Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng và đặc biệt chuyên sâu các vấn đề về chăm sóc sức khỏe não bộ, thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình và sau tai biến.

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: duongnaothaiminh.com

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/duongnaothaiminh 
Zalo: https://zalo.me/1487406919786211079 

Bài viết của chuyên gia

BẬT MÍ: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

Nhiều người bị rối loạn tiền đình cảm thấy dễ chịu hơn sau khi điều chỉnh gối ngủ nên họ thắc mắc rằng không biết điều này có liên quan đến việc kê gối cao hay thấp không. Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi: “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?” thông qua bài viết dưới đây. 1. Rối loạn tiền đình là gì? Bộ máy tiền đình gồm 2 cơ quan là tiền đình trung ương ở não và tiền đình ngoại vi ở tai. Chúng có nhiệm vụ cảm nhận tư thế, định vị cơ thể để giữ thăng bằng trong không gian. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho các cơ quan này bị gây tổn thương, từ đó gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, chóng váng, mọi thứ xung quanh đều xoay tròn hay như kéo về 1 hướng gây cảm giác vô cùng khó chịu. Bệnh thường gặp trong độ tuổi trung niên, ít xuất hiện hơn ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng rất dễ tái phát làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Tìm hiểu chi tiết: Phân loại và nhận biết rối loạn tiền đình 2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp” thì chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn tiền đình như do thạch nhĩ lạc chỗ, thiếu máu não, căng thẳng, mất ngủ… 2.1. Thạch nhĩ lạc chỗ Rối loạn tiền đình do thạch nhĩ lạc chỗ hay còn được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Thạch nhĩ là những tinh thể nhỏ thính giác tồn tại bên trong hệ thống thăng bằng (các ống bán khuyên) ở tai. Do một nguyên nhân như chấn thương ở đầu, thoái hóa tai giữa, nhiễm siêu vi… những tinh thể này bị xáo trộn, bật ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến các cơn chóng mặt, choáng váng. Những triệu chứng này xảy ra đột ngột và có thể tan biến trong vài phút. Một số biểu hiện khác thường gặp như buồn nôn (kéo dài nhiều giờ), đôi khi bị nôn ói và dần dần biến mất trong một vài ngày. >>>Như thế nào là tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình tốt nhất? 2.2. Thiếu máu não Thiếu máu não cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Bệnh làm giảm cung cấp máu cho phần sau của não bộ, dẫn đến tổn thương hoặc chết các tế bào não gây ra chóng mặt. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, hoa mắt, đau đầu, tê bì chân tay, cơ thể mệt mỏi, hay quên, suy giảm khả năng tư duy… Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não như thoái hóa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, huyết áp thấp, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa vỡ ra sẽ hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu và cản trở dòng máu đi nuôi dưỡng não bộ. Ở người lớn tuổi, khả năng hoạt huyết kém nên máu đông khó tự tan hơn. Khi máu đông tích tụ liên tục có thể hình thành các cục huyết khối to gây tắc mạch máu não dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiền đình. 2.3. Căng thẳng, mất ngủ Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tự sản sinh ra số lượng lớn cortisol làm tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 giữ nhiệm vụ dẫn truyền thông tin về âm thanh từ tai đến não bộ. Vì vậy, căng thẳng có thể gây rối loạn tiền đình với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Bên cạnh đó, làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động, phải ngồi cả buổi trước máy tính… có thể khiến cột sống vùng cổ dễ tổn thương, dần dần làm co thắt động mạch cột sống thân nền. Điều này làm rối loạn điều hòa máu lên não gây chóng mặt. Việc mất ngủ, trằn trọc cả đêm… dẫn đến ngủ không đủ giấc cũng có thể gây thiếu máu lên não ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ dẫn đến rối loạn tiền đình. >>>Nằm xuống chóng mặt là bị bệnh gì? khắc phục thế nào? 2.4. Nhiễm trùng tai Nhiều trường hợp, vi khuẩn xâm nhập và gây hại trong tai có thể gây bệnh viêm tai giữa, viêm mê đạo… Chúng làm ảnh hưởng tới chức năng thính giác và sự thăng bằng của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau tai, xuất hiện mủ hoặc chất lỏng trong tai… 2.5. Bệnh Ménière Bệnh Ménière có thể dẫn đến rối loạn tiền đình. Một số nguyên nhân gây ra như dị ứng, nhiễm virus hoặc phản ứng tự miễn dịch của cơ thể… làm sản sinh nhiều chất lỏng hơn ở trong tai. Điều này khiến người bệnh xuất hiện các cơn chóng mặt đột ngột, choáng váng cảm giác như có tiếng gầm rú ở trong tai… 2.6. Nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây bệnh rối loạn tiền đình ở trên, còn có nhiều lý do khác gây ra tuy ít gặp hơn như: Tổn thương các ống bán khuyên do phần xương bị mài mòn ảnh hưởng tới chức năng tiền đình ngoại vi. Sử dụng thuốc có tác dụng ngoài ý muốn gây độc hại cho tai như gentamycin, thuốc chống động kinh, thuốc an thần… Các vấn đề liên quan đến tim như đau tim, rối loạn nhịp tim… Các bệnh liên quan đến mạch máu não gây thiếu máu nuôi dưỡng các tế bào tiền đình như tắc mạch, xơ vữa động mạch, phình động mạch… 3. Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp? Nhiều người bị rối loạn tiền đình cảm thấy dễ chịu hơn sau khi điều chỉnh gối ngủ. Từ đó, họ chú ý thấy rằng các triệu chứng của bệnh được cải thiện sau khi đi ngủ gối đầu cao hơn. Vì vậy một số cuộc khảo sát đã được thực hiện để xác định xem người bị rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp? Akira Horinaka, Tadashi Kitahara và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu là so sánh khả năng cải thiện triệu chứng ở người rối loạn tiền đình do thạch nhĩ lạc chỗ có kê gối cao khi ngủ với người kê gối thấp. Kết quả được báo cáo trong đề tài: “Gối đầu cao khi ngủ có thể chữa bệnh bệnh chóng mặt tư thế kịch phát” như sau: Những người bị rối loạn tiền đình kê gối cao vừa phải giúp nâng đầu lên 45 độ giảm tình trạng chóng mặt, rung giật nhãn cầu một cách đáng kể so với những người kê đầu thấp (1). Các chuyên gia giải thích cho vấn đề này như sau: Nằm ngủ gối đầu cao giúp máu lưu thông tốt, tăng cường lượng máu đến não từ đó cung cấp đủ oxy nuôi dưỡng cơ quan tiền đình. Gối đầu cao còn tốt cho người bị rối loạn tiền đình là do ngăn chặn các tinh thể di chuyển khỏi ống bán khuyên và trôi nổi tự do trong tai. Một điều cần quan tâm thứ 2 liên quan đến giấc ngủ là tư thế nào tốt nhất để hạn chế tình trạng chóng mặt, choáng váng, đau đầu. Việc nằm ngửa khi ngủ tốt cho người bị rối loạn tiền đình bởi nó có thể giữ các tinh thể trong ống tai ít xáo trộn nhất (2). Như vậy, rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp thì nếu bạn có thể duy trì tư thế nằm ngửa gối đầu khoảng 45 độ trong khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng