Đau đầu migraine có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh đau đầu migraine được xếp vào là  một trong 20 vấn nạn lớn của toàn cầu. Đây là một bệnh lý dễ gặp khi có tới 12% dân số mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều người không biết đến migraine. Vậy hãy cùng thoaihoanao.com tìm hiểu chi tiết về bệnh đau đầu migraine là gì, bệnh có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? qua bài viết dưới đây.

Đau đầu migraine là gì?

Đau đầu migraine là gì? 1
Đau đầu migraine là tình trạng đau nửa đầu theo từng cơn như mạch đập

Đau đầu migraine là bệnh đau nửa đầu từng cơn  – đây là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm nhức đầu mãn tính có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não. Migraine còn có tên gọi khác là đau đầu vân mạch hay rối loạn vân mạch não.

Đặc điểm của tình trạng đau đầu migraine là đau nửa đầu theo kiểu nhịp mạch đập, tập trung chủ yếu ở trán và thái dương. Đau xuất hiện thành từng cơn thường kéo dài từ 4-72 giờ với cường độ tiến triển từ nhẹ đến dữ dội. Ở trường hợp nặng, ngoài các cơn đau nửa đầu, người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi hôi. Mức độ đau cũng tăng cao khi bạn cố gắng làm việc mà không nghỉ ngơi.

Đau đầu migraine thường xuyên kéo dài và rất dễ tái phát, điều này khiến có thể mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây đau đầu migraine

Tình trạng đau đầu migraine có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp người đọc dễ hình dung và phân biệt, chúng tôi phân loại nguyên nhân thành 2 nhóm chính bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác.

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý 1
Stress, căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu buồn nôn

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý nêu trên, đau đầu migraine còn chịu tác động từ một số yếu tố nguy cơ khác như:

  • Yếu tố nội tiết: Đã có những nghiên cứu cho thấy chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến bệnh đau đầu migraine vì khi ấy hormone thay đổi. Đại đa số các cơn đau xuất hiện xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, trước khi mãn kinh cường độ cơn đau có dữ dội hơn, ngược lại số lần cơn đau xuất hiện lại giảm trong thời gian có thai hoặc khi mãn kinh. Đây cũng là lý do giải thích vì sao tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý này cao hơn so với nam giới gấp 3 lần.
  • Yếu tố tâm lý: Lo âu và trầm cảm cũng là một trong những yếu tố kích hoạt cơn đau, gây chứng đau đầu migraine. Mặt khác, nếu đau đầu diễn ra thường xuyên cũng khiến bệnh lo lắng và căng thẳng hơn. Điều này tạo ra một vòng xoắn bệnh lý lặp đi lặp lại.
  • Yếu tố lối sống: Những thói quen sống không lành mạnh bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống chứa nhiều caffein, ăn thực phẩm chứa chất hóa học glutamate, nitrite, tyramine, mất ngủ, ngủ nhiều,… diễn ra trong thời gian dài sẽ đều kích hoạt cơn đau đầu migraine.
  • Yếu tố môi trường: Phần lớn bệnh nhân xuất hiện chứng đau đầu là do ảnh hưởng từ những yếu tố môi trường như thay đổi thời tiết, tiếng ồn quá lớn, ánh sáng mạnh, mùi hương nồng.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc đau đầu migraine thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh. Tỷ lệ di truyền là 40-45% nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh nhưng nó sẽ tăng lên 70% khi cả hai cùng mắc bệnh.
  • Một số yếu tố khác như hoạt động thể chát cường độ cao, quan hệ tình dục, lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc giãn mạch,… đều có thể gây ra chứng đau đầu và làm triệu chứng nặng thêm.

☛ Tham khảo: Đau đầu có phải là do thiếu chất?

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau đầu migraine

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau đầu migraine 1
Đau đầu migraine kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng: suy giảm trí nhớm suy giảm chức năng não bộ, khó tập trung

Để trả lời được thắc mắc “đau đầu migraine có nguy hiểm không?”, người bệnh còn phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng diễn biến bệnh, khả năng bệnh tái phát và các biện pháp áp dụng điều trị có đạt hiệu quả hay không.

Không chỉ riêng bệnh nhân mắc đau đầu migraine mà hầu hết chúng ta đều mang tâm lý chủ quan, cho rằng đau đầu là một dạng căng thẳng bình thường và bỏ qua nó một cách dễ dàng.

Đối với chứng đau đầu migraine do bệnh lý gây ra được đánh giá là khá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chúng ta trị dứt điểm được bệnh lý nguyên nhân thì tình trạng đau đầu cũng không còn là vấn đề quá lo ngại.

Trường hợp đau đầu do căng thẳng thần kinh, yếu tố môi trường hoặc lối sống không lành mạnh thì không cần quá lo lắng, người bệnh chỉ cần hạn chế hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ thì tình trạng đau đầu sẽ tự khỏi.

