Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng và đặc biệt chuyên sâu các vấn đề về chăm sóc sức khỏe não bộ, thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình và sau tai biến.

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: duongnaothaiminh.com

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/duongnaothaiminh 
Zalo: https://zalo.me/1487406919786211079 

Bài viết của chuyên gia

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì? 10 thực phẩm vàng đừng bỏ qua

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Vậy thiếu máu cơ tim nên ăn gì để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.   Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì? Thiếu máu cơ tim hay còn gọi khác là bệnh mạch vành, là tình trạng mà các động mạch bị thu hẹp do chất béo hoặc mảng bám hữu cơ, lâu dần hình thành máu đông gây tắc nghẽn khiến tim không nhận đủ lượng máu cung cấp để làm việc một cách hiệu quả.  Vậy bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì? Việc ăn uống có thể có tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch của bạn. Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn có thể cân nhắc bao gồm trong chế độ ăn uống của mình: Thực phẩm giàu chất xơ Thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát cholesterol trong máu và huyết áp. Chất xơ hấp thụ cholesterol và giúp loại bỏ nó khỏi cơ thể. Chúng cũng cải thiện quá trình tiêu hóa, no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, giúp duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, điều này cũng có tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất xơ còn chứa hàm lượng vitamin, chất chống oxy và khoáng chất thiết yếu như kali, canxi,…dồi dào, tốt cho tim mạch. Theo khuyến cáo, bệnh nhân thiếu máu cơ tim nên ăn khoảng 500g rau củ và trái cây mỗi ngày. Thiếu máu cơ tim nên ăn khoảng 500g rau củ và trái cây mỗi ngày >>Thiếu máu não cần bổ sung gì? Cách bổ sung máu lên não Thực phẩm giàu omega-3 Thiếu máu cơ tim nên ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu Omega-3. Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa có lợi cho tim mạch. Chúng có khả năng giảm viêm nhiễm, giảm nguy cơ hình thành cục máu, giảm huyết áp, và cải thiện chức năng mạch máu.  Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu,…Người bị thiếu máu cơ tim nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần, hoặc bổ sung Omega-3 qua các loại thực phẩm chức năng như dầu cá,… Ngũ cốc nguyên hạt Thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì? Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin. Chúng có tác dụng hỗ trợ giảm LDL cholesterol, giúp kiểm soát đường huyết và cung cấp năng lượng kéo dài, từ đó duy trì sức khỏe tim mạch. Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ bệnh tim >>Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não Trà xanh Theo các nghiên cứu cho thấy, trà xanh chứa hợp chất chống oxy hóa như catechin, có khả năng bảo vệ tế bào tim mạch khỏi tổn thương do sự oxy hóa, ngăn ngừa chất béo tích tụ trong động mạch.  Nó cũng có thể giảm mức cholesterol và huyết áp, hoạt động như một chất chống đông máu giúp cải thiện sự giãn nở của mạch máu cho quá trình lưu thông. Thực phẩm giàu vitamin E Thiếu máu cơ tim nên ăn gì? Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ tế bào tim mạch khỏi tổn thương. Nó có thể giúp ngăn chặn sự oxy hóa của cholesterol LDL (xấu) trong mạch máu. Các loại thực phẩm có nguồn vitamin E dồi dào phải kể đến như bơ, rau màu xanh đậm, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt,… Vitamin E có nhiều trong bơ, rau màu xanh, dầu thực vật,… Tỏi  Tỏi chứa hợp chất chống viêm nhiễm và chất chống oxy hóa như allicin. Allicin có khả năng giảm mức cholesterol trong máu và huyết áp, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng làm dịu và mở rộng mạch máu, cải thiện lưu thông máu. Củ nghệ  Nghệ rất tốt cho sức khỏe, nằm trong nhóm các thực phẩm mà người thiếu máu cơ tim nên ăn gì. Củ nghệ chứa curcumin, một hợp chất chống viêm nhiễm mạnh mẽ và có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, nó