chóng mặt, rung giật nhãn cầu được cải thiện đáng kể sau khi thức dậy vào ngày hôm sau. >>>Bật mí các tư thế ngủ cho người thiếu máu não tốt nhất 4. Những lưu ý về giấc ngủ cho người bị rối loạn tiền đình? Bên cạnh việc kê gối đầu vừa phải và tư thế nằm ngửa, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau trong chế độ ngủ nghỉ để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình tốt nhất. 4.1. Trước khi đi ngủ Một số lưu ý trước khi đi ngủ cho người bị rối loạn tiền đình như sau: Để bạn có thể dễ ngủ hơn không nên tiêu thụ thức ăn cay, caffein ít nhất 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ. Tránh nhìn vào màn hình ánh sáng quá lâu. Thực hiện một số bài tập chuyển động ở đầu để định vị lại tinh thể trong tai như xoay đầu, gật đầu… Ngâm chân với nước nóng để giảm mệt mỏi, căng thẳng và giúp tuần hoàn máu tốt. Xoa bóp vùng trán, hai bên ổ mắt, đỉnh đầu, sau gáy trong khoảng 10 – 20 phút để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình trước khi đi ngủ. Day ấn huyệt Ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt Hợp cốc (nền thịt giữa ngón cái và ngón trỏ)… mỗi lần từ 5 – 10 phút để giảm căng thẳng, làm giảm chóng mặt, hoa mắt. Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chữa đau đầu do căng thẳng 4.2. Sau khi thức dậy Người bị rối loạn tiền đình cần chú ý một số điều sau khi thức dậy như: Không đặt báo thức quá ồn ào, gây giật mình. Bạn nên chuyển sang báo thức bằng âm nhạc dễ chịu và ánh sáng tự nhiên. Không thức dậy đột ngột và đứng lên ngay sau khi ngủ dậy. Bạn nên nằm một lúc trên giường và ngồi lên từ từ, hạn chế di chuyển phần đầu ít nhất có thể. Bên cạnh đó để cải thiện giấc ngủ, người bị rối loạn tiền đình nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ và thức giấc vào một giờ nhất định. Duy trì ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế việc ngủ trưa quá dài (tốt nhất là khoảng 15 – 20 phút). 5. Làm gì để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình? Ngoài quan tâm đến việc “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp” thì để cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình được tốt hơn, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. 5.1. Tập luyện đúng cách Người bị rối loạn tiền đình nên thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, cải thiện lượng máu di chuyển lên não. Bạn có thể lựa chọn nhiều bộ môn thể thao khác nhau như gym, đi bộ, chạy bộ… Một số động tác cơ bản giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình như: Đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng trong 8 – 10 phút. Đứng thẳng chân từ từ cúi người sao cho đầu ngón tay chạm vào được ngón chân cái. Xoay mặt sang bên trái và bên phải. Nằm ngửa trên giường, một tay đặt đỉnh đầu, tay còn lại để dưới cằm, nhẹ nhàng vặn cằm sang bên trái rồi sang phải. Sau đó lồng 2 tay với nhau để sau gáy, kéo cằm về phía ngực. Ngoài ra, có thể thực hiện các bài tập cho phần đầu và cổ như ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, xoay tròn đầu như chữ O… 5.2. Chế độ ăn uống Điều đầu tiên người bị rối loạn tiền đình cần chú ý là uống đủ nước từ 1,5 – 2,5 lít để cung cấp nước cho tế bào phát triển khỏe mạnh. Hạn chế uống rượu, bia, sử dụng các đồ ăn có hàm lượng muối cao, chứa nhiều đường. Không dùng đồ uống chứa caffein. Chất xơ được chứng minh có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hoá, giảm cảm giác lo âu, duy trì ổn định mức đường trong máu giúp nâng cao sức khỏe. Vì vậy, nó cũng tốt cho người bị chóng mặt do thiếu máu não, căng thẳng, lo lắng… Người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thông qua hoa quả hay rau xanh để tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Chúng bao gồm rau ngót, cải xoong, cải cúc, táo, cam, lê, chuối… Đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên sắp vào giai đoạn tiền mãn kinh, người bước qua tuổi 40 dễ xuất hiện các bệnh lý như loãng xương, đau nửa đầu hay tình trạng bốc hỏa, mất ngủ… nên chú ý trong việc ăn uống hơn. Đối tượng này cần thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D. Đồng thời hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo như bơ, bánh kem… 5.3. Chế độ sinh hoạt Ngồi làm việc liên tục quá lâu có thể khiến não bộ căng thẳng, nhất là khi làm việc trên máy tính và các thiết bị điện tử khác. Vì vậy, cứ mỗi 30 phút bạn nên đứng dậy, đi lại và vận động cơ thể nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn máu não. Tuy nhiên, không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Đặc biệt là người bị rối loạn tiền đình cần giảm căng thẳng, hoảng hốt, lo lắng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh để rơi vào trạng thái căng thẳng. Tham khảo thêm: 7 Bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình 6. Dưỡng Não Thái Minh – Viên uống hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình Một trong những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Trong đó có Dưỡng Não Thái Minh của công ty Dược phẩm Thái Minh hiện nay được rất nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng. Dưỡng Não Thái Minh với sự kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase mang đến cho sản phẩm cơ chế tác dụng hiệp đồng: Làm sạch cục máu đông: Dưỡng Não Thái Minh có chứa enzyme Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ Nhật Bản có khả năng làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch. Ổn định tiền đình: Cao Thạch tùng chứa enzyme huperzine A có khả năng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và ổn định hệ thần kinh tiền đình (hệ thống đóng vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể). Cao Thạch tùng kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não: Dưỡng Não Thái Minh chứa cao Bạch quả và cao Đinh lăng. Đây là những loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu nuôi ngoại vi và cả não bộ. Từ đó cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ của người bệnh. Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh với tác dụng 3 trong 1 giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu máu não, căng thẳng, mất ngủ… Sản phẩm được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên, lành tính nên an toàn cho người dùng.  Cách dùng và liều dùng sử dụng cho người bị rối loạn tiền đình như sau: Ngày 4 viên, chia 2 lần trong tháng đầu tiên. Sau đó chuyển dùng ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Uống vào buổi sáng và buổi trưa. Nên dùng liên tục từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt. BạnBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Dưỡng Não Thái Minh tại nhà Qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp“. Những người bị rối loạn tiền đình nên kê gối cao vừa phải giúp nâng đầu lên 45 độ sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng chóng mặt và rung giật nhãn cầu. Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ20  

Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì?

