Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng và đặc biệt chuyên sâu các vấn đề về chăm sóc sức khỏe não bộ, thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình và sau tai biến.

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: duongnaothaiminh.com

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/duongnaothaiminh 
Zalo: https://zalo.me/1487406919786211079 

Bài viết của chuyên gia

10 Loại thuốc điều trị thiếu máu não tốt nhất được khuyên dùng

Thiếu máu não là tình trạng thường gặp, xuất hiện ở mọi đối tượng, nhất là chị em phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này thì thuốc sẽ là giải pháp bổ sung nhanh nhất. Vậy thuốc điều trị thiếu máu não tốt nhất nào hiện nay nên sử dụng? Thuốc trị thiếu máu não theo Tây y Biloba Olympian Labs Theo tây y, thiếu máu não uống thuốc gì tốt nhất? Câu trả lời là Biloba Olympian Labs. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt và đau nhức ở cổ, vai, gáy. Thuốc Biloba Olympian Labs cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt Tuy nhiên, sản phẩm này không thích hợp với những người dưới 18 tuổi. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, nóng trong. Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn uống 1 viên và dùng sau khi ăn no. Ginkgo Biloba Puritan’s Pride 120mg Ginkgo Biloba Puritan’s Pride được chiết xuất từ cây bạch quả, đây là dòng thảo dược có khả năng tăng cường sức khỏe cho não bộ, hỗ trợ lưu thông máu và đẩy lùi các di chứng sau tai biến. Đồng thời, nâng cao khả năng tập trung, cải thiện suy giảm trí nhớ ở người già. Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn uống 1 viên và dùng sau bữa ăn. >7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất Thuốc Otiv bổ não Otiv được xem là thuốc thiếu máu não tốt nhất và bán chạy nhất. Sản phẩm có tác dụng tăng cường chức năng cho não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn giúp giảm sự mệt mỏi, căng thẳng. Bổ não Otiv – thuốc điều trị thiếu máu não tốt nhất hiện nay Cách sử dụng: Bạn sử dụng 1 viên/ ngày, dùng cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên. Thuốc Focus Factor Thuốc Focus Factor là sự kết hợp của các loại khoáng chất, vitamin và axit omega 3. Sản phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ về các bệnh liên quan não bộ và nâng cao khả năng ghi nhớ, tập trung. Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 8 viên, chia làm 2 lần. Đặc biệt, chỉ sử dụng khi đã ăn no. Dưỡng não Thái Minh Dưỡng não Thái Minh là sự kết hợp hoàn hảo của cao bạch quả, cao đinh lăng, enzym nattokinase và cao thạch sùng đáp ứng đủ 3 cơ chế: hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, làm sạch cục máu đông và ổn định tiền đình cho người thiếu máu não. Dưỡng não Thái Minh – thực phẩm chức năng hỗ trợ thiếu máu não Sản phẩm rất phù hợp với những người bị rối loạn tiền đình, bị thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, người sau tai biến mạch máu não có nguy cơ bị đột quỵ… >Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não Ginkgo Biloba Trunature Thuốc Ginkgo Biloba đến từ thương hiệu Trunature, được chiết xuất 100% thành phần tự nhiên từ lá bạch quả kết hợp với sáp ong, dầu đậu tương… Có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, rối loạn thần kinh cảm giác. Neuro Optimizer Jarrow Viên uống Neuro Optimizer Jarrow có thành phần alpha lipoic acid, cortri-ps… hỗ trợ đẩy lùi quá trình oxy hóa và ngăn ngừa nguy cơ về các bệnh lý não bộ. Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn uống 4 viên, chia làm 2 lần sau khi ăn no. Ginkgo Biloba 60mg Nature’s Bounty Ginkgo Biloba 60mg Nature’s Bounty là một trong những loại thuốc bổ não đến từ Mỹ rất nổi tiếng. Sản phẩm giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt do thiếu máu. Khi sử dụng thuốc có thể gặp các vấn đề táo báo và nóng trong. Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên và sử dụng sau ăn để đạt hiệu quả. >9 món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà Thuốc Ginkgo SK não DV Loại thuốc này được kết hợp từ cao bạch quả, cao đinh lăng, magnesi oxide… Thuốc có tác dụng tăng cường máu trực tiếp lên khu vực thần kinh trung ương, giúp oxy được đẩy lên não một cách nhanh chóng. Thuốc Ginkgo SK não DV – sự lựa chọn tuyệt vời cho người thiếu máu Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên và sử dụng trước lúc ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Thuốc hoạt huyết Traphaco Hoạt huyết dưỡng não Traphaco với nguyên liệu 100% nguồn dược liệu tự nhiên mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Hoạt huyết dưỡng não làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, giúp phục hồi các chức năng của não bộ. Đồng thời cải thiện trí nhớ, giảm các triệu chứng đau đầu, rối loạn tiền đình. Orilope 800mg Thuốc Orilope 800mg là loại thuốc đa chức năng, được bào chế dưới dạng dung dịch màu vàng nâu. Sản phẩm dùng trong điều trị thiếu máu não do tổn thương não, rối loạn ngoại biên… Thuốc điều trị theo Đông y Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y thì các bài thuốc trị thiếu máu não rối loạn tiền đình bằng Đông y với các nguyên liệu tự nhiên cũng được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả khá bất ngờ. Thảo quyết minh Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: thảo quyết minh, xuyên khung, sơn tra, và đan sâm. Bài thuốc thảo quyết minh Cách thực hiện như sau: Bước 1: Bạn sử dụng khoảng 20gr thảo quyết minh, xuyên khung, sơn tra, đan sâm rồi đem tất cả đi thái vụn. Bước 2: Lấy hỗn hợp vừa nãy sao vàng lên rồi đem pha với nước sôi trong khoảng 20 phút cho dưỡng chất được tiết hết ra là có thể dùng. Bài thuốc này, bạn có thể sử dụng uống thay trà. Lưu ý không sử dụng được cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai. Tam thất Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị 100gr đan sam, 20gr tam thất. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Bạn lấy nguyên liệu trên đem sao thơm rồi nghiền thành bột mịn rồi đựng trong hộp. Bước 2: Mỗi ngày bạn lấy 5gr bột đó pha chung với nước để uống. Chú ý: Không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt. >9+nguyên nhân gây thiếu máu não không nên chủ quan Sắn dây tươi Nguyên liệu chuẩn bị: 18gr bột sắn dây, 9gr câu đằng. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Bạn lấy nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó đem thái vụn và trộn đều lại với nhau, rồi cho vào hộp dùng dần. Bước 2: Mỗi ngày bạn lấy khoảng 20gr hỗn hợp đó cho vào túi vải rồi pha chung với nước ấm để các hoạt chất có lợi được tiết hết ra. Sử dụng sắn dây tươi điều trị thiếu máu não Bài thuốc này được coi là thuốc trị thiếu máu não tốt nhất cho người bị thiểu năng tuần hoàn máu não với các triệu chứng tăng huyết áp, ù tai, đau đầu. Chú ý: Không nên sử dụng với những người đi lỏng do tỳ vị hư yếu. Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn 10 loại thuốc điều trị thiếu máu não tốt nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để kịp thời cung cấp các dưỡng chất bảo vệ não bộ nhé! Xem thêm: - Thiếu oxy lên não là do đâu? Các cách tăng oxy lên não bộ - Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa - Các bệnh về não thường gặp nhất định bạn phải biết!