còn giúp giảm chỉ số cholesterol xấu, ngăn ngừa hình thành mảng bám, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Củ nghệ chứa curcumin giúp chống viêm nhiễm và oxy hoá >>9+nguyên nhân gây thiếu máu não không nên chủ quan Gừng Gừng cũng nằm trong nhóm các thực phẩm tốt cho tim mạch. Chúng chứa các hợp chất như gingerol, có khả năng giảm viêm nhiễm, chống oxy hóa, giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Gừng cũng có tác dụng làm dịu dạ dày và hệ tiêu hóa, cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Thực phẩm giàu vitamin C Vitamin có rất nhiều công dụng cho sức khoẻ, nhất là với người bị thiếu máu cơ tim. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và duy trì sức khỏe mạch máu bằng cách bảo vệ tế bào tim mạch khỏi tổn thương. Bạn có thể dễ dàng bổ sung chất này qua các thực phẩm ăn hàng ngày như chanh, cam, quất,… hay thực phẩm chức năng. Vitamin C rất tốt cho tim mạch và sức khoẻ tổng thể Hạt tiêu Nếu bạn vẫn chưa biết người thiếu máu cơ tim nên ăn gì thì hạt tiêu là lựa chọn không thể bỏ qua. Hạt tiêu có thể cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng, giúp cải thiện chất lượng chế độ ăn uống tổng thể và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, chất capsaicin trong hạt tiêu có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu trong cơ thể. >>Thiếu máu não uống nước gì để cải thiện bệnh nhanh chóng? Thiếu máu cơ tim không nên ăn gì? Bên cạnh việc “thiếu máu cơ tim nên ăn gì” thì bạn cũng cần phải quan tâm đến các loại thực phẩm phải kiêng, không nên sử dụng để duy trì sức khỏe tim mạch tốt hơn. Dưới đây là danh sách các thứ bạn nên hạn chế hoặc tránh: Thịt đỏ Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, điều này có thể gây tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein chất lượng khác như cá, gà không da, và thực phẩm chứa protein thực vật như đậu hũ và hạt. Thiếu máu cơ tim không nên ăn nhiều thịt đỏ Muối Muối góp phần làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Hạn chế tiêu thụ muối bằng cách tránh thêm muối trong món ăn và chọn thực phẩm có nồng độ muối thấp. Nước ngọt, có gas Nước ngọt và nước có gas thường chứa nhiều đường và calo không cần thiết. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng trọng lượng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hãy thay thế nước ngọt bằng nước lọc, trà không đường hoặc nước trái cây tự nhiên. Hạn chế uống nước có ga và chất kích thích khi bị thiếu máu cơ tim Đồ ăn chế biến sẵn Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, đường và chất béo bão hòa. Chúng không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn có thể gây tắc nghẽn mạch máu và gây bệnh tim mạch. Thay vào đó, ưu tiên ăn thực phẩm tươi, tự nhiên và tự nấu. #9 Lưu ý khi ăn uống cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim Thiếu máu cơ tim kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Lưu ý khi ăn uống cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim là một phần quan trọng trong việc quản lý và cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch. Cụ thể như: Không ăn quá nhiều, ăn ít vừa đủ Hãy ăn chậm rãi và tận hưởng từng miếng thức ăn. Chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa Tránh thức ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn Uống đủ nước trong ngày và uống thường xuyên, tránh thức uống có gas và cafein. Ăn nhiều rau xanh và quả tươi Tránh ăn khi căng thẳng hoặc trong tình trạng tâm trí không ổn định Tập thể dục thể thao thường xuyên Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ Chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tim mạch Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ được khi bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì cùng những lưu ý để bảo vệ an toàn sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, để thực hiện điều này là không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải nghiêm túc và kiểm soát chặt chẽ đời sống của mình, từ ăn uống cho đến cả sinh hoạt hàng ngày. Xem thêm: Hướng dẫn cách pha tim sen trị mất ngủ hiệu quả

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch thường gặp. Thống kê cho thấy, có đến 40% các trường hợp tử vong liên quan đến tim mạch đều xuất phát từ căn bệnh này. Vậy thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Thiếu máu cơ tim là một tình trạng bệnh lý, trong đó các động mạch đưa máu đến cơ tim bị tắc nghẽn hoặc co lại đột ngột, gây ra sự thiếu hụt lưu lượng máu, oxy và dưỡng chất cho hoạt động co bóp tuần hoàn máu. Điều này xảy ra khi các mảng bám đặc dày hình thành trên lòng mạch vành dẫn lưu máu khiến máu khó lưu thông. Khi chúng vỡ ra và tích tụ lại sẽ hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn và dẫn tới nhồi máu cơ tim. >>Thiếu máu não có nguy hiểm không, khắc phục như thế nào Vậy thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Ban đầu, các triệu chứng của bệnh có thể chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh ngày càng tiến triển nặng, tim không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết dẫn đến chức năng suy giảm. Khi ấy, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Khi một phần mạch máu cơ tim bị tắc nghẽn hoặc chặn lại đột ngột do mảng xơ vữa bị nứt vỡ tạo thành các cục máu đông, máu không thể lưu thông gây thiếu hụt oxy nghiêm trọng, dẫn tới hoại tử một phần cơ tim và nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng thường gặp như đau ngực nghiêm trọng, khó thở, buồn nôn và thậm chí là tử vong. Người bệnh có thể sống sót, khả năng hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào mức độ tổn thương và sự kịp thời của cấp cứu. Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu cơ tim Theo một vài thống kê tại các bệnh viện cho thấy, hơn 50% người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp tử vong ngay trong 1 giờ đầu trước khi đưa đến bệnh viện. Ngoài ra, các trường hợp nhồi máu cơ tim kèm theo chấn thương, thì dù có đưa đi cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn lên tới 90%. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những cơn đau ngực kéo dài quá 20 phút, hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Suy tim  Suy tim là một biến chứng phổ biến của thiếu máu cơ tim. Khi cơ tim bị thiếu máu và không bơm máu hiệu quả trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến suy tim. Cơ tim không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể về máu và oxy, dẫn đến các triệu chứng như sưng chân, khó thở nặng, mệt mỏi, đau thắt ngực,… Mặc dù, suy tim không đe doạ tính mạng người bệnh ngay lập tức như nhồi máu cơ tim. Nhưng nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người mắc bệnh này trong thời gian dài sẽ phải chịu những cơn đau thắt ngực mãn tính và hạn chế tối đa hoạt động thể lực. Thiếu máu cơ tim lâu dài có thể dẫn đến suy tim >>7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất Rối loạn nhịp tim Thiếu máu cơ tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim, làm cho nhịp tim trở nên không đều hoặc quá nhanh. Các loại rối loạn nhịp tim có thể gây ra nguy cơ ngất xỉu, đau ngực, thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực,…Trong đó nguy hiểm nhất là rung thất bởi có thể khiến tim ngừng đập bất cứ lúc nào, thường báo trước các cơn nhồi máu cơ tim cấp. Tóm lại, thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không thì chắc chắn là CÓ. Cần nhận thức thiếu máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm và có sự quan tâm đúng mức. Nếu bản thân hoặc người xung quanh có các biểu hiện của bệnh này, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm nêu trên xảy ra. Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không? Sau khi đã có được câu trả lời cho việc “thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không”, thì vấn đề tiếp theo được đặt ra là “thiếu máu cơ tim có chữa được không?”. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được kiểm soát và điều trị từ sớm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh thiếu máu cơ tim hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn Người bệnh cần nhớ rằng, thiếu máu cơ tim hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu duy trì lối sống và chế độ ăn uống khoa học, cùng tần suất kiểm soát định kỳ, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tập luyện thể thao đều đặn,…sẽ giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. >>Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì, có nguy hiểm không? Giải pháp điều trị cho người thiếu máu cơ tim Ngoài vấn đề “thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không”, bạn cũng cần quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, có một số giải pháp khác nhau được áp dụng, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể như: Xây dựng lối sống lành mạnh Áp dụng một chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa và hạn chế đường, muối có thể giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp. Bên cạnh đó, hãy lập kế hoạch tập thể dục đều đặn, tùy theo khả năng và hướng dẫn của bác sĩ. Tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng.  Đặc biệt ngừng hút thuốc lá, hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tim mạch. Ngừng hút thuốc lá có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn. Ăn uống và lối sống khoa học giúp cải thiện bệnh thiếu máu cơ tim Điều trị bằng thuốc  Thuốc giảm cholesterol: Statin và các loại thuốc khác có thể được sử dụng để giảm cholesterol trong máu và kiểm soát nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Thuốc kháng co giật: Một số thuốc như aspirin và clopidogrel có thể được sử dụng để ngăn tạo thành cục máu trong động mạch và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thuốc để kiểm soát huyết áp: Thuốc giúp kiểm soát huyết áp cao, giảm áp lực lên các động mạch và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Điều trị bằng phẫu thuật Phẫu thuật đặt stent: Trong trường hợp động mạch bị tắc nghẽn, đưa một ống thông mỏng vào phần hẹp phía trong động mạch, sau đó dùng 1 sợi dây và 1 quả bóng nhỏ luồn vào khu vực đó, bơm căng để mở rộng động mạch. Một cuộn dây lưới thép nhỏ được đưa vào để giữ động mạch luôn mở rộng. Phẫu thuật làm sạch mạch máu cơ tim: Nếu động mạch cơ tim bị tắc nghẽn nặng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để tạo một đường đi mới cho máu chảy qua cơ tim. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm Việc chọn phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ của bệnh và lời khuyên của bác sĩ. Quan trọng nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp và tuân thủ nó để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng. >>Thiếu máu não uống thuốc gì để khỏi bệnh? Như vậy, thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Chúc bạn luôn thật nhiều sức khoẻ để đẩy lùi mọi bệnh tật nhé! Chia sẻ0  

