Tiết lộ 11 bài thuốc đông y từ bạch quả chữa bệnh hiệu quả
Bạch quả là loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì vậy, người dân đã kết hợp với các dược liệu khác trong nhiều bài thuốc Đông y để chữa bệnh. Dưới đây là gợi ý 11 bài thuốc từ bạch quả có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Mục lục
- 1. Đặc điểm của cây bạch quả
- 2. Tác dụng của bạch quả như thế nào?
- 3. 11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bạch quả
- 3.1. Chữa thiếu máu não
- 3.2. Chữa chứng sa sút trí tuệ
- 3.3. Chữa chứng đau đầu, đau nửa đầu
- 3.4. Chữa mất ngủ, ngủ không ngon giấc
- 3.5. Điều trị bệnh hen suyễn
- 3.6. Chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm
- 3.7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- 3.8. Hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu
- 3.9. Chữa hen phế quản, hỗ trợ điều trị lao phổi
- 3.10. Chữa khí hư, bạch đới
- 3.11. Trị sơn ăn gây sưng, ngứa
- 4. Lời khuyên khi sử dụng bạch quả để chữa bệnh
1. Đặc điểm của cây bạch quả
Bạch quả (hay còn gọi là ngân hạnh, áp cước thụ, phi nga thụ…) với tên khoa học là ginkgo biloba. Đây là thảo dược đã được sử dụng trong y học hơn 1000 năm với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Cây bạch quả thường to cao, có thể lên đến 20 – 35m, mọc thẳng đứng, có nhiều các nhánh ngắn mang cành lá xum xuê. Lá có dạng hình quạt với chia thành 2 thùy từ khía trung tâm, dài khoảng 8cm và đôi khi rộng gấp đôi. Hoa đơn tính khác gốc, quả có thịt màu vàng, hình bầu dục.
Bạch quả được sử dụng nhiều ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên ở Việt Nam nó dần trở nên phổ biến và được nghiên cứu sâu rộng hơn.
2. Tác dụng của bạch quả như thế nào?
– Theo đông y, bạch quả thường dùng quả, ít khi dùng lá. Nó có tính bình, vị đắng ngọt có công dụng ích phổi, ích khí, tiêu đờm, cầm tiểu tiện… được dùng để chữa hen suyễn, viêm đường tiết niệu, di tinh…
– Theo y học hiện đại, các hoạt chất trong cây bạch quả đã được phân tách và phát hiện ra với nhiều tác dụng tốt với sức khoẻ như sau (1):
- Chống oxy hóa.
- Tăng tuần hoàn máu não, cải thiện chứng mất ngủ.
- Chống oxy hóa mạnh.
- Chống viêm.
- Cải thiện tuần hoàn, sức khỏe tim mạch.
- Điều trị chứng đau đầu, đau nửa đầu.
- Cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ.
- Cải thiện chức năng não bộ.
- Giảm lo lắng, căng thẳng, điều trị trầm cảm.
- Điều trị hen suyễn và các bệnh viêm đường hô hấp khác.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bạch quả – Dược liệu quý, tốt cho sức khỏe
3. 11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bạch quả
Với nhiều tác dụng trên, bạch quả đã được cho vào các bài thuốc đông y để chữa bệnh hiệu quả.
3.1. Chữa thiếu máu não
– Trong nghiên cứu “Chất chiết xuất từ Ginkgo biloba và ginsenosides gây giãn mạch não thông qua con đường oxit nitric” của Chen X, Salwinski S và cộng sự đã cho thấy chiết xuất từ lá bạch quả có hiệu quả trong việc làm giãn mạch máu. Tác dụng này có thể liên quan đến việc tác động đến oxit nitric gây giãn mạch máu não, thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não và các rối loạn chức năng mạch máu liên quan khác. Như vậy, cao lá Bạch quả có khả năng làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt… do thiếu máu não gây ra.
Ngoài ra, cao lá bạch quả có tác dụng ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF). Từ đó, nó giúp ngăn chặn sự ngưng kết tập tiểu cầu, hình thành cục máu đông gây thiếu máu não dẫn đến tai biến mạch máu não.
Bạn có thể sử dụng bạch quả theo nhiều cách khác nhau như:
- Lá Bạch quả tươi hoặc khô để pha trà, chia đều uống trong ngày.
- Dùng cao Bạch quả kết hợp với các dược liệu khác như Đinh lăng để pha uống có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu não.
3.2. Chữa chứng sa sút trí tuệ
– Trong nghiên cứu “Hiệu quả điều trị của chiết xuất Ginkgo biloba EGb 761 đối với các triệu chứng hành vi và tâm lý của chứng sa sút trí tuệ: phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng” của Egemen Savaskan và cộng sự cho thấy bạch quả được đánh giá là có khả năng giảm căng thẳng, lo lắng, cải thiện khả năng nhận thức ở những người cao tuổi và ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn phổ sa sút trí tuệ.
Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng nhận thức có liên quan đến vấn đề lão hóa.
Tác dụng này có thể do tác dụng cải thiện lưu lượng máu đến não, giúp não bộ đủ oxy và chất dinh dưỡng, nhất là ở những người bị chứng sa sút trí tuệ liên quan đến mạch máu.
– Cách dùng: Lá Bạch quả tươi hoặc khô cho vào khoảng 100ml nước sôi chia đều uống trong ngày.
3.3. Chữa chứng đau đầu, đau nửa đầu
– Trong y học cổ Trung Quốc có viết bạch quả có tác dụng chữa bệnh đau đầu, đau nửa đầu. Nó có chứa các hoạt chất với khả năng an thần và chống viêm – là công thức thảo dược được kê đơn phổ biến nhất ở Trung Quốc để điều trị các hiện tượng liên quan đến chứng đau nửa đầu.
Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu. Nếu đau đầu do căng thẳng quá mức, flavonoid trong bạch quả giúp chống oxy hóa, chống viêm giúp giảm đau tốt. Còn với nguyên nhân do sự giãn nở quá mức của mạch máu thì dường như nó không có hoặc tác dụng.
– Nguyên liệu: Bạch quả 3 hạt, cùi nhãn 8 quả, thiên ma 3 g. Người thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu nên ăn vào lúc đói buổi sáng.
3.4. Chữa mất ngủ, ngủ không ngon giấc
– Cao bạch quả giúp làm giảm căng thẳng, tăng cường thư giãn, dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Từ đó, nó hiệu quả đối với những người bị mất ngủ.
Trong nghiên cứu hiện đại “Tác dụng đa ký giấc ngủ của liệu pháp ginkgo biloba bổ trợ ở bệnh nhân trầm cảm nặng được điều trị bằng trimipramine” của U Hemmeter cho thấy nhiều lợi ích của chiết xuất bạch quả đối với rối loạn thần kinh, rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm đã được báo cáo. Nó có thể cải thiện tính liên tục của giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ Non-REM do hoạt động CRH của thuốc.
– Bài thuốc Đông y chữa mất ngủ có các nguyên liệu sau đây:
- Hạt bạch quả 20g, khiếm thực 20g.
- Gạo tẻ 40g, đậu đen 40g.
Các vị thuốc trên đem đun sôi đến khi nhừ, nêm thêm gia vị, dùng ăn khi còn nóng.
3.5. Điều trị bệnh hen suyễn
– Theo Đông y, bạch quả có tác dụng ích phế khí, hóa đờm, bình suyễn, hỗ trợ chữa các bệnh đường hô hấp như ho, hen, viêm phế quản mãn tính, lao phổi…
Trong nghiên cứu hiện đại “Tác dụng của chiết xuất Ginkgo Biloba đối với sự biểu hiện của PKCalpha trong các tế bào viêm và mức độ IL-5 trong đàm của bệnh nhân hen suyễn” của Dịch Quân Đường và cộng sự đã chứng minh bạch quả có tác dụng kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Nó làm giảm kích hoạt PKCalpha trong các tế bào viêm, do đó làm giảm mức IL-5 trong đờm gây ra. Sử dụng dịch chiết bạch quả kết hợp với liệu pháp glucocorticosteroid có thể tốt cho bệnh hen suyễn.
– Bài thuốc đông y chứa bạch quả cho người hen suyễn như sau:
- Bạch quả 20g (sao vàng), ma hoàng 12g.
- Tô tử 8g, khoản đông hoa 8g, tang bạch bì (tẩm mật sao) 8g, chế bán hạ 8g.
- Hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 6g, hoàng cầm (sao qua) 6g, cam thảo 4g.
Các dược liệu trên đem sắc với 600 ml nước, cô còn 250ml chia 3 phần, uống trong ngày.
3.6. Chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm
– Theo đông y, bạch quả có công dụng hóa đờm, chữa ho hen nên được sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm và thở suyễn.
– Cách dùng: hạt bạch quả bọc trong lá ngải cứu, đem nướng chín. Sử dụng ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả.
3.7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
– Bạch quả từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Chiết xuất từ loại lá này giúp khối lượng các tế bào beta tuyến tụy và lượng insulin tăng lên rõ rệt, gần như trở lại mức bình thường. Ngoài ra, nó còn điều chỉnh 2 enzyme chống oxy hóa là glutathione và superoxide dismutase 2, từ đó giúp cải thiện bệnh tiểu đường (2).
– Cách dùng: Bạch quả 15g, lá ổi non 15g, râu ngô 30g. Đem các dược liệu trên sắc với 250ml, uống trong ngày.
– Chú ý: Những người đi đại tiện táo không nên dùng.
