Mất ngủ tê bì chân tay có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?
Mất ngủ, tê bì chân tay, đau đầu… là những triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai cũng mắc phải một lần trong đời. Tình trạng này có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau và thường có xu hướng tăng dần theo thời gian. Mất ngủ, tê bì chân tay có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng do đó cần được lưu ý khắc phục kịp thời.
Mất ngủ, tê bì chân tay là hiện tượng gì?
Ngủ chiếm một phần ba thời gian sống của con người. Đây được xem là giai đoạn nghỉ ngơi quan trọng nhất của cơ thể. Ngủ và nghỉ ngơi có mối liên quan mật thiết đến các vấn đề sức khỏe và bệnh tật. Thời gian ngủ là khoảng thời gian để các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương được lấy lại sự cân bằng cần thiết trong các hoạt động sinh lý. Thời gian này cũng góp phần tạo tiền đề cho hoạt động chức năng ở giai đoạn tiếp theo với một chất lượng đảm bảo.
Giấc ngủ ngon là cần thiết để duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Nhu cầu về giấc ngủ của con người thay đổi theo lứa tuổi. Bình thường, một người trưởng thành khỏe mạnh cần 7-9 tiếng để ngủ.
Mất ngủ là tình trạng cơ thể không được ngủ, nghỉ ngơi đúng cách và đủ thời gian. Mất ngủ biểu hiện bằng hiện tượng hay thức giấc, giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu, hồi hộp căng thẳng khi thức giấc. Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể gầy sút, suy nhược mệt mỏi, kém nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài môi trường. Theo nghiên cứu, mất ngủ sẽ gây giảm khả năng tập trung và dễ gây kích thích căng thẳng.
Cơ quan thụ cảm thuộc nhóm tế bào thần kinh cảm giác. Chúng giúp cơ thể cảm nhận và phản xạ với các tác động từ môi trường xung quanh. Tê bì chân tay là tình trạng mất cảm giác ở tay chân. Khi đó, các chi của cơ thể không còn nhạy cảm với các yếu tố kích thích từ đó không thực hiện các phản xạ đáp ứng.
Đôi khi, tê bì chân tay cũng kèm theo các dị cảm như châm chích, râm ran như kim châm. Tình trạng này thường liên quan tới rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh của cơ thể.
6 Nguyên nhân mất ngủ tê bì chân tay
Mất ngủ, tê bì chân tay có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi song tỉ lệ mắc ở người cao tuổi cao hơn cả. Trong đó, tê bì chân tay có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi người bệnh giữ ở một tư thế trong thời gian dài.
Nguyên nhân gây mất ngủ tê bì chân tay được xác định do các yếu tố bệnh lý gây ra hoặc do các tác động của ngoại cảnh, cụ thể như sau:
Suy nhược thần kinh
Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất của cơ thể người. Chúng giúp thực hiện các phản xạ, kiểm soát và duy trì các chức năng khác nhau của các cơ quan. Do phải hoạt động liên tục, hệ thần kinh đòi hỏi cần được nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý.
Suy nhược thần kinh (còn được gọi là Da Costa) là một hội chứng thuộc nhóm các rối loạn thần kinh chức năng. Đây là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não cũng như trung khu dưới vỏ não. Suy nhược thần kinh xảy ra do các tế bào não hoạt động liên tục và quá sức trong thời gian dài.
Tình trạng này gây ra kiệt quệ chất dẫn truyền thần kinh, suy giảm chức năng tế bào não. Khi đó, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, hay lo âu, cơ thể gầy sút… Mất ngủ sẽ xuất hiện sau đó, mức độ của triệu chứng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian khi suy nhược thần kinh không được khắc phục.
> 7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài
Viêm dây thần kinh
Dây thần kinh là một thành phần của thần kinh ngoại biên. Nó là một bó các sợi thần kinh con lan toả ra các nơi trong cơ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng.
Chúng có chức năng tiếp nhận các tín hiệu từ môi trường bên ngoài gửi về trung khu thần kinh (não và tuỷ sống). Đồng thời, đây cũng là đường dẫn truyền các phản xạ từ trung tâm tới các cơ quan đáp ứng. Khi các dây thần kinh bị tổn thương, quá trình dẫn truyền này sẽ không được thực hiện. Viêm dây thần kinh là hậu quả của tình trạng này.
Bệnh có thể xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn di truyền hoặc khối u chèn ép vào dây thần kinh. Tùy vào các nguyên nhân khác nhau, triệu chứng của viêm dây thần kinh là khác nhau song điển hình là: tê bì, mất cảm giác hoặc châm chích ở tay chân, yếu cơ, liệt cơ, khó phối hợp các động tác…
> Tại sao rối loạn tiền đình mất ngủ? Cách điều trị hiệu quả
Thoái hóa cột sống
Xương cột sống xuất phát từ mặt dưới xương chẩm đến đỉnh xương cụt. Đây là cột trụ chính giúp cho cơ thể đứng vững, đứng thẳng.
