Đau đầu hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì để giảm nhanh và hiệu quả?
- Đau đầu hoa mắt chóng mặt là gì?
- Đau đầu hoa mắt chóng mặt khi nào nên uống thuốc?
- Đau đầu hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì hiệu quả?
- 1. Thuốc trị đau đầu Paracetamol
- 2. Thuốc giảm đau Alaxan
- 3. Thuốc giảm đau đầu và hạ sốt Decolgen
- 4. Thuốc giảm đau Hapacol Codein
- 5. Thuốc trị đau đầu Panadol Extra
- 6. Thuốc Betahistine giảm hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn
- 7. Nhóm thuốc có dẫn xuất của leucin
- 8. Nhóm thuốc kháng histamin
- 9. Nhóm thuốc kháng cholinergic
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc
- Viên uống Dưỡng não Thái Minh – Giúp cải thiện đau đầu chóng mặt hiệu quả
Đau đầu hoa mắt chóng mặt là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan. Tùy thuộc vào từng mức độ nặng hay nhẹ mà trong nhiều trường hợp người bệnh cần phải sử dụng thuốc uống để làm giảm nhanh các cơn đau hiệu quả. Vậy bị đau đầu hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì? hãy cùng duongnaothaiminh.com tham khảo bài viết sau đây.
Đau đầu hoa mắt chóng mặt là gì?
Đau đầu hoa mắt chóng mặt là tình trạng đau nhức ở vùng đầu hoặc mặt. Những cơn đau này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đau tại một vị trí cố định hoặc lan ra khắp đầu. Bên cạnh đó là kèm theo các dấu hiệu mắt bị hoa và đầu óc như cảm giác choáng váng, mất thăng bằng và không thể đứng vững được.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, hoa mắt và chóng mặt như do say xe, thay đổi tư thế đột ngột, do vận động quá sức hoặc sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia… Với những nguyên nhân này, bạn không cần quá lo lắng chỉ cần nghỉ ngơi và giữ cân bằng lại sức khỏe thì các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các tình trạng trên kéo dài thường xuyên và liên tục thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về não bộ hoặc tim mạch. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp các bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
☛ Tìm hiểu thêm: Hay bị đau đầu thường xuyên là bệnh gì?
Đau đầu hoa mắt chóng mặt khi nào nên uống thuốc?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, tình trạng đau đầu hoa mắt chóng mặt chỉ nên uống thuốc khi ở mức độ nặng và kéo dài liên tục (trên 30 phút). Lúc này người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm giảm đau, cắt cơn hoa mắt chóng mặt và giúp ổn định sức khỏe.
Sau đó, kết hợp điều trị các triệu chứng đi kèm và cuối cùng cần tìm ra những nguyên nhân gây bệnh để khắc phục tận gốc tránh không bị tái phát trở lại.
Đau đầu hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì hiệu quả?
Dưới đây là tổng hợp một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ làm giảm nhanh các cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt và một số triệu chứng khác mọi người có thể tham khảo:
1. Thuốc trị đau đầu Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế làm tăng sức chịu đựng của cơ thể trước những cơn đau đầu.
Hiện nay, Paracetamol được sản xuất dưới dạng viên sủi, viên nén, bột. Tuy nhiên, Paracetamol nguyên chất là thuốc không cần kê đơn nhưng khi dùng nên có sự tư vấn của dược sĩ.
Công dụng: Giảm đau cho các trường hợp cụ thể như: Đau dây thần kinh, đau khớp do bệnh lý về xương khớp, đau cơ bắp do chấn thương, đau răng sau khi nhổ.
Cách dùng:
- Không dùng Paracetamol quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày cho trẻ em.
- Không dùng Paracetamol cho trường hợp sốt cao trên 39,5 độ
- Không cho trẻ em dùng quá 5 liều trong 1 ngày.
- Người bị thận, gan hoặc phụ nữ cho con bú nên cẩn trọng khi dùng Paracetamol.
Giá tham khảo: Paracetamol 500mg có giá khoảng 35.000 VNĐ/5 vỉ x 10 viên/hộp.
2. Thuốc giảm đau Alaxan
Alaxan là một loại thuốc giảm đau, kháng viêm mà trong thành phần có chứa Paracetamol (325mg) và Ibuprofen (200mg).
- Ibuprofen có tác dụng kháng viêm.
- Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
Do đó, khi kết hợp 2 thành phần này, Alaxan sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Công dụng: Giảm đau đầu, hoa mắt chóng mặt; giảm đau răng, đau sưng các cơ bắp do vận động quá sức.
Cách dùng:
- Dùng 1 viên sau 6 giờ cho cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi khi xuất hiện cơn đau và sốt.
- Không dùng quá 10 ngày
- Bệnh nhân suy tim, xơ gan, suy thận nên cẩn trọng khi sử dụng Alaxan
Giá bán: 110.000 VNĐ/10 vỉ x 10 viên/hộp.