Cách bổ sung sắt cho bà bầu chuẩn xác - hiệu quả nhất

Sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, thiếu sắt có thế khiến cho chúng ta trở nên mệt mỏi và uể oải. Đặc biệt là đối với phụ nữ có thai, không cung cấp đủ sắt mỗi ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến cho các bạn cách bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả theo hướng dẫn của chuyên gia. Vai trò của sắt với sức khỏe mẹ bầu Khi mang thai, phụ nữ cần lượng máu lớn hơn bình thường để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Thiếu máu vì thiếu sắt sẽ khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ do bị thiếu hụt oxy từ máu vận chuyển lên não và các cơ quan khác. Ngoài ra, còn suy giảm sức đề kháng, dễ gặp phải các bệnh như nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến thai nhi. Sắt rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi Bên cạnh đó, việc bổ sung sắt cho bà bầu cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi. Sự thiếu hụt sắt trong thai kỳ có thể gây ra các vấn đề về phát triển não bộ, bao gồm nguy cơ tăng cường xuất hiện các vấn đề về học hành và phát triển tâm thần sau này. Đặc biệt, sắt rất cần thiết trong việc phát triển cơ bắp và mô tế bào, bao gồm cả cơ tim và sự linh hoạt của cơ tử cung. Sự thiếu hụt sắt có thể tăng nguy cơ sẩy thai hoặc thai non. Sắt giúp cải thiện chất lượng dây rốn, nơi cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi.  Không chỉ thiếu sắt mà thừa sắt cũng rất nguy hiểm, bởi nó có thể dẫn đến các triệu chứng như táo bón, đau bụng, buồn nôn,…Thừa lượng sắt tự do dẫn đến tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu, gây cản trở quá trình cung cấp máu cho thai nhi, dẫn đến biến chứng sinh non và trẻ nhẹ cân sau sinh. > Top 10 loại trái cây giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách Nhằm mục đích bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách và hiệu quả nhất, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc và quy định dưới đây. Cụ thể: Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày? Trước khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung lượng sắt tối thiểu là 15mg/ngày. Trong giai đoạn mang thai, vì lúc này em bé đang ngày một phát triển nên cơ thể mẹ cần bổ sung gấp đôi lượng sắt bình thường, vào khoảng 30mg/ngày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời điểm phát hiện có thai lần đầu tiên thì nên duy trì sử dụng 1 viên bổ sung sắt cho bà bầu/ngày, liên tiếp đến khi sau sinh một tháng. Kèm theo đó là 60mg sắt liều bổ sung với 400mcg acid folic mỗi ngày. Đặc biệt nên dùng thêm các sản phẩm chức năng có tăng cường acid folic và sắt theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30mg sắt một ngày Vậy nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy? Theo lời khuyên từ các chuyên gia, việc bổ sung sắt nên kéo dài suốt thai kỳ đến khi sau sinh 1 tháng, thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt chính là trước khi dự định mang thai từ 1 đến 3 tháng. > Tại sao bà bầu bị mất ngủ? Các biện pháp khắc phục an toàn? #7 Loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu Vậy ăn gì bổ sung sắt cho bà bầu? Dưới đây là các nhóm thực phẩm cung cấp sắt tốt nhất. Thịt đỏ: như thịt bò, lợn, cừu, là nguồn sắt heme, loại sắt có thể hấp thụ dễ dàng hơn, thường có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.  Cá biển và hải sản: Cá hồi, cá ngừ và các loại hải sản khác là nguồn sắt và axit béo omega-3 có lợi cho thai kỳ. Trứng: Trứng cũng chứa sắt và nên được cho vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu. Rau xanh lá: Một số loại rau xanh đậm như cải bó xôi, rau cải, rau mồng tơi là nguồn thực vật giàu chất sắt non-heme.  Hạt và hạt điều: Các loại hạt như hạt lanh, hạt bí đỏ, hạt óc chó và hạt điều chứa sắt và cung cấp nhiều dưỡng chất khác. Ngũ cốc: Nhiều loại ngũ cốc đã được bổ sung sắt, và chúng có thể là một phần tốt cho chế độ ăn uống hàng ngày giúp bổ sung sắt cho bà bầu. Quả lựu: Quả lựu và nước lựu tươi tốt cho việc bổ sung sắt thực vật vào chế độ ăn uống. Mẹ bầu chú ý bổ sung sắt qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày Đặc biệt, hãy bổ sung thêm các thức ăn chứa vitamin C vì chúng có thể giúp tối ưu hóa lợi ích từ sắt trong chế độ ăn uống của bạn. > Góc giải đáp: Bà bầu đau đầu có được dán cao không? #4 Lưu ý khi dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu  Có 2 dạng thuốc bổ sung sắt dành cho mẹ bầu đó là: sắt hữu cơ (sắt gluconat và sắt fumarat) và sắt vô cơ (sắt sulfat). Trong đó, sắt hữu cơ dễ hấp thụ hơn và còn ít gây táo bón. Hiện nay trên thị trường có 2 dạng bào chế của sắt đó là viên sắt hoặc sắt nước. Sắt nước ít gây nóng, ít gây táo bón, dễ hấp thu nhưng lại dễ gây buồn nôn nên khá khó uống. Còn viên sắt ít gây buồn nôn nên dễ uống hơn, tuy nhiên lại dễ gây nóng và khả năng hấp thu kém so với sắt nước. Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua dạng thực phẩm chức năng, viên uống Khi mẹ bầu cần dùng thuốc chứa sắt, có một số lưu ý quan trọng cần tuân theo: Không sử dụng đồng thời thuốc sắt với sữa, thuốc bổ sung canxi hoặc thực phẩm nhiều canxi vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Chỉ nên uống thuốc bổ sung sắt cho bà bầu khi đói cùng nước lọc, không nên uống với nước chứa nhiều vitamin C như cam, chanh,… Thuốc chứa sắt nên được dùng sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ để giảm nguy cơ gây mệt mỏi hoặc tác động đến tiêu hóa.  Thuốc chứa sắt có thể gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu bạn gặp tình trạng này, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp.  Tóm lại, việc bổ sung sắt cho bà bầu là rất cần thiết, tuy nhiên cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Dùng đúng loại và đúng liều lượng sẽ tránh được việc thiếu hoặc thừa sắt gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. > Đau đầu thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục Xem thêm: - Top 7 thuốc bổ sung sắt cho người lớn dưới 500k