Ngoài chức năng vận động và định hình cơ thể, xương cột sống cũng là thành phần quan trọng của hệ thần kinh. Cột sống chứa tủy sống và là nơi xuất phát của nhiều rễ thần kinh khác nhau. Do đó, các tổn thương cột sống gây ra các ảnh hưởng tương tự các tổn thương thần kinh gây ra.
Thoái hóa cột sống là tình trạng các đốt sống bị thoái hóa làm thay đổi cấu trúc xương cột sống. Đây là một bệnh lý mạn tính với mức độ tiến triển chậm. Thoái hóa cột sống gây cứng khớp, giảm tiết dịch khớp làm giảm trơn nhờn từ đó gây cử động khó khăn, đau khi vận động.
Đau thường xuất hiện bất ngờ với mức độ âm ỉ hoặc dữ dội. Khi cơn đau xuất hiện vào ban đêm, nó có thể khiến người bệnh tỉnh giấc bất chợt, mệt mỏi khó chịu. Lâu dần, người bệnh sẽ bị mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Bệnh cũng ảnh hưởng tới đĩa đệm giữa các đốt sống gây thoát vị đĩa đệm. Khi sự thoát vị chèn ép vào dây thần kinh, sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh sẽ bị đứt đoạn khiến người bệnh mất cảm nhận và giảm các cử động của tay chân. Cảm giác tê bì, châm chích ban đầu thường xuất hiện ở lòng bàn tay, chân sau đó lan ra toàn bộ cánh tay, cẳng chân.
Ngủ sai tư thế
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe ổn định của con người. Trong đó, tư thế ngủ quyết định một phần không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Ngủ sai tư thế khiến cơ thể không được thoải mái, giấc ngủ không được sâu và ngon.
Theo đó, người ngủ sai tư thế thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy. Trong một số trường hợp, ngủ sai tư thế dễ làm người bệnh tỉnh giấc bất chợt, khó vào lại giấc ngủ lâu dần dẫn đến mất ngủ.
Ngoài ra, ngủ sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tê bì chân tay. Khi tay chân bị đè quá lâu, các mạch máu có thể bị chèn ép khiến máu khó lưu thông, tăng ứ đọng. Quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng giữa máu và các cơ không được diễn ra do đó quá trình sinh acid lactic trong cơ được thúc đẩy. Hậu quả là chân tay nơi bị đè nén xuất hiện tê buốt hoặc mất nhận cảm.
Khi đó, thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng hoặc xoa bóp tay chân sẽ làm giảm tình trạng tê buốt nhanh chóng.
> Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả
Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng cũng như các nguyên liệu cần thiết cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Thiếu dinh dưỡng gây ra nhiều ảnh hưởng tới các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó hệ thần kinh chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Não bộ và hệ thần kinh hoạt động liên tục kể cả khi chúng ta nghỉ ngơi do đó tiêu tốn một nguồn năng lượng tương đối lớn. Thiếu dinh dưỡng làm năng lượng cung cấp cho cơ thể, nhất là não bộ không đủ làm ảnh hưởng tới chức năng của não.
Hậu quả của tình trạng này là thần kinh bị suy nhược, dễ căng thẳng, lo âu, mất ngủ, mệt mỏi… Cơ thể thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài cũng gây các tác động trực tiếp lên não như thoái hóa não, teo não…
Ngoài ra, thiếu hụt dinh dưỡng cũng tác động tới sự phát triển và duy trì hoạt động của các dây thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh có thể giảm tạo thành do đó khả năng dẫn truyền bị giảm sút. Tê bì chân tay, yếu cơ, nhược cơ là hậu quả điển hình của hiện tượng này.
Ảnh hưởng của thời tiết
Vào thời điểm giao mùa, tỉ lệ người bị mất ngủ và gặp các rối loạn sức khoẻ khác tăng cao, nhất là ở người cao tuổi.
Thời tiết và nhiệt độ thay đổi quá nhanh và đột ngột có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi, phản ứng lại. Ngoài ra, hệ miễn dịch lúc này cũng trở nên suy yếu khiến cơ thể trở nên nhạy cảm. Khi đó, tăng cao nguy cơ mắc các bệnh cơ hội như cảm cúm, hen suyễn… Các biểu hiện của bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, chán ăn từ đó gây sa sút tinh thần, suy nhược thần kinh…
Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng khiến thần kinh dễ bị kích thích. Trong thời gian dài, các ảnh hưởng hay gặp phải là mất ngủ, dễ cáu gắt, căng thẳng, mệt mỏi.
#7 Mẹo khắc phục mất ngủ tê bì chân tay
Mất ngủ tê bì chân tay tuy không gây đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng này lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh. Do đó, khắc phục tình trạng này là giải pháp cần thiết.
