7 biến chứng nguy hiểm do đau đầu gây ra!
Đau đầu là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Hầu hết chúng ta đều cho rằng đau đầu không hề nguy hiểm, chúng chỉ là biểu hiện của thay đổi thời tiết hoặc do làm việc quá căng thẳng, stress gây nên. Nhưng trên thực tế, đau đầu kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc.
Tìm hiểu chung về tình trạng đau đầu
Đau đầu được định nghĩa là chứng đau ở vùng đầu và vùng mặt với cơn đau có thể xảy ra ở một bên đầu hoặc lan rộng ra khắp cả đầu. Đau đầu được phân thành nhiều loại khác nhau, điển hình phải nhắc đến là: Đau nửa đầu, đau đầu dạng căng thẳng, đau đầu chuỗi, đau đầu mãn tính, đau đầu xoang,…
Nhắc đến nguyên nhân gây ra đau đầu, hiệp hội Đau đầu Thế giới (IHS) chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
Nguyên nhân không do bệnh lý:
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc.
- Thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu kéo dài.
- Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Thay đổi hormone ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh hay chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân do bệnh lý:
- Tai biến mạch máu não.
- Nhiễm trùng màng não.
- Chấn thương sọ não.
- Khối u não.
- Bệnh lý cột sống: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…
- Thiếu máu.
- Viêm xoang.
- Tăng nhãn áp.
- Rối loạn vân mạch máu não.
- Bệnh mãn tính: Tiểu đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ,…
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Nguyên nhân và cách điều trị đau đầu
Đau đầu gây ra biến chứng gì?
Các biến chứng phổ biến nhất của đau đầu không phải do bản chất cơn đau đầu mà là do cách chúng ta điều trị của chúng. Điển hình phải kể đến là đau đầu do lạm dụng thuốc – đây là một trong những biến chứng quan trọng phải được điều trị bằng cách ngưng dùng thuốc. Tốt nhất, nếu bạn muốn dùng thuốc để kiểm soát cơn đau thì cần tìm đến chuyên gia để có phác đồ điều trị rõ ràng.
Các biến chứng của đau đầu bao gồm:
Đau đầu dai dẳng
Chứng đau đầu có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài, thậm chí là không thuyên giảm khi dù đã sử dụng các phương pháp điều trị. Biến chứng này có thể xảy ra khi người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau dẫn đến hiện tượng lờn thuốc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đau đầu dai dẳng mà không rõ nguyên nhân.
Trong tình trạng đau đầu dai dẳng thì cơn đau nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn 72 giờ. Để khắc phục, người bệnh bắt buộc phải can thiệp y khoa bằng cách tiêm steroid tĩnh mạch hoặc gây tê cục bộ.
Biến chứng dạ dày
Những người dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen để điều trị chứng đau đau đầu có thể gây biến chứng làm kích ứng hoặc làm tổn thương niêm mạch dạ dày.
Cụ thể, biến chứng dạ dày bao gồm:
- Khó chịu ở bụng.
- Buồn nôn.
- Loét dạ dày.
- Đau dạ dày.
- Chảy máu đường tiêu hóa.
Mất ngủ
Đau đầu khiến người bệnh khó chịu có thể dẫn tới tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon. Người bệnh cũng có thể bị đánh thức bởi cơn đau đầu. Mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, tinh thần giảm sút, hệ lụy đến nhiều vấn đề tâm lý khác, điển hình là trầm cảm.
Tình trạng mất ngủ còn trở nên tồi tệ hơn ở người bị đau đầu nặng với tần suất cơn đau xảy ra thường xuyên hơn.
Trầm cảm
Đau đầu do căng thẳng có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí là hàng ngày với mức độ từ nhẹ đến trung bình. Mặc dù không tiến triển nặng khi vận động và được cải thiện khi tình trạng căng thẳng được giải tỏa, nhưng ngược lại nếu căng thẳng không được xử lý, đau đầu nặng hơn, kéo dài lâu hơn. Điều này khiến người bệnh suy nhược cả về thể chất lấn tinh thần, từ đó dẫn đến trầm cảm.
Hạ huyết áp
Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chẹn beta đôi khi được dùng để giảm đau đầu nhưng lại dễ khiến huyết áp hạ, gây chóng móng mặt, choáng váng. Nguy hiểm hơn là có thể ngất xỉu khi huyết áp hạ xuống quá thấp.
Co giật
Biến chứng này hiếm gặp, tuy nhiên không phải là không thể xảy ra. Co giật do đau đầu giống như một cơn động kinh, xảy ra trong vòng 1 tiếng sau khi cơn đau đầu xuất hiện làm cho hệ thần kinh bị rối loạn. Lúc này hoạt động của não bộ bị bất thường dẫn đến hành vi co giật, nặng hơn có thể mất đi ý thức.
Nhồi máu não
Nhồi máu não là một dạng đột quỵ. Đây là một biến chứng hiếm gặp, dễ bị nhầm lẫn với tình trạng đột quỵ thoáng qua. Cụ thể, các yếu tố gây đau đầu từ bên trong cơ thể có thể gây dị dạng mạch máu khiến mạch máu đến não bị thu hẹp. Điều này làm cho não không được cung cấp đủ oxy và các dưỡng chất, người bệnh phải đối mặt với một cơn đột quỵ do nhồi máu não. Đây là trường hợp rất khẩn cấp, cần được cấp cứu kịp thời.
Thông thường, phụ nữ dưới 45 tuổi có thói quen hút thuốc và uống thuốc tránh thai là đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não.
☛ Xem thêm: Cách chữa đau đầu cấp tốc hiệu quả
Đau đầu có trị dứt điểm được không?
