Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa
Đau đầu vận mạch là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, đa số chúng ta thường có tâm lý chủ quan hoặc phương pháp điều trị không phù hợp khi gặp phải khiến bệnh trở nên trầm trọng, đem lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn là như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Đau đầu vận mạch là gì?
Đau đầu vận mạch hay còn gọi là đau nửa đầu Migraine là bệnh lý thần kinh đặc trưng bởi cơn đau đầu một bên, có tính chất mạch đập, cường độ đau tăng lên khi hoạt động thể chất, thường đi kèm với các triệu chứng như sợ ánh sáng, tiếng động, buồn nôn, nôn và đa số có triệu chứng dị cảm vùng da đầu.
Hiện tại nguyên nhân gây đau đầu vận mạch vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, một số nguyên nhân có thể dẫn đến Migraine có thể là uống nhiều bia, rượu, sinh hoạt không điều độ, lo âu, căng thẳng, thực phẩm có chứa nhiều tyramine,…
Theo thống kê, tỉ lệ mắc đau đầu vận mạch (Migraine) hàng năm khoảng 18% ở phụ nữ và 6% ở nam giới, độ tuổi hay gặp nhất là từ 25-55 tuổi. Đây là những con số khá lớn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau đầu vận mạch (Migraine) có nguy hiểm không?
2. Chẩn đoán cơn đau đầu vận mạch cấp và mãn tính.
Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn đau đầu vận mạch cấp (Migraine cấp) theo phiên bản thứ 3 của bảng phân loại quốc tế về đau đầu (ICHD-3)
Bệnh nhân có ít nhất 5 cơn đau đầu có đủ tiêu chuẩn sau:
Các cơn đau đầu kéo dài 4-72 giờ (khi không được điều trị hoặc điều trị thất bại) (B)
Đau đầu kèm theo ít nhất hai trong các triệu chứng sau: (C)
- Đau đầu 1 bên.
- Có tính chất mạch đập.
- Cường độ đau từ trung bình đến nặng.
- Đau đầu tăng lên bởi các hoạt động thể chất hàng ngày (ví dụ như đi bộ hoặc bước lên cầu thang) hoặc không thể làm các việc này do đau đầu.
Đau đầu có kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau: (D)
- Buồn nôn và/hoặc nôn.
- Sợ ánh sáng và sợ tiếng động.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau đầu không giải thích được bởi các chẩn đoán khác.
> Viên uống Dưỡng não Thái Minh hỗ trợ cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt
Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn đau đầu vận mạch mãn (Migraine mãn) theo phiên bản thứ 3 của bảng phân loại quốc tế về đau đầu (ICHD-3)
Bệnh nhân mắc Migraine mãn khi đau đầu giống Migraine hoặc đau đầu giống đau đầu căng thẳng kéo dài ≥15 ngày/tháng trong hơn 3 tháng thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
Xảy ra ở bệnh nhân có ít nhất 5 cơn đau đầu thỏa mãn tiêu chuẩn B-D với Migraine không thoáng báo và/hoặc tiêu chuẩn B và C với Migraine có thoáng báo.
Đau đầu xảy ra ≥ 8 ngày/tháng kéo dài hơn 3 tháng, thỏa mãn bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây:
- Tiêu chuẩn C và D với Migraine không thoáng báo.
- Tiêu chuẩn B và C với Migraine có thoáng báo.
- Được bệnh nhân nghĩ rằng đó là migraine lúc khởi phát và triệu chứng thuyên giảm bởi triptan hoặc dẫn chất của ergot.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau đầu không giải thích được bởi các chẩn đoán khác.
3. Nguyên tắc chung trong điều trị đau đầu vận mạch
Nguyên tắc chung để điều trị đau đầu vận mạch là phối hợp 3 phương pháp:
- Điều chỉnh lối sống phù hợp.
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh.
- Sử dụng phương pháp điều trị với cơ chế đối phó lành mạnh.