9 Món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà

Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, gây cảm giác chán ăn. Ngoài việc bổ sung sắt, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ để cải thiện tình trạng thiếu máu. Lưu ngay 9 món ngon chữa thiếu máu vừa dễ làm vừa hiệu quả dưới đây để thêm vào thực đơn hàng ngày nhé! Tổng hợp 9 món ngon chữa thiếu máu Để góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu, người bệnh cần phối hợp giữa việc bổ sung sắt cùng chế độ ăn uống khoa học. Sắt là thành phần quan trọng tạo nên hemoglobin trong tế bào hồng cầu giúp đưa oxy nuôi dưỡng cơ thể. Dưới đây là 9 món ngon bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Cụ thể: Thịt bò xào cần tây Trong danh sách những món ăn cho người thiếu máu thì thịt bò luôn nằm trong top lựa chọn hàng đầu. Bởi trong 100g thịt bò có chứa tới 3,1mg sắt, chiếm 21% lượng sắt trong cơ thể. Chính bởi vậy, xuất hiện đầu tiên trong danh sách này chính là thịt bò xào cần tỏi tây. Nguyên liệu:  thịt bò, hành tây, tỏi tây, cần tây, tỏi, gừng, hành. Cách nấu như sau: Sơ chế nguyên liệu, thịt bò thái lát mỏng ướp cùng gia vị, dầu ăn, gừng, tỏi. Rửa sạch cần tây, tỏi tây, hành tây thái hình múi cau. Đun nóng một chút dầu ăn trong chảo. Thêm tỏi băm và thịt bò vào, xào cho đến khi thịt bò chuyển màu thì xúc ra. Xào tiếp cần tây và tỏi tây trong khoảng 2 phút rồi cho thịt bò vào xào cùng. Cuối cùng cho hành tây vào xào trong 30 giây, nêm gia vị và nước mắm theo khẩu vị rồi tắt bếp. Thịt bò xào cần tỏi tây là món ăn cho người thiếu máu >>Top 10 món ăn trị rối loạn tiền đình ngon và hiệu quả Canh thịt bò khoai tây cà rốt Thịt bò cung cấp sắt và protein, cà rốt và khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nguyên liệu: thịt bò, khoai tây, cà rốt, cà chua, tỏi, gừng, hành lá. Cách nấu như sau: Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn, ướp cùng gia vị, gừng, tỏi băm. Đun nóng một ít dầu ăn trong chảo, thêm hành tây, gừng, tỏi băm vào xào cho đến khi thơm. Thêm thịt bò vào xào tiếp đến khi thịt chuyển màu, sau đó đổ nước vào hầm nhừ. Thêm khoai tây và cà rốt cắt miếng vừa ăn vào nồi. Đun cho đến khi khoai tây nhừ. Nêm gia vị vừa miệng, thêm hành lá rồi tắt bếp và thưởng thức. Thịt bò kho Trong các món ăn chữa thiếu máu chắc chắn không thể bỏ qua sự xuất hiện của món thịt bò kho. Cách chế biến này sẽ giữ lại được đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong thịt bò.  Nguyên liệu: Thịt bò, hành khô, tỏi, gừng, sả. Cách nấu như sau: Rửa sạch thịt bò, thái miếng vừa ăn sau đó ướp với gia vị, hành, tỏi, gừng, sả băm nhỏ. Đun nóng dầu ăn, thêm tỏi, hành, sả vào xào cho đến khi thơm. Sau đó cho thịt bò vào xào tiếp khoảng 5 phút cho đến khi săn lại và chuyển màu. Đổ nước vào nồi đủ để che phủ thịt. Nêm gia vị vừa đủ rồi đun đến khi thịt nhừ thì tắt bếp. Hãy đưa món canh khoai tây cà rốt nấu thịt bò vào thực đơn hàng tuần >>Top 10+ món ăn từ óc lợn chữa rối loạn tiền đình hiệu quả Canh tiết lợn nấu xương sông Canh tiết lợn nấu xương sông là một món ăn phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Món này cung cấp nhiều dưỡng chất, bao gồm sắt và các khoáng chất khác, có thể hỗ trợ trong việc chữa trị thiếu máu. Nguyên liệu: 200g tiết lợn cắt miếng, 500g xương sông. Cách nấu như sau: Hỗn hợp tiết lợn sau khi pha chế đã đông lại, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Đun sôi nước trong nồi lớn, sau đó thả tiết lợn vào luộc cho đến khi chín mềm. Khi tiết chín, cho lá xương sông thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp và thưởng thức. Tim lợn hấp với hạt sen Tiếp tục trong danh sách 9 món ngon chữa thiếu máu hiệu quả là một món ăn bổ sung máu từ tim lợn. Tim lợn rất giàu sắt và vitamin A, tốt cho người thiếu máu và huyết áp thấp. Không những vậy, món ăn này còn giảm mệt mỏi nhanh chóng bởi nhiều vitamin B1, B2, B3. Nguyên liệu: Nửa quả tim lợn, hạt sen, đỗ xanh, ngải cứu. Cách nấu như sau: Rửa sạch tim lợn, cắt thành mấy phần vừa ăn và đặt lên nồi hấp. Cho tất cả nguyên liệu vào trong một bát tô, rắc thêm gia vị lên trên rồi trộn đều cho ngấm. Hấp cách thuỷ trong vòng từ 30 phút đến 1 tiếng cho nguyên liệu chín nhừ. Sau đó tắt bếp và thưởng thức ngay khi còn nóng. Tim lợn hấp hạt sen là món ăn cho người thiếu máu não >>Hướng dẫn cách làm các món ăn có tác dụng trị đau đầu Gan lợn xào giá đỗ Gan lợn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như sắt, protein và các loại vitamin B nên sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm các món ăn cho người thiếu máu.  Nguyên liệu: 500g gan lợn, 500g giá đỗ, hành khô, hành lá, gia vị. Cách chế biến như sau: Rửa sạch gan lợn, thái miếng vừa ăn sau đó ướp cùng gia vị và hành khô. Giá đỗ rửa sạch, loại bỏ cọng hỏng, để ráo nước. Đun nóng dầu ăn trong chảo, sau đó thêm gan lợn vào xào cho đến khi gan chuyển màu thì xúc ra ngoài. Cho giá đỗ vào chảo xào tiếp trong khoảng 5-7 phút đến khi chín thì cho gan vào xào cùng. Nêm gia vị theo vừa ăn, cho thêm hành lá và xào thêm một chút rồi tắt bếp. Rau dền nấu tôm Rau dền nấu cùng với tôm sẽ là món ăn tiếp theo nằm trong danh sách này. Rau dền chứa hàm lượng sắt dồi dào giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu, rất tốt cho người thiếu máu. Nguyên liệu: 200g tôm tươi, 1 mớ rau dền, hành khô, gia vị. Cách chế biến như sau: Rau dền nhặt sạch, rửa với nước rồi để cho ráo. Tôm lột đầu, bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen, sau đó rửa sạch rồi ướp với gia vị. Tận dụng vỏ và đầu tôm để rang lên, thêm nước vào đun sôi, sau đó xay nhuyễn lọc lấy nước nấu canh. Phi thơm hành khô, cho tôm vào xào săn. Đổ nước lọc đầu tôm vào đun sôi cùng, tiếp theo cho rau dền vào đun chín tới, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Rau dền nấu tôm tươi giúp bổ sung sắt cho người thiếu máu Gà hầm hà thủ ô Gà hầm thủ ô là một món ăn ngon và bổ dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, nó còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm protein và sắt, hỗ trợ trong việc chữa trị thiếu máu.  Nguyên liệu: 1 con gà mái, 50g hà thủ ô, gia vị. Cách nấu như sau: Đun nước dùng trong nồi, sau đó thêm gà và hà thủ ô vào. Đun sôi rồi hạ lửa, nấu trong khoảng 1-2 giờ cho đến khi gà chín mềm và thấm đẫm hương vị của hà thủ ô. Cho gia vị vừa ăn và thưởng thức ngay khi còn nóng. Sò huyết nướng mỡ hành Món ăn cuối cùng trong danh sách 9 món ngon chữa thiếu máu là sò huyết nướng mỡ hành. Món này vừa lạ miệng, vừa bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm sắt giúp hỗ trợ việc chữa trị thiếu máu.  Nguyên liệu: 1kg sò huyết, 100g lạc, ớt, tỏi, hành củ, hành lá, gia vị. Cách chế biến như sau: Rửa sạch sò huyết, ngâm đến khi sò nhả hết cát bên trong.  Luộc sò huyết trong 5 phút để sò hé miệng, sau đó tách và bỏ 1 bên vỏ. Lạc rang giòn bỏ vỏ, hành lá thái nhỏ, hành tím thái lát. Phi thơm hành tím, cho đường, nước mắm, tỏi, ớt vào cùng. Xếp sò huyết lên khay nướng, thêm hỗn hợp hành phi, hành lá, lạc rang đều lên trên con sò. Nướng trong khoảng 10-15 phút hoặc cho đến khi sò huyết chín và mỡ hành thơm ngon là có thể thưởng thức. Sò huyết có lượng đạm cao, chứa nhiều khoáng chất >Rối loạn tiền đình nên ăn gì? 9 Món ăn trị tiền đình tại nhà Lưu ý khi dùng món ăn bổ máu Khi dùng những món ăn bổ sung máu, đặc biệt là các món ăn nêu trên, người bệnh cần lưu ý các điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Không nên uống trà hoặc cà phê khi dùng các món ăn trên, để giúp cơ thể có thể hấp thụ sắt một cách tối đa. Không nên kết hợp các loại thực ăn bổ sung sắt và canxi cùng một lúc, vì canxi có khả năng làm giảm hiệu suất cơ thể hấp thụ sắt. Nên kết hợp các loại thức ăn chứa nhiều sắt cùng thực phẩm giàu vitamin C như: cam, bưởi, ổi,… Hãy kết hợp các thực phẩm giàu protein và chất sắt cùng nhau, nhất là protein có nguồn gốc động vật. Ưu tiên dùng thực phẩm mới, tươi ngon, giàu dưỡng chất, tránh thức ăn xử lý, thức ăn nhanh hoặc đã bảo quản lâu ngày. Lưu ý khi ăn các món ăn bổ máu cho người thiếu máu Trên đây là 9 món ngon chữa thiếu máu hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp được để bạn có thể tham khảo. Rất mong có thể  giúp mọi người cải thiện được bệnh thiếu máu và có cơ thể mạnh khỏe hơn. >>Bật mí cách chữa đau đầu bằng trứng vịt lộn!