3. Thuốc giảm đau đầu và hạ sốt Decolgen
Thành phần của Decolgen gồm Paracetamol (500mg), Phenylpropanolamine (25mg) và Chlopheniramin (2mg). trong đó:
- Paracetamol giúp cắt cơn đau nhanh và hạ sốt hiệu quả.
- Chlorpheniramine có công dụng kháng histamin nhờ ức chế lên thụ thể H1, từ đó làm giảm tình trạng sổ mũi và giảm tiết chất nhờn ở đường hô hấp.
- Phenylpropanolamine trực tiếp làm co mạch máu ở mũi và đường hô hấp trên, do đó làm giảm nghẹt mũi.
Công dụng: Nhờ vào sự kết hợp của 3 hoạt chất này mà Decolgen không chỉ là một loại thuốc giảm đau thông thường mà còn giúp chống sung huyết và kháng dị ứng.
Cách dùng:
- Trẻ từ 7 – 12 tuổi dùng 1/2 − 1 viên/lần.
- Trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng tối đa 1/2 viên/lần.
- Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người cao huyết áp, cường giáp, bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh về gan, thận cần cẩn trọng khi dùng Decolgen
Giá tham khảo: 90.000 đồng/hộp 100 viên.
4. Thuốc giảm đau Hapacol Codein
Thuốc Hapacol Codein là nhóm thuốc giảm đau cho các cơn đau ở mức độ trung bình khi người bệnh dùng thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen (đơn độc) không có hiệu quả.
Công dụng: Giảm đau đầu, hoa mắt chóng mặt do cảm cúm. Bên cạnh đó còn làm giảm cơn đau lưng, đau nhức cơ bắp, bong gân, đau răng,…
Cách dùng:
- Đối tượng sử dụng phải là trẻ em trên 12 tuổi.
- Mỗi lần uống từ 1-2 viên nhưng không uống quá 240 mg/ ngày.
- Bệnh nhân suy thận cần lưu ý khi sử dụng Hapacol Codein.
Giá tham khảo: 100.000 đồng /1 hộp 4 vỉ
5. Thuốc trị đau đầu Panadol Extra
Panadol Extra là thuốc giảm đau đầu liều nhẹ, lành tính được sản xuất dưới dạng viên sủi, rất quen thuộc với những người hay bị đau đầu.
Mỗi viên Panadol Extra có chứa 500mg Paracetamol và 65mg Caffeine. Sự kết hợp từ Caffeine trong thuốc làm tăng chức năng giảm đau của Paracetamol, đồng thời giữ tinh thần vẫn tỉnh táo, tập trung, không gây buồn ngủ.
Công dụng: Giảm đau đầu, đau nửa đầu với những cơn đau từ nhẹ đến trung bình, kèm theo đó là thuyên giảm triệu chứng đi kèm như sốt, hoa mắt, chóng mặt. Không chỉ vậy, còn làm giảm các cơn đau khác như đau cơ bắp, đau sau nhổ răng, đau bụng kinh nguyệt,…
Cách dùng:
- Một lần có thể uống 1-2 viên, mỗi lần uống phải cách nhau tối thiểu 4 tiếng.
- Khi dùng cần chờ viên sủi hết trong nước mới được uống.
- Hiệu quả giảm đau và hạ sốt có thể kéo dài từ 4-6 tiếng, không dùng quá 3 lần/ngày.
Giá tham khảo: 200.000 – 250.000 VNĐ/180 viên/hộp.
6. Thuốc Betahistine giảm hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn
Thành phần chính của Betahistine là Betahistine dihydrochloride, hoạt động dựa trên cơ chế cải thiện lưu lượng máu. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén tròn, màu trắng, hai mặt khum, một mặt trơn, một mặt khắc vạch.
Công dụng: Hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thính giác, buồn nôn.
Cách dùng:
- Người lớn uống 8 – 16 mg x 3 lần/ngày với ngày đầu tiên, sau đó duy trì với 24 – 48 mg/ngày. Không uống vượt quá 48 mg/ngày.
- Người cao tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không sử dụng loại thuốc này.
7. Nhóm thuốc có dẫn xuất của leucin
Acetyl-D, L-leucin là dẫn xuất của leucin – một trong các thuốc làm cắt cơn chóng mặt mạnh nhất
Tác dụng chính của các nhóm thuốc có dẫn xuất của leucin là làm giúp cắt cơn chóng mặt mạnh nhất hiện nay. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này đó là làm tiền đình không bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Tiền đình ổn định sẽ khống chế được cơn chóng mặt. Loại thuốc có dẫn xuất leucin được sử dụng phổ biến nhất cho người chóng mặt phải nhắc đến Tanganil.
Tanganil được dùng dưới cả dạng viên và dạng tiêm. Khi chóng mặt mức độ nhẹ và vừa thì dùng dạng viên. Khi chóng mặt mức độ nặng kèm triệu chứng nôn có thể dùng dạng tiêm, tuy nhiên tiêm cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
Công dụng:
- Kiểm soát chứng chóng mặt trong các trường hợp mất thăng bằng, đi loạng choạng không vững, có cảm giác bồng bềnh.
