Ngủ dậy bị đau đầu là triệu chứng gì? Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Đau đầu khi ngủ dậy là một tình trạng phổ biến hiện nay, thậm chí nhiều người còn cho rằng đây là điều hết sức bình thường, vì vậy mà dễ dàng bỏ qua nó. Trên thực tế, ngoài các nguyên nhân sinh lý bình thường thì ngủ dậy bị đau đầu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

☛ Đọc trước: Đau đầu là gì và những thông tin cần biết

Cơn đau đầu sau khi ngủ dậy có đặc điểm gì?

Cơn đau đầu sau khi ngủ dậy có đặc điểm gì? 1
Ngủ dậy có thể đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải hoặc đau cả đầu

Ngủ dậy bị đau đầu là hiện tượng không hề hiếm gặp, nó có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Tình trạng này phổ biến nhất khi thức dậy vào buổi sáng trong khung giờ 4 – 9h sáng và đầu giờ chiều sau giấc ngủ trưa.

Tuỳ vào từng nguyên nhân mà cơn đau đầu sẽ có những cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của đau đầu sau ngủ dậy là tình trạng nhói ở nửa đầu bên trái hoặc bên phải, đôi khi là âm ỉ cả đầu. Nặng hơn, cơn đau có thể lan xuống cổ, gáy, thậm chí là cả cánh tay.

Theo thống kê cho thấy cứ 13 người sẽ có 1 người bị đau đầu khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Tốt nhất, người bệnh không nên chủ quan khi gặp tình trạng này, thay vào đó hãy thăm khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến đầu bị đau khi ngủ dậy

Giấc ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi. Thế nhưng rất nhiều người cứ ngủ dậy là bị đau đầu khiến cả ngày mệt mỏi, uể oải, làm việc không hiệu quả.

Đa phần tình trạng ngủ dậy đau đầu chỉ thoáng qua, sau đó biến mất nên ít ai để tâm đến vấn đề này. Nhưng một khi tần suất cơn đau xuất hiện bắt đầu dày đặc thì người bệnh cần lưu ý và tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp điều trị hợp lý, giảm bớt cơn đau.

Phần lớn các cơn đau đầu sau ngủ dậy đến từ thói quen trong lối sống hàng ngày, chúng bao gồm rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Mất ngủ, thiếu ngủ

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng ngủ dậy bị đau đầu. Mất ngủ, thiếu ngủ khiến cơ thể ngủ không đủ giấc, chu kỳ giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Điều này diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, từ đó xuất hiện những cơn đau đầu khó chịu mỗi khi ngủ dậy.

Thời gian ngủ quá lâu

Nhiều người có quan điểm rằng ngủ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, ở từng độ tuổi khác nhau thì thời gian ngủ cũng khác nhau. Thông thường đối với một người trưởng thành, thời gian ngủ tiêu chuẩn sẽ là 7-8 tiếng vào ban đêm và 15-30 phút vào buổi trưa. Nếu ngủ quá lâu, hệ thần kinh bị ức chế khiến cho máu lên não giảm, trao đổi chất cũng chậm lại. Chính vì vậy, khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy bản thân mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt.

Ngủ sai tư thế

Ngủ sai tư thế 1
Nằm sấp khi ngủ đè nặng lên lồng ngực, cản trở hô hấp

Rất nhiều người ngủ sai tư thế như nằm sấp hay gối đầu quá cao. Tư thế ngủ không đúng có thể trở thành nguyên nhân gây ra chứng đau đầu khi ngủ dậy. Cụ thể:

  • Nằm sấp khiến trọng lượng cơ thể đè nặng lên lồng ngực, cản trở hoạt động của tim và phổi, từ đó dẫn đến tình trạng không đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho não bộ gây đau đầu khi ngủ dậy.
  • Nằm gối đầu quá cao khiến cơ cổ bị cứng, đầu và cột sống không thẳng nhau sẽ làm đau mỏi vùng cổ, vai gáy sau khi ngủ dậy.

Không gian ngủ không thoải mái

Nhiều người không quan tâm đến môi trường, không gian hay những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ. Tuy nhiên, điều này lại rất quan trọng. Việc ngủ trong một không gian chật hẹp, phòng bí bách, quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến cường độ ánh sáng trong phòng ngủ vì có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất melanin – hormone có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ giảm sản xuất hormone này.