Củ dền có bổ máu không? Cách sử dụng hiệu quả

Củ dền là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày với nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Vậy ăn củ dền có bổ máu không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Các thành phần dinh dưỡng có trong củ dền  Trước khi trả lời cho câu hỏi “ăn củ dền có bổ máu không” thì chúng ta nên nắm bắt được những thành phần dinh dưỡng chủ yếu của củ dền có thể tác động đến điều này.  Củ dền là loại thực phẩm không còn xa lạ, được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống với nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giảm viêm, giảm huyết áp và cải thiện hiệu suất trong quá trình hoạt động thể thao. Củ dền chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể >>Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não Chúng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là hợp chất hoạt tính sinh học độc đáo có tên betalain, cung cấp nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có thể kể đến các hợp chất khác như:  Vitamin B6: còn được gọi là pyridoxine, một vitamin B có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và sản xuất hồng cầu. Sắt: Củ dền cung cấp sắt, một khoáng chất cần thiết để hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu và chuyển hóa oxy trong cơ thể. Canxi: Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương và răng.  Folate (axit folic): là một vitamin B, quan trọng cho sự phát triển của tế bào, đặc biệt là trong thai kỳ. Nó cũng hỗ trợ sản xuất và sửa chữa DNA. Magie: có khả năng hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, cơ, tim và hệ thần kinh. Mangan: hỗ trợ quá trình trao đổi chất và lượng đường trong máu, đồng thời tăng khả năng miễn dịch và duy trì xương, Photpho: Photpho là một thành phần cấu tạo của nhiều phân tử quan trọng trong cơ thể, bao gồm DNA, RNA và ATP – nguồn năng lượng chính trong tế bào. Phytochemical: Củ dền chứa các hợp chất thực vật có tên là phytochemicals, chúng có thể bao gồm các polyphenol, flavonoid và carotenoid. Những hợp chất này có thể có lợi cho sức khỏe, bao gồm khả năng chống oxy hóa và kháng vi khuẩn. Nitrat: có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Betalain: Betalain là một hợp chất quyết định màu đỏ tự nhiên của củ dền, có đặc tính chống viêm, kháng động và chống oxy hoá. Kẽm: khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch và nhiều quá trình sinh học khác trong cơ thể. >>Thiếu máu não cần bổ sung gì? 10+ Cách bổ sung máu lên não Ăn củ dền có bổ máu không? Với các thành phần dinh dưỡng có trong củ dền thì liệu ăn củ dền có bổ máu không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Những ai đang bị tình trạng thiếu máu thì nên ăn củ dền.  Lý do như đã nêu ở trên, vì trong củ dền có chứa hàm lượng chất sắt rất cao giúp kích thích và tái tạo tế bào máu. Ngoài ra, còn cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Một số người có lượng sắt thấp nên có khả năng phát triển tình trạng thiếu máu do sắt. Ăn củ dền có bổ máu không? Những người bị thiếu máu do sắt thường gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đau đầu,…Chính vì vậy, việc bổ sung củ dền trong chế độ ăn uống hàng ngày là rất cần thiết. Đây cũng là cách giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt nhất có thể.  Bên cạnh đó, thành phần đồng trong củ dền sẽ góp phần thúc đẩy cơ thể sản xuất ra nhiều sắt hơn. Điều này giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu do sắt. >>9 món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà Ăn củ dền bổ sung máu bao nhiêu là đủ? Mặc dù ăn củ dền có bổ máu không thì chắc chắn là có, nhưng không phải cứ cố gắng ăn càng nhiều càng tốt. Sự hiệu quả của việc ăn củ dền bổ sung máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm trạng thái sức khỏe cá nhân, mức độ thiếu máu và cách bạn kết hợp củ dền với các thực phẩm khác trong chế độ ăn uống của bạn.  Thiếu máu do thiếu sắt, uống 1 ly nước ép củ dền mỗi ngày là hợp lý Theo một nghiên cứu vào năm 2014, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 250ml nước ép củ dền để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, để cơ thể dễ dàng điều chỉnh, chỉ nên uống khoảng 15-30ml vào lúc đầu. Sau đó dùng phần còn lại với các loại nước ép khác như táo, dứa, cà rốt,…Uống nước củ dền vào buổi sáng sẽ tốt hơn các thời điểm khác trong ngày. >>Chế độ ăn uống cho người thiếu máu não – Ăn gì và Kiêng gì? Một số phản ứng phụ khi ăn củ dền Củ dền là loại thực phẩm tự nhiên và hầu như không gây phản ứng phụ tiêu cực nghiêm trọng nào ở hầu hết mọi người khi ăn một cách hợp lý và trong số lượng cho phép. Tuy nhiên, có một số phản ứng phụ có thể xảy ra ở một số người, bao gồm: Phản ứng dị ứng với củ dền như ngứa da, sưng hoặc dấu hiệu dị ứng khác. Có thể gây tăng khí và sưng bên trong dạ dày và ruột, gây các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, buồn nôn hoặc ợ nóng. Một số người sau khi ăn củ dền có thể trải qua hiện tượng nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng. Điều này không nguy hiểm và thường sẽ hết khi ngưng sử dụng. Dễ dẫn tới tiêu chảy nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc chưa quen. Củ dền chứa nitrat tự nhiên nên một số người có thể trải qua tác động lên đường tiểu, như tiểu nhiều hơn hoặc cảm giác tiểu nhiều lần. Củ dền không gây tác dụng phụ gì quá nguy hiểm Lưu ý cách sử dụng củ dền đúng cách Ăn củ dền có bổ máu không? Củ dền được cho là có khả năng tăng cường sự sản xuất hồng cầu và có thể giúp bổ máu do chứa nhiều chất sắt và axit folic. Tuy nhiên, để tận dụng các lợi ích này và sử dụng củ dền để bổ máu đúng cách, bạn nên tuân theo các lưu ý sau: Chọn củ dền có màu đỏ tươi, không bị nám và vỏ bóng. Củ dền tươi mới có lượng chất sắt và axit folic cao hơn. Trước khi sử dụng, hãy rửa sạch củ dền dưới nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và chất cặn. Nên nấu củ dền ở nhiệt độ vừa để không bị mất đi nhiều dưỡng chất. Hạn chế sử dụng củ dền trong các món chiên, chiên xù hoặc chiên giòn với nhiều dầu mỡ vì điều này có thể làm mất một phần chất sắt. Không nên bỏ lá củ dền vì lá cũng có nhiều chất dinh dưỡng, còn vỏ thì nên gọt bỏ. Bạn có thể kết hợp củ dền với thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, dâu, kiwi, hoặc cà chua trong bữa ăn. Lưu ý khi chọn lựa và sử dụng củ dền hiệu quả >>3 bài thuốc điều trị thiếu máu não bằng Đông y cực hiệu quả! Tóm lại, củ dền có bổ máu không thì chắc chắn là CÓ. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, củ dền chỉ là một phần của chế độ ăn uống bổ máu tổng thể và không thể thay thế tất cả các nguồn dinh dưỡng cần thiết. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Chia sẻ0  

