Vai trò của não bộ cực kỳ quan trọng, điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể, bao gồm: di chuyển, vận động, suy nghĩ, học hỏi cùng vô vàn những hành vi khác một các chuẩn xác, tỉ mỉ và sáng tạo. Để làm được điều này, cấu tạo của não bộ hết sức phức tạp. Cùng thoaihoanao.com tìm hiểu kỹ hơn về vai trò, cấu tạo của não bộ để khám phá những điều thú vị của bộ phận quan trọng này.
Mục lục1. Tổng quan bộ não của con người2. Cấu tạo của bộ não2.1. Đại não2.2. Thân não2.3. Tiểu não2.4. Các dây thần kinh2.5. Vùng hạ đồi3. Chức năng, vai trò của não bộ4. Những sự thật thú vị về não bộ con người5. Thói quen tốt giúp não bộ khỏe mạnh5.1. Ngủ đúng và đủ giấc5.2. Chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng5.3. Vận động, luyện tập thể dục đều đặn5.4. Kiểm soát căng thẳng5.5. Bỏ thuốc lá5.6. Vận hành não sáng tạo bằng cách học một điều mới mỗi tháng
Tổng quan bộ não của con người
Não bao gồm hàng tỷ tế bào thần kinh kết nối với nhau
Não là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể con người, bao gồm hàng tỷ tế bào thần kinh kết nối với nhau, tạo nên một mạng lưới cho phép điều khiển những hoạt động sống từ đơn giản đến phức tạp nhất. Các nhà khoa học ví von não là trụ sở của trí thông minh, thông dịch viên của các giác quan, người khởi xướng chuyển động của cơ thể và điều khiển hành vi.
Tuy đóng vai trò quan trọng xong não chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng của cơ thể. Kích thước của não là khác nhau, chúng phụ thuộc vào độ tuổi, giới tình và trọng lượng cơ thể. Cụ thể, theo một nghiên cứu chỉ ra rằng: Lúc mới sinh, trung bình não của một đứa trẻ nặng khoảng 450g, thời thơ ấu nặng khoảng 910g. Còn ở người trưởng thành, cơ quan này có khối lượng trung bình từ 1,2 – 1,4 kg với thể tích khoảng 1260 cm^3 ở nam và 1130 cm^3 ở nữ.
Bộ não tiếp nhận thông tin qua 5 giác quan: thị giác – khứu giác – xúc giác – vị giác và thính giác, sau đó các xung thần kinh sẽ truyền tải thông điệp để não bộ phân tích và xử lý. Đó là lý do bộ não kiểm soát suy nghĩ, trí nhớ, lời nói, hoạt động tay chân và chức năng của nhiều cơ quan khác.
Cho đến nay, não bộ vẫn là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Vì thế giải phẫu cấu tạo não bộ là việc tối quan trọng để con người có thể tìm hiểu sâu hơn về chính cơ thể của mình.
Cấu tạo của bộ não
Tính từ ngoài vào trong, thứ tự của các bộ phần trên đầu bao gồm: da đầu và cơ bám xương sọ, hộp sọ, màng não và não. Như vậy, não là bộ phần được bảo vệ phía trong cùng của đầu.
Theo giải phẫu, não bộ có cấu tạo gồm 3 phần: Đại não, thân não và tiểu não. Mỗi phần lại được chưa thành nhiều cấu trúc nhỏ với mức độ phức tạp và biệt hóa riêng.
3 phần chính trong cấu tạo của não bộ
Đại não
Đại não chiếm diện tích lớn nhất trong não bộ của con người, chứng gần như lấy đầy hầu hết hộp sọ. Nó được chia thành hai nửa, gọi là bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu này được ngăn cách với nhau bởi một rãnh gọi là khe nứt não dọc.
Một số rãnh lớn trên vỏ não chia não thành các thùy. Người ta chia mỗi bán cầu đại não thành 4 thùy chính là: thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh, thùy chẩm. Mỗi thùy liên kết với các chức năng khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng phải hiểu rằng mỗi thùy không hoạt động đơn lẻ mà phối hợp với nhau để tạo hành động, suy nghĩ, cảm giác,… của con người.
Thùy trán: Vị trí của thùy trán là nằm ngay phía trước của đại não, dưới trán của chúng ta. Đây là thùy có kích thước lớn nhất. Thùy trán điều phối các hành vi cao cấp, trong đó bao gồm kỹ năng vận động, giải quyết vấn đề, phán đoán, lập kế hoạch và tập trung sự chú ý. Ngoài ta, thùy trán có sự nhạy cảm với dopamine – hormone hạnh phúc và thúc đẩy động lực. Vì thế, thùy trán cũng quản lý có liên quan đến điều khiển các hoạt động kiểm soát cảm xúc như điều chỉnh biểu cảm khuôn mặt, sự ức chế.
