Choáng váng, mất thăng bằng là tình trạng mắc phải ở nhiều đối tượng. Triệu chứng này thường tự biến mất sau khi xuất hiện do đó khiến nhiều người không để tâm tới. Tuy nhiên, bị choáng váng, mất thăng bằng thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Mục lục1. Nguyên nhân gây chóng mặt, mất thăng bằng?1.1. Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính1.2. Ứ nước mê nhĩ1.3. Các tổn thương tiền đình1.4. Tổn thương não bộ2. Hay bị choáng váng, mất thăng bằng là bệnh gì?2.1. Rối loạn tiền đình2.2. Thiếu máu não2.3. Thoái hoá não2.4. Hạ đường huyết2.5. Tai biến mạch máu não3. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?4. Cách khắc phục chóng mặt, mất thăng bằng4.1. Phục hồi chức năng tiền đình và não bộ4.2. Tăng lưu lượng máu lên não4.4. Kiểm soát lượng đường huyết ổn định4.5. Can thiệp y khoa5. Dưỡng Não Thái Minh – Hỗ trợ cải thiện chứng choáng váng, mất thăng bằng
1. Nguyên nhân gây chóng mặt, mất thăng bằng?
Choáng váng, mất thăng bằng là một dạng rối loạn cảm giác của thần kinh trung ương. Khi xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, bản thân đang bị xoay vòng, khung cảnh xung quanh quay tròn hoặc nghiêng ngả. Kèm theo đó, người bệnh mất khả năng giữ vững cơ thể gây mất thăng bằng, dễ ngã, lảo đảo.
Chóng mặt, mất thăng bằng thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như cuộc sống người mắc phải. Bệnh có thể được gây ra bởi những nguyên nhân dưới đây:
1.1. Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Chóng mặt kịch phát thường xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột, nhất là từ nằm sang ngồi.
Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là dạng chóng mặt do tình trạng sỏi lạc chỗ trong tai. Nguyên nhân là do các hạt Canxi nhỏ di chuyển sai vị trí trong ống bán khuyên tai trong. Khi đó, các triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng sẽ xuất hiện đột ngột, kịch phát.
Các biểu hiện xuất hiện bất ngờ nhưng chóng mặt kích phát này lại tương đối lành tính, không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Trong một vài trường hợp, nguy hiểm gây ra cho người bệnh là do tai nạn, té ngã khi mất thăng bằng đột ngột.
1.2. Ứ nước mê nhĩ
Ứ nước mê nhĩ có thể do chấn động mê nhĩ, phù nề tai trong, co thắt động mạch tai…
Mê nhĩ thuộc tai trong, là bộ phận quan trọng trong giữ thăng bằng và tiếp nhận âm thanh của cơ thể. Ứ nước mê nhĩ (còn được gọi là bệnh Meniere) là tình trạng ứ dịch, tích tụ dịch ở tai trong. Lượng dịch bị tích tụ làm thay đổi áp lực tiền đình từ đó gây ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
Chứng đau đầu, chóng mặt do bệnh Meniere gây ra thường kéo dài từ 1 – 6 giờ. Trong khi đó, cảm giác buồn nôn có thể duy trì trong suốt 24 giờ.
1.3. Các tổn thương tiền đình
Tổn thương tiền đình có thể xuất hiện do chấn thương, tai nạn, tuổi cao hoặc do bệnh lý khác.
Tiền đình nằm sau ốc tai hai bên, là bộ phận thuộc hệ thần kinh. Tiền đình đảm nhận chức năng giữ thăng bằng và phối hợp điều khiển các hoạt động của tai, mắt…
Tiền đình có mối liên quan mật thiết tới não bộ và các cơ quan khác. Khi có tổn thương tiền đình, chức năng của hệ thống tiền đình bị giảm sút. Đồng thời, một phần không nhỏ sẽ gây tác động xấu tới não bộ gây ra chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng.
1.4. Tổn thương não bộ
Tổn thương não gây ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn chức năng não bộ.
Não bộ là cơ quan quan trọng của cơ thể. Nó điều khiển, chi phối toàn bộ các hoạt động của cơ thể bao gồm trí nhớ, cảm giác, vận động, thị giác…
Khi bị tổn thương, khả năng hoạt động của não bộ suy giảm. Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng, chức năng của não bộ có thể kém dần hoặc mất hẳn. Choáng váng, mất thăng bằng là biểu hiện đặc trưng do tổn thương não bộ gây ra. Ở mức độ tổn thương nặng, choáng váng, mất thăng bằng thường kèm theo đau đầu dữ dội và kéo dài.
Tổn thương não bộ có thể bị gây ra do chấn thương, lão hoá, thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc do các bệnh lý thần kinh khác.
2. Hay bị choáng váng, mất thăng bằng là bệnh gì?
Theo khảo sát, choáng váng mất thăng bằng chiếm khoảng 12% dân số, trong đó 15% xuất hiện ở nữ giới và hơn 5% mắc phải ở nam giới.
Choáng váng, mất thăng bằng ở giai đoạn nhẹ thường tự khỏi chỉ sau thời gian ngắn xuất hiện tuy nhiên không thể xem nhẹ tình trạng này. Choáng váng, mất thăng bằng tiềm là yếu tố cảnh báo các bệnh nguy hiểm như:
2.1. Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi cao gấp 3 lần so với người trẻ tuổi.
Tiền đình có vai trò quan trọng trong hỗ trợ một số hoạt động của cơ thể. Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý xảy ra do chức năng hoạt động của hệ thống tiền đình bị suy giảm, rối loạn. Bệnh có thể gây ra do viêm dây thần kinh tiền đình, viêm tai cấp, nhiễm trùng não hoặc xơ cứng rải rác…
Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh. Tỉ lệ người cao tuổi bị rối loạn tiền đình tăng 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Hiện nay, rối loạn tiền đình có xu hướng tăng cao ở người trẻ tuổi. Các biểu hiện thường gặp của bệnh là: mất khả năng điều hòa thăng bằng gây choáng váng, xây xẩm đầu óc, dễ té ngã. Rối loạn tiền đình cũng kèm theo các biểu hiện: ù tai, hoa mắt, đau đầu ở nhiều mức độ.
2.2. Thiếu máu não
Cục máu đông hay mảng xơ vữa bong tróc gây hẹp tắc mạch máu do đó làm thiếu hụt máu lên não.
Não bộ luôn làm việc liên tục nhằm đáp ứng duy trì, điều khiển các hoạt động sinh lý của cơ thể. Cơ quan này được nuôi dưỡng nhờ oxy và dinh dưỡng từ máu nhờ hệ thống mạch máu phong phú.
Do rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, não bộ đòi hỏi cần được cung cấp oxy và dinh dưỡng một cách liên tục và ổn định. Thiếu máu não là tình trạng lượng máu tuần hoàn lên não giảm sút so với nhu cầu của cơ quan. Việc này gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng não bộ. Mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian và mức độ thiếu hụt cung cấp máu não.
Choáng váng, chóng mặt, dễ té ngã là biểu hiện đặc trưng của tình trạng này. Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng không rầm rộ mà thoáng qua. Khi thiếu máu ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể hôn mê, tử vong, chết não.
2.3. Thoái hoá não
Trên 80% người cao tuổi gặp phải tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng thoái hoá não.
Lão hoá (còn được gọi là thoái hoá) là quá trình xảy ra tất yếu của tự nhiên. Tất cả các cơ quan trong cơ thể người đều chịu sự tác động của lão hoá. Lão hoá làm các cơ quan suy yếu, giảm hoạt động từ đó làm giảm khả năng cân bằng hoạt động sống.
Thoái hoá não gây ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sức khỏe người bệnh. Khi bị thoái hoá, các tế bào thần kinh kém nhạy cảm do đó khả năng phản hồi, duy trì các hoạt động kém linh hoạt. Hậu quả rõ rệt nhất của thoái hoá não biểu hiện bằng khả năng chậm đáp ứng với các yếu tố ngoại cảnh.
Ngoài ra, thoái hoá não cũng gây giảm sút trí nhớ, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt. Chức năng tiền đình cũng bị ảnh hưởng do thoái hoá gây mất kiểm soát thăng bằng, dễ té ngã.
2.4. Hạ đường huyết
Đường huyết dao động từ 90 đến 130 mg/dl được đánh giá là ổn định.