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc| Nguyên nhân & điều trị

Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có những đặc điểm khá giống với tình trạng thiếu máu thông thường, biểu hiện không rõ rệt nên dễ khiến người bệnh chủ quan, từ đó dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thế nào là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là gì? Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là tình trạng thiếu máu mà ở đó các tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường, kèm theo việc giảm huyết sắc tố (nhược sắc). Khi xảy ra thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, đặc trưng dễ nhận biết nhất là chỉ số MCV thấp hơn mức 83 μm3. Chứng bệnh này sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu và dẫn tới tình trạng thiếu oxy ở các mô trong cơ thể. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là gì? > Đau đầu do thiếu máu não: Giải pháp điều trị mới nhất hiện nay #7 Dấu hiệu khi bị thiếu máu hồng cầu Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc giai đoạn đầu thường chưa có các triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên đến đến giai đoạn phát triển và nặng hơn, bạn có thể nhận biết rõ thông qua các dấu hiệu sau: Cảm thấy khó thở, nhịp tim tăng lên nhanh chóng. Tâm trạng thay đổi, cáu gắt vô lý. Thường xuyên chóng mặt, da xanh nhợt nhạt. Luôn trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí còn cảm thấy cơ thể không đủ sức. Niêm mạc mắt trở nên nhợt nhạt hơn. Móng tay, móng chân mất đi sắc tố hồng hào. Móng tay lõm hình thìa và dễ bị gãy. Lưu ý nếu trong 2 tuần từ khi các dấu hiệu này xuất hiện và không tự khỏi, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán. Nhịp tim nhanh bất thường là dấu hiệu sức khỏe đang gặp vấn đề > Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não #5 Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Tiêu biểu có thể kể đến như: Thiếu sắt Sắt là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt có thể xảy ra do khả năng hấp thụ sắt kém khi tiêu hóa, thiếu sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc mất máu do chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, loét đường tiêu hoá,… Đặc biệt, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khi mang thai rất dễ gặp phải. Bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có thể do thiếu sắt Bệnh mãn tính Nguyên nhân thiếu máu đến từ các bệnh mãn tính như ung thư, thận, bệnh truyền nhiễm, bệnh về thận, lao, HIV/AIDS, viêm khớp, đái tháo đường,…có thể là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. > Chế độ ăn cho người thiếu máu não – Ăn gì và Kiêng gì? Bệnh Thalassemia Thalassemia là một loạt các rối loạn di truyền liên quan đến khả năng sản xuất hồng cầu chất lượng. Người mắc bệnh Thalassemia có thể sản xuất hồng cầu bất thường hoặc không đủ lượng hồng cầu cần thiết. Đặc biệt, Thalassemia sẽ gây nên những tác động không hề nhỏ đến quá trình sản xuất các huyết sắc tố ở bên trong cơ thể. Thiếu máu nguyên hồng cầu  Thiếu máu nguyên hồng cầu có thể do di truyền bẩm sinh hoặc bị đột biến gen. Thường xuất hiện với những bệnh nhân bị tuỷ xương do quá trình sản xuất ra những hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này thường liên quan đến việc sản xuất hồng cầu không đủ hoặc hồng cầu bị hủy phá nhanh hơn bình thường. Thiếu máu nguyên hồng cầu do đột biến gen hoặc di truyền Nhiễm độc chì Tiếp xúc nhiều với chì, sơn, xăng hoặc các hoá chất khác qua các nguồn khác nhau, có thể gây nhiễm độc chì. Nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu và gây ra thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Đặc biệt tình trạng này thường phổ biến với đối tượng trẻ em. > Củ dền có bổ máu không? Cách sử dụng hiệu quả #4 Phương pháp chẩn đoán bệnh Để chẩn đoán được bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, đầu tiên bạn phải thực hiện xét nghiệm các công thức máu toàn phần (CBC). Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh có thể thực hiện là: Chụp CT scan vùng bụng. Siêu âm bụng. Nội soi dạ dày, thực quản, ruột non hoặc đường tiêu hoá. Với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và đau vùng chậu, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm xem có phải u xơ tử cung không hay do bệnh nào khác. Xét nghiệm là cách tốt nhất để phát hiện thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc > 9 món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà #6 Cách điều trị thiếu máu Việc điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. Bác sĩ sau khi thực hiện các xét nghiệm có thể đưa ra hướng dẫn điều trị sau: Truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng. Bổ sung hormone để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng. Phẫu thuật điều trị loét dạ dày, khối u trong ruột. Dùng thuốc kích thích tạo tế bào hồng cầu. Sử dụng kháng sinh để chữa các bệnh nhiễm trùng mãn tính. Thực hiện liệu pháp chelation giảm mức độ chì trong cơ thể, đặc biệt với thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc trẻ em. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung sắt qua các hình thức như viên nén, truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống. Sử dụng sắt để truyền qua tĩnh mạch chỉ nên áp dụng với các trường hợp sau đây: Không còn hấp thụ sắt dưới dạng viên uống, tiêu biểu là người từng cắt bỏ phần ruột hoặc dạ dày. Thiếu máu thiếu sắt nặng đến rất nặng. Thiếu máu khi đang mắc các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh mãn tính. Hãy thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu cảnh báo Thực phẩm chứa nhiều sắt có thể kể đến như thịt đỏ, hải sản, trứng và các loại rau xanh. Ngoài ra, nên bổ sung vào thực đơn các loại nước ép trái cây với hàm lượng vitamin C để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất. Phụ nữ khi sử dụng các loại viên uống bổ sung sắt cần lắng nghe ý kiến chỉ định của bác sĩ sao cho phù hợp. Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Từ đó, hãy chú ý điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống, tích cực theo dõi sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm cho cơ thể để điều trị dứt điểm nhé! > Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì? > Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa

12+ Cách chữa đau đầu ngay lập tức không để lại triệu chứng

Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu không xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm, có thể điều trị bằng các phương pháp tự nhiên, đơn giản mà vẫn rất hiệu quả. Cùng tham khảo các cách chữa đau đầu ngay lập tức qua bài viết dưới đây. 12+ Cách chữa đau đầu ngay lập tức Các cơn đau đầu có thể xuất hiện với mức độ khác nhau, từ nhẹ nhàng âm ỉ đến đau nhức dữ dội. Thời gian có thể kéo dài chỉ vài phút đến cả ngày, hoặc thậm chí là vài ngày. Vị trí đau là một bên đầu hoặc cả hai bên, đau cục bộ hoặc lan tỏa khắp đầu, thậm chí lan xuống cả cổ. Việc dùng thuốc nhiều hoặc không đúng có thể khiến cho cơ thể nhờn thuốc và thuốc không còn phát huy tác dụng. Do đó bạn đọc có thể áp dụng các cách chữa đau đầu bằng mẹo dân gian dưới đây. Chườm lạnh Đây là cách chữa đau đầu ngay lập tức bằng việc sử dụng tác động của nhiệt độ lên cơ thể. Bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh y tế để chườm lên trán hoặc sau cổ để giúp co mạch máu, giảm lưu thông máu đến các dây thần kinh liên quan để giảm cảm giác đau nhức đầu. Theo thử nghiệm cho thấy, có tới 44% những người bị đau đầu đã dùng cách này và cảm thấy hiệu quả. Ngoài ra, cách làm này cũng giúp giảm sưng viêm cục bộ, các dây thần kinh nhận biết độ lạnh rõ ràng nên sẽ bớt đau hơn. Chườm lạnh là phương pháp hiệu quả để giảm đau đầu >> Đau đầu thì dán cao ở đâu giúp giảm nhanh hiệu quả Chườm nóng Ngược lại với chườm lạnh, chườm nóng cũng là cách giảm đau đầu ngay lập tức hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp đau đầu do căng cơ cổ hoặc căng thẳng. Nhiệt độ của nước nóng sẽ khiến các mao mạch và động mạch được giãn nở, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm kích thích thần kinh dẫn tới giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp đau đầu do viêm nhiễm như cảm lạnh hoặc viêm xoang, chườm nóng có thể không phải lựa chọn tốt. Thay vào đó nên sử dụng phương pháp chườm lạnh như đã nêu ở trên. Loại bỏ vật gây áp lực trên đầu Một trong những cách chữa đau đầu ngay lập tức mà bạn cần lưu ý đó chính là loại bỏ luôn những vật gây áp lực lên đầu của mình. Ví dụ như đội mũ chật, buộc tóc quá chặt hay đeo băng đô, dùng kính bơi quá lâu,…cũng là những nguyên nhân gây ra đau đầu tức thời. Bạn chỉ cần giải phóng chúng ra khỏi khu vực đầu là cơn đau đầu có thể ngay lập tức được giải toả. Uống nhiều nước Cách chữa đau đầu ngay lập tức có thể đơn giản chỉ là uống nhiều nước. Theo các nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước giúp giảm thời gian kéo dài cũng như mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu. Đôi khi, không duy trì đủ lượng nước trong cơ thể có thể gây đau đầu, ảnh hưởng đến khả năng tập trung. Uống nhiều nước có thể giúp cải thiện tình trạng này. Một quy tắc thường được đề xuất là uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Uống nhiều nước khiến cơn đau đầu của bạn được dịu bớt Tắt các nguồn sáng Ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại hoặc máy tính có thể gây đau đầu. Tắt các nguồn sáng hoặc giảm độ sáng màn hình có thể giúp giảm đau đầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo vệ mắt bằng cách dùng các tấm chống loá hoặc kính chống ánh sáng xanh,… > Đau đầu ù tai là dấu hiệu của bệnh lý gì? Xoa bóp các huyệt  Xoa bóp nhẹ các điểm huyệt trên cổ, vai và đỉnh đầu có thể giúp giảm căng thẳng và là cách hết đau đầu ngay lập tức. Một số huyệt điểm thường được sử dụng bao gồm huyệt thái dương và huyệt thiên triều. Chúng giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu lên vùng đầu, hiệu quả chỉ sau vài phút thực hiện. Ngoài ra khi massage, bạn có thể kết hợp cùng các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu oliu, dầu hương thảo,… Massage trán, cổ, thái dương sẽ giúp tăng lưu thông máu > 10 cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà đơn giản và hiệu quả! Tránh tiếp xúc với hóa chất và mùi mạnh Trong rất nhiều trường hợp, việc hít phải các hóa chất và mùi mạnh có thể kích thích đầu và gây ra đau đầu. Tránh tiếp