Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng và đặc biệt chuyên sâu các vấn đề về chăm sóc sức khỏe não bộ, thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình và sau tai biến.

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: duongnaothaiminh.com

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/duongnaothaiminh 
Zalo: https://zalo.me/1487406919786211079 

Bài viết của chuyên gia

Đinh lăng - Thảo dược quý, tác dụng vàng với sức khỏe

Cây đinh lăng là loại thảo dược phổ biến, thường được trồng ở các đình chùa, sân nhà do có dáng đẹp, cành lá xum xuê. Ngoài ra, nó còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Vậy đặc điểm nhận dạng cây đinh lăng như thế nào? Thành phần và công dụng? Cách dùng? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Đặc điểm của cây đinh lăng? Đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương lâm, sâm nam… có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms. Từ xưa, ông tổ thuốc nam Hải Thượng Lãn Ông đã ví đinh lăng như là “nhân sâm của người nghèo” bởi nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Dựa vào hình dạng của lá, đinh lăng có nhiều chủng loại khác nhau như đinh lăng lá to, lá ráng, lá tròn…Tuy nhiên, loại được sử dụng làm thuốc và phổ biến hơn cả là đinh lăng lá nhỏ. Đặc điểm nhận biết cây đinh lăng lá nhỏ bao gồm: Cây nhỏ thường cao 0,8 – 1,5m, thân ngắn, không có gai. Tán lá xanh tốt, lá mọc lông chim, lá chét có khía răng nhọn, ở gốc có bẹ to, khi vò có mùi thơm nhẹ. Cụm hoa hình chùy ngắn khoảng 7 – 18mm, hoa nhỏ màu lục nhạt hoặc trắng xám. Quả dẹt màu trắng bạc, dài 3 – 4 mm, dày 1mm mang vòi. Đinh lăng có thể được tìm thấy ở các nước vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, loại cây này đã được biết đến từ lâu và có rất nhiều tác dụng như làm cảnh, nấu thức ăn và những công dụng tốt đối với sức khoẻ con người. 2. Thành phần của đinh lăng Theo các nghiên cứu cho thấy trong đinh lăng có các thành phần sau: Trong rễ cây chứa nhiều tanin, glycosid, alcaloid, saponin, triterpen… Trong lá có saponin triterpen với một genin đã xác định được là axit oleanolic. Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), vitamin C… 20 loại axit amin (trong đó có lysin, cysteine và methionin là những acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được). Tinh dầu, đường. Các nguyên tố vi lượng khác như canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, natri, kẽm… Một số nghiên cứu gần đây của Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM đã xác định được 5 hợp chất polyacetylen là panaxynol, panoxynol, heptadeca-1,8 (E)-dien-4,6 diyn-3,10 diol, heptadeca-1,8 (E)-dien-4,6 diyn-3 ol-10 on và heptadeca-1,8 (Z)-dien-4,6-diyn-3 ol-10 on. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục phân lập ra  nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý để ứng dụng trong điều trị bệnh. 3. 11 công dụng của đinh lăng với sức khỏe con người Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe con người. Dưới đây là 11 công dụng chính được ứng dụng trong điều trị bệnh: 3.1. Bổ trí não Đinh lăng có tác dụng bổ trí não, an thần bổ thần kinh bao gồm cả tác dụng ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, nó giúp đả thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu trong não bộ. Theo các nghiên cứu hiện đại, khi dùng loại thảo dược này cho thấy biên độ điện thế não tăng lên, tỷ lệ phát sóng alpha, beta tăng và làm giảm tỷ lệ phát sóng delta. Từ đó giúp hoạt hóa nhẹ vỏ não, cải thiện chức năng thần kinh, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường. Ngoài ra, trong đinh lăng có chứa loại saponin với hàm lượng cao và các vitamin nhóm B giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh rất có lợi cho hệ thần kinh trung ương, giúp bồi bổ trí não hiệu quả. 3.2. Làm giảm căng thẳng Cao đinh lăng có khả năng rút ngắn thời gian căng thẳng, giải tỏa lo âu, mệt mỏi và giúp đưa về trạng thái tâm lý bình thường. Ngoài ra, tinh dầu trong lá có tác dụng thư giãn, chống trầm cảm hiệu quả. 3.3. Cải thiện trí nhớ Trong nghiên cứu của Phạm Thị Nguyệt Hằng và cộng sự về “Tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình gây thiếu máu não cục bộ tạm thời và bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng của cao cồn rễ đinh lăng” đã thấy đinh lăng cải thiện chứng suy giảm trí nhớ. Tác dụng này nhờ khả năng tăng biểu hiện gen ChAT và muscarinic M5. 3.4. Tăng cường tuần hoàn máu, điều trị thiếu máu não Loại thảo dược này giúp hoạt huyết thông mạch, bồi bổ khí huyết, giúp tăng cường tuần hoàn máu, điều trị thiếu máu não. Đinh lăng giúp cải thiện tình trạng xơ vữa mạch máu – một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não. Do làm giảm sự gia tăng cholesterol huyết và lipid toàn phần trong huyết thanh. Ngoài ra, tác dụng này còn nhờ thành phần steroid ức chế sự tạo thành MDA trong quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào. 3.5. Làm giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu Một trong những công dụng khác của đinh lăng là giảm đau đâu, đau nửa đầu. Các dịch chiết saponin từ loài cây này có khả năng ức chế mạnh các gốc hydroxyl, superoxid, peroxid và nitric oxid – đây là tác nhân gây viêm, đau đầu. 3.6. An thần, ngủ tốt Các hoạt chất saponin triterpen, tanin, glycosid hỗ trợ cơ thể tăng cường sản sinh năng lượng, chống oxy hóa, chống viêm, xua tan mệt mỏi, tăng mức độ dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, dùng đinh lăng giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, tinh thần cũng sảng khoái, thoải mái hơn vào sáng ngày hôm sau. Ngoài ra, khi sử dụng trà đinh lăng, đi cùng với hơi nước là các giọt tinh dầu có mùi hương dễ chịu giảm căng thẳng, giúp ấm áp, thư giãn, khiến giấc ngủ sâu hơn. 3.7. Tăng sức dẻo dai và sức đề kháng Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như thân, lá và đặc biệt là rễ có chứa các hoạt chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng như 20 acid amin, 8 loại saponin, vitamin và khoáng. Chúng giúp tăng sức chịu đựng, bồi bổ sinh lực, chống mệt mỏi và tăng độ dẻo dai của cơ thể. Những người vận động viên, bộ đội sử dụng bột đinh lăng đều cho kết quả tốt trong các bài tập gắng sức. Cũng chính vì vậy mà cây đinh lăng đã được ví như là cây nhân sâm thứ 2 của Việt Nam. 3.8. Bảo vệ gan Trong các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao đinh lăng có tác dụng bảo vệ gan, duy trì mức MDA bình thường trong gan, phục hồi hàm lượng GSH nội sinh ở chuột bị viêm gan cấp gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như rượu, CCl4… Cơ chế của công dụng này có liên quan đến khả năng chống oxy hóa do ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào. 3.9. Giảm đường huyết Đinh lăng hỗ trợ giảm đường huyết sau ăn bằng cách ức chế men amylase của tuyến tụy và cả glucosidase của nấm men. Đây chính là tác dụng tiềm năng đem lại nhiều lợi ích đối với những người bị tiểu đường. 