Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Nhiều người gặp các triệu chứng buồn nôn, đau đầu và chóng mặt trong cùng một thời điểm lo lắng không biết đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì? 1

1. Triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn là như thế nào?

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là một nhóm triệu chứng có thể xuất hiện cùng nhau. Chúng có thể thoáng qua hay kéo dài nhiều giờ liền trong nhiều ngày liên tục, gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống.

Biểu hiện của chúng cụ thể như sau:

Đau đầu: Bạn có thể bị đau nhức ê ẩm, đau nửa đầu dữ dội ở xung quanh đầu, đau nhói, nhiều khi lan sang 2 bên thái dương, ra sau đầu hoặc vai gáy.

– Chóng mặt: Là cảm giác sai lệch về vị trí của cơ thể trong không gian, thấy những đồ vật xung quanh di chuyển liên tục. Triệu chứng tăng khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc đột ngột quay đầu.

– Buồn nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày, khiến bạn muốn nôn. Những cơn buồn nôn kéo dài liên tục, có hoặc có kèm các đợt nôn.

Các triệu chứng này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất ở người trung niên, người thường xuyên căng thẳng, lo lắng…

2. Đau đầu chóng mặt buồn nôn cảnh báo mắc bệnh gì?

Buồn nôn chóng mặt đau đầu có thể là biểu hiện của vấn đề sinh lý nào đó như mang thai, say tàu xe, cơ thể bị mất nước, sự lo âu, căng thẳng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần phải được điều trị như:

2.1. Huyết áp thấp

2.1. Huyết áp thấp 1

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường (huyết áp tâm thu < 90mmHg, huyết áp tâm trương <60mmHg). Đây là một trong những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Khi huyết áp thấp, cơ thể không thể hoạt động tốt được, gây ra các biểu hiện như đau đầu, muốn nôn, hoa mắt, choáng váng, mệt mỏi, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy…

2.2. Đau nửa đầu Migranine

Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Đau nửa đầu là bệnh lý gây ra những cơn đau đầu dữ dội, được mô tả là đau nhói, thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu.

Ngoài ra, nó còn xuất hiện những triệu chứng khác như nhạy cảm với ánh sáng, nhìn thấy các đốm hoặc tia sáng lóe lên, rối loạn thị giác hay cảm giác…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau đầu migraine nguyên nhân và cách điều trị

2.3. Thiếu máu não

Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn máu não) là tình trạng không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi lên não. Khi không đủ oxy, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, nhịp tim không đều…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Các dấu hiệu và nguyên nhân thiếu máu não

2.4. Rối loạn tiền đình

2.4. Rối loạn tiền đình 1

Đây là nguyên nhân thường gặp gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.

Do tổn thương tiền đình ngoại vi ở tai trong hoặc nhân tiền đình ở não bộ mà gây rối loạn đường dẫn truyền thông tin của hai cơ quan này khiến cơ thể mất cảm nhận vị trí trong không gian, kích thích cơn buồn nôn và gây đau đầu. Ngoài ra, người bệnh còn bị rung giật nhãn cầu, choáng váng, mất ngủ…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

2.5. Các bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý phổ biến ở trên, đau đầu chóng mặt buồn nôn còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác ít gặp hơn như:

– Đau tim: Nguyên nhân có thể do xuất hiện cục máu đông chặn dòng máu chảy đến tim. Điều này dẫn đến thiếu oxy và dinh dưỡng gây tổn thương cơ tim làm xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

– Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Sự tích tụ của những mảnh tinh thể nhỏ li ti bất thường trong tai (chóng mặt tư thế kịch phát) có thể gây ra những cơn chóng mặt, đau đầu dữ dội, nhất là khi đầu đang di chuyển.

Đau đầu, chóng mặt có xu hướng kéo dài khoảng 20 – 30 giây và biến mất khi bạn giữ đầu được yên. Tuy nhiên, cơn buồn nôn, nôn có thể kéo dài đến 1 giờ hoặc lâu hơn triệu chứng chóng mặt

– U não: Rất hiếm khi u não gây ra các triệu chứng đau đầu dữ đội, mất thăng bằng và buồn nôn.

– Chấn thương đầu: Chấn thương đầu bên ngoài thường gây đau đầu, chóng mặt nhẹ và hết sau vài giờ. Nhưng chấn thương bên trong đa phần gây chóng mặt, đau đầu trong nhiều tuần sau thời gian thương tích ban đầu.