xúc với chúng có thể giúp giảm đau hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp bạn có dị ứng hoặc nhạy cảm với một số mùi. Những người bị đau nửa đầu kinh niên cũng thường mẫn cảm với các mùi này. Do đó, nếu bạn thường xảy ra tình trạng như trên, hãy ngừng việc dùng nước hoa hay tiếp xúc với khói thuốc và thực phẩm có mùi mạnh. Dùng thảo dược chữa nhức đầu Sử dụng thảo dược là một trong những cách chữa đau đầu ngay lập tức được nhiều người áp dụng. Một số thảo dược như cam thảo, gừng và lavender có thể giúp giảm đau đầu. Cam thảo có khả năng giảm viêm nhiễm, trong khi gừng và lavender có tác dụng thư giãn. Mỗi gia đình nên lưu trữ một ít trong nhà để dùng khi cần. Bổ sung một chút caffeine Caffeine có thể giúp giảm đau đầu bằng cách mở rộng mạch máu, tăng độ hưng phấn và tăng hiệu quả của một số loại thuốc chống đau. Hạn chế lượng caffeine sử dụng và không nên dùng quá nhiều để tránh gây tác dụng phụ. Chất này thường có trong cà phê, trà xanh và các sản phẩm khác có thành phần cà phê, trà xanh. Caffeine có tác dụng kích thích thần kinh trung ương Để cơ hàm nghỉ ngơi, không nhai Nếu bạn cảm thấy đau đầu liên quan đến cơ hàm hoặc nhai thức ăn quá nhiều, hãy thư giãn cơ hàm và tránh nhai thức ăn trong một thời gian ngắn. Đặc biệt, hiện tượng này dễ xảy ra khi bạn nhai kẹo cao su nhiều, cắn móng tay hoặc nghiến răng vào ban đêm. Chúng vô tình là nguyên nhân gây xuất hiện các cơn đau đầu. > Cách chữa bệnh đau đầu khi thay đổi thời tiết hiệu quả Thư giãn cơ thể Thư giãn cơ thể có thể là cách tốt để giảm đau đầu ngay lập tức, đặc biệt là trong trường hợp đau đầu do căng thẳng hoặc căng cơ cổ. Khi cơ thể căng thẳng, nó có thể gây áp lực lên các cơ cổ, vai và đầu, dẫn đến đau đầu.  Hãy tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái để nằm hoặc ngồi. Cố gắng loại bỏ nguồn căng thẳng và áp lực từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tập một số bài giãn cơ, yoga hay thiền để thả lỏng, giúp cơn đau đầu dịu đi. Thư giãn cơ thể là cách hữu hiệu để giảm đau đầu Sử dụng thuốc trị đau đầu  Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng vẫn không có tác dụng thì cách chữa đau đầu ngay lập tức lúc này chính là sử dụng thuốc đặc trị, giúp cơn đau thuyên giảm nhanh, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Các loại thuốc thường được sử dụng để trị đau đầu bao gồm thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc, hãy đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, nên ưu tiên thuốc dạng lỏng vì sẽ dễ thẩm thấu hơn thuốc dạng viên. Nếu đau bụng xảy ra cùng lúc với đau nửa đầu, nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng. > Top 10 loại trái cây giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu Khi nào đau đầu cần đi gặp bác sĩ? Khi tất cả các cách chữa đau đầu ngay lập tức trên đều không hiệu quả và còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ để lại biến chứng gây tử vong cao. Tốt nhất khi đau đầu, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám. Đặc biệt là trong các trường hợp dưới đây thì cần chủ động đi càng sớm càng tốt: Đau đầu thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh bị đau đầu đã trên 50 tuổi. Cơn đau diễn ra đột ngột và dữ dội. Đau đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, sốt, co giật,… Bị rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, lú lẫn. Đau đầu sau chấn thương, va đập mạnh. Uống thuốc nhưng không thuyên giảm. Đau đầu kèm theo các triệu chứng khác thì nên đi khám bác sĩ Tóm lại, các cách chữa đau đầu ngay lập tức có thể hiệu quả trong thời gian ngắn. Nhưng nếu đã áp dụng hết nhưng cảm giác khó chịu vẫn không hết thì nên đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân. Tuỳ vào biểu hiện và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chẩn đoán, sau đó đưa ra cách điều trị hợp lý. Có thể là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật can thiệp nếu cần thiết. Xem thêm: Thực hư phương pháp "Ăn bí đỏ chữa đau đầu" 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý Bật mí cách chữa đau đầu bằng trứng vịt lộn!