Nhiều người gặp các triệu chứng buồn nôn, đau đầu và chóng mặt trong cùng một thời điểm lo lắng không biết đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn là như thế nào? Đau đầu chóng mặt buồn nôn là một nhóm triệu chứng có thể xuất hiện cùng nhau. Chúng có thể thoáng qua hay kéo dài nhiều giờ liền trong nhiều ngày liên tục, gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống. Biểu hiện của chúng cụ thể như sau: – Đau đầu: Bạn có thể bị đau nhức ê ẩm, đau nửa đầu dữ dội ở xung quanh đầu, đau nhói, nhiều khi lan sang 2 bên thái dương, ra sau đầu hoặc vai gáy. – Chóng mặt: Là cảm giác sai lệch về vị trí của cơ thể trong không gian, thấy những đồ vật xung quanh di chuyển liên tục. Triệu chứng tăng khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc đột ngột quay đầu. – Buồn nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày, khiến bạn muốn nôn. Những cơn buồn nôn kéo dài liên tục, có hoặc có kèm các đợt nôn. Các triệu chứng này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất ở người trung niên, người thường xuyên căng thẳng, lo lắng… 2. Đau đầu chóng mặt buồn nôn cảnh báo mắc bệnh gì? Buồn nôn chóng mặt đau đầu có thể là biểu hiện của vấn đề sinh lý nào đó như mang thai, say tàu xe, cơ thể bị mất nước, sự lo âu, căng thẳng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần phải được điều trị như: 2.1. Huyết áp thấp Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường (huyết áp tâm thu < 90mmHg, huyết áp tâm trương <60mmHg). Đây là một trong những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn. Khi huyết áp thấp, cơ thể không thể hoạt động tốt được, gây ra các biểu hiện như đau đầu, muốn nôn, hoa mắt, choáng váng, mệt mỏi, đổ mồ hôi, tay chân run rẩy… 2.2. Đau nửa đầu Migranine Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Đau nửa đầu là bệnh lý gây ra những cơn đau đầu dữ dội, được mô tả là đau nhói, thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Ngoài ra, nó còn xuất hiện những triệu chứng khác như nhạy cảm với ánh sáng, nhìn thấy các đốm hoặc tia sáng lóe lên, rối loạn thị giác hay cảm giác… ☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau đầu migraine nguyên nhân và cách điều trị 2.3. Thiếu máu não Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn máu não) là tình trạng không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi lên não. Khi không đủ oxy, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, nhịp tim không đều… ☛ Tìm hiểu chi tiết: Các dấu hiệu và nguyên nhân thiếu máu não 2.4. Rối loạn tiền đình Đây là nguyên nhân thường gặp gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Do tổn thương tiền đình ngoại vi ở tai trong hoặc nhân tiền đình ở não bộ mà gây rối loạn đường dẫn truyền thông tin của hai cơ quan này khiến cơ thể mất cảm nhận vị trí trong không gian, kích thích cơn buồn nôn và gây đau đầu. Ngoài ra, người bệnh còn bị rung giật nhãn cầu, choáng váng, mất ngủ… ☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không? 2.5. Các bệnh lý khác Ngoài những bệnh lý phổ biến ở trên, đau đầu chóng mặt buồn nôn còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác ít gặp hơn như: – Đau tim: Nguyên nhân có thể do xuất hiện cục máu đông chặn dòng máu chảy đến tim. Điều này dẫn đến thiếu oxy và dinh dưỡng gây tổn thương cơ tim làm xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. – Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Sự tích tụ của những mảnh tinh thể nhỏ li ti bất thường trong tai (chóng mặt tư thế kịch phát) có thể gây ra những cơn chóng mặt, đau đầu dữ dội, nhất là khi đầu đang di chuyển. Đau đầu, chóng mặt có xu hướng kéo dài khoảng 20 – 30 giây và biến mất khi bạn giữ đầu được yên. Tuy nhiên, cơn buồn nôn, nôn có thể kéo dài đến 1 giờ hoặc lâu hơn triệu chứng chóng mặt – U não: Rất hiếm khi u não gây ra các triệu chứng đau đầu dữ đội, mất thăng bằng và buồn nôn. – Chấn thương đầu: Chấn thương đầu bên ngoài thường gây đau đầu, chóng mặt nhẹ và hết sau vài giờ. Nhưng chấn thương bên trong đa phần gây chóng mặt, đau đầu trong nhiều tuần sau thời gian thương tích ban đầu. – Viêm dạ dày: Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và kèm theo các triệu chứng khác như nôn mửa, tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm dạ dày ruột. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến. Bệnh do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra khi tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. 3. Đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không? Nếu nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn liên quan đến vấn đề sinh lý như sử dụng rượu, sau tàu xe, mang thai, lo lắng… thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đây là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như chóng mặt tư thế kịch phát, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu… nó có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: Không thể đi lại, giảm khả năng làm việc và sinh hoạt: Các triệu chứng diễn ra liên tục trong ngày khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Điều này làm người bệnh khó thực hiện những công việc và ngay cả những hoạt động thường ngày như nấu nướng, thể thao… Té ngã, nhất là ở người già: Chóng mặt, đau đầu làm tăng nguy cơ ngã cao. Đặc biệt ở những người cao tuổi do có mật độ xương thấp nên rất dễ bị gãy xương. Hay những người đang lái xe, vận hành máy móc có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn, nguy hiểm tới sức khỏe. Đột quỵ: Các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu não, hình thành các cục máu đông… gây đột quỵ. Như vậy, khi thấy các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn diễn ra liên tục, bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và đưa ra pháp đồ điều trị kịp thời. 4. Khắc phục chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn bằng cách nào? Kế hoạch điều trị đau đầu chóng mặt buồn nôn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu là vấn đề bệnh lý, bác sĩ cần xây dựng phác đồ điều trị triệt để, ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện. Khi thấy cơ thể bị đau đầu chóng mặt buồn nôn bạn nên bình tĩnh, nhắm mắt, nằm trong vài phút, giữ nguyên tư thế trong vòng 2 phút trước khi bạn muốn đứng dậy, hạn chế xoay đầu. Đồng thời, hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Một số biện pháp có thể được thực hiện như: 4.1. Các bài tập giảm đau đầu, chóng mặt Nhiều bài tập giúp làm giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu được sử dụng phổ biến như: Thao tác tái định vị lại sỏi (Epley): Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện một loạt các chuyển động đầu để đánh bật các tinh thể canxi khỏi vị trí bất thường và đưa nó về đúng vị trí. Bài tập giảm chóng mặt do bệnh tiền đình (Brandt-Daroff): Các động tác đầu này có thể được khuyến nghị thực hiện tại nhà để làm giảm triệu chứng. 