Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng và đặc biệt chuyên sâu các vấn đề về chăm sóc sức khỏe não bộ, thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình và sau tai biến.

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: duongnaothaiminh.com

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/duongnaothaiminh 
Zalo: https://zalo.me/1487406919786211079 

Bài viết của chuyên gia

Chuối xanh - Giải pháp chữa mất ngủ tự nhiên, hiệu quả!

Mất ngủ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, vì vậy nhiều người muốn nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Bên cạnh sử dụng thuốc thì việc áp dụng mẹo dân gian bằng thực phẩm tự nhiên được nhiều người ưa chuộng bởi tính an toàn xong vẫn đem lại hiệu quả nhất định. Bài viết dưới đây, duongnaothaiminh.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách chữa mất ngủ bằng chuối xanh. Cùng tìm hiểu nhé! ☛ Tìm hiểu trước: 7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài 1. Tìm hiểu công dụng chữa mất ngủ từ chuối xanh Hàm lượng dinh dưỡng có trong chuối xanh Chuối xanh tuy không được sử dụng phổ biến như chuối chín nhưng công dụng đem lại cho sức khẻ không hề chênh lệch nhau. So với chuối chín, chuối xanh mặc dù có hàm lượng đường ít hơn nhưng lại giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất hơn. So với chuối chín, chuối xanh có ít đường hơn nhưng lại giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất hơn. Xét trên hàm lượng 100g chuối xanh có chứa: Năng lượng: 89 kcal Protein: 1.09g Chất béo: 0,33g Carbohydrate: 22,84g Chất xơ: 2,6g Đường: 12,23g Canxi: 5mg Sắt: 0,26mg Phốt pho: 22mg Kali: 358 mg Natri: 1mg Kẽm: 0,15 mg Vitamin C: 8,7mg Thiamin 0,031mg Hàng chục vitamin và dưỡng chất khác Chuối chữa mất ngủ như thế nào? Từ xa xưa việc dùng chuối xanh để trị mất ngủ đã được cha ông ta truyền từ đời này qua đời khác bởi khi áp dụng sẽ thấy mang lại hiệu quả thực tế. Cho đến ngày nay, công dụng này đã được nghiên cứu và chứng mình dựa vào cơ chế hoạt động của chuối xanh đối với tình trạng mất ngủ bao gồm: Giảm căng thẳng, lo lắng Magie trong chuối xanh giúp thư giãn, giảm lo lắng nhẹ, giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ. Căng thẳng, stress là những nguyên nhân hàng đầu đây mất ngủ trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy vậy, trong chuối xanh cung cấp hàm lượng magie dồi dào, khoáng chất này có ảnh hưởng đến phần não kiểm soát tuyến thượng thận và tuyến yên – cách tuyến chịu trách nhiệm về căng thẳng. Từ đó đem lại công dụng thư giãn, giảm triệu chứng lo lắng nhẹ, đặc biệt là giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ. Duy trì chất dẫn truyền thần kinh Bên cạnh tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng, magie trong chuối xanh còn duy trì mức GABA cần thiết cho cơ thể – đây là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò điều hòa giấc ngủ dựa trên cơ chế làm chậm sóng não và làm dịu cơ thể. Giảm chuột rút Kali cũng là một khoáng chất với hàm lượng dồi dào có trong chuối xanh. Kali được biết có lợi cho hệ thần kinh với công dụng giúp thư giãn và giảm chứng chuột rút vào ban đêm. Điều này rất phù hợp với những người thường xuyên vận động ở cường độ cao, dễ bị căng cơ, chuột rút dẫn đến mất ngủ. Tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh Serotonin Vitamin B6 trong chuối xanh có tác dụng chuyển đổi axit amin Tryptophan thành Serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sản xuất hormone Melatonin. Trong khi đó Melatonin lại điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, cân bằng thời gian ngủ và thức, từ đó giúp bạn có một giấc ngủ buổi tối tự nhiên và chất lượng. Công dụng khác của chuối xanh Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, chuối xanh còn mang lại nhiều công dụng khác cho sức khỏe con người như: Cải thiện tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong chuối xanh làm chậm quá tiêu hóa thức ăn của dạ dày, từ đó giúp bạn no lâu, đồng thời ngăn ngừa táo bón. Hơn thế nữa, cách thành phần của chuối xanh còn nuối dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết: Pectin trong chuối xanh giúp giảm hấp thụ đường và tăng độ nhạy cảm insulin, do đó kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, rất phù hợp với chế độ ăn của người tiểu đường. Hỗ trợ các vấn đề tim mạch: Không chỉ trong chuối xanh mà cả chuối chín đều có hàm lượng kali dồi dào, từ đó kiểm soát tốt các vấn đề liên quan đến tim mạch như ổn định nhịp tim, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu và đột quỵ. Ngoài phương pháp chữa ngủ bằng chuối xanh, bạn có thể tìm hiểu thêm một số mẹo dân gian khác cũng đem lại tác dụng khắc phục tình trạng mất ngủ TẠI ĐÂY 2. Cách sử dụng chuối xanh trị mất ngủ Chuối xanh chữa mất ngủ được dân gian áp dụng qua nhiều thế hệ dưới hình thức ăn vào cơ thể qua dạng chưa chế biến hoặc chế biến như nấu chín hoặc làm thành các món ăn theo sở thích của từng người. Đi từ công thức đơn giản đến phức tạp, dưới đây là 3 cách chữa mất ngủ bằng chuối xanh mà bạn có thể tham khảo: Chữa mất ngủ bằng trà chuối xanh Bản chất của chuối xanh đã đem lại tác dụng trị mất ngủ. Do đó, không cần chế biến cầu kì, chỉ cần một nguyên liệu duy nhất là chuối xanh nấu lên thành trà là người mất ngủ đã có thể kiểm soát triệu chứng này. Cách làm vô cùng đơn giản với các bước từ sơ chế đến thực hiện: Cắt bỏ 2 đầu quả chuối xanh, rửa sạch nhiều lần với nước muối, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ. Cho chuối đã được làm sạch vào trong nồi cùng một lượng nước vừa đủ. Đun lửa nhỏ khoảng 15-20 phút, để càng lân đồng nghĩa với chuối sẽ tiết ra càng nhiều dưỡng chất. Tắt bếp và gạn lấy phần trà để sử dụng. Chữa mất ngủ bằng chuối xanh cùng mật ong Chuối xanh kết hợp mật ong chữa mất ngủ hiệu quả Mật ong được ví là thần dược bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đông y ghi nhận mật ong có tính ấm, vị ngọt thanh, có tác dụng tiêu viêm. Không chỉ vậy, mật ong cũng được biết đến nhờ công dụng giải tỏa tâm lí căng thẳng, tinh thần mệt mỏi, giúp thư giãn thần kinh đầu óc. Do đó, sự kết hợp mật ong với chuối xanh đánh đúng đến triệu chứng mất ngủ do căng thẳng gây ra. Nguyên liệu chuẩn bị: Một quả chuối xanh, mật ong nguyên chất (2 thìa) Cách thực hiện: Sơ chế chuối xanh tương tự như 2 cách trên: cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch với nước muối giúp loại bỏ nhựa chuối và bụi bẩn. Sau đó gọt bỏ vỏ chuối và thái lát mỏng. Mang toàn bộ chuối đệm phơi dưới nắng to nhiều ngày rồi nghiền nát thành bột. Để bảo quản được lâu nhất nên cất trữ trong hũ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng, trộn 2 thìa bột cà phê chuối xanh với 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, hòa tan trong nước ấm và uống sau ăn. Chữa mất ngủ bằng chuối xanh cùng bột quế Theo Y học cổ truyền, quế là vị thuốc lâu năm có vị cay, tính ấm, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Nhờ vậy mà đem lại công dụng an thần, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi quá mức. Khi kết hợp với chuối xanh, đặc biệt tốt cho đối tượng mất ngủ do stress hay mất ngủ liên quan đến thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 1 quả chuối xanh, 10g bột quế. Cách thực hiện: Chuối xanh cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch với nước muối để loại bỏ nhựa và bụi bẩn. Bỏ chuối xanh vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ khoảng 15-20 phút đến khi các dưỡng chất trong chuối ra hết. Vớt chuối ra rồi cho bột quế vào hòa tan cùng nước. Lọc qua rây giúp loại bỏ cặn để lấy phần nước. Uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Lưu ý: Cách trị mất ngủ bằng chuối và  bột quế chống chỉ định cho người cao huyết áp, bốc hỏa hoặc có bệnh lý về gan thận.  3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng chuối xanh chữa mất ngủ Ưu tiên chuối xanh có xuất xứ rõ ràng, không thuốc trừ sâu hay chất bảo quản Để việc trị mất ngủ bằng chuối xanh phát huy hiệu quả tốt nhất, người áp dụng cần lưu ý một vài điều sau: Ưu tiên lựa chọn và sử dụng chuối có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chất kích thích, trừ sâu hay tồn dư chất bảo quản. Chữa mất ngủ bằng chuối xanh là phương pháp tự nhiên, do đó hiệu quả mang lại khá chậm và kết quả cũng sẽ khác nhau tùy vào từng cơ địa. Người bệnh cần kiên trì sử dụng liền trong nhiều ngày, tránh bị đứt quãng. Chuối xanh trị mất ngủ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với những trường bị mất ngủ trong thời gian ngắn, đặc biệt là mất ngủ do căng thẳng, stress, không liên quan đến bệnh lý. Đối tượng có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với chuối xanh thì không nên áp dụng phương pháp này., Phụ nữ mang thai bị mất ngủ muốn sử dụng chuối xanh thì cần cẩn trọng, phải tham khảo chi tiết ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Nếu trong quá trình áp dụng thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào thì nên tạm ngưng và tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ. Loại bỏ hoàn toàn các thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như: thức khuya, ngủ ngày, uống nhiều rượu bia, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ,… Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt lành mạnh để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất ☛ Tham khảo thêm tại: Mất ngủ có thể do thiếu vitamin – Tìm hiểu ngay để ngủ ngon trở lại! 4. Dưỡng Não Thái Minh – giải pháp an toàn cho chứng mất ngủ Với điểm chung đều là phương pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ an toàn, lành tính với sức khỏe, song nếu như chuối xanh là mẹo chữa dân gian với cách chế biến thô sơ thì viên uống Dưỡng Não Thái Minh lại được sản xuất với công nghệ hiện đại, kết hợp nhiều thành phần thảo dược quý hiếm gồm cao Bạch quả, cao Đinh Lăng, cao Thạch Tùng, vitamin nhóm B. Nhờ đó mà công dụng mang lại cho sức khỏe não bộ, đặc biệt trong việc hỗ trợ kiểm soát chứng mất ngủ cũng hiệu quả hơn. Nhắc đến tác dụng trị mất ngủ, không thể không kể đến chiết xuất từ cây đinh lăng trong thành phần của Dưỡng Não Thái Minh chứa hàm lượng lớn hoạt chất saponin, từ đó giúp an thần, trực tiếp cái thiện tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, thành phần cao Bạch Quả cũng phát huy tốt tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình nhờ vào cơ chế tăng tốc độ dòng máu và mức độ tưới máu lên não. Khi kiểm soát tốt 2 căn bệnh này, chứng mất ngủ gây ra bởi chúng cũng sẽ được cải thiện. Sản phẩm hiện đã được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua TẠI ĐÂY Hoặc bấm nút MUA NGAY để đặt mua viên uống Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty. Kết luận: Như vậy, chữa mất ngủ bằng chuối xanh hoàn toàn có tác dụng mà còn an toàn, lành tính với sức khỏe người bệnh. Tuy vây, do hiệu quả mang lại chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, đồng thời luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, loại bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ để đạt kết quả tốt hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc, hãy liên hệ với chung tôi ngay qua hotline 1800 1705 để được giải đáp cụ thể. Xem thêm: Chấm dứt những tháng ngày mất ngủ bằng lá Đinh lăng

Chóng mặt ngoại biên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Có thể bạn vô tình được nghe tới, hoặc được chẩn đoán bị chứng Chóng mặt ngoại biên? Cụm từ này có vẻ khá mới mẻ với nhiều người trong chúng ta. Cùng duongnaothaiminh.com tìm hiểu chi tiết hơn về chóng mặt ngoại biên trong bài viết dưới đây? Phân biệt chóng mặt – choáng váng Chóng mặt và choáng váng là hai khái niệm thường được sử dụng để miêu tả các triệu chứng liên quan đến cảm giác mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Tuy nhiên, chóng mặt và choáng váng là hai khái niệm khác nhau về mặt y tế. Chóng mặt (dizziness) là một cảm giác mất cân bằng hoặc lúng túng, thường đi kèm với cảm giác xoay vòng hoặc mất thăng bằng. Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như động kinh, thiếu máu não, bệnh Meniere, rối loạn tâm thần, rối loạn tiền đình và cảm giác căng thẳng. Choáng váng (faintness) là một cảm giác mất cảm giác và tự do đứng, thường đi kèm với cảm giác yếu đi hoặc mất khả năng tập trung. Choáng váng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thiếu máu, stress, mất nước, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp đột ngột, rối loạn tim mạch và sử dụng thuốc. Chóng mặt ngoại biên là gì? Các nhà nghiên cứu phân chia chóng mặt thành hai loại, bao gồm: chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương. Bài viết này sẽ tập trung gửi tới người đọc các thông tin liên quan đến chóng mặt ngoại biên. Chóng mặt trung ương: được gây ra bởi sự cố về hệ thần kinh trung ương, bao gồm các vấn đề liên quan đến não, tủy sống, hoặc hệ thống tĩnh mạch não. Các triệu chứng của chóng mặt trung ương bao gồm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng, khó thở và buồn nôn. Chóng mặt ngoại biên: được gây ra bởi sự thay đổi đột ngột trong hệ thống cân bằng cơ thể, bao gồm sự thay đổi về huyết áp, lượng nước trong cơ thể hoặc sự thay đổi về hướng di chuyển của cơ thể. Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt phổ biến, bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể dễ dàng gặp phải. Khi cơ thể bị mất thăng bằng, bên trong tai sẽ xảy ra sự xáo trộn nhằm điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng, từ đó gây ra tình trạng chóng mặt ngoại biên. Khi bạn di chuyển đầu, bên trong tai sẽ giúp bạn xác định vị trí đầu và gửi tín hiệu đến não. Dấu hiệu của chóng mặt ngoại biên Các biểu hiện phổ biến của chóng mặt ngoại biên có thể bao gồm: Cảm giác chóng mặt, mất cân bằng hoặc xoay vòng xuất hiện theo từng cơn Chóng mặt nhiều hơn khi cử cử động Cảm giác khó chịu hoặc choáng váng Ù tai hoặc giảm thính lực Buồn nôn hoặc nôn mửa Đau đầu hoặc cảm giác mệt mỏi Rung giật nhãn cầu xoay ngang hoặc xoắn Các triệu chứng tăng huyết áp hoặc suy tim cũng có thể đi kèm với chóng mặt ngoại biên. Những triệu chứng này thường khởi phát đột ngột, có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, tùy thuộc vào nguyên nhân của chóng mặt ngoại biên. Trong trường hợp nghiêm trọng, chóng mặt ngoại biên có thể dẫn đến mất thăng bằng nghiêm trọng, ngã hoặc bị thương tổn. ☛ Tham khảo: Đau đầu, chóng mặt do thiếu chất gì? Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt ngoại biên, dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu: 1. Rối loạn tiền đình ngoại biên Tiền đình là một hệ thống các cơ quan giúp cân bằng và duy trì vị trí của cơ thể, bao gồm tai trong, mắt và các cơ khác. Khi có sự xáo trộn trong hệ thống tiền đình này, ví dụ như do bị viêm tai giữa, nhiễm trùng hoặc bị chấn thương đầu, sẽ dẫn đến chóng mặt ngoại biên. Các triệu chứng khác của rối loạn tiền đình ngoại biên có thể bao gồm chóng mặt khi quay đầu hoặc chóng mặt khi thay đổi vị trí của đầu. ☛ Tìm hiểu: Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình 2. Chóng mặt theo tư thế kịch phát lành tính Chóng mặt ngoại biên thường có thể gây ra bởi chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (Benign Paroxysmal Positional Vertigo – BPPV). Khi các tín hiệu từ tai lẫn vào não không cùng khớp nhau với các tín hiệu từ mắt và các cơ vận động khác, dẫn đến cảm giác lạc lõng, mất thăng bằng và chóng mặt. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể hay mọi thứ xung quay quay vòng vòng khi thay đổi vị trí của đầu đột ngột, ví dụ như ngẩng đầu lên xuống, bất ngờ nằm xuống hoặc ngồi dậy. 3. Sau khi bị chấn thương đầu mặt Chấn thương đầu mặt có thể làm mất cân bằng trong hệ thống cảm giác vị trí của tai, gây ra chóng mặt ngoại biên. Ngoài ra, chấn thương đầu mặt cũng có thể làm tổn thương các cơ, dây chằng và mô mềm khác trong vùng đầu mặt, gây ra các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, và khó chịu. Nếu bạn bị chấn thương đầu mặt và gặp phải các triệu chứng chóng mặt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chóng mặt. 4. Do dây tiền đình bị nhiễm độc Dây tiền đình có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân độc hại như thuốc, rượu, ma túy, thuốc lá… khiến cho chức năng của dây tiền đình bị giảm sút hoặc bị mất đi. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng chóng mặt ngoại biên. Ngoài ra, các bệnh lý khác như thiếu máu não, rối loạn tâm thần, bệnh Parkinson, thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra chóng mặt ngoại biên. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra chóng mặt, cần phải được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa thần kinh. 5. Thiếu máu não cục bộ Khi một phần của não không nhận được đủ lượng máu oxy do các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc co thắt, các tế bào não có thể bị tổn thương và gây ra chóng mặt, chóng mặt ngoại biên hoặc hoa mắt. Ngoài chóng mặt, các triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, khó khăn trong việc nói chuyện, tê bì hoặc khó khăn trong việc di chuyển. Thiếu máu não cục bộ là một tình trạng khẩn cấp và cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. ☛ Tìm hiểu: Chi tiết về bệnh thiếu máu não 6. Tổn thương cột sống cổ Chấn thương hoặc thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra sự sai lệch trong vị trí và hoạt động của cơ thể, từ đó gây ra chóng mặt ngoại biên. Khi có tổn thương cột sống cổ, đường dẫn tín hiệu từ tai đến não có thể bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng, gây ra chóng mặt ngoại biên. Ngoài ra, cột sống cổ cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng của cơ thể, khi bị tổn thương có thể làm giảm khả năng cân bằng và gây ra chóng mặt. 7. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc có thể gây ra chóng mặt ngoại biên bao gồm: Thuốc chống co giật: như phenytoin, carbamazepine. Thuốc chống trầm cảm: như fluoxetine, sertraline. Thuốc giảm đau: như oxycodone, hydrocodone. Thuốc kháng histamine: như cimetidine, ranitidine. Thuốc chống say tàu xe: như meclizine, dimenhydrinate. Thuốc chống loạn nhịp tim: như amiodarone. Thuốc giảm động kinh: như gabapentin. Thuốc giảm áp lực mắt: như latanoprost. Ngoài ra, chóng mặt ngoại biên còn có thể gây ra bởi một số tác nhân khác, như: Nhiễm trùng tai: gồm viêm tai giữa, viêm tai giác mạc, viêm xoang và viêm tai ngoài. Rối loạn cơ bắp: như bệnh Parkinson và đột quỵ. Rối loạn loét dạ dày-tá tràng: có thể gây ra chóng mặt do mất cân bằng điện giải. Các bệnh lý khác như bệnh của Addison, bệnh tăng huyết áp và bệnh tuyến giáp. Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc thiếu nước. Điều trị chóng mặt ngoại biên bằng cách nào? Khi xác định được nguyên nhân cụ thể thì chóng mặt có thể được điều trị hiệu quả. Nếu nguyên nhân gây nên chóng mặt là do chóng mặt kịch phát lành tính (rối loạn tiền đình) thì tình trạng chóng mặt có thể sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần. Để điều trị chóng mặt ngoại biên hiện có 4 phương pháp điều trị chính, đó là: 1. Sử dụng liệu pháp vật lý Chóng mặt ngoại biên là tình trạng khi cảm giác chóng mặt hay hoa mắt xảy ra do sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh vận động và cảm giác. Liệu pháp vật lý có thể được sử dụng để giúp điều trị chóng mặt ngoại biên, bao gồm: Thực hiện bài tập tập luyện đồng tâm: Tập luyện đồng tâm bao gồm việc xoay đầu và mắt theo một hướng nhất định. Điều này giúp cân bằng và tăng cường hệ thần kinh vận động. Điều trị xoa bóp: Xoa bóp có thể giúp giảm các triệu chứng của chóng mặt ngoại biên bằng cách kích thích hệ thống thần kinh và tuần hoàn máu. Điều trị điện xung: Điện xung có thể được sử dụng để điều trị chóng mặt ngoại biên bằng cách kích thích các dây thần kinh và giảm triệu chứng. Các phương pháp giảm căng thẳng: ví dụ như yoga, tai chi hoặc các phương pháp thở, có thể giúp giảm triệu chứng chóng mặt ngoại biên bằng cách giảm căng thẳng và tăng cường tư thế. Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liệu liệu pháp đó có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hay không. 2. Sử dụng thuốc Chóng mặt ngoại biên là tình trạng khi cảm giác chóng mặt hoặc hoa mắt xảy ra do sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh vận động và cảm giác. Các loại thuốc điều trị chóng mặt ngoại biên có thể bao gồm: Thuốc kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic làm giảm các triệu chứng chóng mặt ngoại biên bằng cách làm giảm khối lượng dịch nội tiết có liên quan đến triệu chứng. Ví dụ như thuốc scopolamine. Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin giúp làm giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách ức chế hoạt động của histamin trong hệ thống cảm giác của cơ thể. Ví dụ như thuốc cinnarizine. Thuốc kháng tác dụng của beta-adrenergic: Thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách giảm tác dụng của hormone tăng huyết áp có tên là norepinephrine trên các receptor beta-adrenergic trong hệ thống thần kinh vận động. Ví dụ như thuốc propranolol. Thuốc kháng kênh canxi: Thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách làm giảm lưu lượng canxi vào các tế bào của hệ thống thần kinh vận động. Ví dụ như thuốc flunarizine. Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu trong não và giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách giãn nở các mạch máu. Ví dụ như thuốc betahistine. Lưu ý rằng mỗi loại thuốc có những tác dụng phụ và tương tác khác nhau với các loại thuốc khác, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn. 3. Phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật để điều trị chóng mặt ngoại biên được sử dụng khi các phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc không đạt được kết quả như mong muốn. Một trong những phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chóng mặt ngoại biên là phẫu thuật sửa lại độ nghiêng của đầu gối của động mạch cổ. Thủ thuật này có thể được thực hiện dưới tình trạng tê tĩnh mạch hoặc phẫu thuật thường. Kỹ thuật thường sử dụng cho thủ thuật này là phương pháp Anderson-Hynes, trong đó một đoạn động mạch được cắt bỏ, được sửa lại và sau đó được ghép lại. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có thể có những rủi ro và tác dụng phụ, bao gồm nhiễm trùng, xuất huyết, và mất khả năng kiểm soát cơ thể. Trước khi quyết định phẫu thuật, bệnh nhân nên thảo luận kỹ với bác sĩ để hiểu rõ về những rủi ro và lợi ích của phương pháp này. 4. Sử dụng liệu pháp tâm lý Liệu pháp tâm lý, như thảo luận với nhà tâm lý học hoặc trị liệu hành vi, có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân điều trị chóng mặt ngoại biên. Những người bị chóng mặt ngoại biên thường có cảm giác bất an và lo lắng, đặc biệt khi chứng tỏ ra và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, liệu pháp tâm lý có thể giúp giảm thiểu cảm giác lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp tâm lý thông thường được sử dụng để điều trị chóng mặt ngoại biên bao gồm: Kỹ năng giảm căng thẳng: Bệnh nhân được hướng dẫn các kỹ năng giảm căng thẳng như thở đều và sâu, tập trung vào những điều tích cực và thư giãn cơ thể. Trị liệu hành vi: Liệu pháp trị liệu hành vi có thể giúp bệnh nhân tập trung vào những hành vi và tư duy tích cực, giảm bớt sự lo lắng và đạt được tinh thần cân bằng. Tập trung vào tâm lý: Thảo luận với nhà tâm lý học có thể giúp bệnh nhân định hướng lại tư duy và giải quyết những mối quan tâm tâm lý. Liệu pháp tâm lý có thể là một phương pháp hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân giảm thiểu cảm giác lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp điều trị chính cho chóng mặt ngoại biên và nên được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác để đạt được kết quả tốt nhất. Xem thêm: 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý

Mất ngủ tê bì chân tay có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?

Mất ngủ, tê bì chân tay, đau đầu… là những triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai cũng mắc phải một lần trong đời. Tình trạng này có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau và thường có xu hướng tăng dần theo thời gian. Mất ngủ, tê bì chân tay có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng do đó cần được lưu ý khắc phục kịp thời. Mất ngủ, tê bì chân tay là hiện tượng gì? Ngủ chiếm một phần ba thời gian sống của con người. Đây được xem là giai đoạn nghỉ ngơi quan trọng nhất của cơ thể. Ngủ và nghỉ ngơi có mối liên quan mật thiết đến các vấn đề sức khỏe và bệnh tật. Thời gian ngủ là khoảng thời gian để các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương được lấy lại sự cân bằng cần thiết trong các hoạt động sinh lý. Thời gian này cũng góp phần tạo tiền đề cho hoạt động chức năng ở giai đoạn tiếp theo với một chất lượng đảm bảo. Thời điểm đi ngủ hợp lý vào khoảng 22 – 23 giờ đêm. Giấc ngủ ngon là cần thiết để duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Nhu cầu về giấc ngủ của con người thay đổi theo lứa tuổi. Bình thường, một người trưởng thành khỏe mạnh cần 7-9 tiếng để ngủ. Mất ngủ là tình trạng cơ thể không được ngủ, nghỉ ngơi đúng cách và đủ thời gian. Mất ngủ biểu hiện bằng hiện tượng hay thức giấc, giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu, hồi hộp căng thẳng khi thức giấc. Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể gầy sút, suy nhược mệt mỏi, kém nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài môi trường. Theo nghiên cứu, mất ngủ sẽ gây giảm khả năng tập trung và dễ gây kích thích căng thẳng. Cơ quan thụ cảm thuộc nhóm tế bào thần kinh cảm giác. Chúng giúp cơ thể cảm nhận và phản xạ với các tác động từ môi trường xung quanh. Tê bì chân tay là tình trạng mất cảm giác ở tay chân. Khi đó, các chi của cơ thể không còn nhạy cảm với các yếu tố kích thích từ đó không thực hiện các phản xạ đáp ứng. Đôi khi, tê bì chân tay cũng kèm theo các dị cảm như châm chích, râm ran như kim châm. Tình trạng này thường liên quan tới rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh của cơ thể. Mất ngủ và tê bì chân tay là những triệu chứng độc lập song có thể xuất hiện đồng thời. Chúng có những mối liên quan nhất định, cảnh báo những vấn đề gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. 6 Nguyên nhân mất ngủ tê bì chân tay Mất ngủ, tê bì chân tay có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi song tỉ lệ mắc ở người cao tuổi cao hơn cả. Trong đó, tê bì chân tay có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi người bệnh giữ ở một tư thế trong thời gian dài. Nguyên nhân gây mất ngủ tê bì chân tay được xác định do các yếu tố bệnh lý gây ra hoặc do các tác động của ngoại cảnh, cụ thể như sau: Suy nhược thần kinh Hệ thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao nhất của cơ thể người. Chúng giúp thực hiện các phản xạ, kiểm soát và duy trì các chức năng khác nhau của các cơ quan. Do phải hoạt động liên tục, hệ thần kinh đòi hỏi cần được nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý. Suy nhược thần kinh (còn được gọi là Da Costa) là một hội chứng thuộc nhóm các rối loạn thần kinh chức năng. Đây là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não cũng như trung khu dưới vỏ não. Suy nhược thần kinh xảy ra do các tế bào não hoạt động liên tục và quá sức trong thời gian dài. Tình trạng này gây ra kiệt quệ chất dẫn truyền thần kinh, suy giảm chức năng tế bào não. Khi đó, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, hay lo âu, cơ thể gầy sút… Mất ngủ sẽ xuất hiện sau đó, mức độ của triệu chứng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian khi suy nhược thần kinh không được khắc phục. > 7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài Viêm dây thần kinh Dây thần kinh là một thành phần của thần kinh ngoại biên. Nó là một bó các sợi thần kinh con lan toả ra các nơi trong cơ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Chúng có chức năng tiếp nhận các tín hiệu từ môi trường bên ngoài gửi về trung khu thần kinh (não và tuỷ sống). Đồng thời, đây cũng là đường dẫn truyền các phản xạ từ trung tâm tới các cơ quan đáp ứng. Khi các dây thần kinh bị tổn thương, quá trình dẫn truyền này sẽ không được thực hiện. Viêm dây thần kinh là hậu quả của tình trạng này. Bệnh có thể xảy ra do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn di truyền hoặc khối u chèn ép vào dây thần kinh. Tùy vào các nguyên nhân khác nhau, triệu chứng của viêm dây thần kinh là khác nhau song điển hình là: tê bì, mất cảm giác hoặc châm chích ở tay chân, yếu cơ, liệt cơ, khó phối hợp các động tác… > Tại sao rối loạn tiền đình mất ngủ? Cách điều trị hiệu quả Thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống có tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi song hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Xương cột sống xuất phát từ mặt dưới xương chẩm đến đỉnh xương cụt. Đây là cột trụ chính giúp cho cơ thể đứng vững, đứng thẳng. Ngoài chức năng vận động và định hình cơ thể, xương cột sống cũng là thành phần quan trọng của hệ thần kinh. Cột sống chứa tủy sống và là nơi xuất phát của nhiều rễ thần kinh khác nhau. Do đó, các tổn thương cột sống gây ra các ảnh hưởng tương tự các tổn thương thần kinh gây ra. Thoái hóa cột sống là tình trạng các đốt sống bị thoái hóa làm thay đổi cấu trúc xương cột sống. Đây là một bệnh lý mạn tính với mức độ tiến triển chậm. Thoái hóa cột sống gây cứng khớp, giảm tiết dịch khớp làm giảm trơn nhờn từ đó gây cử động khó khăn, đau khi vận động. Đau thường xuất hiện bất ngờ với mức độ âm ỉ hoặc dữ dội. Khi cơn đau xuất hiện vào ban đêm, nó có thể khiến người bệnh tỉnh giấc bất chợt, mệt mỏi khó chịu. Lâu dần, người bệnh sẽ bị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Bệnh cũng ảnh hưởng tới đĩa đệm giữa các đốt sống gây thoát vị đĩa đệm. Khi sự thoát vị chèn ép vào dây thần kinh, sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh sẽ bị đứt đoạn khiến người bệnh mất cảm nhận và giảm các cử động của tay chân. Cảm giác tê bì, châm chích ban đầu thường xuất hiện ở lòng bàn tay, chân sau đó lan ra toàn bộ cánh tay, cẳng chân. Trong trường hợp nặng hơn, thoái hóa cột sống còn khiến người bệnh mất khả năng đi lại, vận động, tiểu không tự chủ… Ngủ sai tư thế Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe ổn định của con người. Trong đó, tư thế ngủ quyết định một phần không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Ngủ sai tư thế khiến cơ thể không được thoải mái, giấc ngủ không được sâu và ngon. Theo đó, người ngủ sai tư thế thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi thức dậy. Trong một số trường hợp, ngủ sai tư thế dễ làm người bệnh tỉnh giấc bất chợt, khó vào lại giấc ngủ lâu dần dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, ngủ sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tê bì chân tay. Khi tay chân bị đè quá lâu, các mạch máu có thể bị chèn ép khiến máu khó lưu thông, tăng ứ đọng. Quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng giữa máu và các cơ không được diễn ra do đó quá trình sinh acid lactic trong cơ được thúc đẩy. Hậu quả là chân tay nơi bị đè nén xuất hiện tê buốt hoặc mất nhận cảm. Khi đó, thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng hoặc xoa bóp tay chân sẽ làm giảm tình trạng tê buốt nhanh chóng. > Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả Cơ thể thiếu dinh dưỡng Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và các tế bào thần kinh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng cũng như các nguyên liệu cần thiết cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Thiếu dinh dưỡng gây ra nhiều ảnh hưởng tới các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó hệ thần kinh chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất. Não bộ và hệ thần kinh hoạt động liên tục kể cả khi chúng ta nghỉ ngơi do đó tiêu tốn một nguồn năng lượng tương đối lớn. Thiếu dinh dưỡng làm năng lượng cung cấp cho cơ thể, nhất là não bộ không đủ làm ảnh hưởng tới chức năng của não. Hậu quả của tình trạng này là thần kinh bị suy nhược, dễ căng thẳng, lo âu, mất ngủ, mệt mỏi… Cơ thể thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài cũng gây các tác động trực tiếp lên não như thoái hóa não, teo não… Ngoài ra, thiếu hụt dinh dưỡng cũng tác động tới sự phát triển và duy trì hoạt động của các dây thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh có thể giảm tạo thành do đó khả năng dẫn truyền bị giảm sút. Tê bì chân tay, yếu cơ, nhược cơ là hậu quả điển hình của hiện tượng này. Ảnh hưởng của thời tiết Vào thời điểm giao mùa, tỉ lệ người bị mất ngủ và gặp các rối loạn sức khoẻ khác tăng cao, nhất là ở người cao tuổi. Thời tiết và nhiệt độ thay đổi quá nhanh và đột ngột có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi, phản ứng lại. Ngoài ra, hệ miễn dịch lúc này cũng trở nên suy yếu khiến cơ thể trở nên nhạy cảm. Khi đó, tăng cao nguy cơ mắc các bệnh cơ hội như cảm cúm, hen suyễn… Các biểu hiện của bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, chán ăn từ đó gây sa sút tinh thần, suy nhược thần kinh… Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng khiến thần kinh dễ bị kích thích. Trong thời gian dài, các ảnh hưởng hay gặp phải là mất ngủ, dễ cáu gắt, căng thẳng, mệt mỏi. #7 Mẹo khắc phục mất ngủ tê bì chân tay Mất ngủ tê bì chân tay tuy không gây đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng này lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh. Do đó, khắc phục tình trạng này là giải pháp cần thiết. Khắc phục mất ngủ tê bì chân tay kịp thời góp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Theo các chuyên gia, có thể loại bỏ mất ngủ tê bì chân tay bằng một trong những phương pháp dưới đây: Ăn uống khoa học Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa 90% nguyên nhân gây các bệnh về não bộ, tim mạch. Chế độ ăn góp phần không nhỏ trong duy trì sức khỏe ổn định cũng như tăng sức đề kháng và thúc đẩy miễn dịch. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể góp phần đảm bảo các hoạt động chuyển hóa diễn ra ổn định. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng cũng giúp bồi bổ cơ thể, tăng khả năng hồi phục chức năng các cơ quan. Theo đó, ăn uống khoa học giúp hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh và não bộ từ đó đảm bảo chúng hoạt động ổn định, ngăn ngừa mất ngủ, tê bì chân tay. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần bổ sung các chất chống oxy hóa làm ngăn ngừa lão hoá, giảm thiểu nguy cơ thoái hoá, suy nhược. Người bị mất ngủ, tê bì chân tay cần bổ sung: Thực phẩm giàu kiềm như: chuối, rong nho, rong biển, bắp cải… Thực phẩm giàu vitamin D, K như: trứng, sữa, rau cải, ngũ cốc… Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: trà xanh, việt quất, cà rốt, cà chua… Thực phẩm giàu Tryptophan như: cá, thịt gà, chuối, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành, các loại hạt… Cần tránh rượu bia, đồ uống chứa cồn… do chúng dễ gây kích thích thần kinh từ đó làm tăng mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi. Tập luyện thể dục thường xuyên Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Theo các chuyên gia, tập luyện thể dục thể thao nên được duy trì thường xuyên không chỉ ở người bệnh mà cả ở người khoẻ mạnh. Các bài tập luyện đều đặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đối với người bị mất ngủ, tê bì chân tay, tập thể dục giúp thư giãn gân cốt, hỗ trợ vận động trở nên linh hoạt, dẻo dai, hạn chế cứng khớp. Tập thể dục cũng góp phần tăng tuần hoàn máu lên não, thư giãn thần kinh từ đó góp phần nâng cao sức khỏe thần kinh. Thêm vào đó, các bài tập thường xuyên cũng góp phần tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch. Nhờ vậy, cơ thể tăng khả năng chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh. > Mất ngủ có làm tăng huyết áp không? Thay đổi tư thế ngủ Ngủ sai tư thế không chỉ khiến giấc ngủ không được sâu mà còn khiến người bệnh dễ bị gián đoạn giấc ngủ. Điều này cũng khiến cảm giác tê bì chân tay xuất hiện thường xuyên, người bệnh có thể khó cử động khi tỉnh dậy. Theo đó, thay đổi tư thế ngủ là điều cần thiết để khắc phục tình trạng mất ngủ tê bì chân tay. Ngoài ra, tư thế ngủ thoải mái cũng khiến não bộ được nghỉ ngơi đúng và đủ cách, đảm bảo các hoạt động được diễn ra cân bằng ổn định. Ngủ đúng tư thế cũng giúp bảo vệ sức khỏe cột sống đồng thời mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi tỉnh giấc. Một số tư thế ngủ thích hợp là: tư thế nằm ngửa lưng thẳng, tư thế nằm nghiêng, tư thế bào thai… Massage, bấm huyệt Khi có sự chèn ép vào mạch máu hoặc vào các dây thần kinh sẽ khiến đường dẫn truyền bị tắc nghẽn. Massage, bấm huyệt là phương pháp được áp dụng để cải thiện mất ngủ, tê bì chân tay hiệu quả trong trường hợp này. Massage, bấm huyệt giúp đả thông kinh lạc, loại bỏ tắc nghẽn do đó góp phần đưa các hoạt động trở về ổn định. Phương pháp này cũng giúp thư giãn cơ thể từ đó hạn chế căng thẳng, ức chế. Theo đó, massage, bấm huyệt giúp người bị mất ngủ, tê bì chân tay sẽ được cải thiện tình trạng nhanh chóng. Kỹ thuật bấm huyệt đòi hỏi người thực hiện có kiến thức chuyên môn và trình độ nhất định để đảm bảo việc thực hiện diễn ra an toàn, hiệu quả. Sử dụng bài thuốc dân gian Sử dụng bài thuốc dân gian trị mất ngủ tê bì chân tay là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn nhất. Các bài thuốc dân gian không chỉ mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng mà còn được ưa chuộng vị đơn giản, dễ thực hiện. Các bài thuốc dân gian dùng các thảo dược tự nhiên để khắc phục bệnh. Đây đều là những ứng dụng công năng an thần, hoạt huyết… của các vị dược liệu. Một số bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả là: uống trà gừng, trà tâm sen, trà táo đỏ kỷ tử, đỗ xanh, xạ đen… Dùng thuốc Tây y Phần lớn nguyên nhân gây mất ngủ, tê bì chân tay đều do các bất thường trong chức năng cơ quan của cơ thể. Khi đó, dùng thuốc Tây y là giải pháp có thể khắc phục triệt để tình trạng này. Phương pháp này thường được áp dụng khi các biện pháp kể trên không mang lại hiệu quả điều trị. Khi dùng thuốc, người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau, các thuốc được chỉ định là khác nhau, thường thấy là: Thuốc an thần, gây ngủ. Thuốc giảm đau, chống viêm. Thuốc ngăn ngừa lão hoá… Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa

Bật mí 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Khi ngủ, cơ thể và não bộ sẽ được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật. Giấc ngủ kém chất lượng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, stress, rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cảm giác buồn ngủ trong ngày. Chúng tôi sẽ bật mí giúp bạn 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả nhất nhé. Cùng tìm hiểu ngay Nguyên nhân khiến bạn ngủ không ngon giấc Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ không ngon của bạn, bao gồm: Stress và lo lắng: Căng thẳng và lo lắng có thể làm cho bạn khó ngủ và giấc ngủ của bạn không đủ sâu. Tình trạng tâm lý: Các tình trạng tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu hay chứng mất ngủ thường gây ra vấn đề về giấc ngủ. Thói quen sinh hoạt: Những thói quen không tốt như ăn nhiều đồ có caffeine, uống nhiều rượu, hút thuốc lá hoặc tập thể dục quá muộn trong ngày đều có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Môi trường không tốt cho giấc ngủ: Môi trường ồn ào, ánh sáng quá chói hoặc nhiệt độ không thoải mái cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Thiếu máu não cục bộ: xuất hiện bởi các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu não có thể là giảm lượng máu đi đến não, tăng áp lực lên tường động mạch, từ đó gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ kéo dài, mệt mỏi và chóng mặt. Rối loạn tiền đình: Khi hệ thống tiền đình trong tai bị rối loạn, nó gửi tín hiệu sai lệch đến não, gây ra cảm giác chóng mặt và mất thăng bằng. Nếu tình trạng này xảy ra vào ban đêm, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Một số bệnh lý như viêm xoang, hội chứng chân răng, bệnh Parkinson, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch, hoặc các vấn đề liên quan đến hô hấp cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả nhất Đối với các trường hợp mất ngủ đến từ các nguyên nhân bệnh lý như thiếu máu não, rối loạn tiền đình, viêm xoang, tim mạch,… người bệnh cần nói chuyện thêm với bác sĩ để điều trị dứt điểm các tình trạng bệnh lý này, từ đó có thể sớm có lại được giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ngon hơn, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp dưới đây: 1. Chọn tư thế ngủ phù hợp Tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc có được giấc ngủ ngon hay không. Dưới đây là một số tư thế ngủ phù hợp để giúp bạn có giấc ngủ tốt: Nằm ngửa: Tư thế này giúp cho cơ thể được thư giãn hoàn toàn và giảm áp lực lên các khớp xương, đồng thời giảm nguy cơ bị đau lưng. Nằm nghiêng: Tư thế nằm nghiêng một bên với đầu gối uốn cong giúp cho cơ thể được thư giãn và giảm áp lực lên các khớp xương. Nằm nghiêng với đầu gối uốn cong: Tư thế này giúp giảm áp lực lên cột sống và giúp giảm đau lưng. Nằm xoắn: Tư thế này giúp giảm đau lưng và giúp cho cơ thể được thư giãn hơn. Nằm nghiêng với đầu ngửa: Tư thế này giúp giảm đau cổ và giúp cho cơ thể được thư giãn hơn. Trong quá trình chọn tư thế ngủ phù hợp, bạn cần lưu ý đến vấn đề đau lưng, đau cổ, khó thở hay rối loạn tiền đình để tránh tư thế ngủ không phù hợp gây ra các vấn đề sức khỏe khác. 2. Tạo không gian ngủ lý tưởng Tạo một không gian ngủ thích hợp là một bí quyết ngủ ít mà không mệt cần thiết để giúp bạn nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe một cách tốt nhất. Đồng thời đây cũng là bí quyết giúp bé ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả. Dưới đây là những lý do tại sao tạo một không gian ngủ thích hợp có thể giúp cho giấc ngủ ngon hơn: Tăng cường sự thoải mái: Một không gian ngủ được trang bị đầy đủ với giường, tấm lót giường, chăn ga gối và các đồ vật nội thất phù hợp giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nằm xuống giường. Việc sử dụng các tấm lót giường, gối êm ái, chăn mềm mại sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng hơn để tìm kiếm tư thế ngủ phù hợp. Giảm ồn và ánh sáng: Một không gian ngủ yên tĩnh và tối tăm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chìm vào giấc ngủ. Ánh sáng và tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì vậy hãy tắt đèn, giảm âm thanh và đảm bảo không gian ngủ của bạn yên tĩnh để giúp cho giấc ngủ của bạn trở nên ngon hơn. Tạo ra không gian thoáng mát và sạch sẽ: Việc tạo một không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong khi ngủ. Ngoài ra, không gian ngủ cũng cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây dị ứng như bụi, chất gây kích ứng, v.v. Tạo ra không gian ngủ riêng biệt: Tạo ra một không gian ngủ riêng biệt sẽ giúp bạn tập trung vào giấc ngủ và giảm sự phân tâm từ các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm giấc ngủ ngon và bình yên. Đ 3. Không dùng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ Bí quyết để có giấc ngủ ngon và sâu là không sử dụng điện thoại, máy vi tính,…trước khi đi ngủ. Điện thoại, máy tính, tivi và các thiết bị điện tử khác thường phát ra ánh sáng xanh, có thể ảnh hưởng đến sản xuất melatonin, một hormone tự nhiên giúp điều chỉnh giấc ngủ của chúng ta. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể làm giảm sản xuất melatonin, dẫn đến khó ngủ và giấc ngủ không đủ sâu. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị điện tử cũng có thể kích thích não bộ của chúng ta, khiến cho chúng ta cảm thấy tỉnh táo và khó thư giãn. Do đó, nếu bạn muốn có giấc ngủ ngon hơn, hãy cố gắng tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và thay vào đó hãy tìm những hoạt động thư giãn như đọc sách hoặc tắm nóng để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. 4. Tránh ăn nhiều hoặc uống đồ có caffeine Bí quyết để ngủ ngon tiếp theo là tránh sử dụng các chất kích thích và đồ uống có chứa caffein. Caffeine là một chất kích thích thần kinh và có thể làm tăng sự tỉnh táo và làm giảm sự mệt mỏi, nhưng cũng có thể gây ra khó khăn trong việc thư giãn và ngủ. Caffeine có trong nhiều loại đồ uống như cà phê, trà, nước giải khát có ga, cacao, và cả thuốc giảm đau. Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy cố gắng giảm sự tiêu thụ của các sản phẩm này hoặc tìm kiếm các loại thức uống không chứa caffeine để giúp thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Ngoài ra, đừng quên rằng thời gian để caffeine được loại khỏi cơ thể có thể mất từ 4 đến 6 giờ, vì vậy hãy tránh tiêu thụ caffeine trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. 5. Tập thể dục đều đặn Tập thể dục thường được khuyến khích để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, giảm stress, tăng cường sức đề kháng và giúp ngủ ngon hơn. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh các chất hooc-môn serotonin và melatonin giúp tạo cảm giác sảng khoái, thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc tập thể dục quá sức hoặc quá muộn trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì vậy hãy thực hiện các bài tập ở mức độ phù hợp và tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ. Ngoài tập thể dục, còn có nhiều phương pháp khác giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, bao gồm giảm stress, thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh ăn uống nhiều hoặc uống đồ có caffeine, tạo một không gian ngủ thích hợp và tập luyện các kỹ năng thư giãn như yoga hoặc meditate. 6. Làm sạch bàng quang Đi tiểu quá nhiều hoặc không kiểm soát được thời điểm đi tiểu có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra căng thẳng và lo lắng trong khi đi ngủ. Để giảm tình trạng bàng quang quá tải hoặc khó kiểm soát, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Hạn chế uống nước hoặc các thức uống có chứa caffeine vào buổi tối hoặc trước giờ đi ngủ. Tập luyện cơ bàng quang bằng cách đánh răng, nhảy dây hoặc thực hiện các bài tập đơn giản trong ngày. Đi tiểu định kỳ trước khi đi ngủ hoặc trước khi bạn cảm thấy cần đi tiểu. Hạn chế sử dụng thuốc tạo nước tiểu hay các loại thuốc gây táo bón có thể ảnh hưởng đến bàng quang. 