Đau đầu do huyết áp cao: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau đầu do huyết áp cao là một triệu chứng phổ biến mà người bị huyết áp cao thường gặp phải. Triệu chứng đau đầu do tăng huyết áp thường dễ bị nhầm lẫn với các cơn đau đầu do nguyên nhân khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về tình trạng này.
Mục lục
1. Tại sao bạn thấy đau đầu khi huyết áp cao?
Huyết áp cao là căn bệnh quá quen thuộc, chúng xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành động mạch lúc tim bơm tống máu đi tăng quá cao. Điều này gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
Vậy vì sao bạn lại cảm đau đầu đầu khi huyết áp tăng cao. Hiện tượng này có thể được lý giải dựa vào các cơ chế như sau:
Căng thẳng mạch máu: Huyết áp cao làm tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch khiến thành mạch bị giãn và tổn thương. Những tổn thương này hoàn toàn có thể xuất hiện ở những mạch máu nhỏ tại não. Điều này gây ra cảm giác đau nhức và căng thẳng ở vùng đầu.
Giới hạn dòng chảy máu: Huyết áp cao có thể làm co thành mạch máu, làm giảm lưu lượng máu chảy đến não. Khi não không được cung cấp đủ máu, các cơn đau đầu sẽ bắt đầu hình thành.
Kích thích dây thần kinh: Áp lực tăng trong mạch máu cũng kích thích phản ứng của các dây thần kinh, từ đó sinh ra cảm giác đau nhức, khó chịu ở cùng đầu.
Biến chứng cao huyết áp: Trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm mạch máu bị vỡ gây ra xuất huyết não. Lúc này, cơ chế tự làm lành của hệ thống tiểu cầu và sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, làm bít tắc mạch máu, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tại não, dẫn tới hàng loạt biến chứng lâm sàng. Nhẹ là các cơn đau đầu dữ đội, nặng thì hôn mê, liệt nửa người, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Ngoài cơ chế tăng huyết áp, đau đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý khác, chi tiết hơn xem tại bài viết: Thường xuyên bị đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
2. Đặc điểm của cơn đau đầu do huyết áp
Cơn đau đầu do huyết áp có thể có các đặc điểm như sau:
Thời gian cơn đau đầu khởi phát: Đau đầu do huyết áp cao thường xuất hiện vào buổi sáng, tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ cuối đêm đến sáng sớm (từ 4 – 5h sáng). Có thể có trường hợp đau đầu xuất hiện sớm hơn (khoảng 2-3h sáng). Đau đầu làm cho bệnh nhân tỉnh giấc và có thể xảy ra ngay khi thức dậy.
Khả năng gây khó chịu và mất ngủ: Đau đầu do huyết áp cao diễn ra trong đêm khi bệnh nhân đang ngủ sẽ gây cảm giác khó chịu và làm mất giấc ngủ của bệnh nhân.
Vị trí cơn đau: Đau đầu thường tập trung ở vùng trán và chẩm. Bệnh nhân có thể cảm nhận cảm giác cứng cơ gáy, đau từ đỉnh đầu và có thể lan ra vùng trán. Đau đầu cũng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu.
Thời gian đau đầu kéo dài: Thông thường, khi huyết áp tăng cao thì cơn đau đầu mới xuất hiện. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp, tình trạng đau đầu thường xuyên tái phát, diễn ra hàng ngày, thậm chí có thẻ kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Cường độ đau: Ban đầu cơn đau xuất hiện kèm cảm giác áp lực hoặc căng thẳng ở vùng đầu và chúng sẽ giảm dần khi bạn thực hiện các hoạt động trong ngày. Song nếu cơn đau đầu do tình trạng tăng huyết áp đột ngột gây ra, bạn sẽ cảm nhận cơn đau ở mức cực đoan, đi kèm với đó là triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, và có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm như xuất huyết não.
3. Làm thế nào để chẩn đoán và xác nhận cơn đau đầu do huyết áp cao?
Nếu dựa vào đặc điểm mà bạn chữa chữa xác nhận được cơn đau đầu mình đang gặp phải có phải do huyết áp cao gây ra hay không, thì bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các biện pháp sau:
Đo huyết áp: Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn để xác định mức độ tăng huyết áp.