Top10+ Trái cây bổ máu dân dã tốt nhất thay thế viên uống

Các loại trái cây bổ máu trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu xảy ra. Những loại trái cây này vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy người bị thiếu máu nên ăn quả gì để nhanh chóng hồi phục? Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố để vận chuyển oxy đến các tế bào và cơ quan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như: thiếu sắt, thiếu axit folic, chấn thương mất máu nhiều, xuất huyết nội, các bệnh lý suy thận, suy gan, ung thư,… Triệu chứng nổi bật của bệnh thiếu máu là mệt mỏi, hoa mắt, khó thở, đau đầu, da tái nhợt và suy nhược cơ thể.  Người bệnh có thể cải thiện tình trạng thiếu máu nhẹ nhờ vào việc thay đổi chế độ ăn uống, như bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây bổ máu, đặc biệt là các loại hoa quả chứa nhiều sắt. Sau đây là một số những loại trái cây bổ máu bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày của gia đình, cụ thể như: Dưa hấu  Ăn trái cây gì bổ máu? Đầu tiên, chắc chắn không thể không kể đến đó chính là dưa hấu. Dưa hấu chứa nhiều sắt, vitamin C, chất chống oxy hóa và kali. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và cải thiện quá trình hình thành hồng cầu. Kali cũng rất quan trọng trong sự truyền tải dịch chất của cơ thể. Ngoài ra, dưa hấu còn có thành phần dinh dưỡng để chống lại các bệnh về huyết áp, bệnh thận và lợi tiểu.  Dấu hấu giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả >Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não Nho  Nho chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có resveratrol giúp cải thiện sức đề kháng của hệ thống tuần hoàn máu.  Ngoài ra, nho chứa rất nhiều sắt và đồng, cũng như hàm lượng vitamin B cao, rất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu. Thói quen ăn nho thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thúc đẩy quá trình đông máu để lành vết thương.  Táo  Nhắc đến trái cây bổ máu hãy nghĩ ngay đến trái táo. Táo chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ dồi dào. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ sự hình thành của collagen trong quá trình tạo hồng cầu.  Bên cạnh đó, chất xơ trong táo có thể giúp duy trì sức khỏe tim mạch và kiểm soát mức đường huyết. Đồng thời, nó còn bổ sung sắt phong phú với nhiều thành phần giúp kích thích sản sinh huyết sắc tố. Thiếu máu ăn hoa quả gì? Táo là một lựa chọn tuyệt vời >Thiếu máu não cần bổ sung gì? Cách bổ sung máu lên não Dâu tây  Dâu tây chứa vitamin C và axit folic, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Axit folic cũng hỗ trợ sự tạo ra của DNA, RNA và protein. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng sắt cao, giúp hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết. Đây là một trong những loại trái cây bổ máu cho bà bầu vô cùng hiệu quả.  Chuối  Chuối chứa nhiều sắt, là lựa chọn tuyệt vời trong danh sách các loại trái cây bổ máu bạn nên dùng. Sắt là thành phần quan trọng trong hemoglobin, protein trong hồng cầu giúp chuyển oxy từ phổi đến các mô khác trong cơ thể. Cùng với sắt, chuối cũng góp phần tạo ra axit folic vào lượng vitamin B complex cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Chuối là loại trái cây bổ máu vừa rẻ vừa tốt Đào Đào là nguồn thực phẩm giàu vitamin C, chất béo và kali. Vitamin C có tác dụng tạo ra collagen, một protein quan trọng trong cấu trúc hồng cầu và các mô khác trong cơ thể. Kali giúp duy trì cân bằng điện hóa và lưu thông máu. Bưởi  Quả bưởi là trái cây bổ máu cũng như nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid, giúp tăng cường sức kháng của cơ thể và ngăn chặn sự hủy hoại của các gốc tự do lên tế bào. Chúng rất hữu ích cho người bị thiếu máu, bạn có thể lấy nước bưởi để uống hoặc ăn trực tiếp đều được. >9+nguyên nhân gây thiếu máu não không nên chủ quan Xoài  Xoài là trái cây giàu vitamin C và A, cả hai đều quan trọng cho sức đề kháng của cơ thể. Vitamin A cũng có vai trò trong việc duy trì sức khỏe của tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng rất giàu sắt nên luôn nằm trong top những hoa quả bổ dưỡng dành cho bệnh nhân thiếu máu. Xoài chứa lượng lớn sắt, rất phù hợp với người thiếu máu Lựu Một trong những loại trái cây bổ máu hiệu quả chính là lựu. Lý do vì lựu chứa nhiều vitamin C và sắt, giúp cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể, khắc phục các dấu hiệu của bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Hãy ăn mỗi ngày một quả lựu để cải thiện tình trạng thiếu máu ngay bây giờ.  Cam Trái cây bổ máu cuối cùng trong danh sách này chắc chắn không thể bỏ qua là cam. Cam giàu vitamin C và axit folic, giúp tăng cường sức kháng và duy trì cấu trúc của hồng cầu cũng như hỗ trợ tạo ra hồng cầu mới. >9 món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà #5 Lưu ý khi ăn  Khi ăn các loại trái cây bổ máu, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo bạn tận dụng được lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mình. Cụ thể: Chọn trái cây tươi ngon và không hỏng. Kiểm tra trái cây trước khi mua để tránh việc ăn phải trái cây đã hỏng. Một số trái cây có nhiều đường tự nhiên, vì vậy hãy ăn chúng một cách có kiểm soát, đặc biệt nếu bạn đang có vấn đề về tiểu đường hoặc cân nặng. Luôn luôn rửa sạch trái cây trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Trái cây là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng nên kết hợp với các loại thức ăn khác để đảm bảo bạn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Một số trái cây có thể tương tác với thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu nên cần phải kiểm tra kỹ điều này Các lưu ý khi chọn mua và sử dụng trái cây bổ máu Tóm lại, việc bổ sung các loại trái cây bổ máu vào chế độ ăn uống hàng ngày là điều cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Ngoài ra, khi bị thiếu máu, bạn hãy đến bác sĩ để được thăm khám, từ đó xác định nguyên nhân cụ thể và phương pháp điều trị phù hợp nhất. >6 Cách điều trị thiếu máu não tại nhà an toàn và hiệu quả > Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc được không?

