Uống thuốc chữa mất ngủ - Lợi ít hại nhiều
Mất ngủ gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ như mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, nhạy cảm dễ cáu gắt… Vậy khi nào thì nên dùng thuốc ngủ? Có những loại thuốc chữa mất ngủ gì và dùng như thế nào? Lưu ý khi sử dụng? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
1. Mất ngủ gây ảnh hưởng như thế nào?
Ngủ là một quá trình sinh lý bình thường, trong đó toàn bộ cơ thể được tạm ngừng hoạt động và nghỉ ngơi. Trung bình, con người dành 8 tiếng mỗi ngày để ngủ tuy nhiên nhiều người do một số nguyên nhân nào đó có thể không đạt con số này và bị mất ngủ.
Mất ngủ được định nghĩa là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ (hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ không sâu giấc), thức dậy quá sớm.
Bạn có thể nhận thấy ngay các tác hại của việc mất ngủ vào sáng ngày hôm sau như cảm giác mệt mỏi, đờ đẫn, khó chịu, giảm khả năng tập trung và giảm hiệu suất công việc…
Nếu mất ngủ triền miên các tế bào không được nghỉ ngơi trong thời gian dài có thể sẽ gây ra nhiều tác hại khác nguy hiểm hơn đến sức khỏe như:
- Giảm khả năng tập trung, khó khăn, mệt mỏi khi làm việc vì vậy làm giảm hiệu suất công việc.
- Rối loạn tâm lý như các phản ứng tiêu cực dẫn đến cáu gắt, trầm cảm, uể oải, suy giảm trí nhớ, lo âu…
- Tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch…
Vì vậy, việc dùng thuốc điều trị mất ngủ mãn tính là rất cần thiết.
2. Thuốc điều trị mất ngủ kéo dài dùng trong trường hợp nào?
Mất ngủ có nhiều mức độ và nguyên nhân khác nhau. Vậy thuốc chữa bệnh mất ngủ được dùng khi nào? Thực tế, việc dùng thuốc thường chỉ được chỉ định trong những trường hợp mất ngủ nặng, các biện pháp khác không cho kết quả tốt.
Việc dùng thuốc thường được kê trong những trường hợp sau:
- Các triệu chứng ảnh hưởng tới ít nhất 3 ngày/tuần trong ít nhất 3 tháng.
- Việc mất ngủ dẫn đến các tác động tâm lý, suy giảm hoạt động hàng ngày, giảm khả năng làm việc hoặc các sự kiện quan trọng khác…
3. Những loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay
Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp với người bệnh bị mất ngủ cần dựa vào nhiều yếu tố như:
- Các triệu chứng điển hình.
- Mục tiêu điều trị.
- Phản ứng với loại thuốc điều trị trước đây.
- Các bệnh lý kèm theo.
- Tác dụng phụ tiềm ẩn.
- Chi phí.
Một số loại thuốc chữa mất ngủ hiệu quả nhất được bác sĩ thường xuyên chỉ định bao gồm:
3.1. Nhóm chủ vận thụ thể benzodiazepin
Nhóm chủ vận thụ thể benzodiazepin làm chậm hệ thống thần kinh trung ương và thư giãn cơ bắp nên có tác dụng giải lo âu, an thần, điều trị mất ngủ.
– Các thuốc được sử dụng phổ biến như: diazepam, alprazolam, bromazepam, triazolam, estazolam, temazepam, quazepam và flurazepam…Đây là những thuốc chữa rối loạn lo âu mất ngủ khá hiệu quả nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ.
– Tác dụng phụ: nhức đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, ức chế nghịch lý (tăng hưng phấn, khó chịu và bốc đồng), trầm cảm và gây quái thai ở phụ nữ mang thai… Nó gây nghiện thuốc.
Rất nhiều người đã phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ của nhóm thuốc này
– Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, người bị suy gan, suy thận, mắc bệnh phổi mãn tính…
3.2. Nhóm non-benzodiazepin
Nhóm thuốc này được phát triển để giảm thiểu các tác dụng phụ và khả năng lạm dụng của thuốc nhóm benzodiazepin.
– Các thuốc được sử dụng bao gồm: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon, zolpidem, eszopiclone… giúp duy trì giấc ngủ tốt hơn.