3.8. Hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu
– Theo Đông y, bạch quả giúp điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu đục, tiểu tiện nhiều…
– Bài thuốc từ bạch quả hỗ trợ bệnh đường tiết niệu như sau: Hạt bạch quả 10g nướng chín hoặc rang với muối ăn trong ngày.
3.9. Chữa hen phế quản, hỗ trợ điều trị lao phổi
– Theo đông y, bạch quả có tác dụng chỉ suyễn khái, liễm phế phí, thu súc tiểu tiện được dùng cho người hen phế quản, lao phổi, ho nhiều đờm.
– Bài thuốc bổ phổi, dịu hen cho người bị viêm phế quản mãn tính, hen phế quản như sau:
- Bạch quả (đập vỡ) 16g.
- Khoản đông hoa 12g, bán hạ chế 12g.
- Vỏ rễ dâu 12g, tô tử 12g, hạnh nhân 12g.
- Ma hoàng 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo sống 8g.
Mỗi ngày uống 1 thang, sắc với 600 ml còn 250ml, chia 3 phần, uống trong ngày.
Ngoài ra, cách khác là dùng bạch quả 10g và 1 muỗng mật ong. Bạch quả bỏ vỏ ngoài, thêm nước, đun chín, sau đó cho mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi tối.
3.10. Chữa khí hư, bạch đới
– Bạch quả có tác dụng chữa bạch đới lâu ngày không dứt, di tinh, đái dắt nhiều… do khí hư (sức lực suy yếu).
– Bài thuốc như sau:
- Đậu ván trắng 63g, bạch quả 12g, lõi thân và cành hướng dương 16g. Đem các dược liệu trên sắc lấy nước, thêm ít đường đỏ vào để dễ uống.
- Hoặc phụ nữ có khí hư đới hạ, bụng dưới đầy đau dùng bạch quả, khiếm thực, sơn dược, xa tiền tử. Mỗi vị dược liệu 9g, sắc uống trong ngày.
3.11. Trị sơn ăn gây sưng, ngứa
Cây sơn ta có chứa chất độc gây kích thích mạnh, viêm da dị ứng. Ở những người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc hay ngửi rất dễ bị ngứa. Lúc này, có thể lấy lá bạch quả và lá kim ngân với lượng bằng nhau, rửa sạch đem đun lấy nước rồi rửa tại vị trí sơn ta gây sưng, ngứa.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu khoảng 3 ngày không đỡ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để điều trị.
4. Lời khuyên khi sử dụng bạch quả để chữa bệnh
Cây bạch quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng, dùng sai cách có thể gây hại. Một số lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này như sau:
– Thịt bạch quả, mầm xanh trong hạt có thể gây độc, đã có báo cáo trẻ nhỏ ăn 5 – 10 quả bị ngộ độc gây tử vong. Do đó, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền, đặc biệt ở đối tượng trẻ em.
– Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi sử dụng bạch quả trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó không nên dùng cho đối tượng này.
– Nên ngừng bạch quả trước 2 tuần ở những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật do thảo dược này làm tăng nguy cơ chảy máu.
– Thận trọng khi kết hợp với các thuốc khác có tác dụng tăng chảy máu.
– Thảo dược chứa hàm lượng hoạt chất nhỏ nên cần thời gian để phát huy tác dụng rõ rệt. Vì vậy cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền về thời gian, liều lượng khi sử dụng.
Nhiều bài thuốc chữa bệnh từ Bạch quả khá phức tạp, chứa nhiều dược liệu khác nhau nên mất rất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như sắc thuốc. Hiểu được khó khăn này, nhiều sản phẩm chứa Bạch quả ra đời giúp người bệnh sử dụng thuận tiện hơn.
Trong đó, viên uống Dưỡng Não Thái Minh chứa cao Bạch quả, đinh lăng và thạch tùng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo này giúp sản phẩm có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và làm sạch cục máu đông. Vì vậy, sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng… hỗ trợ điều trị thiếu máu não, tai biến mạch máu não sau đột quỵ hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 – 4 viên rất thuận lợi cho người dùng.
Trên đây là 11 bài thuốc đông y từ bạch quả giúp chữa bệnh hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn
Tài liệu tham khảo
- (1) https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits#TOC_TITLE_HDR_11
- (2) https://www.sciencedaily.com/releases/2019/08/190822124838.htm
Bài viêt liên quan
- Đẩy lùi nhanh chóng ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ nặng lâu năm do THIẾU MÁU NÃO chỉ với 5 phút mỗi ngày!
- Đau đầu, mất ngủ triền miên suốt 10 năm - Nhờ làm điều này mỗi ngày 2 lần mà bệnh tiến triển không ngờ
- Bệnh đãng trí người già - nguyên nhân và khắc phục
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
- Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
- Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ với 10 bài tập yoga đơn giản!