Việc sử dụng thuốc trong điều trị đau đầu vận mạch được phân tầng theo mức độ nghiêm trọng của bệnh: Những cơn đau đầu nhẹ được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), còn những cơn đau đầu nặng hơn được điều trị bằng triptan.
Đây là nguyên tắc “từng bước chăm sóc” trong điều trị Migraine, ban đầu sẽ dùng thuốc có tác dụng nhẹ, đơn giản, sau đó sẽ dần dần chuyển sang loại thuốc mạnh hơn nếu cần thiết.
Ngoài ra, các biện pháp điều trị cũng phù hợp với từng mục đích khác nhau: điều trị cắt cơn trong Migranie cấp và điều trị dự phòng trong Migraine mãn tính.
4. Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch bằng thuốc.
Điều trị cắt cơn
Mục tiêu điều trị
- Nhanh chóng cắt cơn đau và các triệu chứng đi kèm, nhất là các triệu chứng gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
- Phục hồi khả năng sinh hoạt, lao động bình thường, đảm bảo cuộc sống cho bệnh nhân.
- Giảm thiểu tối đa việc lặp lại liều cắt cơn hoặc thậm chí không cần dùng thuốc để cắt cơn.
- Giúp bệnh nhân có thể tự phục vụ bản thân, giảm việc sử dụng các dịch vụ y tế.
- Giảm, không để xảy ra các phản ứng không mong muốn.
- Tối ưu chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc trong điều trị
Sử dụng thuốc điều trị cắt cơn đau phụ thuốc vào mức độ đau đầu của bệnh nhân:
- Đối với cơn đau mức độ từ nhẹ đến trung bình: sử dụng các thuốc không đặc hiệu như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau non-opioid, acetaminophen, hoặc thuốc giảm đau có kết hợp thành phần caffein – như aspirin kết hợp với acetaminophen và caffein,…
- Đối với cơn đau mức độ từ trung bình đến nặng, hoặc các cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình nhưng đáp ứng kém với các liệu pháp không đặc hiệu: các thuốc đặc hiệu như triptans, thuốc đối vận thụ thể CGRP phân tử nhỏ (gepants) hoặc thuốc chủ vận thụ thể serotonin 5-HT 1F chọn lọc (ditans).
Với bất kỳ phương pháp nào thì bệnh nhân cũng nên được điều trị ngay khi có dấu hiệu đau đầu tiên để cải thiện khả năng cắt hẳn cơn và giảm sự ảnh hưởng của cơn đau đến cuộc sống bình thường.
Nếu bệnh nhân đau đầu kèm theo buồn nôn, nôn nhiều nên dùng các thuốc không qua đường uống như: Sumatriptan 3, 4, hoặc 6mg tiêm dưới da, ketorolac dùng đường mũi hoặc tiêm bắp,…Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc chống nôn, như prochlorperazine và promethazine dạng thuốc đạn đặt hậu môn (cho cả đau đầu và buồn nôn).
Điều trị dự phòng cơn
Mục tiêu điều trị
- Giảm tần suất, mức độ, thời gian cơn đau của bệnh nhân.
- Cải thiện mức độ đáp ứng với điều trị cơn đau cấp và tránh tăng liều điều trị cơn đau cấp.
- Cải thiện tình trạng bệnh, giảm ảnh hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt của bệnh nhân.
- Khuyến khích người bệnh tự quản lý tình trạng bệnh của mình.
- Giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng và tâm thần liên quan đến đau đầu.
- Tối ưu chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc trong điều trị
Lựa chọn tối ưu thuốc nào để điều trị dự phòng phụ thuộc vào từng ca bệnh, các bệnh lý đi kèm của bệnh nhân.