3.10. Bảo vệ sức khỏe xương khớp Dịch chiết đinh lăng đã được biết đến với tác dụng ức chế đáng kể quá trình hủy xương giúp bảo vệ sức khoẻ xương khớp. Cơ chế là do các hoạt chất trong cây làm giảm số lượng tế bào hủy xương, hình thành vòng hoạt hóa tế bào tiêu xương và hủy xương. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ làm giảm biểu hiện các gen đánh dấu tế bào hủy xương. 3.11. Chữa tắc tia sữa cho mẹ bầu Do đinh lăng có khả năng chống viêm, giảm đau nên nó còn được ứng dụng trong điều trị chứng tắc sữa sau khi sinh. Nó tác động vào các tuyến sữa bị viêm gây thuyên tắc, đả thông ống dẫn sữa, giảm tắc sức đồng thời còn có nhiều vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể. Ngoài những tác dụng phổ biến trên, cây đinh lăng còn giúp cải thiện số lượng tinh trùng, cơ tử cung và sự phát triển của nang trứng và có tác dụng lợi tiểu, kháng khuẩn, kháng nấm… 4. Sử dụng đinh lăng như thế nào cho đúng? Tùy thuộc vào bộ phận và mục đích sử dụng của cây đinh lăng mà có cách chế biến và cách dùng khác nhau như: 4.1. Chế biến món ăn Ngoài tác dụng làm cây cảnh, từ xưa người dân đã sử dụng lá đinh lăng để làm món rau chính và các loại gia vị. Chúng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sau: Rau ăn kèm: lá xanh, non kết hợp với các loại rau sống để ăn gỏi cá, nem, gân bò, gà… Món canh: canh lá đinh lăng nấu tôm, hầm sườn non hay nấu đậu hũ đều ngon. Món hấp: cá chuối được hấp với lá đinh lăng cùng lá gừng. Món kho: cá kho hấp lá đinh lăng. 4.2. Để làm thuốc – Lá đinh lăng: lá đinh lăng được thu hái, rửa sạch, có thể phơi khô để dễ bảo quản. Cách dùng thường là sắc đặc lá tươi hoặc lá khô để uống trong ngày. Ngoài ra, lá khô đinh lăng còn để làm gối giúp an thân, ngủ ngon giấc. – Thân cây đinh lăng: phần thân đem thái lát, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Khi dùng đem sắc với khoảng 400ml cô còn 100ml uống mỗi ngày. – Củ đinh lăng: rửa sạch, với rễ chính (rễ to) tách lấy vỏ, bỏ phần gỗ bên trong. Với rễ phụ (rễ con) thì dùng cả, đem thái mỏng, phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ, tán nhỏ. Có thể trộn với mật ong vê thành viên hoàn để uống. 4.3. Để ngâm rượu Một trong những cách sử dụng phổ biến của cây đinh lăng là ngâm rượu. Nó không chỉ chiết xuất ra những hoạt chất tốt cho sức khỏe mà còn để trưng cũng rất đẹp. Rễ của cây thảo dược này chỉ cần làm sạch bằng nước, để ráo, sau đó ngâm ngập trong rượu 30 – 35 độ C. Có thể sử dụng sau 1 tháng, trong khi ngâm thỉnh thoảng lắc đều. Để càng lâu thì các hoạt chất chiết từ củ càng kiệt, lúc này uống sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cách chiến biến khác có thể thực hiện như tán nhỏ rễ đinh lăng, đem ngâm với rượu trong 7 – 10 ngày. Sau đó uống 5 – 10ml/lần, mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút. 4.4. Để làm cao Bên cạnh những cách chế biến như trên, làm cao đinh lăng đang dần trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi. Lá, thân, rễ đinh lăng thu hái, đem rửa sạch, cho vào nồi ninh cao dược liệu. Thêm lượng nước ngập trên nguyên liệu từ 5 – 10cm hoặc lượng nước gấp 4 – 6 lần nguyên liệu. Đậy nắp, khóa van, đem đun liền mấy tiếng đến khi hoạt chất ra hết. Lọc bỏ bã dược liệu, cô dịch chiết thành các dạng cao lỏng khác nhau như: Cao đinh lăng lỏng: sánh và có mùi đặc trưng, thường có độ ẩm từ 20 – 23%. Có thể uống trực tiếp mà không cần phải pha loãng. Cao đinh lăng đặc: mềm với lượng nước chiếm 10 – 15%. Thường được pha với nước để sử dụng, hoặc phối hợp với các dược liệu khác. Cao khô: bột tơi, khô với độ ẩm chỉ dưới 5%. Có thể pha với nước ấm để uống, hoặc làm nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng. 5. Cách bảo quản đinh lăng như thế nào? Các bộ phận của cây đinh lăng như lá và rễ phơi khô đã được chế biến chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Cao đinh lăng lỏng do vẫn chứa hàm lượng nước cao nên chỉ dùng trong 2 – 3 ngày. Nếu được đóng trong túi hàn kín có thể sử dụng lâu hơn. Đối với cao khô với hàm lượng nước thấp chỉ cần bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời. 6. Lưu ý khi sử dụng đinh lăng để chữa bệnh Cây đinh lăng là thảo dược lành tính, an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, khi dùng cần lưu ý đến những điều như sau: Tác dụng phụ Các tác dụng phụ của cây đinh lăng rất hiếm khi xảy ra, chủ yếu xuất hiện ở những người có cơ địa mẫn cảm. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý những thông tin sau để đảm bảo an toàn: Dùng liên tục và lâu dài có thể gây ra tác dụng tương tự như lạm dụng Nhân sâm (nôn mửa, đau đầu, chóng mặt…). Do đó, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Sử dụng một lúc với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy. Nếu ăn sớm trước khi ngủ có thể gây mất ngủ vì đinh lăng có tác dụng hưng phấn thần kinh. Vì vậy, nên sử dụng trong ngày, hạn chế dùng vào ban đêm. Một số tác dụng không mong muốn như nôn mửa, mệt mệt mỏi, tiêu chảy… rất hiếm khi xảy ra. Có một số phản ứng dị ứng ở những người quá mẫn cảm như viêm, sưng hoặc nóng rát… Những đối tượng thận trọng khi dùng Cho đến nay chưa có báo cáo nào cho thấy cây đinh lăng chống chỉ định với đối tượng nào. Tuy nhiên do nguy cơ gặp một số tác dụng phụ gây hại, một số đối tượng sau cần thận trọng khi sử dụng: Trẻ em chỉ có thể dùng với một lượng nhỏ do hệ cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh, trong khi đó đinh lăng có tác động trên hệ thần kinh, tim mạch. Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng đinh lăng ở phụ nữ mang thai. Do đó chỉ dùng loại thảo dược này khi được bác sĩ Đông y chỉ định. Giống như việc dùng các dược liệu khác, sử dụng đinh lăng cần phải kiên trì trong một khoảng thời gian dài mới phát huy tác dụng do hàm lượng các hoạt chất thấp hơn thuốc tân dược. Mặc dù đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong quá trình chế biến thủ công cần phải đảm bảo đúng quy chuẩn nếu không sẽ gây ra các phản ứng phụ ngoài mong muốn hoặc làm giảm công dụng của thuốc. Mà bạn có thể tham khảo Viên uống Dưỡng Não Thái Minh có chứa trực tiếp thành phần của cao Đinh lăng cùng với cao Bạch qủa, cao Thạch tùng, các Vitamin thuộc nhóm B… giúp tăng tuần hoàn máu não, ổn định tiền đình, chống sa sút trí tuệ và bồi bổ cơ thể khỏe mạnh. (Tham khảo: Quy trình sản xuất Viên uống Dưỡng Não Thái Minh)  BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty  Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn.  Tham khảo thêm: Chấm dứt những tháng ngày mất ngủ bằng lá Đinh lăng

Tại sao khi bị thiếu máu não lại gây đau đầu?