Tư thế nằm giảm đau đầu dễ thực hiện, hiệu quả cao

Triệu chứng đau đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Việc thay đổi tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và tác động tích cực tới tình trạng hiện tại của bạn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các tư thế nằm giảm đau đầu thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Tác động của tư thế nằm với tình trạng đau đầu Đau đầu xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu ngủ, mất nước, áp lực công việc, lạm dụng chất kích thích,…Chúng thường xuất hiện thoáng qua và phần lớn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đau đầu kéo dài và kèm các triệu chứng khác thì có thể là biểu hiện của bệnh lý. Khi chúng ta nằm ở một tư thế quá lâu, các cơ và mạch máu trong vùng đầu và cổ có thể bị nén hoặc căng thẳng dẫn đến mất cân bằng lưu thông máu dẫn tới đau đầu. Chính vì vậy, việc thay đổi và lựa chọn được tư thế nằm phù hợp sẽ giúp giải tỏa áp lực, từ đó giảm đau đầu và ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển trầm trọng. Tư thế nằm phù hợp giúp giảm căng cơ, kích thích lưu thông máu Một tư thế nằm không chính xác có thể tạo áp lực lên cổ, đặc biệt là nếu bạn có cổ yếu hoặc đau cổ, dẫn tới đau đầu và tăng cảm giác đau. Ngoài ra, nó còn làm giảm cung cấp dưỡng chất và oxy cho não. Nếu bạn nằm mà đặt áp lực lên vùng mắt hoặc xung quanh vùng đầu, điều này có thể gây ra mệt mỏi và gây áp lực lên góc mắt. > Bỏ túi 7 loại lá xông giúp trị đau đầu hiệu quả! Các tư thế nằm giảm đau đầu Trước khi ngủ hoặc thực hiện các tư thế nằm giảm đau đầu, bạn cần chuẩn bị một nơi thoáng mát, yên tĩnh và thoải mái để nằm. Hãy đảm bảo có một chiếc gối êm ái, vừa đủ độ cao được đặt dưới đầu. Nằm ngửa  Đây được coi là tư thế nằm giảm đau đầu hiệu quả và phù hợp nhất. Nằm ngửa và kê gối dưới đầu sẽ tạo thành vị trí trung lập giữa đầu, cổ và cột sống, từ đó giúp các cơ xung quanh được thư giãn, không bị chèn ép lên khớp và đĩa đệm giúp tăng cường lưu thông máu.  Nếu đau đầu của bạn liên quan đến căng cơ cổ hoặc áp lực trên cổ, nằm ngửa có thể giúp giảm căng thẳng trên khu vực này. Bạn nên duỗi thẳng hai tay theo thân người để tránh co cơ vai gáy gây ảnh hưởng tới tình trạng đau đầu. Nằm ngửa tạo nên vị trí trung lập cho đầu, cổ, cột sống Nằm nghiêng Bạn là người ngủ ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thì tư thế nằm ngửa không phải là lựa chọn tối ưu. Khi ấy, nằm nghiêng sẽ phù hợp và hiệu quả hơn để giảm đau đầu. Lý do vì tư thế này giữ cho đầu, cổ và cột sống được thẳng hàng. Bạn có thể hỗ trợ thêm bằng việc kẹp chiếc gối giữa hai chân. > Bật mí 10 cách trị đau đầu tại nhà không dùng thuốc! #5 Lưu ý về tư thế nằm giảm đau đầu Ngoài việc xác định các tư thế nằm giảm đau đầu phù hợp với bản thân thì có một số lưu ý quan trọng bạn cần lưu ý như sau: Sử dụng gối có độ cao và độ cứng phù hợp để hỗ trợ cổ và đầu. Thông thường độ cao vừa phải từ 10-15cm và độ lún không quá 5cm. Đệm cũng không nên quá cứng hoặc quá mềm để đường cong cơ thể được tự nhiên. Tránh sử dụng quá nhiều gối vì có thể làm tăng căng cơ cổ và áp lực trên đầu, gây ra đau đầu. Tư thế nằm cần phải thoải mái để có thể thư giãn và ngủ nhanh chóng. Không nên nằm sấp hoặc nằm với tư thế bào thai vì sẽ khiến lưng của bạn bị uốn cong và gây căng cổ. Tránh sử dụng chất kích thích trước khi ngủ, có thể tắm nước nóng hoặc ngâm chân để dễ ngủ hơn. Không nên gối quá cao hoặc gối quá nhiều cái gây đau cổ, đau đầu #7 Biện pháp khác giúp giảm đau đầu Bên cạnh việc thay đổi các tư thế nằm giảm đau đầu thì bạn cũng có thể áp dụng một vài cách giảm đau đầu như sau: Đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khoa học. Tập thể dục, thiền hay yoga có thể giúp giảm căng thẳng và giữ tâm trạng luôn thoải mái, tránh stress. Uống đủ nước, thiếu nước có thể gây mất nước và điện giải gây ra đau đầu. Một số thức ăn và đồ uống chứa chất kích thích và chất bảo quản như rượu, bia, cà phê có thể gây đau đầu nên cần phải hạn chế sử dụng. Tạo một không gian yên tĩnh hoặc thậm chí nghỉ ngơi trong bóng mát. Có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng đau để giảm căng cơ và giảm đau đầu. Đảm bảo tư thế ngồi đúng với lưng thẳng, vai thả lỏng và cổ không bị căng. Tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp giảm đau đầu hiệu quả > Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì? Ngoài ra, với những người bị đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não, bạn có thể sử dụng hỗ trợ thêm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Dưỡng não Thái Minh để cải thiện triệu chứng. Sản phẩm với thành phần tự nhiên như Cao Đinh lăng, Cao Thạch tùng, Cao Bạch quả và các loại vitamin nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.  Sản phẩm hỗ trợ đau đầu Nhớ rằng, hiệu quả của các tư thế nằm giảm đau đầu có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân cụ thể tình trạng của bạn. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày một nghiêm trọng, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp. Hãy cố gắng nâng cao và chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ hôm nay nhé! > Miếng dán đau đầu là gì? Dùng có hiệu quả không? > Đâu là tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh?  