– Viêm dạ dày: Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và kèm theo các triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm dạ dày ruột. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến. Bệnh do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra khi tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

3. Đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không?

3. Đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không? 1

Nếu nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn liên quan đến vấn đề sinh lý như sử dụng rượu, sau tàu xe, mang thai, lo lắng… thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu đây là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như chóng mặt tư thế kịch phát, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu… nó có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:

  • Không thể đi lại, giảm khả năng làm việc và sinh hoạt: Các triệu chứng diễn ra liên tục trong ngày khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Điều này làm người bệnh khó thực hiện những công việc và ngay cả những hoạt động thường ngày như nấu nướng, thể thao…
  • Té ngã, nhất là ở người già: Chóng mặt, đau đầu làm tăng nguy cơ ngã cao. Đặc biệt ở những người cao tuổi do có mật độ xương thấp nên rất dễ bị gãy xương. Hay những người đang lái xe, vận hành máy móc có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn, nguy hiểm tới sức khỏe.
  • Đột quỵ: Các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu não, hình thành các cục máu đông… gây đột quỵ.

Như vậy, khi thấy các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn diễn ra liên tục, bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và đưa ra pháp đồ điều trị kịp thời.

4. Khắc phục chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn bằng cách nào?

Kế hoạch điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu là vấn đề bệnh lý, bác sĩ cần xây dựng phác đồ điều trị triệt để, ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện.

Khi thấy cơ thể bị đau đầu chóng mặt buồn nôn bạn nên bình tĩnh, nhắm mắt, nằm trong vài phút, giữ nguyên tư thế trong vòng 2 phút trước khi bạn muốn đứng dậy, hạn chế xoay đầu. Đồng thời, hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở.

Một số biện pháp có thể được thực hiện như:

4.1. Các bài tập giảm đau đầu, chóng mặt

Nhiều bài tập giúp làm giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu được sử dụng phổ biến như:

  • Thao tác tái định vị lại sỏi (Epley): Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện một loạt các chuyển động đầu để đánh bật các tinh thể canxi khỏi vị trí bất thường và đưa nó về đúng vị trí.
  • Bài tập giảm chóng mặt do bệnh tiền đình (Brandt-Daroff): Các động tác đầu này có thể được khuyến nghị thực hiện tại nhà để làm giảm triệu chứng.

4.2. Sử dụng thảo dược

4.2. Sử dụng thảo dược 1

Khi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, bạn không muốn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì nhưng phải đảm bảo là bạn phải uống đủ nước. Hoặc tốt nhất là uống những loại trà giúp thuyên giảm triệu chứng.

Một số thảo dược từ xưa được ông cha ta sử dụng để làm giảm chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hiệu quả. Chúng bao gồm:

– Gừng:

Loại thảo dược này được đánh giá là thần dược giúp làm giảm chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn. Nghiên cứu thấy rằng, trong gừng có các hoạt chất giúp ngăn chặn thụ thể trong trung tâm nôn ở hành não. Chúng giúp chống viêm, giảm đau gần bằng thuốc giảm đau không kê đơn do ức chế tổng hợp prostaglandin.

Ngoài ra, gừng còn giúp bảo vệ não bộ khỏi sự căng thẳng và viêm nhiễm, ngăn ngừa suy giảm chức năng não do tuổi tác.

Bạn có thể sử dụng gừng dưới nhiều dạng khác nhau như gừng tươi, gừng khô, trà gừng, bột gừng… Bạn lấy gừng pha thành trà, chia nhỏ nhiều lần uống trong ngày.

– Bạc hà:

Bạn có thể uống trà lá bạc hà tươi hoặc sấy khô uống mỗi ngày để giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn, đau đầu dữ dội.

Ngoài ra, loại cây này còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali và vitamin B giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể.

– Quế:

Đây là thảo dược chứa nhiều canxi, sắt, mangan và chất xơ có tác dụng làm giảm đau đầu, chóng mặt hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa đường huyết và lượng lipid trong cơ thể.

Bạn có thể pha trà quế uống nhiều lần trong ngày để cải thiện triệu chứng.

4.3. Bấm huyệt, xoa bóp

Một số kỹ thuật bấm huyệt, xo bóp là phương pháp giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng đau đầu chóng mặt và buồn nôn.