Đau đầu là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu não. Vậy tại sao khi thiếu máu não lại bị đau đầu? Tình trạng này có nguy hiểm không? Có biện pháp nào khắc phục không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Thiếu máu não là gì? Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, tức là dòng máu lên não nhỏ hơn 50ml/phút. Lúc này não độ không đủ oxy và các chất dinh dưỡng dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, tê mỏi chân tay, mất ngủ… Chúng gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng công việc và cuộc sống. Thiếu máu não thường gặp ở người cao tuổi tuy nhiên do cuộc sống ngày càng hiện đại, làm việc hàng ngày với các thiết bị điện tử và áp lực công việc nên nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng này. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Tất tần tật về thiếu máu não 2. Tại sao khi bị thiếu máu lại não gây đau đầu? Trong nghiên cứu: “Đau đầu trong thiếu máu não thoáng qua và vĩnh viễn” của PJ Koudstaal, J van Gijn, LJ Kappelle ở Hà Lan đã thấy rằng, đau đầu là một trong những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân bị thiếu máu não và sự xuất hiện này có liên quan đến việc tổn thương não do thiếu máu cục bộ. Điều này có thể được giải thích như sau: thiếu máu não làm giảm lưu lượng máu đến não nên các tế bào không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Não bộ không thực hiện được các hoạt động diễn ra thường ngày. Vì vậy, các chất trung gian hóa học và gốc tự do tăng lên, làm gia tăng hoạt động của bạch cầu dẫn đến sản sinh chất giãn mạch gây ra các cơn đau đầu. Vị trí, mức độ khác nhau ở từng người, tùy thuộc vùng não bộ bị thiếu máu não. Với những cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, lưu lượng máu lên não bị gián đoạn, các triệu chứng có thể kéo dài từ 5 phút đến 24 giờ, thường 15 – 20 phút. Cơn đau đầu do thiếu máu não thường đau nhức ê ẩm, đau nửa đầu dữ dội, nhói tại một điểm cố định, sau đó lan sang hai bên thái dương, vùng chẩm và vai gáy. Đau đầu xuất hiện nhiều hơn khi phải di chuyển, suy nghĩ hay do thời tiết nắng nóng khó chịu… Nhưng với cơn thiếu máu cục bộ gây đột quỵ, cơn đau đầu thường rất dữ dội chỉ xảy ra trong vòng vài giây đến vài phút. Đặc trưng của loại này là liên quan trực tiếp đến nơi tổn thương. Nếu động mạch cảnh bị thiếu máu có thể gây đau đầu ở trán, trong khi thiếu máu ở khu vực phía sau có thể gây đau phần sau của đầu. Thiếu máu não gây đột quỵ rất nguy hiểm và cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. Ngoài ra, một số triệu chứng thiếu máu khác thường thấy như: Hoa mắt, chóng mặt: Đột ngột cảm thấy choáng váng, chóng mặt, mọi thứ xung quanh đều xoay tròn. Chân tay tê mỏi: Các đầu ngón tay, chân như có kiến bò râm ran, tê nhức và đau mỏi. Mất ngủ: Khó đi vào giấc ngủ, đêm có thể tỉnh dậy nhiều lần. Suy giảm trí nhớ: Không nhớ rõ những việc dù mới xảy ra, hay quên, không nhớ rõ ngày tháng… 3. Thiếu máu não gây đau đầu có nguy hiểm không? Nhiều người thắc mắc rằng thường xuyên bị đau đầu do thiếu máu não nếu không điều trị thì có gây nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có, trong giai đoạn đầu các triệu chứng thường không xảy ra liên tục nhưng nếu không khắc phục, chúng có thể nặng thêm và diễn ra với tần suất nhiều hơn. Điều này sẽ là trở ngại lớn đối với công việc và cuộc sống. Nhiều người bị thiếu máu não gây đau đầu, kèm theo các triệu chứng khác khiến hiệu quả công việc giảm đi rõ rệt, thường xuyên mệt mỏi làm suy giảm chất lượng cuộc sống, Đặc biệt là khi mức độ thiếu máu não nặng, dòng máu cung cấp lên não bộ bị giảm đi đột ngột có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ cấp tính. Tình trạng này để lại những hậu quả vô cùng nặng nề ngay cả khi bệnh đã đi qua như suy giảm khả năng vận động, suy nghĩ và giao tiếp… Sau nhiều năm điều trị bằng những phương pháp tích cực thì mới cải thiện nhưng chắc chắn sẽ không hoàn toàn được như trước. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… dù mức độ nhẹ thì bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị  kịp thời. 4. Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào? Để chẩn đoán thiếu máu não chính xác, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định nguyên nhân, mức độ của bệnh. Dưới đây là một số kỹ thuật được sử dụng phổ biến: – Dựa vào triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi xem các triệu chứng bạn đang mắc phải là gì, tần suất như thế nào, tiền sử gia đình có người mắc bệnh hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… là một trong những dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, thì sẽ có những bước đi tiếp theo để xác định bệnh. – Xét nghiệm lưu huyết não: Đo lưu lượng dòng máu lên não bộ, kiểm tra tình trạng các động mạch. – Sinh hóa máu: Mục đích để xác định nguyên nhân của bệnh có phải do xơ vữa động mạch không, bằng các kiểm tra các chỉ số như lipoprotein… – Siêu âm doppler xuyên sọ: Giúp đo vận tốc máu di chuyển qua các động mạch của não bộ từ đó biết được lưu lượng máu ở các động mạch não. – Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp sử dụng tia X cho qua não bộ để có hình ảnh lát cắt của khu vực nghiên cứu. Chụp cắt lớp vi tính cho biết vùng, mức độ tổn thương do thiếu máu não. – Chụp cộng hưởng từ (MRI): Thu được hình ảnh não bộ chi tiết và sắc nét hơn bằng cách sử dụng từ trường lớn chụp não bộ. 5. Khi bị đau đầu do thiếu máu não cần làm gì? Tùy vào nguyên nhân, mức độ của bệnh thiếu máu não mà có biện pháp điều trị đau đầu cũng như các triệu chứng khác. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng hiện nay như: 5.1. Sử dụng thuốc Một số loại thuốc được dùng phổ biến để giảm đau nhanh chóng là paracetamol, ibuprofen, aspirin… Những loại thuốc giảm đau không kê đơn này chỉ điều trị triệu chứng, không phải là phương pháp chữa dứt điểm được bệnh. Để dùng thuốc hiệu quả cần chẩn đoán được nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu do tim mạch, xơ vữa động mạch… cần có chỉ định thuốc riêng cho từng người. Bên cạnh đó, bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ để lại nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe như ức chế thần kinh, hại gan… Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng. ☛ Xem thêm: Top thuốc trị đau đầu phổ biến, hiệu quả 5.2. Chế độ ăn uống Một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các cơn đau đầu do thiếu máu não là xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Một bữa ăn giúp cung cấp các nguyên liệu để sản xuất máu, tăng cường lưu thông máu lên não sẽ là lựa chọn ưu tiên trong bệnh lý này. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao, bởi đây là khoáng chất cần thiết để tạo hemoglobin – protein của hồng cầu. Những sản phẩm từ động vật chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, cá, thịt gia cầm, nội tạng động vật, sữa, trứng… đều cần thiết cho người bị thiếu máu não. Bạn cũng cần bổ sung vitamin B6, vitamin B1, acid folic… hỗ trợ quá trình tạo máu. Chúng có trong các thực phẩm nguồn gốc từ thực vật như của cải đường, bông cải xanh, cải bó xôi, các loại rau mầm… Ngoài ra, người thiếu máu não nên uống các loại trà thảo mộc giúp tăng cường lưu lượng máu như bạch quả, đinh lăng… Đồng thời, một số món không tốt cho người thiếu máu não như trà, cà phê, thực phẩm chứa nhiều đường, muối… thì nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày. ☛ Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu não 5.3. Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu não trong cuộc sống hiện đại là căng thẳng và lo lắng. Tâm trạng này ảnh hưởng tới sức khoẻ do làm viêm động mạch, làm cứng và thu hẹp các mạch máu dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não. Vì vậy, quản lý chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng là một cách hiệu quả để cải thiện các triệu chứng thiếu máu não đau nửa đầu, chóng mặt… Sẽ khó khăn để loại bỏ hoàn toàn căng thẳng ra khỏi cuộc sống nhưng một số giải pháp sau đây có thể làm cải thiện tâm trạng như: Tập thể dục thường xuyên, mỗi tuần ít nhất 2 lần trong 30 phút. Bạn có thể thử thiền, yoga, tập hít thở sâu… Bởi nó không chỉ cải thiện sức khoẻ mà trong quá trình tập luyện có sản sinh hormon vui vẻ, giúp tâm trạng phấn chấn hơn. Cân bằng thời gian cho công việc và hoạt động thường ngày. Dành nhiều thời gian hơn cho những điều mang lại niềm vui cho bạn. Trong khi làm việc, nếu cảm thấy căng thẳng hãy dành vài phút để nghỉ ngơi. Chia sẻ những lo lắng với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. 5.4. Bấm huyệt, massage Bấm huyệt, massage phần đầu là một trong những cách làm giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả. Nó làm tăng cường lưu lượng máu đến vùng bị não bộ bị ảnh hưởng như trán, cổ, đầu… từ đó giải tỏa căng thẳng, bực bội, khó chịu giúp bạn dễ chịu hơn. 6. Dưỡng Não Thái Minh cải thiện triệu chứng đau đầu do thiếu máu não Bên cạnh những phương pháp cải thiện các triệu chứng đau đầu ở trên, bạn có thể uống viên Dưỡng Não Thái Minh. Sản phẩm được sản xuất từ nhà máy công nghệ cao Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế. Sản phẩm đã được nhiều người thiếu máu não sử dụng và có phản hồi rất tốt. Theo thống kê khảo sát sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh có đến 90,1% trong số người dùng giảm các triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Dưỡng Não Thái Minh kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase an toàn, lành tính mang đến cho sản phẩm cơ chế tác dụng hiệp đồng: Làm sạch cục máu đông: Enzyme Nattokinase có tác dụng làm sạch các cục máu đông, giúp dòng máu lưu thông lên não được thông thoáng hơn. Tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não: Dưỡng Não Thái Minh chứa cao Bạch quả và cao Đinh lăng. Các loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để tăng cường lưu lượng máu đến não bộ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng để não bộ thực hiện các hoạt động hàng ngày. Những người bị thiếu máu não với các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt… bạn có thể uống ngày 4 viên, chia 2 lần trong tháng đầu tiên. Sau đó chuyển dùng ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. ☛ Đọc thêm:: Dưỡng não Thái Minh có phải là thuốc không? Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Trên đây là các giải pháp phổ biến giúp cải thiện tình trạng đau đầu do thiếu máu não. Điều quan trọng là bạn nên đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Nguồn tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2057975/   Chia sẻ15  