Chóng mặt buồn nôn -Tình trạng đáng báo động

Bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Nó có phải là cảnh báo của bệnh lý nào không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp ngay các thắc mắc mà bạn đọc đang băn khoăn và lo lắng nhé! Bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? 10 Dự đoán bệnh Đau đầu chóng mặt là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Hiện tượng này xuất hiện có thể là cảnh báo của nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau, bao gồm cả những trường hợp nhẹ như: do lo lắng quá mức hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh dạ dày. Việc chẩn đoán nguyên nhân sẽ cần dựa vào nhiều yếu tố để xác định, vì vậy bạn nên xem xét thêm những dấu hiệu khác đi kèm hoặc xảy ra cùng lúc với chóng mặt buồn nôn. Các triệu chứng của chóng mặt buồn nôn thường bị kích thích bởi trung tâm gây nôn và cơ quan tiền đình ngay phía sau ốc tai. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì có thể do một số nguyên nhân như: Say tàu xe Say tàu xe là tình trạng thường gặp nhất, gây ra các triệu chứng điển hình như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, đổ mồ hôi, đau đầu. Lúc này, hệ thống tiền đình sẽ bị kích thích, từ đó đưa ra các tín hiệu nhầm lẫn, gây mâu thuẫn giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ quan cảm giác. Bị say tàu xe - nguyên nhân gây ra hoa mắt chóng mặt Khi bị say tàu xe, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều ở mức độ nhẹ và có thể thuyên giảm nhanh chóng mà không cần dùng thuốc điều trị. > Đau đầu chóng mặt do thiếu chất gì? Cách khắc phục! Hội chứng tiền kinh nguyệt Các triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh khoảng 1 – 2 tuần là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng này có thể xuất hiện do hormone kích thích rụng trứng được tuyến yên sản xuất, gây ra đau bụng dưới, chóng mặt và buồn nôn. Rối loạn tiêu hoá Buồn nôn chóng mặt là bệnh gì? Một trong những nguyên nhân nữa được nhắc đến ở đây chính là do bệnh rối loạn tiêu hoá. Bị chóng mặt buồn nôn có thể do cơ quan tiêu hoá bị rối loạn khi ăn phải thực phẩm bẩn hoặc bị dị ứng với một món ăn nào đó. Rối loạn tiêu hoá có thể gây ra hoa mắt chóng mặt buồn nôn Thiểu năng tuần hoàn não Tình trạng này khỏi phát khi lưu lượng máu tuần hoàn lên não thấp, khiến các tế bào não không nhận đủ dưỡng chất cũng như lượng oxy cần thiết để hoạt động. Bệnh lý này có thể kích thích hệ thần kinh trung ương làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, buồn, nôn, đau đầu… Bệnh về đường tiêu hoá Viêm dạ dày, viêm ruột thừa, viêm túi mật hay viêm tuỵ đều có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng chóng mặt buồn nôn, thậm chí là tiêu chảy. Ngoài ra, nếu hiện tượng nôn và tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước hoặc mất cân bằng điện giải trong cơ thể. > Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì? Vấn đề về tim mạch Những người hay bị các vấn đề về tim mạch như: tim đập nhanh, nhồi máu cơ tim, nhịp tim bị loạn, huyết áp thay đổi đột ngột… có thể làm cho lượng máu và oxy bị thiếu hụt, không cung cấp đủ cho não, làm ảnh hưởng đến các mô não. Điều này dễ dẫn đến triệu chứng chóng mặt và mất ý thức. Viêm tai trong Có khá nhiều người băn khoăn không biết chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì? Câu trả lời có thể là do viêm tai trong, khi tai gặp vấn đề như nhiễm trùng, chấn thương, viêm… sẽ làm cho bạn có cảm giác chóng mặt, mất cân bằng mặc dù cơ thể vẫn đứng yên. Viêm tai trong gây ra cảm giác chóng mặt, ù tai Tác dụng phụ của thuốc Ở một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc tăng huyết áp… có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn… xảy ra trong quá trình sử dụng. Dấu hiệu mang thai Trong thời gian đầu khi mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng hormone tăng đột biến, tạo ra sự thay đổi đột ngột. Những yếu tố này có thể kích thích trung tâm gây nôn và hệ thần kinh tạo cảm giác buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt. > 10 cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà đơn giản và hiệu quả! Rối loạn tiền đình Tiền đình là nơi chịu trách nhiệm duy trì trạng thái thăng bằng cho cơ thể. Nếu cơ thể bỗng xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, đứng không vững, ù tai… thì có thể bạn đang mắc phải bệnh rối loạn tiền đình. Cách chữa trị hiệu quả Các phương pháp điều trị sẽ được áp dụng sau khi xác định rõ đau đầu chóng mặt buồn nôn sốt là bệnh gì? Khi biết được nguyên nhân chính gây ra bệnh, bạn có thể áp dụng một trong hai cách dưới đây để điều trị, tuỳ theo mức độ bệnh: Sử dụng thuốc Trong trường hợp đau đầu chóng mặt buồn nôn do bệnh lý, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây bệnh. Nếu đau đầu chóng mặt buồn nôn không do bệnh lý, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp giảm các triệu chứng. Cải thiện hoa mắt chóng mặt buồn nôn bằng bằng thuốc điều trị Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn bao gồm: Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau đầu và chóng mặt. Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng bao gồm acetaminophen, ibuprofen và naproxen. Thuốc chống nôn: Thuốc chống nôn có thể giúp giảm buồn nôn và nôn. Các loại thuốc chống nôn thường được sử dụng bao gồm metoclopramide, ondansetron và prochlorperazine. Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm đau đầu và buồn nôn ở một số người. > Tại sao bị đau đầu chóng mặt khó thở? Cách khắc phục? #5 mẹo dân gian Đối với các trường hợp chóng mặt, buồn nôn do tiền kinh nguyệt, say xe, mang thai… bạn có thể áp dụng ngay một số mẹo điều trị tại nhà, cụ thể là: Bổ sung nhiêu nước, trái cây và rau xanh cho cơ thể để cân bằng điện giải cho cơ thể. Ngậm gừng tươi hoặc dùng trà bạc hà để giảm triệu chứng buồn nôn. Dành thời gian nghỉ ngơi để tránh tình trạng huyết áp thay đổi đột ngột. Xoa bóp, massage vùng thái dương và ấn đường để giảm nhức đầu, hoa mắt. Thả lỏng cơ thể, tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, bởi điều này khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn. Áp dụng các mẹo dân gian hỗ trợ giảm chứng đau đầu, chóng mặt #5 Cách phòng chống chóng mặt Để phòng chống bệnh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau: Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B1, B2, B6, B12, magie, kali... Tránh ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ, đường, muối... Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày nên ngủ đủ 7-8 tiếng. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, stress. Tránh các yếu tố gây kích thích: Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng quá chói, âm thanh quá lớn, mùi hương nồng... Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress: Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Trên đây là toàn bộ chia sẻ cũng như là lời đáp cho vấn đề khó thở chóng mặt buồn nôn là bệnh gì. Hy vọng với những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho bạn đọc trong việc áp dụng điều trị bệnh. Chúc bạn sức khỏe! > Đau đầu do thiếu máu não: Giải pháp điều trị mới nhất hiện nay > Choáng váng, mất thăng bằng cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Loading...