Rối loạn tiền đình ở người già là tình trạng phổ biến và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não hay đột quỵ. Vậy, tại sao người già lại hay mắc rối loạn tiền đình? Bệnh có nguy hiểm với người cao tuổi không và làm sao để điều trị hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
Tại sao người già hay mắc rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Duy trì cân bằng tiền đình là một quá trình phức tạp, liên quan trực tiếp đến việc não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin ở tai trong. Đồng thời, tiền đình cũng liên quan đến cơ quan cảm thụ, kết hợp thị lực cùng cơ xương để phối hợp nhịp nhàng động tác giữa mắt, các chi và toàn bộ cơ thể.
Người già hay mắc rối loạn tiền đình là bởi vì theo thời gian, tiền đình sẽ thoái hóa dần. Tuổi tác càng cao thì chức năng của hệ thống tiền đình hay các tế bào thần kinh trong cơ quan tiền đình ngày càng suy giảm. Bên cạnh đó, thị lực kém đi làm giảm phản xạ tiền đình, khiến cơ thể bị mất thăng bằng.
Ngoài ra, lượng máu lưu thông lên não ở người lớn tuổi suy giảm nghiêm trọng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho họ bị rối loạn tiền đình.
Bệnh đãng trí ở người già – Dưỡng não thái minh
Triệu chứng rối loạn tiền đình ở người già
Triệu chứng rối loạn tiền đình ở cao tuổi thường rất đặc trưng. Còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh ở mỗi người mà các biểu hiện có thể ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
Chóng mặt
Đây là một trong những triệu chứng điển hình của người bị rối loạn tiền đình, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tình trạng này thường xảy ra đột ngột và biến mất trong thời gian ngắn với những biểu hiện điển hình như choáng váng, cơ thể mất thăng bằng, bước đi không vững, và dễ bị té ngã.
Tê bì chân tay
Rối loạn tiền đình cản trở lượng máu lưu thông đến các chi, làm cho người bệnh bị tê bì chân tay và căng cứng cơ, khớp. Vì vậy, người cao tuổi phải chú ý xoa bóp thường xuyên để cải thiện tình trạng này.
Ù tai
Người già khi bị rối loạn tiền đình không chỉ cảm thấy chóng mặt hay tê bì chân tay mà còn có cảm giác ù tai, trong tai luôn xuất hiện tiếng ồn. Ngoài ra, còn có thể bị đau nhức tai, khó nghe, không nghe rõ, suy giảm thính lực và nhạy cảm với tiếng ồn.
Suy giảm trí nhớ và khó tập trung
Rối loạn tiền đình ở người già cũng là khi các chức năng của não bị ảnh hưởng khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, nói trước quên sau và trở nên kém tập trung hơn.
Tim đập nhanh, hơi thở dồn dập
Tinh thần hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực hay hơi thở ngắn là dấu hiệu thường thấy khi người già bị rối loạn tiền đình. Họ sẽ cảm thấy cơ thể bị dồn ép và thở gấp gáp hơn, kèm theo cảm giác mệt mỏi. Và nếu tình trạng này kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh tiền đình ở người già
Bệnh tiền đình ở người già thường xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý tại tim mạch hoặc não bộ
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình ở người lớn tuổi bao gồm:
Thiếu máu não: Khi lượng máu cung cấp lên não bị thiếu hụt hoặc tắc nghẽn, chức năng của vùng não thiếu oxy sẽ suy giảm, tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn tiền đình và làm xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thông tin bệnh thiếu máu não
Rối loạn lipid máu: Là tình trạng nồng độ lipoprotein, cholesterol, và triglyceride tăng hoặc giảm bất thường do mắc các bệnh lý máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,…Đây là một trong những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cung cấp máu lên não.
Mắc các bệnh về thần kinh: Một số trường hợp khác gây rối loạn tiền đình ở người già là do bệnh nhận mắc bệnh tiền sử như viêm dây thần kinh, u thần kinh,…
Mắc các bệnh huyết áp: Nguyên nhân khiến cho người già bị rối loạn tiền đình có thể là do các bệnh về huyết áp phổ biến như huyết áp cao, huyết áp thấp, tăng mỡ máu,…Các bệnh lý này cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy lên não, gây ra tình trạng tê bì chân tay ở người lớn tuổi.
Tổn thương cơ xương: Tuổi tác khiến cho hệ xương khớp của người già mắc các bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay đau thần kinh tọa,.. Từ đó khiến dây thần kinh nối với vùng tiền đình bị chèn ép, làm cho người cao tuổi bị đau đầu, đau mỏi vai gáy, tê nhức tay chân, không giữ được thăng bằng cơ thể.
Một số yếu tố nguy cơ khác: Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, thay đổi thời tiết đột ngột, tâm lý không ổn định hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh suy giảm trí nhớ – Nguyên nhân và dấu hiệu cần biết
Rối loạn tiền đình ở người già có nguy hiểm không?
Tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng vài ngày rồi nhanh chóng chấm dứt. Tuy nhiên, khi không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Dễ bị chấn thương và tẽ ngã
Các chấn thương do té ngã có thể gây nhiều biến chứng nặng nề và cướp đi mạng sống của người già
Các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng khiến người già dễ bị mất thăng bằng cơ thể và dễ bị té ngã khi thay đổi tư thế. Từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như chấn thương sọ não, chấn thương chân tay, nguy hiểm hơn là tai nạn giao thông nếu đang di chuyển trên đường.
Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não
Rối loạn tiền đình ở người già nói riêng và ở tất cả các người bệnh nói chung là con đường ngắn nhất dẫn đến đột quỵ. Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, quá trình chuyển hóa và trao đổi chất bên trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi người cao tuổi bị mắc triệu chứng rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, lượng máu và oxy lên não suy giảm nghiêm trọng cũng chính là nguyên nhân tăng nguy cơ tai biến mạch máu não hay đột quỵ ở người già.
Gây rối loạn tâm lý và trầm cảm
Một số người cao tuổi bị rối loạn tiền đình thường hay chán nản, mất tự chủ, hoảng loạn, suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến trầm cảm. Nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng trên là do khi bị rối loạn tiền đình, họ luôn cảm thấy ù tai, đầu óc quay cuồng, cơ thể mệt mỏi và thiếu sức sống.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Người già nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình?
Sử dụng thuốc Tây y chữa rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất?
Một số nhóm thuốc mà bác sĩ thường kê để điều trị rối loạn tiền đình ở người già bao gồm:
Thuốc kháng histamine: Một số loại thuốc như Tanganil, Scopolamin hay Promethazin và cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn ở người bị rối loạn tiền đình.
Thuốc thần kinh: có thành phần Methylprednisolon, Ginkgo, Tanganil, Vipocetin, Apharmarin … Các loại thuốc thuộc nhóm này có khả năng giảm căng thẳng, an thần, xoa dịu thần kinh, hỗ trợ chống suy giảm chức năng tiền đình.
Thuốc hoạt huyết: Điển hình là Betahistin, Beataserc, Almitrin, Duxil…. Khi sử dụng thuốc này. các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng … sẽ được cải thiện rõ rệt.
Thuốc an thần: Ví dụ như Diazepam, Lorepam… có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu cho người bị rối loạn tiền đình.
Thuốc ức chế kênh canxi và chọn lọc máu: Flunarizin, Cinnarixin,
Mặc dù, việc sử dụng các loại thuốc Tây y có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng và tức thời nhưng chúng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể người cao tuổi như: rối loạn hệ tiêu hóa, rối loạn vận động, hại thân, hay không tốt cho gan và gây dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị dị ứng, phát ban, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng.
Nhiều trường hợp người già còn mắc các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, bệnh suy thận, đái tháo đường… Khi sử dụng thuốc Tây y cải thiện rối loạn tiền đình rất dễ gây ra các tương tác thuốc có hại với sức khỏe.
Vì vậy, khi dùng thuốc Tây y để trị rối loạn tiền đình, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn sử dụng và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, lạm dụng để tránh những hệ lụy sau này.
Các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình
Để cải thiện rối loạn tiền đình ở người già thì các bài trị rối loạn tiền đình luôn được các chuyên gia khuyến cáo bởi khả năng phục hồi và giữ thăng bằng, cải thiện các triệu đau đầu, chóng mặt. Một trong số bài tập có thể kể tới như:
Bài tập dậm chân tại chỗ: Đây là bài tập đơn giản và rất dễ thực hiện giúp người cao tuổi phục hồi khả năng giữ thăng bằng thông qua chuyển động của cơ thể. Với mỗi lần thực hiện, người bệnh chỉ cần dậm chân tại chỗ liên tục 3 phút và để thấy được hiệu quả thì nên thường xuyên luyện tập.
Bài tập nằm nghiêng: Khi thực hiện bài tập nằm nghiêng, người bệnh cần giữ tư thế ngồi thẳng, mặt quay sang góc 45 độ và từ từ nằm xuống. Tác dụng của bài tập này đó là hỗ trợ cơ thể bạn thích ứng dần với các tín hiệu gây nhầm lẫn tạo ra cơn chóng mặt.
Bài tập luyện mắt: có tác dụng nâng cao tầm nhìn và khả năng nhìn tập trung vào một điểm cố định khi đầu di chuyển.
Bài tập vẩy tay: Để vận dụng bài tập này, người cao tuổi cần đứng thẳng người, dang rộng hai chân bằng vai và đưa hai tay vung hết sức về phía sau. Nếu kiên trì thực hiện người bệnh giữ thăng bằng tốt hơn rất nhiều.