Thiếu máu não uống thuốc gì để khỏi bệnh?

Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ…là căn bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa dần và khiến nhiều người chủ quan. Việc điều trị sai thuốc có thể làm cho triệu chứng trầm trọng hơn và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy thiếu máu não uống thuốc gì tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay sau đây. ☛ Xem chi tiết: Dấu hiệu nhận biết sớm thoái hóa não. Thiếu máu não uống thuốc gì? Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh không giống như thực phẩm, trái cây mà cần theo đúng liệu trình của bác sĩ Một số thuốc được khuyên dùng khi thiếu máu não: Thuốc chống kết tập tiểu cầu Khi một người bị thiếu máu não cục máu đông có thể hình thành khiến động mạch bị hẹp, ngăn chặn lưu thông máu. Sử dụng loại thuốc này để giảm khả năng dính của tiểu cầu giúp các tế bào máu lưu thông trở lại, ít có khả năng tạo cục máu đông hơn. Một số tên thuốc cụ thể như Aspirin, Clopidogrel, cilostazol và dipyridamole Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc nhóm này bao gồm đau dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa… >>7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất Thuốc chống đông máu Thuốc sẽ tác động đến các protein của hệ thống đông máu làm giảm khả năng đông máu. Thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến là: Heparin theo đường tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch. Warfarin được dùng bằng đường uống. Dabigatran, apixaban, edoxaban… dùng bằng đường uống. Do tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu nên thuốc chỉ dùng cho người mắc bệnh van tim, suy tim nặng làm suy giảm dòng máu lên não bộ. Thuốc huyết áp Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não, đặc biệt là ở những người đã từng bị. Một số thuốc được sử dụng để duy trì huyết áp trong giới hạn như: Thuốc lợi tiểu: chlorthalidone, hydrochlorothiazide và indapamide… Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): enalapril, fosinopril, lisinopril… Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: azilsartan, candesartan, irbesartan… Thuốc chẹn kênh canxi: dihydropyridin, bao gồm amlodipin, felodipin… Thuốc chẹn beta: atenolol, betaxolol, bisoprolol… Thuốc chẹn alpha: doxazosin, prazosin và terazosin… >6 Cách điều trị thiếu máu não tại nhà an toàn và hiệu quả Statin Lượng cholesterol máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não. Điều trị cholesterol cao thường bao gồm sử dụng thuốc statin kết hợp thay đổi lối sống. Statin có khả năng làm giảm cholesterol, ngăn ngừa thiếu máu não do xơ vữa động mạch. Các statin thường được dùng bao gồm atorvastatin, rosuvastatin… Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể gặp phải như đau cơ, yếu hoặc nhức mỏi cơ, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường… Thuốc tăng cường dưỡng chất cho não bộ Nhóm thuốc này có tác dụng thay đổi, điều hòa lưu lượng máu đến tế bào não, tăng cường chuyển hóa oxy trên não bộ, giúp não tăng khả năng chịu đựng trong môi trường thiếu oxy. Các thuốc tăng cường dưỡng chất cho não thường được sử dụng như: Piracetam: Thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và não bộ giúp bảo vệ não khi rơi vào tình trạng thiếu hụt oxy, glucose… Tác dụng phụ là đau miệng, buồn ngủ, khô họng, nặng có thể bị dị ứng. Cinnarizin: Thuộc nhóm chẹn canxi chọn lọc, làm giảm hoạt tính của chất gây co mạch nên có tác dụng làm tăng cường lưu lượng máu lên não bộ Ginkgo biloba: Cây Bạch quả được biết đến với tác dụng tăng lường lưu lượng máu đến ngoại vi và cả trung ương. Cerebrolysin: Đây là thuốc dinh dưỡng thần kinh, giúp bảo vệ và duy trì sự tồn tại của các tế bào thần kinh, tăng cường sự dẫn truyền của máu lên não. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất khác như sắt và vitamin B, C. Chúng hỗ trợ sản sinh hồng cầu, tăng cường hình thành máu, cung cấp đủ oxy cho tế bào. >Thiếu máu não cần bổ sung gì? Cách bổ sung máu lên não Viên uống Dưỡng Não Thái Minh Ngoài sử dụng những thuốc trên, khi bị thiếu máu não uống thuốc gì thì thông thường các bác sĩ có thể kê cho người bệnh các sản phẩm hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu lên não, ngăn ngừa hình thành cục máu đông như viên uống Dưỡng Não Thái Minh. Sản phẩm có chứa các thành phần như Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase. Làm sạch cục máu đông: enzyme Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ Nhật Bản có khả năng làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch. Tăng tuần hoàn máu: cao Bạch quả, Đinh lăng giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi dưỡng não bộ. Cải thiện chức năng não bộ: cao thạch tùng kết hợp với vitamin B1, B6, B12 giúp bổ sung chất dẫn truyền thần kinh. Không giống như các thuốc Tây y có tác dụng nhanh giúp giải quyết các cơn thiếu máu não cấp tính, các loại thảo dược tác dụng chậm, đem lại hiệu quả một các từ từ, hầu như không có tác dụng phụ nên người bệnh có thể an tâm sử dụng. ☛ Tham khảo: Cách nhận biết Dưỡng não thái minh chính hãng Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty ☛ Đọc thêm: Chế độ ăn uống cho người thiếu máu não Trên đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị thiếu máu não. Mọi thắc mắc về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh cũng như bệnh lý thiếu máu não xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn. (Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/stroke/tia-treatment-prevention)   Chia sẻ17  

Khốn khổ vì chứng đau đầu mất ngủ dai dẳng, giá như biết mẹo này sớm hơn!