Thùy đỉnh: Vị trí của thùy đỉnh là nằm ở trên thùy thái dương, nằm sau thùy trán và rãnh trung tâm ngăn cách hai bán cầu não. Thùy đỉnh kiểm soát nhiều hoạt động như xử lý thông tin của các giác quan và định hướng không gian. Vì thế mà thùy đỉnh có vai trò quan trọng trong tổng hợp những tín hiệu các giác quan như cảm giác, thị giác cũng như nhận thức của cơ thể về một sự vật và cho ra quyết định cuối cùng chính xác. Một số vùng khác của thùy đỉnh liên quan đến quá trình xử lý không gian trực quan, khả năng hiểu ngôn ngữ, khả năng xây dựng, định vị và chuyển động của cơ thể, phân biệt trái phải và nhận thức / hiểu biết về bản thân.
Thùy chẩm: Vị trí của thùy chẩm là nằm phía sau đại não. Thùy chẩm chứa hầu hết các khu vực liên quan đến thị giác, do đó có thể nói thùy chẩm là bộ máy xử các khía cạnh của tầm nhìn từ hình ảnh, không gian đến ngôn ngữ cơ thể bao gồm tư thế, biểu cảm và cử chỉ.
Thùy thái dương: Các thùy thái dương nằm gần tai của bạn. Nó phối hợp nhiều chức năng cụ thể, bao gồm bộ nhớ trực quan (như nhận dạng khuôn mặt), bộ nhớ bằng lời nói (như hiểu ngôn ngữ) và diễn giải cảm xúc và phản ứng của người khác.
Thân não
Thân não là phần phía sau của não, kết nối đại não và tiểu não với tủy sống. Thân não là vị trí qua lại của các đường dẫn truyền cảm giác, vận động, đóng vai trò như một trạm chuyển tiếp thông tin giữa các bộ phận trong cơ thể và vỏ não.
Cấu trúc não bộ bao gồm 3 bộ phận chính là trung não, cầu não và hành não.
Trung não: Hay còn gọi là não giữa, nắm giữ vai trò điều khiển các chức năng của thính giác, khứu giác, trạng thái thức ngủ, những hành vi vận động và điều hòa thân nhiệt cho cơ thể.
Cầu não: Nằm ngày phía dưới não giữa và chiếm kích thước lớn nhất so với các bộ phận khác của thân não. Sở dĩ gọi là cầu não vì chúng có chức năng như một cầu nối giữa những bộ phận khác nhau trong hệ thần kinh. Chịu trách nhiệm chính về hoạt động của các cơ nhai nuốt. Bên cạnh đó là kiểm soát hô hấp và phản xạ.
Hành não: Các tủy não là phần thấp nhất của não, là nơi xuất phát của nhiều đầu dây thần kinh sọ não quan trọng. Do đó, nó như một trung tâm điều khiển các hoạt động sự sống quan trọng như chức năng tim và phổi. Nếu tổn thương hành não đồng nghĩa với nguy cơ tử vong rất cao.
Tiểu não
Tiểu não nằm ở phía sau não bộ và bên dưới thùy chẩm. Nó được ngăn cách với đại nào bởi nếp gấp của màn cứng. Tiểu não chịu trách nhiệm về các kỹ năng vận động yêu cầu mức độ tỉ mỉ và chính xác cao, đặc biệt là các động tác liên quan đến tay và chân. Ví dụ các cử động tinh vi của ngón tay khi thực hiện phẫu thuật hoặc vẽ tranh. Tiểu não cũng giúp chúng ta có khả năng thực hiện một hành động nhanh chóng và lập lại như thao tác chơi game. Đối với hoạt động chân thì tiểu não giúp ta duy trì tư thế, giữ thăng bằng cơ thể bằng cách kiểm soát trương lực và vị trí của chân.
Các dây thần kinh
Não giao tiếp được với cơ thể thông qua tủy sống và 12 cặp dây thần kinh sọ não. Với 10 cặp dây thần kinh bắt nguồn từ thân não sẽ kiểm soát thính giác, cử động mắt, cảm giác trên khuôn mặt, vị giác, nuốt các chuyển động của cơ mặt, cổ, vai, lưỡi. Trong khi đó, các dây thần kinh còn lại bắt nguồn từ đại não sẽ chịu trách nghiệm về khứu giác và thị giác.