Bên cạnh đó, những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ như đệm, gối cũng nên lựa chọn loại tốt bởi nếu đệm gối quá cứng, không đảm bảo ũng có thể là nguyên nhân khiến đầu bị đau sau khi ngủ dậy.

Vì thế, hãy đảm bảo một không gian đủ các yếu tố thoải mái, thoáng đãng, yên tĩnh, ánh sáng tối để chất lượng giấc ngủ tốt nhất, tránh tình trạng ngủ dậy bị đau đầu.

Sử dụng rượu bia trước khi ngủ

Hậu quả của việc sử dụng rượu bia trước khi ngủ chính là tình trạng đau đầu khi thức dậy. Đồ uống chứa cồn giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn bình thường nhưng lại làm giấc ngủ bị gián đoạn và làm bạn thức dậy sớm hơn. Không chỉ vậy, uống rượu bia trước khi ngủ làm tăng việc đi tiểu dẫn đến mất nước nhẹ. Đau đầu chính là tác dụng phụ của tình trạng mất nước.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng, điện thoại, máy chơi game trong thời gian quá lâu trước khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu sau khi ngủ dậy.

Vừa thức dậy đã làm việc ngay

Những người làm việc văn phòng sau khi ngủ dậy vào giấc trưa thường có thói quen làm việc ngay. Đây là một thói quen không hề tốt. Sau giấc ngủ trưa, cơ thể chưa tỉnh táo nhưng đầu óc lại bị bắt làm việc luôn khiến các dây thần kinh căng thẳng, từ đó hình thành những cơn đau đầu.

Dư âm của giấc ngủ trưa có thể kéo dài khoảng 30 phút sau khi thức dậy. Do vậy hãy nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng 5-10 phút để cơ thể tỉnh táo hoàn toàn, sau đó mới bắt đầu công việc.

☛ Tham khảo thêm: Đau đầu chóng mặt là thiếu chất gì?

Đau đầu khi ngủ dậy cảnh báo bệnh nguy hiểm gì?

Bên cạnh những nguyên nhân thông thường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như yếu tố môi trường, lối sống không lành mạnh,… thì hiện tượng đau đầu sau khi thức dậy còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về sức khỏe mà bạn không nên chủ quan.

Những bệnh lý khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu phải kể đến là:

Đau đầu migraine

Đau đầu migraine 1
Đau đầu migraine là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy

Đau đầu migraine hay còn gọi là đau nửa đầu là một trong các loại đau đầu nguy hiểm, gây đau nửa đầu theo từng cơn. Một trong những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này chính là cảm giác đau đầu khi thức giấc. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thường đi kèm triệu chứng tim đập nhanh, buồn nôn, sợ ánh sáng hoặc tiếng ồn.

Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung, thậm chí là mùa lòa và đột quỵ.

☛ Đọc thêm: Đau đầu migraine và cách điều trị

Huyết áp cao

Bệnh huyết áp cao khiến máu gây áp lực lên não bộ, từ đó dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị đau đầu. Thông thường huyết áp cao xảy ra phổ biến ở người cao tuổi, nhưng nhiều năm trở lại đây huyết áp cao cũng đang có xu hướng trẻ hóa.

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu lên não bị suy giảm dẫn đến không cung cấp đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết cho não. Từ đó, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh.

Người bệnh bị thiếu máu não sẽ có triệu chứng đau đầu khi ngủ dậy, mệt mỏi, chóng mặt, trằn trọc, khó ngủ về đêm nhưng lại ngủ gà gật vào ban ngày, ù tai, mắt nhìn mờ, mất thăng bằng và suy giảm trí nhớ.

Trầm cảm

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, ngủ dậy đau đầu có thể là triệu chứng của căn bệnh đáng sợ “trầm cảm”. Trầm cảm áp lực khiến người bệnh ngủ không ngon, thậm chí không thể ngủ. Tình trạng này kéo dài liên tục khiến thần kinh căng thẳng, người bệnh phải đối mặt với cơn đau đầu bất cứ thời điểm nào trong ngày, bao gồm cả thời điểm khi vừa ngủ dậy.