Mẹo chữa rối loạn tiền đình ở người cao tuổi theo dân gian
Ngâm chân bằng nước ấm
Ngâm chân bằng nước ấm 40- 45 độ C trong khoảng 30 phút mỗi ngày là một phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Nước ấm giúp người cao tuổi thư thái đầu óc, giảm bớt stress, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình và hỗ trợ các chức năng não bộ hoạt động hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một thau nước ấm với nhiệt độ 40-45 độ C. Có thể kết hợp cùng một số loại thảo dược như trà xanh, sả, gừng, vỏ quế hoặc bạc hà cùng một chút muối biển.
Ngâm chân vào nước khoảng 20-25 phút và massage nhẹ nhàng đôi chân để cơ thể hấp thụ được dưỡng chất.
Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để có được hiệu quả trị bệnh.
Sử dụng gừng tươi
Khi sử dụng trà gừng hoặc pha nước gừng tươi uống hàng ngày, các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn ói của người bệnh rối loạn tiền đình sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện tình trạng khó chịu do rối loạn tiền đình ở người già gây nên.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 100 gram gừng tươi và 300ml nước sôi.
Gọt sạch vỏ gừng và xay nhuyễn, sau đó pha cùng với nước sôi.
Hoặc thái gừng thành những lát mỏng và cho vào trà nóng.
☛ Tham khảo đầy đủ: Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng
Sử dụng đinh lăng
Cây đinh lăng có khả năng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết và dưỡng não, tăng cường chức năng của hệ thần kinh. Người bệnh có thể pha trà đinh lăng theo các bước sau:
Rửa sạch một ít lá đinh lăng tươi và cho vào bình.
Hãm đinh lăng trong khoảng 10 phút thành trà và uống thường xuyên trong ngày.
Kiên trì uống thường xuyên để thấy được hiệu quả.
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng rễ đinh lăng để sắc nước hoặc ngâm rượu, dùng lá đinh lăng để nấu canh hầm sườn non,…
Sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh
Dưỡng Não Thái Minh là thực phẩm chức năng được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng để cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất bởi Công ty Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế.
Sản phẩm mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, làm chậm quá trình thoái hóa não và làm sạch cục máu đông. Nhờ vào bảng thần phần lành tính và kết hợp hài hòa giữa bài thuốc Đông Y và Tây Y gồm: Cao Đinh lăng, Cao Thạch Tùng, Cao Bạch quả, Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12,.. mà sản phẩm có tác dụng tốt trong việc tăng cường lưu thông máu não, hỗ trợ hoạt huyết, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não,…
Dưỡng Não Thái Minh là giải pháp hữu hiệu, an toàn và lành tính không chỉ cho người cao tuổi bị rối loạn tiền đình mà còn phù hợp với phụ nữ, người làm việc trí óc cường độ cao, người bị thiểu năng tuần hoàn não, người bị tê bì chân tay, người có nguy cơ bị đột quỵ do tắc mạch.
☛ Tham khảo thêm: Chuyên gia, người dùng đánh giá Dưỡng Não Thái Minh ra sao?
Lưu ý chế độ ăn uống – sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh rối loạn tiền đình, đặc biệt là người cao tuổi. Vì vậy, người bệnh ghi nhớ một số lưu ý như sau:
Về chế độ ăn uống:
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất như A, B6, C, D, E, folate, sắt, canxi… trong các loại thịt gà không da, cá, trứng, sữa,…
Tích cực ăn nhiều rau xanh, củ quả như cà rốt, cải bó xôi, súp lơ, khoai lang, khoai tây,…và các loại hạt, đậu.
Tăng cường ăn các loại trái cây tươi như táo, nho, táo, xoài, cam, quýt, dâu tây, kiwi, dứa…
Chuyển sang dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, oliu, gạo…và không dùng dầu mỡ gốc động vật.
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ giàu đạm, các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ…
Hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá và các đồ uống có cồn.
Về lối sống – sinh hoạt, bạn nên:
Kê cao gối khi ngủ sẽ có tác động tích cực cho quá trình tuần hoàn máu, giảm tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch và thiếu oxy lên não.
Ngâm chân hàng ngày trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể, khắc phục các triệu chứng rối loạn tiền đình, cho giấc ngủ sâu hơn.
Khi hoa mắt, chóng mặt, người già phải nằm nghỉ ngơi ngay lập tức, không cố gắng vận động vì sẽ tăng nguy cơ té ngã, đột quỵ, xuất huyết não.
Người lớn tuổi nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh, … cùng với các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4345220/
http://www.bjorl.org/en-vestibular-disorders-in-elderly-articulo-S1808869414001505
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tien-dinh-khong-chua-mot-ai-nhat-la-nguoi-gia-3914
Nhìn chung, các biến chứng bệnh rối loạn tiền đình ở người già tương đối nguy hiểm nếu không được can thiệp y tế kịp thời. Vì vậy, khi thấy người thân có những biểu hiện của rối loạn tiền đình, bạn cần đưa ngay họ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.
Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa