não (CBF) bình thường là 50-55 ml/100g mô não/phút. Khi chỉ số này càng thấp thì ảnh hưởng tới não càng nhiều:
CBF < 40 ml/100g mô não/phút: làm gián đoạn việc sử dụng glucose trong não.
CBF < 30 ml/100g mô não/phút: gây rối loạn tổng hợp protein.
CBF từ 25-10 ml/100g mô não/phút: các hoạt động của tế bào thần kinh trở nên vô hiệu và xuất hiện rối loạn chức năng thần kinh, chưa có tổn thương tế bào thần kinh vĩnh viễn.
CBF < 8 ml/100g mô não/phút: tổn thương tế bào dẫn đến chết tế bào, hoại tử thần kinh vĩnh viễn.
Nếu lưu lượng máu kéo dài và không được cải thiện có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, thậm chí là sa sút trí tuệ, nhũn não, đột quỵ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.
5. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có chữa được không?
Bản chất của bệnh thiểu năng tuần hoàn nào là do một nguyên nhân nào đó làm giảm lưu lượng máu lên não dẫn đến các tế bào bị đói năng lượng. Do đó, để giải quyết được bệnh cần tìm ra nguyên nhân và điều trị chúng. Đồng thời khắc phục được tình trạng thu hẹp lòng mạch máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm cản trở dòng chảy của máu là có thể cải thiện được bệnh.
Do đó, việc xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp là vô cùng quan trọng.
6. Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não như thế nào?
Khi có các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh nên đến các cơ sở y tế sớm để chẩn đoán căn nguyên gây ra bệnh. Một số kỹ thuật chẩn đoán như sau:
– Thăm hỏi triệu chứng: Điều đầu tiên để chẩn đoán bệnh là bác sĩ sẽ kiểm tra xem các triệu chứng mà bạn gặp phải, thời gian thường gặp, cũng như tần suất xuất hiện của chúng.
– Xét nghiệm máu: kiểm tra xem có phải nguyên nhân do xơ vữa động mạch hay không bằng cách định lượng các thành phần mỡ trong máu như cholesterol, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, triglycerid…
– Chụp x-quang thường quy đốt sống cổ: chụp ở tư thế thẳng nghiêng, chếch 3/4 hai bên để xác định mức độ thoái hóa cột sống có làm hẹp các lỗ liên kết tại nơi mạch máu thần kinh đi qua hay không.
– Siêu âm doppler mạch máu: xác định vị trí động mạch bị hẹp bằng cách phát hiện tiếng thổi tâm thu trên đường đi của động mạch đốt sống hoặc hõm dưới đòn.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI): là kỹ thuật không xâm lấn cho phép ghi lại hình ảnh, các thông số tưới máu như lưu lượng máu não, thời gian vận chuyển máu trung bình, thời gian đạt cực đại…
7. Phác đồ điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ giảm lưu lượng máu lên não mà bác sĩ xây dựng phương pháp điều trị thích hợp.
7.1. Điều trị không dùng thuốc
Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc dưới đây có thể hỗ trợ điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não hiệu quả.
– Chế độ ăn uống hợp lý:
Bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, protein, vitamin để cung cấp năng lượng cho tế bào não như thịt, cá, gan, trứng, vừng, rau xanh…
Thêm vào bữa ăn các thực phẩm có hàm lượng sắt – nguyên liệu để tạo ra hemoglobin máu như gan lợn, đậu nành, tiết lợn, sò biển… Lúc này, không nên kết hợp với các món như măng, rau dền… do làm giảm hấp thu sắt.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể như nattokinase, cà chua, đậu đen, lựu…
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo xấu..
– Duy trì lối sống lành mạnh:
Tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ nhanh và chạy bộ… Nên thực hiện mỗi lần 30 ‐ 40 phút, 5 ngày một tuần.
Tăng cường hoạt động tư duy não bộ như văn nghệ, ca hát, khiêu vũ, quần vợt…
Tránh cảm xúc và mệt mỏi quá mức, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Nên nghỉ ngơi trong khi thực hiện các công việc trí óc.
– Xoa bóp, bấm huyệt:
Tùy thuộc triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não mà tiến hành xoa bóp và ấn huyệt thích hợp:
Nhức đầu thường xuyên, nặng trong đầu, đau vùng chẩm gáy, chóng mặt, ù tai:
Xoa bóp: Dùng bàn tay xát trán với tốc độ vừa phải từ 5 – 10 lần, tiếp theo dùng 10 đầu ngón tay trải da đầu từ trán ra sau gáy từ 5 – 10 lần, sau đó lấy bàn tay xát gáy từ 5 – 10 lần.
Ấn huyệt: bách hội, phong trì trong khoảng 2 – 3 phút kết hợp thở chậm.
Rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ:
Xoa bóp: Lấy lòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân khoảng 20 – 30 lần.
Ấn huyệt: thần môn, nội quan khoảng 2 – 3 phút.
Dễ xúc động, nóng tính, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh:
Ấn huyệt: tam âm giao, thái xung khoảng 2 – 3 phút.
7.2. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc thường được dùng cho những người bị tắc hoặc hẹp động mạch dưới 50%. Phương pháp này giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiểu năng tuần hoàn máu.
Một số loại thuốc được dùng như sau:
– Thuốc kiểm soát bệnh lý gây thiểu năng tuần hoàn não:
Thuốc điều trị xơ vữa động mạch: statin, thuốc kháng kết tập tiểu cầu…
Thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ: corticoid, mydocalm…
Thuốc điều trị bệnh tim: glycosid tim, nitrat….
– Thuốc tăng cường xung động thần kinh bao gồm các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12.
– Thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông: như aspirin, ticlcodipin, dipiridamol, các thuốc chống đông máu…
– Thuốc, sản phẩm cải thiện tuần hoàn não:
Cinnarizine: làm giãn mạch não, tăng cường lưu lượng máu lên não bộ.
Vinpocetine: tăng tác động bảo vệ thần kinh, kích thích chuyển hóa não và cải thiện vi tuần hoàn não, làm tăng bơm máu lên não, ức chế kết tập tiểu cầu…
Almitrine bismésilate + raubasine: tăng cung cấp oxy não, cải thiện tình trạng thiếu oxy cho tế bào mô não.
Piracetam: tác động lên não và hệ thần kinh trung ương, tăng cường bảo vệ não khi rơi vào tình trạng thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng.
Dưỡng Não Thái Minh: là sự kết hợp của nhiều thảo dược tự nhiên như cao lá Bạch quả, Đinh lăng, Thạch tùng, enzyme Nattokinase, vitamin nhóm B (B1, B6, B12) giúp tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não, làm sạch cục máu đông và bổ sung chất dẫn truyền thần kinh. ☛ Đọc thêm: Dưỡng Não Thái Minh có tốt không?
Bất cứ loại thuốc hay sản phẩm nào cũng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, do đó cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
7.3. Phẫu thuật
Nếu phát hiện thấy dị dạng mạch máu não, người bệnh cần phải phẫu thuật để khắc phục hoàn toàn triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não.
Ngoài ra, khi mức độ hẹp động mạch từ 70% trở lên, bác sĩ cân nhắc cắt nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent:
Cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh: là một thủ thuật rạch một đường trong động mạch cảnh và loại bỏ mảng bám bằng dụng cụ mổ giúp mở rộng lòng mạch, khôi phục lưu lượng máu trở về bình thường. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại động mạch bằng chỉ. Toàn bộ thủ thuật thường mất khoảng hai giờ.
Tạo hình động mạch cảnh và đặt stent: là phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não mới, bác sĩ sẽ đặt một ống lưới kim loại mảnh, nhỏ và bên trong động mạch cảnh để tăng lưu lượng máu bị tắc nghẽn.
8. Dự phòng thiểu năng tuần hoàn máu não như thế nào?
Để dự phòng tình trạng thiểu năng tuần hoàn não cần chú ý những điều dưới đây:
– Tránh để đầu óc căng thẳng, nghỉ ngơi mỗi 10 phút sau khi làm liên tục 2 tiếng.
– Tập thể dục thể thao, đi du lịch để giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng.
– Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ.
– Tạo thói quen ăn uống khoa học như ăn nhiều rau củ, trái cây và hạn chế chất đạm, chất béo…
– Thăm khám bác sĩ, kiểm soát bệnh lý nền như huyết áp, mỡ máu… để phát hiện sớm những bất thường.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn.
Tài liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6489997/
https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Cerebrovascular-Disease
Chia sẻ24