Cụ thể, dưới đây là bảng tên của 12 đôi dây thần kinh. Chúng được đánh số và chịu trách nhiệm cho các hoạt động chuyên biệt như sau:
STT
Tên
Chức năng
I
Khứu giác
Mùi
II
Quang học
Thị giác
III
Vận nhạn
Di chuyển mắt và đồng tử
IV
Ròng rọc
Di chuyển mắt
V
Vận nhãn ngoài
Giúp di chuyển mắt trái sang phải
VII
Mặt
Cử động mặt
VIII
Tiền đình – ốc tai
Thính giác, thăng bằng
IX
Hầu họng
Nếm thử, nuốt
X
Phế vị
Nhịp tim, tiêu hóa
XI
Phụ
Di chuyển đầu
XII
Hạ nhiệt
Di chuyển lưỡi
Vùng hạ đồi
Vùng hạ đồi là một cấu trúc nhỏ có chứa các liên kết thần kinh gửi tín hiệu đến tuyến yên. Mặc dù có kích thước nhỏ xong nó lại đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone hay kích thích nhiều quá trình khác trong cơ thể như: kiểm soát sự thèm ăn, điều hòa thân nhiệt, quản lý hành vi tình dục, điều chỉnh cảm xúc, duy trì chu kỳ sinh lý hàng ngày.
Chức năng, vai trò của não bộ
Chức năng của não bộ phân chia theo từng cấu trúc
Não bộ là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế đối với con người. Nó chịu trách nhiệm điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ, lời nói. Từ đó giúp chúng ta phản ứng lại với tất cả vấn đề, tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Với cấu tạo hết sức phức tạp, mỗi thành phần đảm nhận một chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, các thành phần này vừa hoạt động độc lập để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, vừa kết hợp hài hòa, thống nhất với nhau để hướng đến mục đích chung là điều khiển toàn bộ cơ thể.
Vậy chức năng của não bộ phân chia theo từng cấu trúc sẽ như sau:
Đại não: Khởi động chuyển động và phối hợp vận động. Ngoài ra còn đóng vai trò then chốt trong việc nghe, nhìn, phán đoán, suy thật, giải quyết vấn đề và học tập.
Thùy trán: Đảm nhiệm kỹ năng vận động, giải quyết vấn đề, phán đoán, lập kế hoạch và tập trung sự chú ý.
Thùy đỉnh: Phân tích các tín hiệu được đưa từ các vùng khác nhau của não bộ, sau đó phân tích và đưa ra suy nghĩ, cảm nhận, ý nghĩ mới…
Thùy chẩm: Cảm nhận về màu sắc và hình dạng.
Thùy thái dương: Giúp thị giác nhận biết khuôn mặt, sự vật. Ngoài ra còn tham gia vào các chức năng của bộ nhớ ngôn ngữ, phân tích cảm xúc và phản ứng của những người xung quanh.
Não giữa: Điều khiển cử động của mắt phối hợp với cầu não để có thể cử động khuôn mặt, mắt, nghe và thăng bằng.
Hành tùy: Kiểm soát huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và cử động nuốt của cơ thể.
Tiểu não: Phối hợp các động tác của tay chân để tạo sự ăn ý, nhịp nhàng, đồng thời giúp duy trì tư thế và giữ cân bằng cơ thể.
Bán cầu não trái: Điều khiển ngôn ngữ, lời nói.
Bán cầu não phải: Chịu trách nhiệm về nhận thức như xử lý thông tin, xác định không gian,…
Dây thần kinh sọ não: Kiểm soát các cử động của mắt, khuôn mặt, vị giác, lưỡi, cổ, vai, cử động nuốt.
Vùng hạ đồi: Kiểm soát việc ăn, ngủ, thậm chí là cảm xúc, tình dục, nội tiết tố và các vận động của cơ thể.
Tuyến yên: Có nhiệm vụ kiểm soát hormon của cơ thể (nội tiết tố), kiểm soát và điều hòa sự phát triển của các tuyến như tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, tuyến giáp…
Những sự thật thú vị về não bộ con người
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa khám phá hết được não bộ của con người. Do đó, sẽ có những sự thú vị mà chúng ta có thể chưa biết, ví dụ như:
Càng lớn tuổi, trọng lượng não càng giảm.