Đường huyết (còn được gọi là glucose máu) là nguồn năng lượng chính của mọi tế bào. Hầu hết các tế bào hoạt động đều dựa vào glucose, trong đó não bộ là cơ quan tiêu tốn nhiều glucose nhất.
Hạ đường huyết là tình trạm giảm từ từ hoặc đột ngột nồng độ glucose trong máu(dưới 3.9mmol/l). Theo đó, các cơ quan, đặc biệt là não bộ không được cung cấp đủ glucose để thực hiện hoạt động. Các chức năng của những cơ quan này vì vậy mà không được thực hiện. Choáng váng, đau đầu, hoa mắt, da tái nhợt, tim đập mạnh, hồi hộp lo lắng… là các biểu hiện thường thấy của tình trạng này.
Hạ đường huyết có thể xảy ra do đói, chế độ ăn thiếu cacbohydrat… Tuy nhiên, tình trạng này cũng cảnh báo rối loạn bài tiết hormone của cơ thể.
2.5. Tai biến mạch máu não
Người bệnh có thể hôn mê, tử vong khi gặp tình trạng này trong thời gian ngắn không được điều trị.
Tai biến mạch máu não (còn được gọi là đột quỵ) xuất hiện khi tắc nghẽn mạch máu lưu thông máu lên não. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định là do huyết khối hoặc các mảng vữa xơ bị bong tróc.
Tắc mạch máu não làm ngăn chặn dòng máu lên não từ đó khiến não bị dừng cung cấp máu. Biểu hiện ban đầu gây ra chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, hoa mắt… và có xu hướng tiến triển nặng. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị nhồi máu não, vỡ mạch máu não.
3. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Choáng váng, mất thăng bằng là tình trạng mắc phải ở nhiều người và có xu hướng tự kết thúc. Điều này khiến người bệnh thường chủ quan, không để ý do đó làm bệnh trở nặng.
Vì vậy, thăm khám bác sĩ kịp thời là điều cần thiết. Theo các chuyên gia, khi các cơn choáng váng, mất thăng bằng xuất hiện đột ngột và với tần suất lớn, người bệnh cần đi gặp bác sĩ.
CT-Scanner cho những hình ảnh rõ ràng của các cơ quan, mô, xương của cơ thể.
Việc khám chữa bệnh kịp thời giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Khi đó, không chỉ phương pháp, chi phí cũng như thời gian điều trị được rút ngắn mà nguy cơ xuất hiện các biến chứng cũng được loại bỏ. Các xét nghiệm, kiểm tra có thể được tiến hành với người bệnh là:
Xét nghiệm máu.
Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner).
Điện não đồ.
Chụp cộng hưởng từ não.
4. Cách khắc phục chóng mặt, mất thăng bằng
Chóng mặt, mất thăng bằng không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những tác động tới sức khoẻ và cuộc sống của bệnh cũng gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Các tai nạn do mất thăng bằng đột ngột là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất.
Do vậy, cần có giải pháp khắc phục tình trạng này. Theo các chuyên gia, để cải thiện chứng choáng váng, mất thăng bằng, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
4.1. Phục hồi chức năng tiền đình và não bộ
Phần lớn nguyên nhân gây chóng mặt, mất thăng bằng do chức năng tiền đình và não bộ bị suy yếu. Do đó, để chấm dứt tình trạng bệnh, phục hồi chức năng hai cơ quan này là vấn đề cần được ưu tiên.