7. Giảm bớt thức ăn chứa nhiều đường và chất béo Các loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu hóa và khó chịu vào ban đêm, dẫn đến khó ngủ. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ra biến động đường huyết và cảm giác thèm ăn trong đêm, khiến bạn tỉnh giấc và không thể quay lại giấc ngủ. Do đó, việc giảm bớt thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Thay vào đó, hãy tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ và protein để giúp tạo cảm giác no lâu hơn và cung cấp năng lượng ổn định cho cơ thể. 8. Tránh xa căng thẳng Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra cortisol và adrenaline, những hormone gây kích thích, làm cho cơ thể tỉnh táo và không thể thư giãn. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, đặc biệt là trước giờ đi ngủ, sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thử các phương pháp thư giãn như yoga, tai chi, tập thể dục, thực hành kỹ năng thở, massage, hay chỉ đơn giản là thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thư giãn tâm trí. 9. Sử dụng các kỹ thuật thở đúng cách Các kỹ thuật thở đúng cách giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp bạn dễ dàng chuyển sang trạng thái thư giãn trước khi đi ngủ. Dưới đây là một số kỹ thuật thở đúng cách có thể áp dụng: Thở đều: Thở sâu và chậm, hít vào qua mũi và thở ra qua miệng. Tập trung vào nhịp thở của mình và cố gắng duy trì nhịp độ đều. Thở với kỹ thuật 4-7-8: Hít vào trong vòng 4 giây, giữ hơi thở trong vòng 7 giây và thở ra trong vòng 8 giây. Lặp lại quá trình này trong ít nhất 4 lần. Thở chậm dần: Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, cố gắng thở chậm dần và sâu hơn với mỗi lần thở. Thở tư thế sâu: Nằm trên lưng với một chiếc gối đặt dưới đầu. Hít vào sâu và chậm, cố gắng đẩy không khí xuống dưới bụng và giữ hơi thở trong 2-3 giây trước khi thở ra chậm. 10. Viên uống Dưỡng não Thái Minh giúp cải thiện giấc ngủ Viên uống Dưỡng Não Thái Minh là một trong những bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược quý: Đinh Lăng, Bạch Quả, Thạch Tùng, Nattokinase cùng với các vitamin nhóm B và các hoạt chất bổi bổ thần kinh: Choline, Alpha Lipoic Acid. Từ đó giúp cho Dưỡng Não Thái Minh mang lại hiệu quả cao với người bệnh bị chóng mặt, đau đầu, mất ngủ do rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não. Với thành phần chính là saponin tương tự như Nhân sâm nên Đinh lăng còn được biết đến với tên gọi Nhân sâm của Việt Nam. Thêm vào đó, Đinh lăng còn chứa các chất như alcaloid, glycosid, tanin, flavonoid, các acid amin và vitamin B1,… giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Nhờ hàm lượng saponin cao, đinh lăng giúp an thần và cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu, dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Giấc ngủ là một phần quan trọng trong cuộc sống, giúp bạn luôn khỏe mạnh và có tinh thần tốt. Tuy nhiên cuộc sống hiện tại lại quá nhiều thứ phải lo lắng, toan tính khiến bản thân áp lực và mất ngủ. Trên đây là tổng hợp những bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng mà bất kỳ ai đều có thể áp dụng và thực hiện được. Hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhé. Dưỡng não Thái Minh hiện đã được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua sản phẩm TẠI ĐÂY Hoặc bấm nút MUA NGAY để đặt mua viên uống Dưỡng não Thái Minh chính hãng. Chia sẻ14  

Chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh khắc phục như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn xuất hiện ở phụ nữ trung niên với những biểu hiện rối loạn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là triệu chứng thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện không chỉ gây mệt mỏi, suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tinh thần người bệnh. 1. Thế nào là mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh? Tiền mãn kinh (còn được gọi là quá trình chuyển tiếp mãn kinh) là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Đây là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản. Sau tiền mãn kinh sẽ chuyển sang mãn kinh, người phụ nữ lúc này sẽ ngừng có kinh nguyệt. Thông thường, tiền mãn kinh xuất hiện ở độ tuổi 45 – 55. Tiền mãn kinh xảy ra làm suy giảm hormone của cơ thể từ đó gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý người bệnh. Tiền mãn kinh gây cảm giác nóng bức đột nhiên xuất hiện, kéo dài từ 2 – 4 phút, thường đi kèm đổ mồ hôi. Tuỳ vào cơ địa từng người, thời kỳ tiền mãn kinh có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Các triệu chứng ảnh hưởng trên từng đối tượng cũng không giống nhau, bao gồm: mất ngủ, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi về đêm, nhức đầu, hồi hộp, lo âu… Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh là triệu chứng mà hầu hết phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh đều gặp phải. Nó xuất hiện khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại. Theo đó, mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh gây hệ luỵ lên sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Tiền mãn kinh có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều nhất 4 năm. Khi đó, mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây ra các ảnh hưởng nặng nề tới người phụ nữ do đó cần được khắc phục kịp thời. 2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh Theo thống kê, có tới ¼ phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi 30 – 35 bắt đầu đối diện với những thay đổi thời kỳ tiền mãn kinh. Trong đó, đa số đều xuất hiện triệu chứng mất ngủ. Nguyên nhân gây mất ngủ giai đoạn này được xác định do: 2.1. Thay đổi nội tiết tố Tiền mãn kinh có mối liên quan mật thiết tới sức khỏ e não bộ và thần kinh. Thay đổi nội tiết tố (hormone) là kết quả tất yếu của thời kỳ tiền mãn kinh. Sự thay đổi nổi bật và rõ rệt nhất phải kể đến sự suy giảm bộ ba hormon nội tiết: Estrogen – Progesteron và Testosteron. Việc giảm sút ba hormon này là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ ở người bệnh. Estrogen là hormone liên quan chặt chẽ tới sự hấp thu Magie – khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và não bộ. Thiếu hụt Estrogen làm giảm khả năng hấp thu và sản xuất Magie cho thể từ đó làm giảm chức năng giãn cơ khiến các cơ dễ bị căng cứng. Ngoài ra, giảm tiết Estrogen cũng làm thay đổi chức năng vùng dưới đồi – nơi đảm nhận chức năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Theo đó, thời kỳ tiền mãn kinh người phụ nữ dễ đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm. Sự căng cơ cùng với hiện tượng bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm làm gián đoạn giấc ngủ, người bệnh dễ giật mình thức giấc. Trong khi đó, Progesteron lại một phần liên quan tới chức năng hô hấp của cơ thể. Việc thiếu hụt hormone này có thể làm ảnh hưởng tới hô hấp và góp phần gây ra gián đoạn giấc ngủ ở người bệnh. Thiếu hụt Magie giai đoạn tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ. 2.2. Căng thẳng, stress Phụ nữ nhạy cảm dễ bị căng thẳng, stress bởi các tác động từ bên ngoài. Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ra hầu hết các ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe ở cả người khỏe mạnh bao gồm cả mất ngủ. Căng thẳng, stress xảy ra khi con người làm việc trong môi trường áp lực, gánh nặng cuộc sống hoặc phải trải qua những vấn đề tâm lý. Khi đó, não bộ chịu nhiều kích thích tiêu cực trong thời gian dài khiến trở nên quá mẫn, ức chế. Mất ngủ, đau đầu, giảm trí nhớ, trầm cảm, dễ cáu gắt… theo đó sẽ xuất hiện ở người bệnh. Tình trạng này kéo dài cũng khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, yếu ớt, gầy sút. Tiền mãn kinh đánh dấu cột mốc thay đổi nội tiết của cơ thể, cụ thể là sự giảm tiết bộ ba hormone cần thiết. Sự thiếu hụt ba hormone này ảnh hưởng trực tiếp lên hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Ảnh hưởng tới não bộ trong thời gian dài cũng khiến não bộ kích thích quá mức gây căng thẳng, stress. Theo thời gian, sự giảm tiết hormone càng diễn ra nặng nề dẫn tới sự tăng dần mức độ căng thẳng. Ở giai đoạn muộn, mất ngủ càng có biểu hiện trầm trọng và khó khắc phục. Căng thẳng, stress cũng là yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày và các rối loạn sinh lý khác ở người bệnh. 2.3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người. Việc ăn uống không khoa học gây nhiều tác động xấu, nhất là đối với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Ăn uống không khoa học làm giảm cung cấp Magie, Kẽm và các dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Trong khi đó, việc bổ sung các dưỡng chất này trong giai đoạn tiền mãn kinh lại rất cần thiết để đảm bảo cân bằng các hoạt động sinh lý của cơ thể. Theo đó, dinh dưỡng không khoa học làm gia tăng các biểu hiện của tiền mãn kinh, bao gồm triệu chứng mất ngủ. Ngoài ra, các thực phẩm không lành mạnh như đồ nhiều dầu mỡ, rượu bia, cafein… được đánh giá không tốt cho giấc ngủ con người. Chúng khiến thần kinh thường xuyên bị kích thích, căng thẳng gây ra mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Lạm dụng các thực phẩm này còn gây ra các vấn đề khác như rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, bệnh về gan… 2.4. Lạm dụng thuốc Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là một trong những triệu chứng thường gặp. Nhiều người lựa chọn khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc điều trị cũng khiến mất ngủ trở nên trầm trọng: Thuốc bổ sung hormone: sử dụng quá liều sẽ gây gia tăng ồ ạt nội tiết tố thiếu hụt, từ đó gây feedback ngược khiến mất ngủ trở lại. Thuốc an thần gây ngủ: có tác dụng kéo dài giấc ngủ song sử dụng thường xuyên khiến cơ thể “nhờn thuốc”, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc có thể gây các hậu quả nghiêm trọng khác tới sức khỏe người bệnh, thậm chí tử vong. 3. Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh gây ảnh hưởng gì? Có thể thấy, mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh không cảnh báo các bệnh lý gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, không thể xem thường những ảnh hưởng mà triệu chứng gây ra cho cơ thể. Mất ngủ thời kỳ này cũng gây ra những tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, mơ hồ, không có tinh thần làm hiệu suất làm việc giảm sút đáng kể. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình khiến tinh thần người bệnh không được tỉnh táo. Sự mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau khiến hiệu suất làm việc không cao. Các công việc có thể hoàn thành chậm tiến độ hoặc xảy ra sai sót do sự kém tính táo này. Ngoài ra, mất ngủ về đêm còn tạo ra các cơn buồn ngủ vào sáng hôm sau khiến người bệnh gật gù, mất tập trung. Điều này có thể gây tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông từ đó gây nguy hiểm cho người bệnh. Não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng làm các suy giảm chức năng sẽ xảy ra. Khi đó, người bệnh dễ bị suy nhược thần kinh, tăng nguy cơ thoái hóa não và các bệnh lý thần kinh khác. 4. Khắc phục tình trạng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh Mất ngủ ở thời kỳ tiền mãn kinh giai đoạn đầu không gây nguy hiểm tới tính mạng người phụ nữ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng xấu mà nó gây ra. Do đó, khắc phục tình trạng này là điều cần thiết. Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh có thể khắc phục bằng những phương pháp sau: 4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung Magie mang lại các tác động tích cực đến chất lượng cũng như số lượng giấc ngủ ở tất cả người trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy Magie mang lại nhiều lợi ích cho chứng mất ngủ, nhất là ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Bổ sung Magie qua chế độ ăn là giải pháp tương đối an toàn, đơn giản mà hiệu quả. Theo đó, người mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh nên bổ sung: chuối, bơ, các loại hạt, cây họ đậu, cá, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt… Thêm vào đó, bổ sung Kẽm cũng rất cần thiết cho phụ nữ ở giai đoạn này. Bên cạnh khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ, nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khác. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, protein, khoáng chất và các chất chống oxy hoá cũng được khuyến cáo. Thực phẩm giàu Kẽm là: thịt, trứng, sữa, hạt khô, động vật có vỏ… Thực phẩm giàu vitamin là: quả mọng, các loại hạt, rau lá đậm, cá, thịt đỏ, gan… Thực phẩm chống oxy hóa là: trà xanh, cà rốt, cà phê, việt quất, nho, kỷ tử… 4.2. Tập thể dục thường xuyên Thời gian tập thể dục khuyến cáo là tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập luyện thể dục thể thao được đưa vào khuyến nghị toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới. Việc tập luyện đều đặn, thường xuyên không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn phòng ngừa tử vong và kéo dài tuổi thọ ở nhiều đối tượng đặc biệt. Ở phụ nữ bị mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh, tập thể dục thường xuyên được cũng được khuyến cáo. Các bài tập giúp giãn cơ, thư giãn gân cốt, giảm tình trạng căng cơ, cứng cơ do thiếu Magie gây ra. Duy trì đều đặn việc tập thể dục cũng kích thích tuần hoàn máu não và đảm bảo các hoạt động sinh lý khác diễn ra ổn định. Việc này góp phần cải thiện sức khỏe thần kinh và phòng ngừa tiền mãn kinh xảy ra sớm. 4.3. Chữa mất ngủ theo Đông y Theo Đông y, khi bước sang tuổi tứ tuần, chức năng các tạng phủ bước vào giai đoạn suy yếu. Ở phụ nữ, tạng thận suy yếu cùng với khí huyết suy sẽ làm mất cân bằng âm – dương trong cơ thể. Các hoạt động bình thường của các tạng phủ khác theo đó cũng bị ảnh hưởng gây ra triệu chứng của tiền mãn kinh. Ngoài ra, những yếu tố như tinh thần, thể chất, cơ địa cũng ảnh hưởng tới mức độ của triệu chứng. Ở những đối tượng khác nhau, các phương thuốc điều trị là khác nhau song nhìn chung đều tập trung vào bổ thận âm, giải uất, an thần… Một số bài thuốc cổ phương giúp cải thiện chứng mất ngủ là: Sơ can an thần thang, Tư âm trấn kinh thang, Nhị tiên thang gia vị… 4.4. Chữa mất ngủ bằng mẹo dân gian Mẹo dân gian là tập hợp các kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa trong các vấn đề đời sống và sức khỏe. Đến ngày nay, các mẹo dân gian vẫn mang lại những hiệu quả nhất định do đó vẫn được nhiều người lựa chọn. Các mẹo dân gian thích hợp cho khắc phục chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh phải kể đến: dùng trà gừng, dùng tâm sen, dùng ngọn cây lạc tiên… 4.5. Dùng thuốc Tây y Ngoài những phương pháp kể trên, dùng thuốc Tây y mang lại hiệu quả khắc phục triệt để và hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn. Các thuốc được chỉ định dựa trên nguyên nhân gây bệnh, kết quả thăm khác và các chỉ số lâm sàng của người bệnh. Tuỳ vào các đối tượng khác nhau mà phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra là khác nhau. Trong đó, người bệnh thường sử dụng các thuốc như: Thuốc bổ sung nội tiết tố. Thuốc an thần, gây ngủ. Thuốc bổ sung Kẽm, Magie… Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của cán bộ y tế để tránh các tác dụng bất lợi do thuốc gây ra. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-and-insomnia https://www.medicalnewstoday.com/articles/menopause-and-insomnia https://somnustherapy.com/navigating-perimenopause-and-menopause-insomnia/ Chia sẻ12  

Mất ngủ có thể do thiếu vitamin - Tìm hiểu ngay để ngủ ngon trở lại!

f Mất ngủ là tình trạng thường gặp gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe của chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ nhưng bạn có biết rằng thiếu vitamin cũng là một trong những nguyên nhân đó. Vậy cụ thể mất ngủ là thiếu vitamin gì, cùng duongnaothaiminh.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây. ☛ Đọc trước: Mất ngủ cảnh là bệnh gì? Tìm hiểu ngay! 1. Vitamin quan trọng với giấc ngủ như thế nào? Bổ sung vitamin tác động đến serotonin và melatonin – 2 hormone có liên quan đến giấc ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe vì đây là thời gian quý báu giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc và học tập. Mất ngủ kéo dài có thể suy kiệt cơ thể và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và công việc. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất ngủ, trong đó mất ngủ do thiếu vitamin là nguyên nhân ít được đề cập và thường bị bỏ qua nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng thường xuyên cảnh báo về vấn đề thiếu vitamin gây mất ngủ. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất có thể tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm serotonin và melatonin, hai hormone có liên quan đến giấc ngủ. Sự suy giảm nồng độ của hai hormone này là nguyên nhân sâu xa gây mất ngủ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mất ngủ do thiếu vitamin có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, béo phì, tim mạch và ung thư. Vì vậy, việc bổ sung vitamin phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và đảm bảo sức khỏe toàn diện. 2. Mất ngủ xảy ra do thiếu vitamin nào? Vitamin A Khô mắt là một trong những dấu hiệu để nhận biết cơ thể thiếu vitamin A Vitamin A là một loại vitamin tan được trong chất béo. Ngoài những tác dụng điển hình được biết đến như tăng cường thị giác, làm đẹp da, khiến răng và xương chắc khỏe thì vitamin A cũng được đánh giá là vitamin tốt cho giấc ngủ Cụ thể, axit retinal có trong vitamin A tham gia điều chỉnh một số chức năng não, trong đó bao gồm hỗ trợ tăng cường khả năng ghi nhớ và điều hòa giấc ngủ. Do đó, thiếu vitamin A có thể khiến bạn mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Môt số dấu hiệu khác giúp nhận biết khi bạn thiếu vitamin A là: Da khô, tóc khô, dễ gãy rụng. Người cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Cơ thể thường xuyên thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến thị giác, xuất hiện tình trạng quáng gà, khô kết mạc, nhìn mờ,… Nghiêm trọng có thể gây khô đáy mắt, loét giác mạc, sẹo giác mạc. Vitamin nhóm B (B6, B12) Dấu hiệu điển hình giúp nhận biết người thiếu vitamin B12 là vàng da 8 loại vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của. Trong số đó, vitamin B6 và B12 đều tác động đến chu kỳ giấc ngủ, cụ thể: Vitamin B6 tổng