Não bộ sử dụng 20% tổng lượng oxy trong cơ thể. Não có thể sống 4 – 6 phút mà không cần oxy nhưng sau đó não sẽ bắt đầu chết.
Não sử dụng 20% máu lưu thông trong cơ thể, nếu thiếu máu 8 – 10 giây bạn sẽ mất ý thức.
Bộ não được coi là cơ quan béo nhất trong cơ thể, có tới 60% bộ não là chất béo.
Số lượng tế bào thần kinh trong não hiện nay là 100 tỷ. Thông tin truyền lên não có thể được xử lý chậm như 0,5m/giây hoặc nhanh như 120m/giây.
Não bộ bên trái điều khiển phía bên phải của cơ thể và ngược lại.
Thói quen tốt giúp não bộ khỏe mạnh
Trước đây, sức khỏe não bộ luôn là mối quan tâm của người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người mắc bệnh về não bộ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, chúng ta cần bắt đầu nuôi dưỡng và chăm sóc bộ não càng sớm càng tốt.
Cách tốt nhất để giúp não bộ khỏe mạnh là hãy tạo cho mình một số thói quen lành mạnh và duy trì nó nó. Dưới đây là 10 thói quen tốt giúp tăng cường sức khỏe não bộ mà bạn có thể tham khảo:
Ngủ đúng và đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với não bộ
Não là một cơ quan sinh học phát triển theo thói quen và nhịp sinh học, giữ một phần quan trọng trong nhịp sinh học đó là chu kỳ ngủ-thức. Trong lúc ngủ, hệ thống glymphatic của não sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn tế bào và các sản phẩm phụ của chất thải từ quá trình trao đổi chất ra khỏi não. Điều này giúp não bộ khỏe mạnh và thực hiện tốt chức năng của mình. Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ kéo dài 6-8 tiếng và chất lượng giấc ngủ cũng cần được đảm bảo.
Chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng rất cần tiết cho sức khỏe tim của não – điều này đã được khoa học chúng minh. Ngoài việc ăn đủ các nhóm dưỡng chất, những người mắc bệnh về não luôn được bác sĩ khuyến khích ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa – tác động tích cực đối với sự nhận thức và sức khỏe não bộ.
Vận động, luyện tập thể dục đều đặn
Từ xa xưa, luyện tập thể dục đã luôn được xem là phương pháp giúp rèn luyện sức khỏe một cách toàn diện. Đối với sức khỏe não bộ, việc tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện lượng máu lưu thông đến não và duy trì các mối tiếp giáp chặt chẽ của hàng rào máu não. Điều này làm tăng cường độ minh mẫn cho não. Vì vậy hãy chăm chỉ luyện tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày để duy trì được lợi ích này.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng kéo dài khiến não hoạt động kém hiệu quả.
Khi stress, các tế bào não bị thiếu oxy và hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có thể bị chết dần. Theo một số nghiên cứu cho thấy: stress kéo dài khiến chất xám có nguy cơ bị giảm, trí nhớ cũng suy giảm do não teo lại, đồng nghĩa với khả năng tập trung kém, tư duy chậm hơn. Vì vậy, căng thẳng kéo dài là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của não bộ.
Để kiểm soát căng thẳng, chúng ta có thể thực hiện bất cứ điều gì có ích cho bản thân, ví dụ như nghe nhạc, chơi game, viết nhật ký, tìm kiếm liệu pháo tâm lý, thiền, yoga,…
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá được biết đến nhiều hơn với những tác hại cho phổi hay sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến não, làm suy giảm nhận thức. Hãy bỏ thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho não bộ.
Vận hành não sáng tạo bằng cách học một điều mới mỗi tháng
Đây là một thói quen bắt não phải tư duy, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi những cái mới. Điều này làm tăng sức mạnh tinh thần và sức khỏe não bộ. Ngoài ra còn giúp chúng ta năng động, cải thiện độ nhạy bén trong nhận thức.
Việc học một điều mới mỗi tháng hoàn toàn không khó, bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách đọc một cuốn sách, tham gia một môn thể thao, học ngôn ngữ, chơi một loại nhạc cụ.
Kết luận: Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản về cấu trúc, chức năng và vai trò của não bộ. Não nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều khiển lời nói, suy nghĩ và hoạt động của mọi cơ quan trên cơ thể. Hãy thường xuyên chăm sóc sức khỏe não bộ bằng cách tạo thói quen tốt, lối sống lành mạnh.
>>>Tham khảo Viên uống hoạt huyết dưỡng não Thái Minh giúp tăng cường lưu thông máu não
Chia sẻ14