- Làm giảm cơn chóng mặt khi thay đổi tư thế hay quay đầy.
- Ngoài ra còn làm giảm các triệu chứng đi cùng như hoa măt, ù tai, buồn nôn, nôn.
8. Nhóm thuốc kháng histamin
Với người bị chóng mặt nên sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất với tác động lên thần kinh trung ương, làm phong bế hoạt động của histamin vùng mạch máu và não bộ. Do đó, làm ổn định tiền đình, phát huy tác dụng cắt cơn chóng mặt hiệu quả. Điển hình của nhóm thuốc chống histamin dành cho người hay bị chóng mặt phải kể đến là cyclizine và meclizine.
Công dụng: Cả Cyclizine và meclizine đều có công dụng ngăn ngừa hoặc điều trị chóng mặt, buồn nôn do say tàu xe. Hai loại thuốc này còn được sử dụng để giảm choáng váng chóng mặt và mất thăng bằng gây ra bởi các bệnh ảnh hưởng đến tai trong.
9. Nhóm thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic có tác dụng đối kháng với hệ thần kinh phó giao cảm. Trong khi, hệ thần kinh phó giao cảm làm tăng kích thích tiền đình (ít). Do đó, dùng thuốc kháng cholinergic sẽ đem lại tác dụng giảm chóng mặt tiền đình. thuốc thường được sử dụng để khống chế cơn chóng mặt thuộc nhóm cholinergic là scopolamine.
Công dụng: Làm giảm buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt do say xe tàu. Thuốc cũng có thể được dùng trong điều trị bệnh Parkinson (bệnh đãng trí ở người cao tuổi).
Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu không biết cách dùng hoặc lạm dụng quá nhiều, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt các tác dụng phụ như: viêm loét tá tràng, lờn thuốc, khó tiêu, tiêu chảy,… Vì vậy, để ngăn ngừa biến chứng không đáng có, đồng thời nâng cao hiệu quả của thuốc, người bệnh cần khi sử dụng thuốc điều trị đau đầu, hoa mắt chóng mặt cần lưu ý một vài điểm :
- Nên mua tại các hiệu thuốc, cơ sở bán thuốc uy tín để tránh mua thuốc lậu, thuốc giả.
- Dù là thuốc không cần kê đơn, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không dùng quá liều thuốc được khi trên bao bì.
- Hiểu rõ và nắm được các thành phần có trong thuốc để tránh trường hợp dùng biệt dược khác nhau nhưng có chung hoạt chất, dẫn đến quá liều và để lại nhiều tác dụng phụ.
- Ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người có cơ địa yếu.
- Có thể kết hợp thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol thông thường với các viên uống dưỡng não, bổ não để cải thiện chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Xác định được các yếu tố kích hoạt cơn đau đầu hoa mắt chóng mặt thì nên hạn chế hoặc tránh xa chúng. Thông thường các yếu tố này bao gồm: ánh sáng, âm thanh, mùi nồng, môi trường,…
- Điều trị dự phòng cơn đau đầu hoa mắt chóng mặt quay trở lại bằng cách thay đổi một lối sống lành mạnh kết hợp ăn uống và luyện tập thể thao.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh để căng thẳng, stress kéo dài để đảm bảo sức khỏe về mặt tinh thần.
Viên uống Dưỡng não Thái Minh – Giúp cải thiện đau đầu chóng mặt hiệu quả
Như đã nói ở trên, ngoài viên uống giảm đau thông thường, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng não để cải thiện chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Trong đó, Viên uống Dưỡng não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới, được đánh giá cao vì có 3 cơ chế hoạt động toàn diện bao gồm:
- Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não
- Làm sạch cục máu đông
- Ổn định tiền đình
Nhờ 3 cơ chế vượt trội này mà Dưỡng não Thái Minh có tác dụng: cải thiện nhanh các cơn đau đầu hoa mắt chóng mặt hiệu quả, cụ thể:
- 100% người dùng cải thiện tình trạng chóng mặt
- 90,2% người dùng cải thiện tình trạng đau đầu
Đối tượng có thể sử dụng Dưỡng não Thái Minh là:
- Người bị đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, hay quên
- Người bị thiểu năng tuần hoàn não với các biểu hiện đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt
- Người bị hội chứng tiền đình
- Người bị tai biến và sau tai biến
Giá bán và ưu đãi của Dưỡng Não Thái Minh
- Hiện tại, sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh đang có giá bán 125.000 VNĐ/1 hộp.
- Đặc biệt, duy nhất trong tháng này nhãn hàng đang có chương trình Khuyến mãi nhằm mục đích tri ân khách hàng “Mua 6 tặng 1” qua hình thức tích điểm theo mã tem cào trên vỏ hộp.
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?