Nếu nguyên nhân gây đau đầu đến từ thói quen sống hay sự thay đổi thời tiết, bạn hoàn toàn có thể điều trị được. Tiến hành điều trị càng sớm thì khả năng dứt điểm cơn đau đầu càng cao, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Với những cơn đau đầu liên quan đến bệnh lý thì rất khó để điều trị dứt điểm. Bởi cách điều trị đau đầu không giống như nhiễm trùng có thể loại bỏ bằng thuốc kháng sinh, cũng không giống như một khối u có thể phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp đau đầu do bệnh lý phải can thiệp biện pháp y khoa, bác sĩ cũng không đảm bảo chắc chắn 100% cơn đau đầu sẽ không tái phát trở lại.
Vì vậy, bạn nên chấp nhận rằng đau đầu do bệnh lý không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát cơn đau cùng tấn suất của các cuộc tấn công bằng thuốc giảm đau.
☛ Tham khảo bài viết: Cách trị đau đầu tại nhà không cần thuốc
Phương pháp điều trị đau đầu
Việc đầu tiên cần thiết nhất khi bị đau đầu đó là dành thời gian nghỉ ngơi. Sau đó, tùy vào nguyên nhân gây đau đầu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp.
Điều trị không dùng thuốc
Với trường hợp bị đau đầu không do bệnh lý, người bệnh hoàn toàn có thể tự khắc phục tại nhà mà không cần dùng đến thuốc bằng một số phương pháp đơn giản dưới đây:
Nghỉ ngơi thư giãn: Sau một ngày làm việc mệt mỏi, áp lực nhưng không nghỉ ngơi có thể trở thành nguyên nhân gây đau đầu. Chính vì thế, cách điều trị đau đầu tại nhà đó là dành thời gian để đầu óc nghỉ ngơi và thư giãn.
Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ, mất ngủ cũng là nguyên nhân khởi phát gây đau đầu. Do đó, ngủ đủ giấc là điều vô cùng quan trọng để giải quyết cơn đau đầu. Thời gian ngủ của một người trưởng thành là từ 7-9 tiếng.
Xoa bóp, bấm huyệt: Trường hợp đau đầu do căng thẳng, thực hiện xoa bóp bấm huyệt khu vực đầu có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu cùng làm cơn đau đâu dịu đi trông thấy. (☛Xem thêm: Cách trị đau đầu bằng bấm huyệt )
Chườm nóng/lạnh: Là một biện pháp giúp trị cơn đau đầu tại nhà hiệu quả. Trong đó, nhiệt nóng phù hợp với đau đầu do xoang, nhiệt lạnh đem lại tác dụng với cơn đau đầu căng thẳng.
Xông lá: Đây là một mẹo dân gian cho đến nay vẫn còn được nhiều người áp dụng trong việc trị đau đầu tại nhà. Bạn có thể sử dụng lá bưởi, lá sả, lá hương như, tía tô, kinh giới,… vì chúng chứa một lượng lớn tinh dầu giúp đầu óc được thư giãn, cơn đau đầu từ đó cũng dần thuyên giảm. (☛ Tham khảo: 7 loại lá xông trị đau đầu hiệu quả)
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất; hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, rượu bia là cách trị đau đầu đem lại hiệu quả về lâu dài.
Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất một cách đều đặn là cách năng cao sức khỏe tổng thể. Không chỉ vậy, việc tập thể dục 3 buổi/tuần, mỗi buổi tập ít nhất 30 phút còn giúp giảm căng thẳng và giảm đau đầu hiệu quả.
Điều trị dùng thuốc
Với những cơn đau đầu thông thường, người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp thêm một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn. Điển hình là aspirin, acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil).
Một số loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Đây là loại thuốc thường được dùng định kỳ cho những người bị đau nhức đầu ở mức trầm trọng
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc dùng để trị đau đầu mãn tính với mục đích trị rối loạn giấc ngủ, lo âu và trầm cảm.
- Thuốc Beta blockers: Đây là loại thuốc dùng điều trị bệnh huyết áp cao nhưng cũng có thể ngăn ngừa đau nửa đầu. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thuốc này với thuốc chống trầm cảm để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Thuốc chống động kinh: Đây là phương pháp điều trị đau đầu mãn tính với chứng đau nửa đầu.
Dưỡng não Thái Minh – giúp ngăn ngừa biến chứng đau đầu
Ngoài các biện pháp điều trị trên, người bị đau đầu nên kết hợp sử dụng thêm viên uống Dưỡng Não Thái Minh, vừa giúp giảm đau đầu và các triệu chứng đi kèm như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ,.. vừa phòng ngừa được bệnh lý liên quan đến não bộ như: thiểu năng tuần hoàn máu, rối loạn tiền đình, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Với thành phần từ tự nhiên bao gồm: Cao Đinh Lăng, cao Thạch tùng, cao Bạch quả, Enzym Nattokinase. Viên uống Dưỡng Não Thái Minh là sản phẩm rất an toàn và lành tính cho sức khỏe của người bệnh.
Cơ chế 3 tác động toàn diện Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định tiền đình khiến cho sản phẩm trở nên khác biệt so với các loại dưỡng não khác trên thị trường.
Sản phẩm là một loại viên uống hỗ trợ, nên người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng tại nhà.
☛ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Giá bán hoạt huyết Dưỡng Não Thái Minh
Sản phẩm hiện đã được phân phối chính hãng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng và giao trực tiếp tại nhà.
Kết luận: Đau đầu có thể không nguy hiểm, song nếu cứ để tình trạng này tiến triển mà không điều trị thì sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Do vậy, ngay khi cơn đau đầu xuất hiện, hãy thăm khám để đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.1705 để được giải đáp nhanh nhất!
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?