  • Lấy ngón giữa ấn vào điểm cuối chân mày, từ từ day theo vòng tròn khoảng 1 phút rồi đổi chiều ngược lại.
  • Bạn có thể dùng móng tay của 10 đầu ngón tay để vuốt ngược tóc từ trước dần về phía sau.
  • Ngoài ra, xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm rồi xoa quanh mặt cũng giúp làm giảm triệu chứng.

☛ Mách bạn: 6 huyệt bấm trị chóng mặt hiệu quả

4.4. Sử dụng thuốc

4.4. Sử dụng thuốc 1

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đầu hoa mắt chóng mặt mà bác sĩ kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị triệu chứng có thể được dùng, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen… giúp cắt nhanh các cơn đau đầu, từ nhẹ đến dữ dội.
  • Thuốc kháng histamin như dimenhydrinate, meclizine… giúp làm giảm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn… nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng thường kèm theo tác dụng phụ là buồn ngủ.
  • Thuốc chống buồn nôn như meclizine, metoclopramide… giúp ức chế cảm giác buồn nôn và giảm kích thích tiền đình ở tai đến trung tâm gây nôn ở não bộ. Chúng có một số tác dụng phụ như an thần, phì đại tuyến tiền liệt, cử động không tự chủ, tăng nhãn áp…
  • Thuốc điều trị đặc hiệu: Với chứng đau nửa đầu cần sử dụng thuốc sumatriptan và rizatriptan… để ngăn chặn các đường dẫn truyền của cơn đau trong não.
Bất cứ loại thuốc tây nào cũng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, do đó bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể cải thiện các triệu chứng bằng các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có sẵn trên thị trường như Dưỡng Não Thái Minh. Nó giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn do thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình. Sản phẩm gồm các thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính như Thạch tùng, Bạch quả, Đinh lăng, Enzyme Nattokinase với tác dụng:

  • 100% khách hàng cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt và mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.
  • 90,2% khách hàng giảm triệu chứng đau nhức đầu và đau nửa đầu.

4.5. Phẫu thuật

Trong những trường hợp triệu chứng kéo dài liên tục và tìm ra được nguyên nhân nhưng không thể cải thiện bằng các phương pháp thông thường như dùng thuốc, bài tập… Bạn có thể cần phẫu thuật để khôi phục khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.

Ví dụ như rất hiếm ca chóng mặt tư thế kịch phát cần phẫu thuật cắt bỏ cơ quan cảm giác trong tai như dây thần kinh tiền đình, mê cung… Tuy nhiên, phương pháp này khiến bạn mất đi thính lực một bên tai phẫu thuật nên cần xem xét kỹ trước khi thực hiện.

5. Cách phòng ngừa đau đầu chóng mặt buồn nôn

5. Cách phòng ngừa đau đầu chóng mặt buồn nôn 1

Những cơn đau đầu, chóng mặt rất dễ tái phát nếu không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó việc phòng ngừa các triệu chứng này là điều quan trọng.

Một số phương pháp ngăn ngừa chúng được bác sĩ khuyên thực hiện như sau:

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, xoay đầu nhanh làm xuất hiện chóng mặt.
  • Giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực, tránh nóng giận.
  • Với những người lớn tuổi, khi di chuyển nên có vật để bám víu, giảm tối đa nguy cơ ngã gây gãy xương.
  • Không để xảy ra chấn thương phần đầu: Bảo vệ phần đầu khi lái xe, cẩn thận khi di chuyển trên địa hình nguy hiểm.
  • Hạn chế thuốc lá và tiếp xúc với thuốc lá.
  • Ngủ thiếu giấc có thể góp phần gây các cơn chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy, bạn đảm bảo ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, không thức quá khuya.
  • Xây dựng chế độ ăn uống chứa nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất, thịt bò, hải sản… giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể. Đồng thời, đẩy lùi chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và có giấc ngủ ngon hơn.
  • Tránh uống nhiều các chất kích thích như cà phê, bia rượu…
  • Luyện tập thể thao hằng ngày, điều độ, ít nhất 30 phút/ngày để tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là kiểm tra hệ thống tiền đình, sức khỏe não bộ để phát hiện sớm những bất thường và có biện pháp ngăn ngừa triệu chứng xuất hiện.

Trên đây là một vài cách phổ biến cải thiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn chóng mặt có thể giúp ích được cho bạn. Điều cần thiết là khi thấy các dấu hiệu này, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/nauseous-and-dizzy
  • https://www.livehealthily.com/self-care/dizziness-and-nausea

 

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...