Dù là đau đầu migraine gây ra bởi nguyên nhân nào, một khi đã không điều trị kịp thời, cứ để bệnh kéo dài thì người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Co giật: Đau đầu migraine kéo dài với mức độ đau dữ dội mà không được áp dụng các biện pháp giảm đau nào thì người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng co giật như động kinh.
  • Suy giảm chức năng não bộ: Đau đầu migraine kéo dài dai dẳng, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của não bộ, khiến bạn khó tập trung, suy giảm trí nhớ,…
  • Ảnh hưởng đến thị lực: Những thay đổi về lưu lượng máu đến não trong cơn đau đầu migraine có thể ảnh hưởng mắt gây ra biến chứng giảm thị lực, nhìn mờ hay thậm chí là mù vĩnh viễn.
  • Mất ngủ: Cơn đau đầu migraine có thể xảy ra vào ban đêm, điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ.
  • Trầm cảm: Cảm giác mệt mỏi khi đau đầu migraine liên tục tái phát, thậm chí là gây mất ngủ nếu chúng diễn ra vào ban đêm đều có khả năng đẩy người bệnh rơi vào trầm cảm.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: Ở bệnh nhân bị đau đầu migraine, lưu lượng máu lên não không đủ dẫn tới biến chứng thiểu năng tuần hoàn não với các triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng không vững.
  • Đột quỵ: Các cơn đau đầu migraine làm gián đoạn máu lưu thông lên não khiến não không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến chết các tế bào não. Lúc này não bộ đã bị tổn thương nghiêm trọng và người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng đột quỵ.
Như vậy, đau đầu migraine là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để tiếp diễn lâu dài mà không có phương pháp khắc phục, đau đầu migraine có thể gây ra một số biến mãn tính, ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân.

Đau đầu migraine khi nào cần gặp bác sĩ?

Như đã trình bày ở trên, đau đầu migraine là tình trạng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt các biến chứng. Vì thể, để tránh bệnh tiến triển nặng, đồng thời phòng ngừa nguy cơ mắc biến chứng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Tốt nhất, người bệnh nên đặt lịch thăm khám với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng:

  • Cơn đau đầu khởi phát một cách đột ngột và dữ dội.
  • Cơn đau đầu tiên xuất hiện khi bệnh nhân ngoài 50 tuổi.
  • Đau nửa đầu kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí không thực hiện được các hoạt động thường ngày.
  • Phụ nữ đau đầu khi mang thai hoặc vừa sinh nở.
  • Tình trạng đau nặng hơn khi ho hoặc vận động mạnh.
  • Cơn đau đầu xuất hiện sau khi xảy ra chấn thương ở đầu.

Cách điều trị tình trạng đau đầu migraine

Tùy vào từng trường hợp cần hướng đến là cần làm giảm cơn đau tức thì, điều trị để ngăn ngừa biến chứng hay phòng ngừa bệnh mà bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc trong điều trị đau đầu migraine thường được ưu tiên sử dụng vì chúng mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Đồng thời khi sử dụng trong một thời gian đủ dài với đúng loại thuốc còn giúp ngăn chặn cơn đau tái phát.

Mặc dù hiện này có rất nhiều các loại thuốc chữa đau đầu khác nhau, nhưng số bệnh nhân nắm được công dụng của thuốc để áp dụng điều trị cho đúng còn ít. Để giúp người bệnh dễ dàng phân biệt, chúng tôi chia thuốc chữa đau đầu migraine thành 2 nhóm thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Cụ thể:

Thuốc cắt cơn

Aspirin là thuốc điều trị cắt cơn có tác dụng giảm đau mạnh
Aspirin là thuốc điều trị cắt cơn có tác dụng giảm đau mạnh

Thuốc cắt cơn được áp dụng cho hầu hết các trường hợp đau đầu migraine và làm giảm cơn đau ngay tức thì. Một số thuốc giảm đau thường được sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, Efferalgan, thuốc Alaxan,…
  • Thuốc kháng viêm giảm đau NSAIDs: Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, có tác dụng cắt cơn đau tốt và nhanh chóng. Aspirin (500 – 2000mg/ngày) là thuốc điển hình thuốc nhóm NSAIDs, ngoài ra còn có Ibuprofen (1000mg – 2000mg/ngày), Naproxen (Apranax: 550 – 1100mg/ngày)
  • Ergotamin tartrat (viên 1mg, liều lượng 2mg/1 lần uống): Dùng khi NSAIDs không còn đáp ứng được với cơn đau. Nếu 30 phút cơn đau vẫn còn thì người bệnh có thể uống nhắc lại nhưng lưu ý liều lượng không vượt quá 4mg/ngày.