Thiếu máu uống vitamin gì để nhanh chóng cải thiện

Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, dễ gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, hay thậm chí là đột quỵ. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu là do cơ thể thiếu vitamin cần thiết. Vậy thiếu máu uống vitamin gì? Hãy cùng Dưỡng não Thái Minh đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. Triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin “Thiếu máu uống vitamin gì?” Thiếu máu do thiếu vitamin là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là những người ăn kiêng hoặc chế độ ăn uống không đủ đa dạng. Khi ấy, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng nổi bật như sau: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể và khó tập trung. Rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hoặc táo bón. Hoa mắt chóng mặt. Ngứa ngáy hoặc cảm giác nhức nhối trên da. Da khô nứt nẻ, hư tổn, đặc biệt là góc miệng hoặc trên da đầu. Suy giảm khả năng miễn dịch. Thiếu máu thường gây mệt mỏi, mất tập trung >7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất Thiếu máu uống vitamin gì?  Bạn bị thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc thiếu máu uống vitamin gì phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của tình trạng bệnh đang diễn ra. Dưới đây là một số các loại vitamin thường được sử dụng liên quan đến các vấn đề thiếu máu: Vitamin B9 Vitamin B9 hay còn được gọi khác là axit folic, một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B. Chúng vai trò quan trọng trong sự tạo hồng cầu và cải thiện khả năng máu mang oxy. Khi thiếu axit folic, có thể dẫn đến thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu. Việc thiếu máu do thiếu vitamin B9 cũng có thể do các bệnh lý khác như rối loạn hấp thu thực phẩm, các bệnh về gan hoặc thận, sử dụng thuốc trầm cảm hoặc thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Những thực phẩm giàu vitamin B9 bao gồm: Rau xanh lá: bông cải xanh, rau muống, cải bó xôi, rau đay, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, cải thảo, rau bina,… Trái cây: cam, chanh, chuối, bơ, mơ, hồng, lựu,… Các loại đậu: đậu phộng, đậu đen, đậu nành, đậu xanh,… Một số loại thực phẩm chức năng: bột mì, ngũ cốc và một số loại sữa chua. Khi thiếu máu cần bổ sung vitamin B9 >Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não Vitamin B12 Thiếu máu uống vitamin gì chắc chắn không thể bỏ qua vitamin B12. Vitamin B12 là một vitamin bổ máu thuộc nhóm vitamin B, rất cần thiết để sản xuất các tế bào máu mới trong cơ thể, bao gồm tế bào hồng cầu, tế bào trắng và tiểu cầu. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến việc hình thành hồng cầu lớn và yếu, gây ra tình trạng thiếu máu ác tính được gọi là bệnh thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12. Các nguyên nhân gây ra thiếu vitamin B12 bao gồm ăn kiêng, thiếu hụt nội tiết, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá hoặc các vấn đề hấp thụ vitamin B12 trong ruột. Các thực phẩm giàu vitamin B12 bạn nên bổ sung như: Thịt đỏ: thịt bò, heo, cừu, dê,… Hải sản và cá: Tôm, ốc, sò, cá hồi, cá ngừ,… Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa đặc, sữa chua, phô mai, kem,… Các thực phẩm khác: như trứng, ngũ cốc, đậu nành,… Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu Vitamin C Đây là một khoáng chất quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Vitamin C có thể tăng cường sự hấp thụ sắt từ thực phẩm vào cơ thể. Thiếu sắt dẫn tới không thể sản xuất đủ hồng cầu mới, dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu do thiếu vitamin C thường xảy ra với những người ăn uống không đầy đủ. Một số trường hợp bị thiếu vitamin C do sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vitamin C có thể bổ sung đường uống, viên nang hoặc qua các loại thực phẩm hàng ngày như: Trái cây: cam, chanh, dứa, xoài, dâu tây, kiwi, mơ, lựu, nho,… Rau xanh: bông cải xanh, cải xoong, cải bó xôi, rau muống, rau ngót, ớt chuông,… >9 món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà Biến chứng của thiếu máu do thiếu vitamin  Thiếu máu do thiếu vitamin có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe thường gặp nhất là: Bệnh thiếu máu huyết quản: Bệnh xảy ra khi cơ thể không có đủ hồng cầu hoặc hồng cầu không hoạt động hiệu quả. Các triệu chứng thường gồm mệt mỏi, hơi thở nhanh, yếu đuối, da xanh xao hoặc mờ. Sức kháng kém: Thiếu máu có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến bạn dễ mắc bệnh và khó phục hồi sau khi bị ốm. Rối loạn tâm lý: Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thần kinh, bao gồm sưng mô, co cơ và giảm năng lực tập trung. Tình trạng da và tóc: Da trở nên nhạt màu hoặc ngứa và tóc có thể rụng nhiều do tình trạng thiếu máu. Vấn đề tiêu hóa: Thiếu máu có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón. Nguy cơ thai kỳ: Thiếu máu ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nguy cơ thai kỳ và sự phát triển không bình thường của thai nhi. Hãy chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể bằng việc xây dựng một thực đơn khoa học và phong phú nhé!  >6 Cách điều trị thiếu máu não tại nhà an toàn và hiệu quả

Loading...