“Nhiều lúc bà nghĩ mình không sống nổi vì mấy đêm ròng không ngủ được. Cố lắm cũng chỉ ngủ được 2-3 tiếng là trằn trọc tới sáng. Đầu óc mụ mị rồi cứ như trên mây ấy. Không ăn không làm nổi việc gì cả” – Bà Nguyễn Thị Đạo 73 tuổi (Phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) chia sẻ.

Tìm hiểu mất tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn là người thường xuyên bị mất tập trung, hay quên, trí nhớ bị suy giảm… Bạn không biết nguyên nhân nào khiến bạn gặp phải tình trạng này là gì? Giải pháp cho các triệu chứng trên ra sao? Bài viết hôm nay, duongnaothaiminh.com sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Mục lục1. Mất tập trung có phải là bệnh lý?2. Nguyên nhân khiến bạn mất tập trung2.1. Nguyên nhân bên trong2.2. Nguyên nhân bên ngoài3. Mất tập trung gây ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?4. Giải pháp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ4.1. Giảm thiểu sự phân tán của điện thoại và mạng xã hội4.2. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc4.3. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi4.4. Điều chỉnh không gian sống4.5. Sử dụng các kỹ thuật giúp tăng sự tập trung4.6. Xây dựng lối sống lành mạnh4.7. Tăng cường sức khỏe não bộ Mất tập trung có phải là bệnh lý? Mất tập trung là trạng thái khi khả năng tập trung giảm sút và khó tập trung vào công việc, nhiệm vụ hoặc hoạt động đang được thực hiện. Mất tập trung là một vấn đề phổ biến mà hầu hết mọi người ai cũng gặp phải, đặc biệt là trong một thế giới phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Tuy nhiên, mất tập trung không phải bệnh lý mà nó được xếp vào nhóm hội chứng – những người có cùng biểu hiện khả năng tập trung thấp, điển hình như: Hay lơ đãng trong học tập và công việc Suy giảm trí nhớ, khó ghi nhớ những thông tin, kiến thức mới Nói trước quên sau Hay quên, thường xuyên làm mất đồ hoặc khó nhớ vị trí cất đồ Khả năng phán đoán và đưa ra quyết định thấp Mất tập trung không gây hại trực tiếp cho sức khỏe nhưng nếu cứ để tình trạng này kéo dài và không cải thiện, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, làm giảm khả năng tư duy, ghi nhớ và xử lý thông tin. Nguyên nhân khiến bạn mất tập trung Có vô vàn nguyên nhân khác nhau khiến bạn mất tập trung. Tuy nhiên, để giúp người đọc dễ hình dung hơn, các chuyên gia sức khỏe của Dưỡng Não Thái Minh chia phân loại thành 2 nhóm chính: Nguyên nhân bên trong: Do căng thẳng, mệt mỏi; thiếu ngủ; lối sống không lành mạnh; không có kế hoạch cụ thể; bệnh lý về thần kinh. Nguyên nhân bên ngoài: Do ảnh hưởng từ các nền tảng mạng xã hội, thiết bị di động, môi trường sống. Chi tiết từng nhóm nguyên nhân như sau: Nguyên nhân bên trong ➤ Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi: Xã hội càng phát triển, con người càng phải đối diện với nhiều áp lực trong cuộc sống khiến tâm trạng thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lâu dần làm suy giảm chức năng não bộ, dẫn đến mất tập trung, trí nhớ kém, dễ bị phân tán tư tưởng, ➤ Thiếu ngủ: Ngủ đủ giấc và đúng giờ là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự tập trung. Khi thiếu ngủ, cơ thể và não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến mệt mỏi, lờ đờ, dễ mất tập trung, khả năng tiếp thu giảm, lúc nhớ lúc quên. ➤ Lối sống không lành mạnh: Nghiên cứu của bệnh viện Baycrest, Canada đã chứng minh rằng một lối sống không lành mạnh bao gồm thói quen ăn uống nhiều chất béo, hút thuốc, uống rượu cùng với ít vận động là nguyên nhân gây mất tập trung, giảm trí nhớ. ➤ Không có kế hoạch học tập, làm việc cụ thể: Nếu bạn cứ chăm chăm làm việc, học tập mà không có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng, bạn sẽ không xác định được đâu là mục tiêu cần tập trung để hoàn thiện. Theo đó, sự tập trung của bạn bị phân tán ra và giảm dần qua từng đầu việc. ➤ Bệnh lý về thần kinh: Một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),… cũng có thể gây mất tập trung. Nguyên nhân bên ngoài Điện thoại di động là nguyên nhân hàng đầu gây mất tập trung ➤ Mạng xã hội: Yếu tố được nhắc đến đầu tiên trong danh sách nguyên nhân bên ngoài gây mất tập trung chính là các trang mạng xã hội: Facebook, Youtube, Instagram,… Trong thời buổi công nghệ số, internet chiếm quá nhiều thời gian của bạn. Việc tiếp xúc với một khối lượng thông tin khổng lồ khiến não bị quá tải, dẫn đến mất tập trung. ➤ Điện thoại di động: Tương tự mạng xã hội, thật khó để giữ cho tâm trí của chúng ta không bị phân tán khi chuông điện thoại gọi đến liên tục, màn hình nhấp nháy bởi những thông báo,… Phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị di động là một nguyên nhân khác gây mất tập trung. ➤ Không gian sống: Sự tập trung của con người rất dễ bị phân tán bởi không gian sống đến từ âm thanh, ánh sáng, vật dụng xung quanh. Vì vậy, nếu không gian sống của bạn bao gồm ô nhiễm tiếng ồn, thiếu ánh sáng, đồ đạc bừa bộn thì nó sẽ trở thành nguyên nhân khiến bạn mất tập trung. Mất tập trung gây ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào? Trạng thái mất tập trung gây nhiều hệ lụy liên quan đến cuộc sống cá nhân của mỗi người. Trường hợp hội chứng bị mất tập trung giảm trí nhớ kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ. Ban đầu, mất tập trung khiến bạn khó ghi nhớ, tiếp thu kiến thức kém, chậm chạp khi xử lý thông tin. Áp dụng trong lĩnh vực cần tập trung cao độ như học tập, công việc thì không có khả năng giải quyết bài tập hay đáp ứng nhiệm vụ được giao. Hậu quả nhìn thấy rõ nhất đó là kết quả thi cử thấp, hiệu suất làm việc không cao. Không chỉ dừng lại ở mức độ ảnh hưởng cuộc sống, lâu dần mất tập trung còn khiến tâm lý trở nên tiêu cực. Đơn giản khi bạn không thể tập trung, hay quên, trí nhớ suy giảm, bạn dễ mắc những sai lầm nhỏ nhặt, không đáng có. Điều này sinh ra cảm giác tự ti, mặc cảm, tinh thần uể oải, dễ cáu gắt. Đặc biệt, nếu tình trạng mất tập trung cứ kéo dài mà không được phát hiện hay giải quyết thì có thể sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm. Lúc này, não bộ đã bị tổn