Các thuốc đã được xác định hiệu quả trong điều trị dự phòng cho bệnh nhân đau đầu vận mạch gồm có:
- Dùng đường uống: Candesartan, Divalproex sodium, Frovatriptan, Propranolol, Timolol, Topiramat, Valproate sodium
- Không dùng đường uống: Eptinezumab, Erenumab, Fremanezumab, Galcanezumab, Onabotulinumtoxin Ad
Điều trị dự phòng cần tuân thủ đúng liều, thời gian điều trị thích hợp, sau đó đánh giá xem phương pháp đang sử dụng liệu có hiệu quả với bệnh nhân hay không, cân nhắc chuyển sang phương pháp dự phòng khác nếu cần thiết.
☛ Tìm hiểu thêm: Top 10 loại thuốc trị đau đầu hiệu quả
5. Đông y chữa đau đầu vận mạch
Đông y cho rằng đau đầu vận mạch chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác gây nên. Dưới đây là một số bài thuốc đông y trị đau đầu vận mạch mà bạn đọc có thể tham khảo:
Huyết phủ trục ứ thang
- Thành phần: đương quy, sinh địa, hồng hoa đều, đào nhân, chỉ xác, xích thược đều, sài hồ, cam thảo đều, cát cánh, xuyên khung đều, ngưu tất.
- Cách dùng: sắc uống ngày 2 lần. Thận trọng dùng đối với phụ nữ lượng kinh nhiều.
Đàm đã ông phương
- Thành phần: bạch chỉ, xuyên khung, xuyên ô, cam thảo đều.
- Cách dùng: thang thuốc trộn đều, 1/2 để sống, 1/2 sao vàng tán bột mịn trộn, uống với nước sắc lá trà và lá bạc hà. Cơn đau đầu hết vẫn tiếp tục uống thêm 1 tuần.
Xuyên khung trà điều tán
- Thành phần: lá bạc hà, xuyên khung, kinh giới, hương phụ, phòng phong, bạch chỉ, khương hoạt, cam thảo.
- Cách dùng: tất cả tán bột mịn, trộn đều, uống với nước trà sau khi ăn.
Thiên ma câu đằng ẩm
- Thành phần: thiên ma, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, ích mẫu thảo, tang ký sinh, dạ giao đằng, chu phục linh, câu đằng, thạch quyết minh sống, xuyên ngưu tất.
- Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang. Chú ý trường hợp can dương không vượng thì không dùng.
Trấn can tức phong thang
- Thành phần: hoài ngưu tất, giá thạch sống, long cốt sống, mẫu lệ sống, quy bản sống, bạch thược sống, huyền sâm, thiên đông đều, xuyên luyện tử, mạch nha sống, liên trần đều, cam thảo.
- Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 2 lần.
6. Các biện pháp phòng tránh đau đầu vận mạch
Đau đầu vận mạch không chỉ đem lại nhiều phiền phức cho bệnh nhân mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. Do đó, mỗi chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh căn bệnh này ngay từ sớm:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm nhiều vi chất như kẽm, sắt, magie, vitamin K, B6 … vào trong bữa ăn hàng ngày.
- Không ăn, uống các thực phẩm chứa chất kích thích. Đặc biệt tránh xa thuốc lá và rượu bia.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng.
☛ Đọc thêm: 10 cách trị đau đầu tại nhà không dùng thuốc!
Bài viết bên trên đã đưa ra các thông tin liên quan đến phác đồ điều trị đau đầu vận mạch cũng như các biện pháp chẩn đoán, phòng ngừa căn bệnh này. Rất mong bài viết đem lại giá trị tích cực cho bạn đọc. Nếu có khó khăn cần giải đáp hoặc giúp đỡ, bạn vui lòng để lại bình luận xuống cuối bài viết nhé!
Nguồn tham khảo:
- http://www.benhvien103.vn/cap-nhat-dieu-tri-migraine-trong-thuc-hanh-lam-sang-cua-hiep-hoi-dau-dau-hoa-ky/
- https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2018/0215/p243.html
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?