Theo dõi huyết áp: Nếu kết quả đo huyết áp ban đầu không cho thấy mức độ tăng huyết áp đủ để giải thích cho các triệu chứng đau đầu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi huyết áp trong một khoảng thời gian dài. Việc này giúp ghi nhận các giá trị huyết áp trong suốt thời gian và phát hiện ra các biến động không bình thường.
Đánh giá triệu chứng: Bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng các triệu chứng của bạn, bao gồm mức độ và tần suất của cơn đau đầu, thời gian xuất hiện, vị trí và các triệu chứng kèm theo khác. Điều này giúp phân loại và tìm hiểu thêm về đặc điểm của cơn đau đầu do huyết áp cao.
Kiểm tra thêm: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá các chỉ số sức khỏe chung, bao gồm cả huyết áp, mức độ đường huyết và các chỉ số khác. Ngoài ra, các xét nghiệm khác như siêu âm tim, điện tâm đồ (EKG) và chụp X-quang có thể được yêu cầu để đánh giá sự tác động của huyết áp cao đến tim và các cơ quan khác trong cơ thể.
Đánh giá bổ sung: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác như giám sát huyết áp theo 24 giờ hoặc kiểm tra chức năng thần kinh để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau đầu.
4. Cách điều trị cơn đau đầu do cao huyết áp
Muốn cắt dứt điểm cơn đau đầu do cao huyết áp, điều bạn cần nghĩ đến đầu tiên là điều trị căn nguyên gây đau đầu, đó chính là bệnh cao huyết áp.
Cách phương pháp thông dụng để điều trị và kiểm soát tình trạng cao huyết áp bao gồm:
Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc giảm huyết áp để kiểm soát và ổn định mức huyết áp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu
- thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
- Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc giảm đau đầu ở liều nhẹ mà không ảnh hưởng đến huyết áp.
☛ Chi tiết hơn tại: Đau đầu uống thuốc gì?
Thay đổi lối sống
Điều chỉnh lối sống là một phần quan trọng trong điều trị cơn đau đầu do cái huyết áp. Trong đó, để có một lối sống lành mạnh nhất, 2 yếu tố bạn cần kết hợp đó là chế độ ăn uống cùng thói quen luyện tập thể dục. Trong đó:
Trong đó, chế độ ăn uống cần lưu ý:
- Hạn chế tiêu thụ muối, chất béo, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sắn, thức ăn nhanh
- Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây, nguy cốc nguyên hạt và thực phẩm nhiều kali
- Đặc biệt tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Bên cạnh chế độ ăn thì việc xây dựng thói quen luyện tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát huyết áp và giảm đau đầu hiệu quả. Một số bài tập đơn giản mà bạn có thể tham khảo như aerobic, đi bộ, bơi lội, yoga,…
Quản lý tốt huyết áp
Quản lý tốt huyết áp giúp bạn luôn trong tâm thế chủ động cho các biện pháp kiểm soát khi huyết áp tăng cao. Để làm được điều này, bạn cần:
- Kiểm tra huyết áp định kỳ 2 lần/năm tại các cơ sử y tế
- Tự theo dõi mức độ huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp
- Chuẩn bị vững các kiến thức sơ cứu khi huyết áp đột ngột tăng cao
- Kiểm soát căng thẳng, stress cũng góp phần duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Liệu pháp bổ sung
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến khích bệnh nhân cao huyết áp kết hợp sử dụng các liệu pháp điều trị bổ sung nhằm gia tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp như:
- Kỹ thuật giãn cơ căng thẳng
- Bấm huyệt, châm cứu
- Các bài thuốc thảo dược Y học cổ truyền
☛ Tham khảo thêm: 7 bài thuốc dân gian chữa đau đầu
Kết luận: Như vậy, trên đây là những thông tin cần thiết về chứng đau đầu do cao huyết áp bao gồm, nguyên nhân, triệu chứng và các kiểm soát tình trạng này. Hy vọng đó là những điều bổ ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1705 để được giải đáp cụ thể.
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?