– Tác dụng phụ: buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, kích động, ngứa, da có mụn nhỏ, dát sần… Do thời gian bán hủy ngắn nên nhóm thuốc này hạn chế được tác dụng phụ buồn ngủ, chóng mặt vào ban ngày hơn nhóm benzodiazepin.
Tuy nhiên nhiều người đã phải ngừng thuốc do xuất hiện các tác dụng ngoài ý muốn.
3.3. Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm ba vòng là một trong những thuốc được kê đơn cho người bị mất ngủ, đặc trưng bởi khó duy trì giấc ngủ. Nó giúp cải thiện thời gian ngủ, ít thức giấc hơn sau khi ngủ, tuy nhiên lại không có tác dụng đối với việc gây ngủ.
– Các thuốc được dùng phổ biến là amitriptyline, mirtazapine, trazodone, doxepin…
– Tác dụng phụ thường gặp phổ biến như nhức đầu, buồn ngủ, an thần, khô miệng, đắng miệng, bí tiểu ở người u xơ tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường hô hấp trên…
3.4. Thuốc kháng histamin
Đây là loại thuốc chữa mất ngủ được coi là an toàn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai bị mất ngủ tuy nhiên vẫn rất cân nhắc khi sử dụng. Nó có tác dụng an thần, trị mất ngủ do đối kháng với histamin H1.
– Các loại thuốc thường thấy như diphenhydramine và doxylamine…
– Tác dụng phụ do kháng cholinergic mạnh như mờ mắt, lú lẫn, táo bón, khô miệng…
3.5. Thuốc đối kháng thụ thể orexin
Orexin là chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh sự tỉnh táo và giấc ngủ. Thuốc đối kháng thụ thể orexin giúp duy trì giấc ngủ sâu được sử dụng đề điều trị mất ngủ.
Hiện nay thuốc kê đơn suvorexant được sử dụng phổ biến nhất.
Tuy nhiên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày… Chú ý khi sử dụng cho người suy gan, suy thận.
3.6. Thuốc an thần barbital
Nhóm thuốc an thần barbital giúp điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ và giúp duy trì giấc ngủ.
Các thuốc được sử dụng bao gồm secobarbital, butabarbital…
Tác dụng phụ thường thấy như buồn ngủ, kích động, lú lẫn… Chúng là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân bị mất ngủ phải ngừng thuốc.
3.7. Melatonin
Melatonin là hormon tuyến tùng giúp điều hòa chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của con người. Vào ban đêm, mức melatonin là cao nhất, giúp tạo cảm giác buồn ngủ. Việc bổ sung hợp chất này giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Tuy nhiên, thuốc này chỉ tăng cảm giác buồn ngủ nhưng không hỗ trợ duy trì giấc ngủ sâu. Các trường hợp thường dùng là lệch múi giờ sau khi đi máy bay, làm việc theo ca…
Melatonin được đánh giá là khá an toàn nhưng vẫn có tác dụng phụ là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ… Ngoài ra, dùng kéo dài có thể gây lạm dụng thuốc.
3.8. Nhóm thuốc đồng vận thụ thể Melatonin
Hiện nay trên thị trường có ramelteon là chất đồng chủ vận melatonin. Nó có hiệu quả trong việc giảm thời gian để bệnh nhân chìm vào mất ngủ.
Tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ vào ban ngày… Nó không ảnh hưởng tới khả năng giữ thăng bằng của cơ thể nên giảm nguy cơ té ngã, đặc biệt ở người già.
4. Giải pháp giúp ngủ ngon mà không cần dùng thuốc
Thay vì sử dụng thuốc chữa mất ngủ, các chuyên gia luôn khuyến khích thực hiện các biện pháp không dùng thuốc.
Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ và dễ ngủ hơn, bạn có thể tham khảo:
– Tạo các thói quen tốt cho giấc ngủ
- Đi ngủ và thức giấc vào cùng một giờ nhất định, điều này giúp tạo giấc ngủ sinh lý bình thường.
- Hạn chế ngủ trưa quá lâu, tốt nhất chỉ nên chợp mắt khoảng 15 – 30 phút.
- Tránh sử dụng tivi, máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác 1 giờ trước khi đi ngủ.
- Giữ đèn ở mức thấp trong khi ngủ. Tránh để đèn phòng vệ sinh quá sáng sẽ gây kích thích hệ thần kinh khi bạn đi tiểu ban đêm.
- Tạo không gian thoải mái, giữ cho phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh khi ngủ.
– Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp và bấm huyệt giúp thông kinh hoạt lạc, an thần, giảm suy nhược thần kinh… tạo giấc ngủ ngon hơn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.
Một số huyệt liên quan đến tạo giấc ngủ tốt như nội quan (ở phần trước của cẳng tay), thần môn (ở cạnh cổ tay, phía bên trong), dũng tuyền (nằm dưới lòng bàn chân)…
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần day ấn khoảng 3 phút vào các huyệt trên.
– Ăn thực phẩm giúp dễ ngủ
Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giúp dễ ngủ như:
- Thực phẩm giàu magie có tác dụng thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng… có ích cho người bị mất ngủ. Các thực phẩm này bao gồm rau lá xanh đậm (rau cải bó xôi, các loại hạt, các loại ngũ cốc…)…
- Thịt gà, hạt vừng, chuối, bánh quy giòn… có chứa acid amin tryptophan. Chất này tham gia xây dựng serotonin, được chuyển hóa thành melatonin giúp điều hòa giấc ngủ sinh lý của cơ thể.
- Vitamin nhóm B trong chuối, hạt hướng dương… giúp tăng cường chuyển hóa tryptophan giúp cải thiện giấc ngủ.
Ngoài ra, có một số lưu ý về chế độ ăn trước khi đi ngủ như không nên ăn quá no vào ban đêm, đặc biệt là các thức ăn chứa dầu mỡ như đồ chiên rán, thức ăn nhanh… Đồng thời bạn cũng không nên ăn quá muộn gần giờ đi ngủ vì hệ tiêu hóa cần thời gian để tiêu hóa hết thức ăn.
Xem thêm:
– Tập thư giãn, cải thiện sức khỏe tinh thần
Các bài tập tự nhiên như chạy bộ, yoga, thiền… không chỉ tăng cường sức khỏe tổng quát mà còn cải thiện tâm trạng, thư giãn, giảm căng thẳng, tác động tốt đến chất lượng giấc ngủ.
– Các bài thuốc Đông y:
Tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ mà có các bài thuốc điều trị thích hợp.
Bài thuốc 1: Tâm sen chữa mất ngủ
Trà tâm sen có tác dụng chữa mất ngủ, xua tan mệt mỏi, căng thẳng.
Chuẩn bị tâm sen tươi hoặc khô đều được. Người mất ngủ nên pha tâm sen với 200ml nước đun sôi, uống 1-2 tiếng trước khi đi ngủ để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Bài thuốc 2: Trà hoa cúc hỗ trợ chữa mất ngủ
Hoa cúc là thảo dược tốt cho chứng mất ngủ. Nó có nhiều tác dụng tốt như giảm căng cơ, tạo cảm giác thoải mái, giảm lo lắng và làm dịu tiêu hóa. Người bị mất ngủ có thể uống một cốc nhỏ trà hoa cúc nóng sau bữa tối và lưu ý không uống quá gần giờ ngủ.
– Sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh
Nếu bị mất ngủ do thiếu máu lên não, thiểu năng tuần hoàn máu não… bạn có thể sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh. Sản phẩm có chứa cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và các vitamin nhóm B lành tính, không gây ra các tác dụng phụ, nên an toàn cho sức khỏe người dùng.
Dòng dưỡng não thế hệ mới Dưỡng Não Thái Minh sở hữu 3 tác dụng kép: hoạt huyết tăng tuần hoàn mạch máu não – làm sạch cục máu đông – ổn định tiền đình. Từ đó, sản phẩm làm dứt nhanh các cơn chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, choáng váng… cho người rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não…
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Trên đây là một số thuốc chữa mất ngủ thường được sử dụng hiện nay. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thực hiện các phương pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc trước, nếu không hiệu quả thì cần đi tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4634348/
- https://sleep.biomedcentral.com/articles/10.1186/s41606-018-0025-z
Bài viêt liên quan
- Đẩy lùi nhanh chóng ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ nặng lâu năm do THIẾU MÁU NÃO chỉ với 5 phút mỗi ngày!
- Đau đầu, mất ngủ triền miên suốt 10 năm - Nhờ làm điều này mỗi ngày 2 lần mà bệnh tiến triển không ngờ
- Bệnh đãng trí người già - nguyên nhân và khắc phục
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
- Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
- Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ với 10 bài tập yoga đơn giản!