thương nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến não như: tổn thương mạch máu não, teo não, Alzheimer, Parkinson. ☛ Cùng tìm hiểu những di chứng liên quan đến não bộ của người bị mất tập trung với Thầy Nguyễn Hữu Trí. Giải pháp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn mất tập trung, biết được mức độ ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống thì dưới đây là những giải pháp giúp bạn khắc phục tình trạng này. Giảm thiểu sự phân tán của điện thoại và mạng xã hội Giảm thiểu sự phụ thuộc và thời gian dùng điện thoại, lướt mạng xã hội là cách nhanh nhất giúp bạn lấy lại sự tập trung. Tốt nhất, trong khoảng thời gian cần phải tập trung cao độ cho việc học, việc làm, hãy tắt tất cả các trang mạng xã hội, đồng thời đưa điện thoại về chế độ im lặng và tránh xa khỏi tầm mắt bạn. Với trường hợp bạn cần sử dụng đến internet để phục vụ cho việc học nhưng không muốn bị phân tán sự tập trung bởi nó, bạn có thể thử mẹo “quy định thời gian”. Cụ thể, hãy giao kèo chỉ dùng mạng xã hội vào thời gian bạn nghỉ giải lao hoặc sau khi đã tan làm. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc Tạo thói quen ngủ đủ và đúng giờ để não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ Ngủ đủ giấc, đúng giờ giúp cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ. Để thiết lập thói quen này, bạn cần đảm bảo ngủ trước 11h tối và ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ bởi một giấc ngủ ngon khiến bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau. Bật mí mẹo tạo ra một giấc ngủ chất lượng: Tắm bằng nước ấm trước giờ đi ngủ 30 phút. Đọc sách, nghe nhạc, thiền giúp dễ đi vào giấc ngủ. Tránh xa điện thoại, ti vi trước khi ngủ. Không ăn quá nào vào buổi tối, nhất là khi đã sát giờ đi ngủ. Phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng nhẹ, nhiệt độ vừa phải. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi Cố gắng giải tỏa tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi giúp bạn nhanh chóng cân bằng cảm xúc, lấy lại sự tập trung. Có rất nhiều cách biện pháp để giảm stress như trò chuyện, tâm sự cùng bạn bè, tích cực tham gia câu lạc bộ hay thậm chí đơn giản hơn là dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc, học tập. Điều chỉnh không gian sống Một không gian sống bao gồm tất cả các yếu tố: thoáng đãng, gọn gàng, yên tĩnh, đủ ánh sáng thúc sẽ đẩy não tập trung để giải quyết vấn đề nhanh nhất. Có thể ban đầu, bạn cần không gian sống thoải mái thì mới có thể tập trung, nhưng dần dần mức độ tập trung của bạn được nâng lên cao, bạn hoàn toàn vẫn làm việc, học tập dù môi trường nhiều tiếng ồn. Sử dụng các kỹ thuật giúp tăng sự tập trung Một số những kỹ thuật giúp cải thiện sự tập trung và tăng cường trí nhớ mà bạn có thể tham khảo, áp dụng bao gồm: ➤ Pomodoro: Phương pháp quản trị thời gian Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm. Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút. Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút. Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút. Bước 5: Lặp lại chu kì trên 4 lần thì được nghỉ dài 15-20 phút. Pomodoro giúp tăng cường sự tập trung, tối ưu hiệu suất làm việc ➤ To-do list: Danh sách liệt kê việc cần hoàn thành trong ngày/tuần/tháng Bước 1: Liệt kê các việc cần làm Bước 2: Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên Bước 3: Trình bày công việc cụ thể Bước 4: Lưu lại danh sách công việc ngày hôm trước Bước 5: Tìm cách giải quyết các công việc chưa hoàn thành ➤ Meditate: Kỹ thuật thiền  Bước 1: Ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn Bước 2: Nhắm mắt lại Bước 3: Thở một cách tự nhiên, đừng cố gắng kiểm soát hơi thở Bước 4: Tập trung sự chú ý của bạn vào hơi thở và cách cơ thể của bạn di chuyển theo từng lần thở. Lưu ý, chỉ cần tập trung vào hơi thở và không kiểm soát tốc độ hoặc cường độ của nó Xây dựng lối sống lành mạnh Một chế độ ăn uống khoa học cùng luyện tập thể dục chăm chỉ chính là 2 điều kiện cần để xây dựng mối lối sống lành mạnh. Ăn uống khoa học cung cấp cho não bộ đầy đủ dưỡng chất, giúp chúng hoạt động khỏe mạnh, tăng khả năng tập trung. Trong đó, ưu tiên bổ sung rau xanh, trái cây mọng, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt, vitamin nhóm B, sắt, canxi,… đồng thời hạn chế carbohydrate, đường, cafein, cồn. Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress, từ đó cải thiện tư duy và sự tập trung. Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… nhưng cần chăm chỉ với tần suất 4-5 buổi/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tăng cường sức khỏe não bộ Khi não bộ khỏe mạnh, khả năng tập trung cũng được nâng cao. Một số game rèn luyện trí não giúp não hoạt động tốt hơn bạn có thể tham khảo như: trò ghép hình, giải câu đố… Đồng thời kết hợp bổ sung thêm những sản phẩm có tác dụng dưỡng não và phòng ngừa một số bệnh liên quan về não bộ khác. Viên uống Dưỡng Não Thái Minh với các thành phần được chiết xuất từ: cao Đinh lăng, cao Bạch quả, cao Thạch tùng cùng nhóm Vitamin B (B1, B6, B12) có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ nhờ cơ chế: Chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, giúp tăng cường lưu thông máu và oxy lên não, giúp não hoạt động tối đa mà không căng thẳng, đâu đầu Cung cấp dưỡng chất giúp bổ não, tăng cường sự tập trung, tỉnh táo, giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ, não bộ minh mẫn. Sản phẩm do Công ty Cổ phần công nghệ cao Thái Minh Hitech sản xuất và do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh phân phối trên Toàn Quốc. Bạn BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Dưỡng Não Thái Minh chính hãng Kết luận: Tóm lại, mất tập trung, giảm trí nhớ, hay quên là một vấn đề phổ biến mà nhiều người đang gặp phải trong cuộc sống hiện đại. Nó khiến bạn stress, ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn nguyên và cung cấp 1 số giải pháp khắc phục. Hãy đọc và tham khảo để cải thiện tình trạng này nhé. Chia sẻ16

Tổng hợp cách trị chóng mặt đơn giản, an toàn ngay tại nhà!

Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp đối với mọi người hiện nay. Tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Vậy làm gì để giải quyết nhanh được tình trạng này, hãy cùng các chuyên gia sức khỏe của duongnaothaiminh.vn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây. 1. Biểu hiện của người chóng mặt? Chóng mặt thường được mô tả là tình trạng cơ thể mất thăng bằng khiến bản thân có cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh quay cuồng hay cảm thấy chính bản thân đang bị xoay vòng. Từ đó, khiến cho bạn có thể bị té ngã. Cơn chóng mặt thường xuất hiện đột ngột khi bạn thay đổi vị trí đầu cùng với các biểu hiện khác bao gồm: Không giữ được thăng bằng. Đầu óc quay cuồng, cơ thể nghiêng ngả. Choáng váng kèm đau nhức đầu. Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn ói, đổ mồ hôi, ù tai. Chóng mặt không phải là một bệnh. Đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn có thể đang gặp một số bệnh lý khác nhau như rối loạn tiền đình, nhiễm trùng tai trong, u dây thần kinh số 8 hay bệnh meniere,…Phần lớn, chóng mặt không gây nguy hiểm với sức khỏe và thường được chữa khỏi khi xác định đúng nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. 2. Khi bị chóng mặt, bạn nên làm gì? Người bị chóng mặt thường dễ té ngã, do đó ngay khi vừa lên cơn chóng mặt, bạn cần nhanh chóng tìm ngay một chỗ để ngồi xuống, sau đó bình tĩnh lại tâm trạng bằng cách hít thở sâu, cuối cùng xoa bóp nhẹ nhàng vùng trán, mắt, gáy. Thực hiện lần lượt 3 bước này sẽ giúp bạn giảm nhanh cơn chóng mặt. Bước 1: Nghỉ ngơi tại chỗ Nằm xuống nghỉ ngơi tại chỗ là một lựa chọn tối ưu giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất vì khi bị chóng mặt cơ thể bạn sẽ bị mất thăng bằng và có thể té ngã nếu tiếp tục di chuyển. Bạn nên ngồi dựa vào tường hoặc nằm xuống, nhắm mắt thư giãn để đầu óc tỉnh táo trở lại. Lựa chọn không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi bởi âm thanh quá ồn có thể khiến cơn chóng mặt trở nên khó kiểm soát. ngồi xuống và nghỉ ngơi tại chỗ khi bị chóng mặt giúp hạn chế trường hợp bị ngã Bước 2: Hít thở sâu và đều Hít thở sâu để cung cấp thêm oxy cần thiết cho não, kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể, từ đó giúp thư giãn thần kinh và giảm chóng mặt. Đặc biệt, khi hít thở sâu, tinh thần bạn trở nên bình tĩnh và tốt hơn nhiều lần. Cách hít thở sâu hiệu quả: Lựa chọn tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái nhất, miệng khép, sau đó đặt ngón tay lên một bên mũi, tay còn lại đặt lên bụng. Hít vào thật chậm bằng một bên mũi và đếm đến 10 để không khí lấp đầy khoang bụng. Sau đó, thở ra chậm rãi, giải phóng toàn bộ khí trong bụng Bạn nên lặp lại động tác này 10 lần, trong khi thực hiện nên nhắm và và cảm nhận cách cơ thể phản ứng với nhịp thở sâu. Khi kết thúc, ngồi yên tại chỗ trong vòng 5 phút để đầu óc nhẹ nhàng và không bị chóng mặt trở lại. Bước 3: Xoa bóp trán, mắt, gáy Các mạch dẫn truyền máu lên não thường tập trung nhiều ở trán, sau gáy và hai ổ mặt. Vì vậy, khi xoa bóp ở ba vị trí này sẽ giúp cải thiện tình trạng chóng mặt hiệu quả. Bạn nên thao tác trên từng vùng, cụ thể như sau: Xoa trán: Chụm 3 ngón: trỏ, giữa và áp út lên toàn bộ vùng trán và xoa tròn từ 20-30 lần, sau đó miết dọc hai bên cung lông mày để điều hòa khí huyết, giảm chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Xoa hai ổ mắt: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa xoa theo chiều kim đồng hồ quanh mắt từ 20-30 vòng giúp khai thông khí huyết, định thần và tăng cường máu lên não. Xoa sau gáy: Hai bàn tay úp lại và xoa dọc hai bên gáy 20-30 lần giúp thư giãn cơ và tăng cường máu lên não. Hướng dẫn cách trị chóng mặt đơn giản tại nhà Chóng mặt không phải tình trạng quá phức tạp và khó điều trị. Nếu tình trạng này ở mức độ nhẹ, sau khi nghỉ ngơi để cơn chóng mặt giảm xuống, bạn có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà để cải thiện và kiểm soát tình trạng này về lâu dài. Dưới đây đều là những biện pháp đơn giản, dễ áp dụng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao mà người bệnh có thể tham khảo: Giảm chóng mặt bằng bấm huyệt Bấm huyệt là phương pháp trị liệu vật lý đã được sử dụng từ lâu đời và hiệu quả với nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có chứng chóng mặt. Với phương pháp bấm huyệt trị chóng mặt, một số huyệt thường được áp dụng như: huyệt cổ tay, huyệt an nhiên, huyệt thái khê. Huyệt cổ tay: Vị trí nằm giữa cẳng tay trong và cổ tay, chỗ giữa 2 gân, độ rộng của vùng này chừng 3 ngón tay. Day và bấm huyệt khoảng 4-5 giây giúp giảm bớt chứng chóng mặt, buồn nôn. Huyệt an nhiên: Vị trí nằm ở sau tai, bên cạnh xương lồi, cách tai 1,5cm. Nhấn vào huyệt này để giảm hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ. Huyệt thái khê: Nằm ngay phía sau mắt cá chân trong. Để người bệnh nằm ngửa, hơi mở hai chân. Lúc này, đặt hai tay lên cổ chân người bệnh, sau đó dùng hai ngón tay cái ấn vào hai huyệt Thái Khê để giảm chóng mặt, đau nhức đầu, ổn định tinh thần người bệnh và điều trị hiệu quả các bệnh do khí huyết lưu thông kém. Bấm huyệt thái khê giúp giảm chóng mặt Áp dụng mẹo dân gian trị chóng mặt Một số mẹo dân gian sử dụng thảo dược thiên nhiên cũng đem lại công dụng tăng cường lưu thông máu, bảo vệ tế bào thần kinh và hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đình. Dưới đây là một số mẹo dân gian bạn có thể áp dụng tại nhà: Sử dụng gừng tươi Theo các chuyên gia, thành phần của gừng có chứa hoạt chất gingerol giúp kích thích tuần hoàn máu lên não, từ đó cải thiện tình trạng chóng mặt hiệu quả. Khi sử dụng gừng, cơ thể bạn sẽ có cảm giác ấm nóng đang lan tỏa khắp nơi do hệ tuần hoàn đang vận hành trở lại. Để tốt cho sức khỏe, mỗi ngày bạn nên pha trà gừng để uống theo các bước sau đây: Chuẩn bị ½ củ gừng tươi và 2 ly nước sôi Gọt sạch vỏ gừng và xay nhuyễn, sau đó hòa với nước sôi Hoặc đun sôi trà nóng sau đó thả vài lát gừng đã thái mỏng. Kết hợp với các loại thảo mộc khác như cam thảo, atiso, hoa cúc,… để có hiệu quả tốt hơn Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột gừng hoặc gừng ngâm mật ong để giảm bớt tình trạng chóng mặt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên lạm dùng gừng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. ☛ Bài viết liên quan: Cách chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng Sử dụng trà hoa cúc Sử dụng hoa cúc khô sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho não bộ của bạn. Hoạt chất apigenin giúp an thần, xoa dịu thần kinh, thư giãn đầu óc và tăng chất lượng giấc ngủ. Bạn nên uống 1 ly trà hoa cúc mỗi ngày với các bước thực hiện như sau: Lấy 4-5 bông hoa cúc cho vào bình. Đổ nước sôi vào để hãm nước uống. Uống đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng khỏi bệnh. Sử dụng cây mã đề Trong mã đề có chứa chất carotin, vitamin K và đặc biệt rất dồi dào vitamin C- là hợp chất tối ưu giúp giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt và xây xẩm mặt