hợp nhiều chất dẫn truyền của hệ thần kinh, đồng thời hỗ trợ sản xuất melatonin và serotonin – hai loại hormone tham gia quá trình điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng. Vitamin B12 cần thiết để hình thành và chuyển hóa các tế bào máu, từ đó mang lại giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, vitamin B12 cũng liên quan đến việc điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức bằng cách giữ nhịp đồng hồ sinh học. Chính vì thế, thiếu vitamin B6, B12 không chỉ gây ra mất ngủ mà còn đi kèm nhiều triệu chứng khác. Điển hình, dấu hiệu thiếu hụt vitamin B6, B12 bao gồm: Thiếu vitamin B6: Cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ rơi vào trầm cảm. Thiếu vitamin B12: Thiếu máu, suy nhược cơ thể, chóng mặt, mất thăng bằng, vấp ngã, da vàng, tái nhợt. Vitamin C Chảy máu chân răng giúp bạn nhận biết cơ thể đang trong tình trạng thiếu vitamin C Vitamin C được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức đề kháng. Những lợi ích mà vitamin C mang lại cho sức khỏe cũng góp phần giúp bạn có giấc ngủ ngon dựa vào cơ chế: Vitamin C phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt nếu kết hợp chúng với vitamin E, hiệu quả mang lại còn gấp nhiều lần. Vitamin C giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, nếu bạn mất ngủ mà băn khoăn không biết tình trạng này do thiếu vitamin nào thì hãy tham khảo chế độ ăn của mình đã bổ sung đủ vitamin C chưa. 1 người trưởng thành cần nạp 100mg vitamin C, khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ xuất hiện các dấu hiệu: Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Hay bị chảy máu cam. Da khô, dễ bị xuất huyết hay bầm tím dưới da. Chảy máu chân răng. Vitamin E Thiếu vitamin E khiến cơ thể mệt mỏi Tương tự như vitamin C, vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Chest Diseases and Allied Science đã chứng mình thiếu vitamin E có thể gây ra mất ngủ. Thiếu vitamin E hiếm khi gặp ở người trưởng thành nhưng lại dễ xảy ra ở người mắc bệnh xơ nang. Lúc này, bạn sẽ có những triệu chứng như: Khó ngủ, dễ bị thức giấc nhưng lại khó ngủ trở lại. Ngủ giấc ngắn. Cơ thể mệt mỏi, uể oải. Tê, ngứa râm ran ở bàn tay, chân. Vitamin D Người thiếu vitamin D dễ bị nhiễm tùng khi có vết thương Vitamin D với hàng loại các lợi ích như tăng hấp thụ canxi, làm xương và răng chắc khỏe nhưng ít ai biết rằng, vitamin D có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Do vitamin D tham gia kích hoạt đồng hồ sinh học, từ đó góp phần kiểm soát đồng hồ sinh học. Điều này đồng nghĩa rằng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như: Chất lượng giấc ngủ suy giảm: mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị thức giấc. Thời gian ngủ rút ngắn: mỗi giấc ngủ chỉ kéo dài 2-3 tiếng rồi thức giấc. Ngoài các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ, người thiếu vitamin D còn điển hình với các dấu hiệu sau: Đau mỏi cơ bắp, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng, chân và xương sườn. Vết thương chậm lành, nguy cơ nhiễm trùng cao. 3. Hướng dẫn bổ sung vitamin đúng cách giúp cải thiện giấc ngủ Chứng mất ngủ hoàn toàn có thể xảy ra khi cơ thể bạn thiếu hụt những nhóm vitamin đã liệt kê ở trên. Tuy vậy, tình trạng thiếu ngủ gây ra bởi nguyên nhân này sẽ dễ dàng được kiểm soát khi bạn bổ sung đủ hàm lượng vitamin mà cơ thể cần thiết. Con đường an toàn và hiệu quả nhất để bổ sung hầu hết các loại vitamin là thông qua chế độ ăn uống. Tuy vậy, với cuộc sống bận rộn hiện nay, nhiều người cũng lựa chọn phương pháp nhanh chóng và tiện lợi hơn đó là bổ sung thực phẩm chức năng có chứa vitamin. Dưới đây là cách hướng dẫn bạn nạp vitamin đúng cách để cải thiện chứng mất ngủ: Bổ sung vitamin A Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà nhu cầu vitamin A ở mỗi người sẽ khác nhau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 375 mcg/ngày Trẻ 6 – 11 tháng: 400 mcg/ngày Trẻ 1–3 tuổi: 400 mcg RAE Trẻ 4-8 tuổi: 450 mcg RAE Trẻ 9–13 tuổi: 500 mcg RAE Thiếu niên 14–18 tuổi: 900 mcg RAE đối với nam; 700 mcg RAE dành cho nữ Trưởng thành: Nam giới cần 900 mcg RAE; nữ giới cần 700 mcg RAE Phụ nữ mang thai: 770 mcg RAE (☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tại sao bà bầu bị mất ngủ?) Phụ nữ cho con bú: 1.300 mcg RAE Cách bổ sung vitamin A: Bổ sung qua thực phẩm: Vitamin A có nhiều trong các loại rau có màu đỏ, vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt chuông,… Bổ sung qua thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng cung cấp vitamin A không được sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây thừa chất, ngộ độc. Do đó, bạn cần uống theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng, tránh gây hậu quả không mong muốn. Bổ sung vitamin B Theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin B6 và B12 sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và tình trạng thai nghén hoặc cho con bú của bạn. Cụ thể: Nhu cầu vitamin B6: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 0.1 mg/ngày. Trẻ 6 – 12 tháng: 0.3 mg/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi: 0.5 mg/ngày. Trẻ 4 – 8 tuổi: 0.6 mg/ngày. 9 – 13 tuổi: 1mg /ngày. Từ 20 – 50 tuổi: 1.3 mg/ngày. Trên 50 tuổi: 1.5 – 1.7 mg/ngày. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú: 2.1 – 2.2mg/ngày. Nhu cầu vitamin B12: Trẻ nhỏ: 0.7 mcg/ngày. Tuổi thiếu niên: 2 mcg/ngày. Người lớn: Khoảng 2 mcg/ngày. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Khoảng 2.6 mcg/ngày. Các cách bổ sung vitamin nhóm B Bạn có thể bổ sung vitamin B6 và B12 thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc. Trong đó: Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: Thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phộng và rau xanh. Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như thịt, cá hồi, sữa và men dinh dưỡng. Trường hợp bạn có nhu cầu bổ sung vitamin B6 và B12 thông qua thực phẩm chức năng, hãy đảm bảo rằng bạn đã được khám bệnh và được chỉ định bởi bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc vitamin B6 và B12 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Bổ sung vitamin C Nhu cầu vitamin C:  Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15mg/ngày Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 25mg/ngày Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 45mg/ngày Nam vị thành niên (14 – 18 tuổi): 75 mg/ngày Nữ vị thành niên (14 – 18 tuổi): 65 mg/ngày Người trưởng thành: 90 mg/ngày cho nam và 75 mg/ngày đối với nữ Phụ nữ mang thai: 85 mg/ngày Phụ nữ cho con bú: 120 mg/ngày. Cách bổ sung vitamin C: Bổ sung qua thực phẩm: Thực phẩm giàu vitamin C có thể bao gồm cà chua, cần tây, măng tây, bông cải xanh, dứa, táo, trái cây họ cam quýt, ổi, khoai tây, dâu tây, súp lơ trắng, đu đủ, dưa lưới vàng, kiwi, ớt chuông đỏ. Bổ sung qua thực phẩm chức năng: Nếu cần, bạn có thể bổ sung vitamin C bằng các sản phẩm chức năng hoặc các loại thuốc bổ sung vitamin C dạng viên nang, viên nén, dung dịch, tuy nhiên trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bổ sung vitamin E Nhu cầu vitamin E của cơ thể:  Trẻ 1 – 3 tuổi: 6 mg/ngày Trẻ 4 – 8 tuổi: 7 mg/ngày Trẻ 9 – 13 tuổi: 11 mg/ngày Người trên 14 tuổi: 15 mg/ngày Phụ nữ mang thai: 15 mg/ngày Phụ nữ cho con bú: 19 mg/ngày. Cách bổ sung vitamin E: Bổ sung qua thực phẩm: Vitamin E có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin E như củ cải, khoai môn, cà chua, hoặc các loại hạt nảy mầm, Bổ sung qua thực phẩm chức năng:Thực phẩm chức năng chứa vitamin E cần chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Đặc biệt tránh dùng liều cao trong thời gian dài bởi chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ. Bổ sung vitamin D Nhu cầu vitamin D ở mỗi độ tuổi như sau: Trẻ dưới 6 tháng: Cần ít nhất 400 IU/ngày, không vượt quá 1000 IU/ngày Trẻ dưới 1 tuổi: Ít nhất 400 IU/ngày, không vượt quá 1.500 IU/ngày 1 – 18 tuổi: 600 – 1.000 IU/ngày, không vượt quá 2.500 IU/ngày. 19 – 70 tuổi: 1.500 – 2.000 IU/ngày, không nhiều hơn 4.000 IU/ngày. Trên 70 tuổi: 1.500 – 2.000 IU/ngày, không nhiều hơn 4.000 IU/ngày. Cách bổ sung vitamin D: Riêng vitamin D có nhiều cách bổ sung vào cơ thể hơn so với các nhóm vitamin khác, bao gồm: Bổ sung từ thực phẩm: Cá béo (cá thu, cá hồi, cá ngừ), nấm và trứng, sữa và chế phẩm từ sữa. Tắm nắng: Thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng là 9h sáng từ 15-20 phút. Đây là cách bổ sung vitamin D khác an toàn và hiệu quả. Bổ sung qua viên tổng hợp vitamin D: Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm viên uống vitamin D tổng hợp. Tuy nhiên, cần kiểm soát lượng vitamin D đưa vào cơ thể và tránh sử dụng quá mức để tránh các tác dụng phụ có thể gây ra. Tổng quát, nếu bạn đang gặp vấn đề về mất ngủ do thiếu vitamin, thì các vitamin có thể thiếu như vitamin D, A, C, E và một số vitamin thuộc nhóm B có thể là nguyên nhân của vấn đề này. Tuy nhiên, tốt nhất là nên cung cấp các vitamin này thông qua các thực phẩm giàu vitamin, và chỉ nên sử dụng thêm bổ sung vitamin qua các sản phẩm dinh dưỡng hoặc thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. ☛ Tham khảo thêm: 10 thực phẩm chức năng cải thiện mất ngủ - Uống thuốc chữa mất ngủ - Lợi ít hại nhiều  

Loading...