Khắc phục mất ngủ tê bì chân tay kịp thời góp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Theo các chuyên gia, có thể loại bỏ mất ngủ tê bì chân tay bằng một trong những phương pháp dưới đây:
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn góp phần không nhỏ trong duy trì sức khỏe ổn định cũng như tăng sức đề kháng và thúc đẩy miễn dịch. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể góp phần đảm bảo các hoạt động chuyển hóa diễn ra ổn định. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng cũng giúp bồi bổ cơ thể, tăng khả năng hồi phục chức năng các cơ quan.
Theo đó, ăn uống khoa học giúp hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh và não bộ từ đó đảm bảo chúng hoạt động ổn định, ngăn ngừa mất ngủ, tê bì chân tay. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần bổ sung các chất chống oxy hóa làm ngăn ngừa lão hoá, giảm thiểu nguy cơ thoái hoá, suy nhược.
Người bị mất ngủ, tê bì chân tay cần bổ sung:
- Thực phẩm giàu kiềm như: chuối, rong nho, rong biển, bắp cải…
- Thực phẩm giàu vitamin D, K như: trứng, sữa, rau cải, ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: trà xanh, việt quất, cà rốt, cà chua…
- Thực phẩm giàu Tryptophan như: cá, thịt gà, chuối, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt…
Tập luyện thể dục thường xuyên
Theo các chuyên gia, tập luyện thể dục thể thao nên được duy trì thường xuyên không chỉ ở người bệnh mà cả ở người khoẻ mạnh. Các bài tập luyện đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Đối với người bị mất ngủ, tê bì chân tay, tập thể dục giúp thư giãn gân cốt, hỗ trợ vận động trở nên linh hoạt, dẻo dai, hạn chế cứng khớp. Tập thể dục cũng góp phần tăng tuần hoàn máu lên não, thư giãn thần kinh từ đó góp phần nâng cao sức khỏe thần kinh.
Thêm vào đó, các bài tập thường xuyên cũng góp phần tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch. Nhờ vậy, cơ thể tăng khả năng chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh.
> [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
Thay đổi tư thế ngủ
Ngủ sai tư thế không chỉ khiến giấc ngủ không được sâu mà còn khiến người bệnh dễ bị gián đoạn giấc ngủ. Điều này cũng khiến cảm giác tê bì chân tay xuất hiện thường xuyên, người bệnh có thể khó cử động khi tỉnh dậy.
Theo đó, thay đổi tư thế ngủ là điều cần thiết để khắc phục tình trạng mất ngủ tê bì chân tay. Ngoài ra, tư thế ngủ thoải mái cũng khiến não bộ được nghỉ ngơi đúng và đủ cách, đảm bảo các hoạt động được diễn ra cân bằng ổn định. Ngủ đúng tư thế cũng giúp bảo vệ sức khỏe cột sống đồng thời mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi tỉnh giấc.
Một số tư thế ngủ thích hợp là: tư thế nằm ngửa lưng thẳng, tư thế nằm nghiêng, tư thế bào thai…
Massage, bấm huyệt
Khi có sự chèn ép vào mạch máu hoặc vào các dây thần kinh sẽ khiến đường dẫn truyền bị tắc nghẽn. Massage, bấm huyệt là phương pháp được áp dụng để cải thiện mất ngủ, tê bì chân tay hiệu quả trong trường hợp này.
Massage, bấm huyệt giúp đả thông kinh lạc, loại bỏ tắc nghẽn do đó góp phần đưa các hoạt động trở về ổn định. Phương pháp này cũng giúp thư giãn cơ thể từ đó hạn chế căng thẳng, ức chế. Theo đó, massage, bấm huyệt giúp người bị mất ngủ, tê bì chân tay sẽ được cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Kỹ thuật bấm huyệt đòi hỏi người thực hiện có kiến thức chuyên môn và trình độ nhất định để đảm bảo việc thực hiện diễn ra an toàn, hiệu quả.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Sử dụng bài thuốc dân gian trị mất ngủ tê bì chân tay là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn nhất. Các bài thuốc dân gian không chỉ mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng mà còn được ưa chuộng vị đơn giản, dễ thực hiện.
Các bài thuốc dân gian dùng các thảo dược tự nhiên để khắc phục bệnh. Đây đều là những ứng dụng công năng an thần, hoạt huyết… của các vị dược liệu. Một số bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả là: uống trà gừng, trà tâm sen, trà táo đỏ kỷ tử, đỗ xanh, xạ đen…
Dùng thuốc Tây y
Phần lớn nguyên nhân gây mất ngủ, tê bì chân tay đều do các bất thường trong chức năng cơ quan của cơ thể. Khi đó, dùng thuốc Tây y là giải pháp có thể khắc phục triệt để tình trạng này.
Phương pháp này thường được áp dụng khi các biện pháp kể trên không mang lại hiệu quả điều trị. Khi dùng thuốc, người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau, các thuốc được chỉ định là khác nhau, thường thấy là:
- Thuốc an thần, gây ngủ.
- Thuốc giảm đau, chống viêm.
- Thuốc ngăn ngừa lão hoá…
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?