Không chỉ là những cơn đau đầu sau ngủ dậy, trầm cảm còn khiến cơ thể kiệt quệ về mặt thể chất, làm suy giảm, chất lượng cuộc sống và năng suất công việc.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ 1
Ngưng thở khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ dậy

Ngưng thở khi ngủ là bệnh lý khá nghiêm trọng vì chúng có thể khiến bạn ngừng thở liên tục trong lúc ngủ, tình trạng này làm thiếu oxy toàn thân và tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ đau đầu như búa bổ khi thức dậy. Ngoài đau đầu, các dấu hiệu khác giúp nhận biết rõ căn bệnh này là ngáy ngủ, cơ thể mệt mỏi, ban ngày buồn ngủ.

Nếu không điều trị kịp thời, chứng ngưng thở khi ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan như não, tim, phổi, thậm chí người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ đột tử.

U não

Trường hợp ngủ dậy đau đầu dữ dội kéo dài và không thuyên giảm dù đã uống thuốc thì người bệnh nên cẩn thận vì rất có thể trong não bộ của bạn đã xuất hiện một khối u. Những khối u này sẽ chèn ép lên não và gây những cơn đau đầu sau ngủ dậy. Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng mất thị lực, mất thăng bằng cơ thể, tâm tính thay đổi, uể oải cả ngày,…

Làm thế nào để cải thiện chứng đau đầu khi ngủ dậy?

Theo các chuyên gia, các cơn đau đầu sau ngủ dậy sẽ tăng dần theo thời gian. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ, kéo theo đó là làm suy giảm sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cần cải thiện tình trạng này.

Đối với tình trạng đau đầu sau ngủ dậy kéo dài do bệnh lý gây ra thì người bệnh cần điều trị bệnh một cách triệt để bằng cách thăm khám với bác sĩ, uống thuốc theo chỉ định và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Còn lại các cơn đau đầu đến từ thói quen xấu trong lối sống hoặc môi trường tác động, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tại nhà với các mẹo dưới đây:

  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Tạo thói quen ngủ sớm, ngủ trước 11h tối
  • Ngủ đúng tư thế: Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa và nằm nghiêng, tránh nằm sấp.
  • Hạn chế uống bia rượu.
  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều trong ngày, đặc biệt là trước khi ngủ.
  • Thực hiện massage cho da đầu.
  • Để đầu óc nghỉ ngơi 15-20 phút sau khi ngủ dậy, tránh làm việc luôn.
  • Đầu tư cho chất lượng giấc ngủ bằng các sản phẩm đệm, gối tốt.
  • Tạo không gian thoải mái cho giấc ngủ bao gồm ánh sáng tốt, yên tĩnh, thoáng đãng, nhiệt độ phù hợp.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.
  • Sử dụng một số loại trà tốt cho người đau đầu như: trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc, trà tâm sen,…

Dưỡng não Thái Minh – Hỗ trợ cải thiện đau đầu, phòng ngừa bệnh về não

Ngoài việc thực hiện các mẹo cải thiện chứng đau đầu sau ngủ dậy trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống Dưỡng não Thái Minh để làm tăng hiệu quả kiểm soát cơn đau.

Dưỡng não Thái Minh - Hỗ trợ cải thiện đau đầu, phòng ngừa bệnh về não 1
Dưỡng não Thái Minh hỗ trợ cải thiện hiệu quả cơn đau đầu sau thức dậy

Viên uống Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới, kết hợp thành công từ 4 loại thảo dược liệu quý là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và Enzym Nattokinase mang lại cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định tiền đình. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả và triệt để tình trạng đau đầu sau ngủ dậy. Khảo sát người dùng sử dụng Dưỡng não Thái Minh cho thấy có đến 90.2% người dùng cải thiện được tình trạng đau đầu.

Bên cạnh tác dụng giảm đau đầu, Dưỡng não Thái minh còn làm thuyên giảm các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Nếu sử dụng lâu dài, người bệnh còn có thể phòng ngừa bệnh lý về não như: thiểu năng tuần hoàn máu, rối loạn tiền đình, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Hiện nay, Dưỡng não Thái Minh đã được mở bán trên toàn quốc. Để mua sản phẩm chính hãng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách dưới đây để được giao hàng tận nhà:

  • Cách 1: Đặt giao hàng trực tiếp bằng cách điền đầy đủ, chính xác thông tin của người nhận và Form đặt hàng TẠI ĐÂY
  • Cách 2: Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1705 (giờ hành chính) để gửi thông tin đặt hàng giao hàng tại nhà.

Kết luận: Như vậy, tình trạng ngủ dậy bị đau đầu ngoài các nguyên nhân đến lối sống, môi trường thì còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, thay vào đó hãy tiến hành thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...