mày. Sắc mã đề thành thang để uống là một phương pháp bạn có thể tham khảo: Chuẩn bị nguyên liệu: 12g mã đề, 15g sinh địa, và long đởm thảo, sơn chi tử, hoàng cầm, sài hồ, mẫu đơn bì, tri mẫu, cúc hoa mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang để chữa trị hiệu quả triệu chứng chóng mặt. Sử dụng lá đinh lăng Trà đinh lăng hỗ trợ giảm triệu chứng chóng mặt Dưới tác dụng của các hoạt chất có trong đinh lăng như axit oleanolic, glucosid, saponin, flavonoid, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, các loại axit amin,.. não bộ sẽ được hoạt hóa nhẹ và làm tăng cường các chức năng của hệ thần kinh. Vì vậy, dùng lá đinh lăng sẽ không chỉ giúp giảm tình trạng chóng mặt mà nhiều triệu chứng khác như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt,.. cũng được khắc phục hiệu quả. Bạn có thể tham khảo sử dụng lá đinh lăng để pha tra theo các bước như sau: Cho lá đinh lăng đã rửa sạch lá đinh lăng vào bình cùng với một ít nước sôi. Lắc nhẹ để hãm đinh lăng và đổ phần nước đó đi. Sau đó, đổ thêm nước sôi ngập phần lá đinh lăng, đậy kín nắp và để trong 10 phút. Uống trà đinh lăng thường xuyên trong ngày để điều trị được chóng mặt Bên cạnh đó, lá đinh lăng cũng được sử dụng để nấu canh hầm sườn non, là một bài thuốc an toàn và ít gây tác dụng phụ. ☛ Đọc thêm: Đinh lăng – Thảo dược quý, tác dụng vàng với sức khỏe Sử dụng các bài thuốc Đông y Bài thuốc 1: Khung chỉ thảo quyết táo nhân thang Bài thuốc này được chủ trị dùng cho các bệnh suy nhược thần kinh như chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, đau đầu. Các bước thực hiện như sau: Chuẩn bị bài thuốc gồm các vị : Xuyên khung, bạch chỉ, thảo quyết minh (sao thơm), táo nhân (sao cháy), trinh nữ tử (sao thơm), lạc tiên (khô) mỗi vị 12g, vừng đen (rang khô bỏ vỏ) 20g, tang diệp (khô), lá vông (khô), bình vôi mỗi vị 8g. Cho 600ml nước cùng các vị thuốc vào bình, sắc lấy 200ml nước thuốc. Mỗi ngày uống một thang và chia thành 2 lần uống sáng tối. Bài thuốc 2: Nhị trần gia vị thang Đây là bài thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình có biểu hiện triệu chứng chủ yếu là chóng mặt đi kèm cảm giác buồn nôn. Bạn cần: Chuẩn bị bài thuốc có thành phần chứa: Trần bì 10g, bán hạ 12g, bạch linh 12g, cam thảo 8g, huyền sâm 16g, ngưu tất 12g, chi tử 12g, cúc hoa 12g. Sắc cùng 800ml nước để lấy 200ml nước thuốc Uống mỗi ngày một thang, 2 lần/ ngày sau bữa trưa và bữa tối Chú ý kiêng kiêng thịt chó, thịt gà, rượu, bia, tiêu, tỏi, ớt khi sử dụng bài thuốc này. – Cần lưu ý, việc phối hợp các dược liệu sai cách có thể gây tương tác làm mất hoạt tính của dược liệu, thậm chí sinh ra độc tố có hại. Bên cạnh đó, với tình trạng mỗi người cần áp dụng những bài thuốc Đông y khác nhau. – Bởi vậy, bạn tuyệt đối không tự ý mua, dùng thuốc hay uống thuốc theo đơn của người khác. Thay vào đó, bạn nên tìm đến bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám, chẩn đoán và kê đơn bài thuốc Đông y phù hợp với tình trạng bản thân.   Thực hiện bài tập phục hồi chức năng tiền đình Cài bài tập phục hồi chức năng tiền đình thường được bác sĩ hướng dẫn tập trong những lần đầu tại phòng khám, sau đó bệnh nhân có thể tự tập ở nhà với người thân mà vẫn mang lại kết quả tốt giúp cải thiện thăng bằng và giảm tái phát chứng chóng mặt về lâu dài. Một số bài tập được thực hiện phổ biến như: Bài tập Brandt – Daroff Đây là bài tập phổ biến đối với người mắc bệnh rối loạn tiền đình, rất phù hợp với trường hợp bị chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột. Thực hiện động tác Brandt – Daroff làm giảm chóng mặt ở người rối loạn tiền đình Cách thực hiện: Bắt đầu với tư thế ngồi thẳng Xoay đầu một góc 45 độ Giữ tư thế này trong vòng 30 giây và sau đó trở về tư thế ban đầu Lặp lại ở phía đối diện Thực hiện tương tự các động tác ở tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng. Bài tập Gufoni Ngồi trên giường cao sao cho hai chân không chạm đất Ngả đầu và nằm xuống hướng tai không gây chóng mặt, giữ tư thế này cho đến khi cơn chóng mặt quá đi. Tiếp tục cúi mặt xuống để mặt đối diện với mặt giường, chờ trong 30 giây. Ngồi dậy trở về tư thế ban đầu. Lặp lại thao tác này khoảng 3 lần cho tới lúc hết chóng mặt. Bổ sung thực phẩm tốt cho não bộ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Khi đó những vấn đề như hoa mắt, chóng mặt cũng được cải thiện rõ rệt. Do đó, ngoài ăn đủ các nhóm chất, người chóng mặt cần chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm chứa: Vitamin C: Có nhiều trong cam, quýt, dâu tây, ớt chuông, cà chua,… Vitamin B6: Thực phẩm giàu vitamin B6 gồm thịt gà, thịt lợn, cá hồi, chuối, bơ,… Sắt: Hàm lượng Sắt có nhiều trong thịt bò, đậu phụ, cải bó xôi,… Acid béo omega-3: Cơ thể không thể tự sản xuất ra omega 3 bên bạn phải tự bổ sung chúng bằng cách ăn nhiều gan cá, hạt óc chó, hạnh nhân, cá trích, cá hồi,… Canxi: sữa, trứng, nước ninh xương,… Bổ sung đầy đủ dịnh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi tình trạng chóng mặt ☛ Tham khảo thêm: Thường xuyên hoa mắt chóng mặt là thiếu chất gì? Bị hoa mắt chóng mặt khi nào cần gặp Bác sĩ? Trong trường hợp bạn thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt kéo dài, hay đột ngột chóng mặt không rõ nguyên nhân thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Nếu xuất hiện chóng mặt cùng với một số triệu chứng dưới đây bạn phải lập tức tìm kiếm sự chăm sóc y tế để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp: Đột ngột chóng mặt, đau đầu dữ dội. Cơ thể mất thăng bằng, di chuyển loạng choạng, khó khăn. Ngất xỉu. Liên tục có cảm giác buồn nôn, nôn ói. Ù tai, giảm thính lực đột ngột. Động kinh. Tê liệt tay chân, tê mặt. Dưỡng Não Thái Minh – Giải pháp đẩy lùi cơn chóng mặt Bạn có thể kết hợp sử dụng Viên uống Dưỡng Não Thái Minh cùng với các biện pháp nêu trên để nhanh chóng cải thiện triệu chứng chóng mặt. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính bao gồm: Cao Đinh lăng, cao thạch tùng, cao Bạch quả, Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12,.. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ Phần công nghệ cao Thái Minh, đảm bảo đem lại hiệu quả trong việc tăng cường lưu thông máu não, hỗ trợ hoạt huyết, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não,…từ đó giúp kiểm soát tốt cơn chóng mặt. Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới, mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và làm sạch cục máu đông. Ngoài ra, sản phẩm đã được khảo sát hiệu quả trên người dùng, thực tế cho thấy: 100% cải thiện tình trạng chóng mặt 90,2% cải thiện tình trạng đau nhức đầu 74,5% cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và ghi nhận giấc ngủ sâu và dài hơn sau khi sử dụng. Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu thông máu não, hiệu quả cho người hay bị chóng mặt, giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. -> Tham khảo: Review viên uống Dưỡng Não Thái Minh có tốt không? Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn Chia sẻ16  

Loading...