Thuốc dự phòng

Thuốc dự phòng dùng để ngăn ngừa cơn đau tái phát, phù hợp với những cơn đau mãn tính, được chỉ định với những bệnh nhân:

  • Có nhiều hơn 3 cơn đau trong 1 tháng.
  • Cơn đau ít nhưng khó cắt cơn.
  • Không sử dụng được thuốc cắt cơn.
  • Cơn đau đầu thất thường với những dấu hiệu báo hiệu kéo dài như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ,…

Phương pháp điều trị dự phòng phải dùng thuốc trong thời gian ít nhất là 3 tháng, có thể kéo dài đến 6 tháng để cơn đau không xuất hiện. Một số thường được sử dụng bao gồm:

     1. Propranolol viên nén 40mg

  • Liều lượng sử dụng: 40 – 160mg/ngày chia làm 2 – 3 lần
  • Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất ngủ, hạ huyết áp.
  • Chống chỉ định cho người tối loạn dẫn truyền, nhịp tim chậm <50 lần/phút, người suy tim, người mắc hội chứng Raynaud, hen phế quản.

     2. Amitriptyline viên nén 25mg

  • Liều lượng sử dụng: 25 – 75mg/ngày chia 2 lần.
  • Tác dụng phụ: Lú lẫn, miệng khô, táo bón, bí tiểu, tăng cân, ngủ gà, hạ huyết áp tư thế.
  • Chống chỉ định cho người bị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, phụ nữ có thai, người động kinh, người mắc u tuyến tiền liệt.

     3. Flunarizin 5mg

  • Liều lượng sử dụng:1-2 viên chia 2 lần. T
  • Tác dụng phụ: Buồn ngủ, tăng cân hoặc/và ăn ngon miệng. Nếu dùng trong thời gian dài có thể gây lo lắng, trầm cảm.

    4. Topiramate viên nén 25mg

  • Liều lượng sử dụng: 25mg – 100mg/ngày chia 2 lần uống sau ăn
  • Tác dụng phụ: Hoa mắt, chóng mặt, miệng đắng, ăn không ngon, tiêu chảy, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, dị ứng.
Lưu ý: Tất cả các nhóm thuốc liệt kê trên đều có tác dụng phụ nếu như người bệnh không biết cách sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều. Do đó, người bệnh cần thăm khám và tuân theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua về hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được sự cho phép.

Điều trị tại nhà

Thay vì việc phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh – điều này đem lại hiệu quả về lâu dài trong việc ngăn ngừa cơn đau đầu quay trở lại đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến não bộ.

Để xây dựng một lối sống lành mạnh, người bệnh cần:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thịt cá, tránh rượu, bia, thuốc lá và thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức gây mệt mỏi, căng thẳng cho đầu óc.
  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, chăm sóc chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đúng tư thế, đầu tư gối, nệm tốt.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe thể chất.
  • Hạn chế các tác nhân từ môi trường như âm thanh to, ánh sáng chói, mùi hương nồng.
  • Ngoài ra kết hợp thêm chườm nóng lạnh, bấm huyệt, massage, châm cứu giúp giảm đau đầu nhanh chóng và cải thiện tâm trạng khiến người bệnh cảm thấy thoải mái.

☛  Xem thêm bài viết: Cách bấm huyệt khi đau đầu do căng thẳng

TPBVSK Dưỡng Não Thái Minh – hỗ trợ giảm đau nửa đầu hiệu quả

Ngoài các biện pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống Dưỡng não Thái Minh như một sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm các cơn đau đầu migraine và các triệu chứng đi kèm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh liTPBVSK Dưỡng Não Thái Minh - hỗ trợ giảm đau nửa đầu hiệu quả 1

Điều khiến cho viên uống Dưỡng não Thái Minh trở nên khác biệt so với các sản phẩm dưỡng não trên thị trường là 3 cơ chế tác động toàn diện gồm:

  • Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não
  • Làm sạch cục máu đông
  • Ổn định tiền đình

3 tình trạng này đều nằm trong nhóm gây ra cơn đau nửa đầu migraine. Do đó, dưỡng não Thái Minh không chỉ cải thiện nhanh chóng cơn đau đầu mà còn làm thuyên giảm các triệu chứng khác như mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn.

Với thành phần là các dược liệu tự nhiên, Dưỡng não Thái Minh rất lành tính với sức khỏe của người bệnh, không gây tác dụng phụ. Nếu sử dụng trong thời gian dài còn ngăn ngừa các bệnh về não như thiểu năng tuần hoàn não, di chứng sau tai biến mạch máu não.

☛ Thông tin chi tiết về sản phẩm: Dưỡng não Thái Minh giá bán bao nhiêu? Mua ở đâu?

Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Để mua viên uống Dưỡng não Thái Minh chính hãng, bạn có thể

  • Điền thông tin vào Form đặt hàng TẠI ĐÂY.
  • Hoặc gọi điện tới tổng đài 1800.1705 để được giao hàng tận nhà.

Kết luận: Như vậy, trên đây là những thông tin bổ ích về tình trạng đau đầu Migraine. Mong rằng, qua bài viết, người đọc đã giải đáp được thắc mắc “đau đầu migraine có nguy hiểm không?” và phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất, chúng ta không nên chủ quan khi có cơn đau đầu xuất hiện, thay vào đó hãy đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nếu còn bất cứ điều gì chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1705 để được tư vấn chi tiết hơn.

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...