Hiện nay, sử dụng các thực phẩm chức năng bổ não là giải pháp giúp cải thiện sức khỏe thần kinh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phục hồi chức năng cơ quan bằng các bài tập luyện não bộ như xoay vòng tròn, xoay đầu, nhìn đuổi theo… Tập luyện thể dục thể thao cũng mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
4.2. Tăng lưu lượng máu lên não
Chóng mặt, mất thăng bằng cũng được xác định bởi tình trạng thiếu máu lên não. Do đó, bổ sung đầy đủ máu lên não giúp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu khác nhau, giải pháp được đưa ra là khác nhau:
Thực phẩm bổ sung nguyên liệu tạo máu gồm: các loại cá, các loại hạt, rau lá đậm, quả mọng…
Thiếu máu do thiếu nguyên liệu tạo máu: Người bệnh cần bổ sung lại các nguyên liệu cần thiết (vitamin nhóm B, Sắt, Kẽm, Protein…) cho cơ thể. Việc bổ sung có thể thông qua các viên uống bổ sung hoặc qua chế độ dinh dưỡng. Trong đó, bổ sung qua chế độ dinh dưỡng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
Thiếu máu do tắc mạch: Người bệnh cần loại bỏ nguyên nhân gây tắc mạch như cục máu đông, dày thành mạch, xơ vữa mạch… Trong trường hợp này, các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa được khuyến khích sử dụng. Bên cạnh đó, sử dụng một số thực phẩm chức năng ngăn ngừa hình thành cục máu đông, phá cục máu đông và các mảng xơ vữa cũng được khuyến cáo.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Các bài tập sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy lưu thông khí huyết từ đó tăng tuần hoàn máu lên não. Theo đó, kết hợp các phương pháp giúp tăng hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh.
4.4. Kiểm soát lượng đường huyết ổn định
Lượng đường huyết xuống dưới mức bình thường gây choáng váng, mất thăng bằng, mệt mỏi. Trong khi đó, glucose máu tăng cao lại tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Do vậy, người bệnh cần đảm bảo kiểm soát lượng đường huyết của mình trong mức ổn định (từ 5-7.2mmol/l).
Các thực phẩm nhiều đường góp phần làm nồng độ glucose tăng vượt ngưỡng cho phép.
Các biện pháp giúp kiểm soát glucose là:
Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt.
Tránh chế độ ăn không cacbohidrat, nhịn đói thường xuyên…
Theo dõi nồng độ glucose máu thường xuyên, đều đặn.
4.5. Can thiệp y khoa
Can thiệp y khoa thường được áp dụng khi các giải pháp nói trên không mang lại hiệu quả cao trong điều trị hoặc choáng váng, mất thăng bằng có xu hướng trở nặng. Dựa vào đặc điểm người bệnh và tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ có chỉ định can thiệp khác nhau.
Một vài chỉ định can thiệp thường gặp là:
Sử dụng thuốc: các thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc tiêu cục máu đông, thuốc bổ sung sắt, kẽm, vitamin…
Vật lý trị liệu: massage, bấm huyệt, châm cứu giúp khai thông huyệt đạo, đả thông kinh lạc.
Phẫu thuật: áp dụng trong trường hợp tổn thương không hồi phục và các biện pháp kể trên không còn hiệu quả.
Để chứng choáng váng, mất thăng bằng được cải thiện nhanh chóng và triệt để, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ. Việc này giúp chuyên gia y tế kiểm soát tình trạng bệnh của người bệnh và có hướng giải quyết thích hợp, linh động.
5. Dưỡng Não Thái Minh – Hỗ trợ cải thiện chứng choáng váng, mất thăng bằng
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ngày nay được ưa chuộng hơn cả bởi lý do dễ sử dụng và đạt hiệu quả cao. Dưỡng Não Thái Minh là một trong những sản phẩm cải thiện choáng váng, mất thăng bằng hữu hiệu được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.
Dưỡng Não Thái Minh được Bộ Y tế cấp phép với công dụng hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Dưỡng Não Thái Minh là dòng sản phẩm dưỡng não được phát triển bởi công ty Thái Minh HiTech. Là dòng dưỡng não thế hệ mới, Dưỡng Não Thái Minh được cải tiến giúp mang lại hiệu quả ưu việt trong điều trị các bệnh về tiền đình, thần kinh não bộ.
Sản phẩm có nguồn gốc chủ yếu từ thiên nhiên với thành phần gồm các vị dược liệu: Thạch tùng, Bạch quả, Đinh lăng, Đậu nành… Kết hợp cùng các chất khác tốt cho não bộ như: Alpha lipoic acid, Choline, Vitamin nhóm B… Dưỡng Não Thái Minh mang lại công dụng:
Hỗ trợ ổn định tiền đình, giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Ngăn ngừa hình thành cục máu đông, phòng ngừa tắc mạch.
Thúc đẩy tăng tuần hoàn máu.
Dưỡng Não Thái Minh có độ an toàn, lành tính cao, dùng được cho nhiều đối tượng bao gồm cả trẻ trên 12 tuổi. Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn!
Chia sẻ23