4.2. Sử dụng thảo dược Khi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, bạn không muốn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì nhưng phải đảm bảo là bạn phải uống đủ nước. Hoặc tốt nhất là uống những loại trà giúp thuyên giảm triệu chứng. Một số thảo dược từ xưa được ông cha ta sử dụng để làm giảm chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hiệu quả. Chúng bao gồm: – Gừng: Loại thảo dược này được đánh giá là thần dược giúp làm giảm chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn. Nghiên cứu thấy rằng, trong gừng có các hoạt chất giúp ngăn chặn thụ thể trong trung tâm nôn ở hành não. Chúng giúp chống viêm, giảm đau gần bằng thuốc giảm đau không kê đơn do ức chế tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra, gừng còn giúp bảo vệ não bộ khỏi sự căng thẳng và viêm nhiễm, ngăn ngừa suy giảm chức năng não do tuổi tác. Bạn có thể sử dụng gừng dưới nhiều dạng khác nhau như gừng tươi, gừng khô, trà gừng, bột gừng… Bạn lấy gừng pha thành trà, chia nhỏ nhiều lần uống trong ngày. – Bạc hà: Bạn có thể uống trà lá bạc hà tươi hoặc sấy khô uống mỗi ngày để giúp giảm cảm giác buồn nôn, nôn, đau đầu dữ dội. Ngoài ra, loại cây này còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali và vitamin B giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể. – Quế: Đây là thảo dược chứa nhiều canxi, sắt, mangan và chất xơ có tác dụng làm giảm đau đầu, chóng mặt hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa đường huyết và lượng lipid trong cơ thể. Bạn có thể pha trà quế uống nhiều lần trong ngày để cải thiện triệu chứng. 4.3. Bấm huyệt, xoa bóp Một số kỹ thuật bấm huyệt, xo bóp là phương pháp giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng đau đầu chóng mặt và buồn nôn. Lấy ngón giữa ấn vào điểm cuối chân mày, từ từ day theo vòng tròn khoảng 1 phút rồi đổi chiều ngược lại. Bạn có thể dùng móng tay của 10 đầu ngón tay để vuốt ngược tóc từ trước dần về phía sau. Ngoài ra, xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm rồi xoa quanh mặt cũng giúp làm giảm triệu chứng. ☛ Mách bạn: 6 huyệt bấm trị chóng mặt hiệu quả 4.4. Sử dụng thuốc Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đầu hoa mắt chóng mặt mà bác sĩ kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị triệu chứng có thể được dùng, bao gồm: Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen… giúp cắt nhanh các cơn đau đầu, từ nhẹ đến dữ dội. Thuốc kháng histamin như dimenhydrinate, meclizine… giúp làm giảm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn… nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng thường kèm theo tác dụng phụ là buồn ngủ. Thuốc chống buồn nôn như meclizine, metoclopramide… giúp ức chế cảm giác buồn nôn và giảm kích thích tiền đình ở tai đến trung tâm gây nôn ở não bộ. Chúng có một số tác dụng phụ như an thần, phì đại tuyến tiền liệt, cử động không tự chủ, tăng nhãn áp… Thuốc điều trị đặc hiệu: Với chứng đau nửa đầu cần sử dụng thuốc sumatriptan và rizatriptan… để ngăn chặn các đường dẫn truyền của cơn đau trong não. Bất cứ loại thuốc tây nào cũng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, do đó bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể cải thiện các triệu chứng bằng các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có sẵn trên thị trường như Dưỡng Não Thái Minh. Nó giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn do thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình. Sản phẩm gồm các thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính như Thạch tùng, Bạch quả, Đinh lăng, Enzyme Nattokinase với tác dụng: 100% khách hàng cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt và mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. 90,2% khách hàng giảm triệu chứng đau nhức đầu và đau nửa đầu. 4.5. Phẫu thuật Trong những trường hợp triệu chứng kéo dài liên tục và tìm ra được nguyên nhân nhưng không thể cải thiện bằng các phương pháp thông thường như dùng thuốc, bài tập… Bạn có thể cần phẫu thuật để khôi phục khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày. Ví dụ như rất hiếm ca chóng mặt tư thế kịch phát cần phẫu thuật cắt bỏ cơ quan cảm giác trong tai như dây thần kinh tiền đình, mê cung… Tuy nhiên, phương pháp này khiến bạn mất đi thính lực một bên tai phẫu thuật nên cần xem xét kỹ trước khi thực hiện. 5. Cách phòng ngừa đau đầu chóng mặt buồn nôn Những cơn đau đầu, chóng mặt rất dễ tái phát nếu không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó việc phòng ngừa các triệu chứng này là điều quan trọng. Một số phương pháp ngăn ngừa chúng được bác sĩ khuyên thực hiện như sau: Tránh thay đổi tư thế đột ngột, xoay đầu nhanh làm xuất hiện chóng mặt. Giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực, tránh nóng giận. Với những người lớn tuổi, khi di chuyển nên có vật để bám víu, giảm tối đa nguy cơ ngã gây gãy xương. Không để xảy ra chấn thương phần đầu: Bảo vệ phần đầu khi lái xe, cẩn thận khi di chuyển trên địa hình nguy hiểm. Hạn chế thuốc lá và tiếp xúc với thuốc lá. Ngủ thiếu giấc có thể góp phần gây các cơn chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi. Vì vậy, bạn đảm bảo ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, không thức quá khuya. Xây dựng chế độ ăn uống chứa nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất, thịt bò, hải sản… giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể. Đồng thời, đẩy lùi chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và có giấc ngủ ngon hơn. Tránh uống nhiều các chất kích thích như cà phê, bia rượu… Luyện tập thể thao hằng ngày, điều độ, ít nhất 30 phút/ngày để tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là kiểm tra hệ thống tiền đình, sức khỏe não bộ để phát hiện sớm những bất thường và có biện pháp ngăn ngừa triệu chứng xuất hiện. Trên đây là một vài cách phổ biến cải thiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn chóng mặt có thể giúp ích được cho bạn. Điều cần thiết là khi thấy các dấu hiệu này, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị. Tài liệu tham khảo https://www.medicalnewstoday.com/articles/nauseous-and-dizzy https://www.livehealthily.com/self-care/dizziness-and-nausea   Chia sẻ21  

Hoa mắt chóng mặt là thiếu chất gì? Cách bổ sung đầy đủ!

Hoa mắt chóng mặt là triệu chứng tương đối phổ biến gặp ở đa dạng các độ tuổi và do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó bao gồm thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy, hoa mắt chóng mặt là do thiếu chất gì? Cách bổ sung những chất đó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Nhận biết triệu chứng hoa mắt chóng mặt Hoa mắt là triệu chứng xây xẩm, có cảm giác bị tối sầm mắt lại, thường xuất hiện khi cơ thể thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, từ ngồi chuyển sang đứng. Triệu chứng này thường kéo dài trong vài giây đến vài phút. Chóng mặt được mô tả khi bạn thay đổi tư thế hoặc xoay đầu sẽ cảm thấy mọi vật xung quanh chuyển động nhanh theo nhiều hướng. Đối với trường hợp nhẹ, tình trạng sẽ kết thúc sau vài giây. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển biến nặng hơn và tiếp diễn trong nhiều giờ liên tục, khiến bạn phải nằm nghỉ ngơi tại chỗ, cùng với đó là xảy ra tình trạng buồn nôn, ói mửa. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì? Bạn có thể nhận biết triệu chứng hoa mắt chóng mặt thông qua các dấu hiệu sau: Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thiếu sức sống. Có biểu hiện bủn rủn chân tay Gặp khó khăn khi thay đổi tư thế và di chuyển do không giữ được thăng bằng Không thể tự ngồi xuống hay đứng dậy Xuất hiện cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói Cảm giác mọi vật xung quanh quay cuồng, mắt tối sầm lại, Có thể bị đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng chói và âm thanh lớn Tình trạng hoa mắt chóng mặt thường gặp ở những ai? Hoa mắt, chóng mặt là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Một số nhóm người có thể xuất hình tình trạng hoa mắt, chóng mặt như: Người cao tuổi: Càng về già, cơ thể sẽ xảy ra quá trình lão hóa tự nhiên, kéo theo nhiều bệnh lý như rối loạn tiền đình hay thiếu máu não. Từ đó, gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, và mất thăng bằng,… Người trẻ tuổi: Áp lực từ học tập và cuộc sống dễ khiến cho người trẻ bị hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt với những thói quen sống thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý sản sinh ra triệu chứng này. Người lao động trí óc: Do thường xuyên làm việc trong văn phòng có điều hòa, cột sống cổ trở nên dễ bị nhiễm lạnh hơn, cản trở quá trình lưu thông lên não. Bên cạnh đó, thói quen liên tục ngồi làm việc tại một chỗ kết hợp cùng với áp lực công việc sẽ làm cho đầu óc căng thẳng, gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh: Đây là hai giai đoạn lượng hormone trong cơ thể không ổn định khiến chị em hay lo lắng, cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực, … làm khởi phát cơn hoa mắt, chóng mặt. Hoa mắt chóng mặt là thiếu chất gì? Nếu bạn thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, đó có thể là cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu các chất sau: Thiếu Vitamin nhóm B Hầu hết các vitamin nhóm B đều đóng vai trò quan trọng với việc lưu thông máu, duy trì hoạt động của hệ thần kinh. Bởi vậy, bạn cần thường xuyên chú ý bổ sung vitamin nhóm B vào trong thực đơn của mình hàng ngày. Đây đều là những vitamin tan trong nước và sẽ bài tiết ra ngoài khi đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng, không tích lũy trong cơ thể nên không gây hại như các vitamin tan trong dầu. Đặc biệt, bạn cần hết sức lưu ý đến các trường hợp hoa mắt chóng mặt do thiếu các vitamin B sau đây: Thiếu Vitamin B1 Khi cơ thể bị thiếu vitamin B1, bạn có thể bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, làm suy yếu và mở rộng cơ tim hoặc làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày thường xuyên. Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc và hạt Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn cần bổ sung vitamin B1 từ các nguồn thực phẩm bên ngoài như: Các loại rau: súp lơ, măng tây, khoai tây, đậu tương, cà chua, xà lách, cà tím,… Sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, pho mát,… Vitamin B1 có nguồn gốc từ động vật: cá ngừ, cá thu, cá hồi, trai, thịt lợn, thịt bò,… Các loại hạt: hạt dẻ cười, hạt điều, hạt macca, hạt hồ đào, đậu phộng, hạt chia… Các loại đậu: như đậu xanh, độ tương, đậu đỏ,…. Các loại nấm: đặc biệt là nấm mỡ Các chế phẩm từ bột mì: bánh mì, mỳ sợi Thiếu vitamin B2 Đây là một chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ nhiều loại enzym với các chức năng khác nhau trong cơ thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, tăng cường sức khỏe tim mạch và chống lại bệnh ung thư. Thiếu hụt vitamin B2 khiến cơ thể bạn cảm thấy không có sức sống, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng và xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt Bạn nên chú ý tăng cường ăn những loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin B2 như: Cá: cá thu là một trong loại những thực phẩm có chứa nhiều vitamin B2 nhất.. Ngoài ra một số loại cá khác như cá hồi, cá trích, cá ngừ cũng có thể cung cấp vitamin B2, giúp bữa ăn của bạn trở nên phong phú hơn. Trứng: bạn nên ăn 2-4 quả trứng/tuần để để bổ sung vitamin B2. Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa rất giàu vitamin B2 và các vitamin nhóm B khác. Trái cây: chuối, táo, lê, bơ, sung là một số loại trái cây bổ sung vitamin B2 hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Rau xanh: Các loại rau màu xanh đậm chứa một lượng đáng kể Vitamin B2 như rau bina, rau diếp, cỏ cà ri, bông cải xanh,… Ngoài ra, thịt bò, đậu phụ, hạnh nhân, nấm cũng là những nguồn cung cấp vitamin B2 bạn có thể dễ dàng sử dụng Thiếu Vitamin B6 Vitamin B6 cũng là một hợp chất thuộc vitamin nhóm B có khả năng làm giảm nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt. Chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa tế bào máu đỏ và tổng hợp protein thuận lợi hơn, kích thích các chức năng của hệ thống thần kinh, đẩy lùi triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, vitamin B6 còn hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tai trong-một trong những nguyên nhân gây ra hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm đó là: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá hồi, cá ngừ, chuối, bơ, các loại đậu, các loại ngũ cốc hay quả óc chó,… Thiếu Vitamin B9 Vitamin B9 hay còn được gọi là axit folic tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Đồng thời, hợp chất này cũng tham gia vào các hoạt động dẫn truyền thần kinh ở não. Vậy nên, bạn có thể thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu bị khi thiếu vitamin này. Để cung cấp đầy đủ lượng vitamin B9 cho cơ thể, bạn cần ăn: Các loại đậu: Đây là nhóm thực phẩm đa dạng, có các loại phổ biến như đậu hà lan, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu ván,… cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Các loại rau như măng tây, rau chân vịt, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải, bí đao, ớt chuông, mùi tây hay nấm chứa hàm lượng vitamin B9 phong phú và dồi dào. Trái cây tươi và các loại nước ép: nhóm thực phẩm có thể mang lại một lượng lớn vitamin B9 bao gom cam, chuối, chanh, cà chua và các nhóm quả mọng nước Thiếu vitamin C Vitamin C là loại vitamin tối ưu hàng đầu giúp giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày ở những người làm việc trí óc, thường xuyên gặp căng thẳng và mệt mỏi. Do tác dụng chống oxy hóa mạnh, hợp chất này hỗ trợ ngăn chặn các hậu quả có hại mà gốc tự do gây ra cho tế bào não, duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh. Cơ thể chỉ cần kết hợp bổ sung khoảng 600mg vitamin C mỗi ngày cùng với các chất dinh dưỡng khác đều đặn trong hai tháng thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện một cách hiệu quả. Các nguồn cung cấp vitamin C bạn có thể tham khảo như trái cây họ cam quýt, ổi, kiwi, dâu tây, xoài, dứa và các loại rau củ như ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, cải xoăn, củ cải trắng, khoai lang, và các loại rau có màu xanh đậm… Thiếu Canxi và Vitamin D Vitamin D và canxi không chỉ giúp hình thành cấu trúc xương mà còn có tác dụng chống lại chứng viêm trong não. Vì vậy, những người bị thiếu hai chất này sẽ hay gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể tham khảo thêm một số thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D như: Các loại cá: cá mòi, cá hồi, cá ngừ cung cấp lượng vitamin D và canxi dồi dào Sữa chua: chứa nhiều canxi và bổ sung các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như vitamin D, vitamin A, vitamin B2, B12, photpho và kali Phô mai: đây là một chế phẩm từ sữa với hương vị đa dạng, vừa giàu hàm lượng canxi tự nhiên tốt cho sức khỏe, vừa một lượng nhỏ vitamin D cho cơ thể Trứng: giúp đáp ứng 6% nhu cầu vitamin D hàng ngày và cung cấp canxi cũng như các vi chất thiết yếu khác Nước ép cam: uống mỗi ngày một ly nước cam có thể bổ sung 100 UI vitamin D tự nhiên và lượng canxi cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch Thiếu nguyên tố vi lượng Sắt Thiếu sắt khiến cơ thể không cung cấp đủ hồng cầu và Oxy cho nào, gây triệu chứng hoa mắt chóng mặt Sắt có vị trí quan trọng trong quá trình sản sinh ra hemoglobin – loại protein hỗ trợ hồng cầu dẫn truyền oxy và các dưỡng chất đến các cơ quan cơ thể. Do đó, khi thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, gây ảnh hưởng tiêu cực tới não bộ, làm động mạch của não sưng lên và gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Để phòng ngừa tình trạng cơ thể bị thiếu sắt, bạn cần chọn lựa các thực phẩm giàu sắt để bổ sung hợp lý vào thực đơn hàng ngày. Đó là: Các loại thịt đỏ: Thịt bò một trong những thực phẩm cung cấp chất sắt dồi dào. Ngoài ra, như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt,… cũng chứa hàm lượng sắt cao. Hải sản, cá biển: Tôm, hàu, sò, cua,… đều là các loại hải sản chứa nhiều sắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bổ sung sắt bằng các loại cá biển như cá rô, cá ngừ, cá tuyết,… Rau củ như rau bina, rau muống, bông cải xanh, cải xoăn, bí ngô, khoai tây Các loại đỗ: đây là một lựa chọn tuyệt vời, cung cấp cho cơ thể sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, bao gồm  đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh mang trong mình hàm lượng sắt dồi dào. Tuy nhiên, chúng ta cần ngâm đỗ vào nước ấm để qua đêm để giảm tỷ lệ chất axit phytic-một có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt Các loại quả: như mơ, mận, nho, mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là sắt Gạo lứt: giàu chất xơ và giúp cơ thể thải độc, bổ sung sắt. Đối với những trường hợp cơ thể vẫn không nhận đủ sắt từ chế độ dinh dưỡng có thể sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung sắt. Chúng thường được sản xuất ở dạng dung dịch lỏng, viên nén hoặc viên nang. Loại viên nén bổ sung sung sắt phổ biến nhất là sắt sunfat. Thiếu nguyên tố vi lượng Magie Magie đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chức năng của dây thần kinh. Đây cũng là nguyên tố vi lượng có tác dụng làm dịu thần kinh. ngăn chặn sự kích hoạt quá mức của các thụ thể tế bào não, phòng ngừa được triệu chứng đau nửa đầu gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt. Vì vậy, thiếu Magie cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng hoa mắt chóng mặt. Bạn có thể hấp thụ magie qua các loại thực phẩm sau: Các loại hạt:  hạt hướng dương, bí ngô và các loại quả hạnh như hạnh nhân Sản phẩm từ đậu tương: gồm sữa đậu nành, đậu phụ,.. Các loại cá: cá ngừ, cá bơn Chuối Sô cô la và bột ca cao Nhiều loại gia vị: có thể kể đến như rau mùi, thìa là Ai Cập, xô thơm Ngoài ra, bạn cũng có thể thực phẩm bổ sung chứa các loại magie như magie lactat, magie clorit hay magie xitrat theo hướng dẫn của bác sĩ. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì nhanh khỏi? Những lưu ý khi bị hoa mắt chóng mặt do thiếu chất Ngoài việc bổ sung đầy đủ theo những liệt kê ở phần trên, người bệnh cần kết hợp với các chế độ khác như nghỉ ngơi, tập luyện thể dục… Việc này sẽ giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường thể chất và tinh thần cho người bệnh, nhờ vậy tình trạng hoa mắt chóng mặt sẽ hồi phục nhanh hơn. Cụ thể bạn nên: Nghỉ ngơi hợp lý: Cơ thể luôn cần nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Bạn cần đi ngủ sớm và đủ 8h mỗi ngày, đồng thời nên dành một khoảng thời gian trong ngày để thư giãn, cho não bộ nghỉ ngơi. Luyện tập thể dục, thể thao: Thể dục thể thao hằng ngày vừa làm tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, vừa giúp máu huyết lưu thông tốt, ngăn ngừa chứng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu lên não. Ăn đủ chất: Ngoài việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trên đây, bạn cũng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tham khám khi cần thiết: Trường hợp hoa mắt chóng mặt tiến triển nặng và dai dẳng, không thuyên giảm. Bạn nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm. Dưỡng Não Thái Minh – Cải thiện hoa mắt chóng mặt hiệu quả Với các thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên từ cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và Enzym Nattokinase, Viên uống Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới đầu tiên vừa an toàn lành tình, vừa mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, làm sạch cục máu đông và tăng cường chất dẫn truyền thần kinh. Dưỡng Não Thái Minh – hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng hoa mắt chóng mặt Khảo sát hiệu quả trên người dùng thực tế cho thấy: 100% cải thiện tình trạng chóng mặt. 90,2% cải thiện tình trạng đau nhức đầu. 74,5% cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và ghi nhận giấc ngủ sâu và dài hơn sau khi sử dụng. So với các sản phẩm khác trên thị trường, Dưỡng Não Thái Minh có nhiều ưu điểm nổi bật như: Kết hợp 3 cơ chế trong 1 tác động toàn diện giúp: hoạt huyết dưỡng não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, và làm sạch cục máu đông. Thành phần thảo dược an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Được sản xuất từ nhà máy công nghệ cao Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế. Là sản phẩm của công ty Dược Thái Minh với nhiều sản phẩm số 1 trên thị trường. ☛ Tham khảo thêm tại: Chuyên gia, người dùng đánh giá Dưỡng Não Thái Minh ra sao? Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh không chỉ thích hợp dùng cho người bị hoa mắt chóng mặt mà khi sử dụng trong thời gian dài còn giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý liên quan tới não như rối loạn tiền đình hay tai biến mạch máu não… Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh rối loạn tiền đình hay thông tin về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, mời bạn liên hệ qua tổng đài miễn cước 1800.1705 đề được tư vấn! Chia sẻ16  

Hỏi đáp: Hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Hoa mắt chóng mặt là tình trạng tương đối phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào ở bất kỳ độ tuổi nào. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay, nhưng đây lại là triệu chứng tương đối khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Bởi vậy, rất nhiều người bệnh có chung thắc mắc: “Khi bị hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?”. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc như trên thì hãy dành ít phút tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu chung về nguyên nhân hoa mắt chóng mặt Hoa mắt chóng mặt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể là một triệu chứng thoáng qua và tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng trong một vài trường hợp, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tình trạng hoa mắt chóng mặt: Mắc các bệnh lý huyết áp, tim mạch: Một số bệnh lý như thiếu máu, hẹp hở van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, các bệnh lý xơ vữa động mạch, huyết áp thấp… có thể làm giảm lưu lượng máu lên não, gây hoa mắt chóng mặt. Do các bệnh lý thần kinh, tiền đình: Một số bệnh lý như rối loạn tai trong, rối loạn tiền đình, viêm dây thần kinh số 8… đều gây triệu chứng mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu… Do chấn thương: Tình trạng chấn thương vùng đầu, va đập vùng đầu, sọ não hay tình trạng mất máu cấp tính do bất kỳ nguyên nhân nào đều khiến não bọ bị ảnh hưởng, gây biểu hiện hoa mắt chóng mặt. Do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, hay các loại bóng cười, người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt. ☛ Tìm hiểu thêm: Hoa mắt chóng mặt là thiếu chất gì? Căng thẳng, stress kéo dài: Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo lắng, stress, sang chấn tâm lý đều khiến người bệnh gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt. Do gặp phải tác dụng phụ của một số thuốc Tây y: Một số loại thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt, hoa mắt. ☛ Đọc thêm: Hay buồn nôn đau đầu chóng mặt là bệnh gì? Hoa mắt chóng mặt khi nào nên uống thuốc? Hoa mắt chóng mặt là triệu chứng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù chúng gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh nhưng không phải trường hợp hoa mắt chóng mặt nào cũng cần sử dụng thuốc. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, người bệnh hoa mắt chóng mặt chỉ nên uống thuốc khi tình trạng này ở mức độ nặng và kéo dài liên tục trên 30 phút. Lúc này, người bệnh có thể tìm đến một số thuốc cắt cơn hoa mắt chóng mặt, ổn định hệ thần kinh và sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp giải quyết tận gốc, tránh tình trạng hoa mắt chóng mặt tái phát nhiều lần. > Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không? Hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì hiệu quả? Dưới đây là một số loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng hoa mắt chóng mặt được bác sĩ kê đơn, bạn có thể tham khảo: Thuốc có chứa dẫn xuất của Leucine Thuốc có chứa dẫn xuất của Leucine là nhóm thuốc có tác dụng cắt cơn chóng mặt, hoa mắt mạnh nhất hiện nay. Leucine có tác dụng làm tái cực hóa màng, tăng phân cực màng của tế bào lông chuyển của các tế bào thần kinh trong hệ thống tiền đình. Nhờ vậy, hệ tiền đình sẽ không bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài, nhanh chóng ổn định trở lại và cắt cơn chóng mặt. Một số thuốc thuộc nhóm chứa dẫn xuất của Leucine có thể kể đến như: Thuốc Acetyl – leucine Acetyl – leucine được sử dụng dưới dạng viên uống và dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch. Với trường hợp chóng mặt ở mức độ nhẹ và vừa, bác sĩ sẽ kê đơn Acetyl – leucine dưới dạng viên uống. Ngược lại với trường hợp chóng mặt mức độ nặng, không thể di chuyển và đi kèm triệu chứng mất thăng bằng, nôn và buồn nôn, bác sĩ có thể sử dụng dạng tiêm truyền để thuốc nhanh chóng phát huy tác dụng. Công dụng: Điều trị cơn chóng mặt, hoa mắt do các bệnh lý như: thiếu máu não, say rượu, say tàu xe, viêm tai giữa cấp, hạ huyết áp, viêm dây thần kinh số 8, do tác dụng phụ của một số thuốc đang dùng. Giảm sự mất thăng bằng, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Hỗ trợ giảm các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, ù tai… Thuốc kháng Histamin Nhóm thuốc kháng Histamin thuộc thế hệ I cũng là nhóm thuốc được chỉ định khi gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt. Thuốc có tác dụng lên thần kinh trụng ương, ức chế hoạt động của các thụ thể Histamin tại các mạch máu và não bộ. Nhờ vậy, hệ thống thần kinh và tiền đình được ổn định lại, giúp cắt cơn chóng mặt hiệu quả. Một số thuốc thuộc nhóm kháng Histamin thế hệ I thường được sử dụng là: Thuốc Betahistine Thuốc Betahistine hoạt động dựa trên cơ chế cải thiện lưu lượng máu bên trong tai, giúp giảm áp lực của mạch máu trong tai. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: Hoa mắt, chóng mặt kéo dài. Ù tai, mất thính lực. Buồn nôn và nôn. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: Tác động lên hệ thần kinh gây triệu chứng đau đầu. Gây rối loạn tiêu hóa, nôn và buồn nôn, đầy bụng khó tiêu. Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn: Phù, phát ban, nổi mẩn ngứa, sốc phản vệ… Thuốc Meclizine Thuốc Meclizine là loại thuốc kháng Histamin được sử dụng để giảm tình trạng chóng mặt, hoa mắt do say tàu xe hoặc các vấn đề tại tai trong, hệ thống tiền đình. Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống, với liều dùng 25-50mg/lần/ngày. Tương tự như các thuốc cùng nhóm, thuốc Meclizine có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: Đau đầu, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Khô miệng, buồn nôn và nôn. Phát ban, khó thở, phù mặt, sưng môi, lưỡi… Thuốc kháng cholinergic Thuốc kháng Cholinergic là thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh phó giao cảm, giúp giảm co bóp cơ trơn, giảm tiết dịch đờm và ổn định hệ thần kinh tiền đình. Thuốc Scopolamine Thuốc Scopolamine là một amin bậc 4, là chất ức chế đối giảo cảm tác động trên thụ thể Muscarinics (liệt giao cảm). Đây là hoạt chất được chiết xuất từ cây cà độc dược. Thuốc được sử dụng để giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt do say tàu xe và các chứng rối loạn tiền đình, viêm nhiễm tại tai trong. Thuốc được sử dụng chủ yếu dưới dạng miếng dán ngoài da. Mỗi miếng dán cung cấp khoảng 1 mg Scopolamine và duy trì tác dụng trong khoảng 3 ngày. Cần lưu ý, một số đối tượng không sử dụng được Scopolamine: Người mắc bệnh tăng nhãn áp (Glaucom góc đóng). Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Trẻ em dưới 8 tuổi. Thuốc Dimenhydrinate Dimenhydrinate thường được bào chế dưới dạng viên uống, viên nhai, dung dịch để tiêm… Thuốc có công dụng: Phòng ngừa chứng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn do say tàu xe, say máy bay. Chóng mặt do các bệnh lý viêm dây thần kinh số 8, rối loạn chức năng tiền đình. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được dùng trong điều trị bệnh Parkinson. Cần lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, nhìn mờ, táo bón, ù tai… Đặc biệt những người có tiền sử bệnh gan, thận hoặc người cao tuổi cần dùng thuốc dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị. Thuốc an thần Các thuốc an thần có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, nhờ vậy cũng giúp ổn định hệ tiền đình. Bởi vậy, các thuốc này cũng được sử dụng để giảm chóng mặt, hoa mắt do các bệnh lý như bệnh Ménière, viêm dây thần kinh số 8 hay do nguyên nhân tâm lý như shock đột ngột. Một số thuốc an thần gây ngủ thường được kê đơn là: Thuốc Diazepam Diazepam được bào chế chủ yếu dưới dạng viên nén, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, gây ngủ và giảm căng thẳng. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình, căng thẳng, stress hay lo lắng quá mức hoặc do rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh những công dụng giảm hoa mắt, chóng mặt, Diazepam cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại như mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn, và đặc biệt là nguy cơ phụ thuốc thuốc… Bạn cần lưu ý báo lại cho bác sĩ điều trị các tác dụng phụ đang gặp để được tư vấn, thay đổi liều dùng hoặc thay thuốc khác thích hợp hơn. Thuốc Lorazepam Tương tự Diazepam, Lorazepam cũng là một thuốc thuộc nhóm Benzodiazapine, có tác dụng tương tự Diazepam. Sự khác biệt chính giữa Lorazepam và Diazepam là Lorazepam rời khỏi hệ thống của một người nhanh hơn, làm giảm nguy cơ nhiễm độc hoặc gặp tác dụng phụ . Tác dụng phụ của cả Lorazepam và Diazepam, ngoài khả năng gây nghiện , bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi , trầm cảm, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về trí nhớ. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm hoa mắt chóng mặt Thuốc Tây y giảm hoa mắt chóng mặt là biện pháp được nhiều người bệnh áp dụng vì đem lại tác dụng hiệu quả, nhanh chóng. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, nếu như không biết cách dùng hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều, người bệnh có thể phải đối mặt với một loạt các tác dụng phụ có hại do thuốc Tây y gây ra như: viêm loét dạ dày tá tràng, buồn nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng thuốc… Bởi vậy, để hạn chế các tác dụng không mong muốn này, bạn nên: Không tự ý dùng thuốc khi không có sự kê đơn của bác sĩ, không dùng thuốc theo đơn thuốc của người khác. Với các loại thuốc không kê đơn, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác thuốc với các thuốc đang dùng và tránh trường hợp khác tên biệt dược nhưng có chung hoạt chất dẫn đến quá liều và gây tác dụng phụ. Tuân thủ đúng liều dùng, cách dùng mà bác sĩ chỉ định. Ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, đồng thời kết hợp cùng các loại viên uống dưỡng não, giúp tăng cường lưu thông máu não và bảo vệ tế bào thần kinh. Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần lưu ý kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để nhanh chóng kiểm soát tình trạng hoa mắt, chóng mặt: Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B12, B6, B9, nguyên tố vi lượng như Sắt, Magie, Kẽm… Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tổng thể và phòng ngừa hoa mắt, chóng mặt tái phát. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng hay stress kéo dài. Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan, yêu đời để đảm bảo sức khỏe về mặt tinh thần. Ngủ đủ giấc, ít nhất 8h mỗi ngày để các tế bào thần kinh được phục hồi. Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần, đặc biệt là kiểm tra hệ thống não bộ, tiền đình để sớm phát hiện ra những bất thường và có biện pháp điều trị thích hợp. ☛ Đọc thêm: Cách trị chóng mặt đơn giản ngay tại nhà! Dưỡng Não Thái Minh – Giúp cải thiện hoa mắt chóng mặt an toàn, hiệu quả Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y chữa hoa mắt chóng mặt thông thường, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng não để tăng cường chức năng của não bộ, ổn định hoạt động của các tế bào thần kinh, khắc phục chứng hoa mắt, chóng mặt. Trong đó, viên uống Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới, được nhiều chuyên gia não bộ đánh giá cao về chất lượng, với 3 cơ chế hoạt động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định hoạt động của hệ thống tiền đình. Nhờ 3 cơ chế vượt trội này mà viên uống Dưỡng Não Thái Minh đem lại tác dụng kiểm soát hoa mắt, chóng mặt vượt trội. Kết quả khảo sát trên rất nhiều người bệnh đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm cho thấy: 100% người dùng cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt. 90,2% người dùng cải thiện triệu chứng đau đầu. 74,5% người dùng cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và ghi nhận giấc ngủ sâu và dài hơn sau khi sử dụng. So với các sản phẩm trên thị trường, Dưỡng Não Thái Minh có nhiều ưu điểm nổi bật như: Cơ chế tác động 3 trong 1, đem lại hiệu quả toàn diện: hoạt huyết dưỡng não, tăng cường hoạt động dẫn truyền của noron thần kinh, làm sạch cục máu đông gây nguy cơ tắc mạch. Có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ với người dùng. Được sản xuất bởi nhà máy công nghệ cao Thái Minh – cơ sở đạt chuẩn GMP – WHO và phòng thí nghiệm chuẩn ISO quốc tế với nhiều sản phẩm số 1 trên thị trường. Sản phẩm rất thích hợp với các đối tượng: Người bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Người bị thiểu năng tuần hoàn não với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, đau đầu, mất ngủ. Người bệnh rối loạn tiền đình. Người bị tai biến và sau tai biến. ☛ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Dưỡng não thái minh trị bệnh gì? Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn Lời kết Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi :” Bị hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì?” Rất mong bài viết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn, nhanh chóng khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt khó chịu này. Xem thêm: Choáng váng, mất thăng bằng cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hướng dẫn cách làm các món ăn có tác dụng trị đau đầu

Đau đầu là hiện tượng mà ai cũng có thể gặp phải. Để kiểm soát tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc hay có những thay đổi trong lối sống sinh hoạt thì chế độ dinh dưỡng cũng góp một phần không nhỏ giúp cải thiện cơn đau đầu. Hãy cùng chúng tôi điểm mặt 10 món ăn có tác dụng trị đau đầu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Chế độ ăn uống có vai trò như thế nào với người bị đau đầu? Thực phẩm bạn ăn vào hàng ngày là thứ quyết định nên tình trạng sức khỏe của bạn. Trong đó bao gồm cả chứng đau đầu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho thần kinh thì cơn đau đầu sẽ thuyên giảm, thậm chí là ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến não bộ. Cụ thể: Thực phẩm giàu vitamin B2 giúp giảm tần suất chứng đau nửa đầu. Thực phẩm chứa nhiều các axit béo omega-3, omega-6 giúp ức chế hình thành phản ứng viêm, hỗ trợ kiểm soát đau đầu hiệu quả. Thực phẩm chứa nhiều chất điện giải (kali, magie, canxi…) cải thiện tình trạng đau đầu kèm buồn nôn, chóng mặt. Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó tác động tích cực đến tình trạng đau đầu. Ngược lại, trường hợp chế độ ăn của bạn chứa các thực phẩm làm thay đổi hormone, gây căng thẳng thần kinh thì tình trạng đau đầu có thể tiến triển nặng nề hơn: Điển hình như: Thực phẩm có mùi nồng làm tăng cường độ cơn đau. Rượu bia là yếu tố nguy cơ dẫn đến đau đầu. Tất cả cơ chế trên đã chứng minh rằng, chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người thường xuyên bị đau đầu. Nó sẽ trở thành nguyên nhân gây đau đầu nếu chúng ta ăn uống sai cách hoặc được coi là biện pháp kiểm soát đau đầu hiệu quả khi thiết lập chế độ ăn khoa học. ☛ Tham khảo bài viết: Cách trị đau đầu tại nhà không dùng thuốc! Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà 2. Danh sách 10 món ăn trị đau đầu hiệu quả 2.1: Canh atiso chân giò Hoa atiso có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Một số công dụng nổi bật của loài hoa này phải kể đến bao gồm: chống oxy hóa, chống viêm, cải thiện huyết áp, hỗ trợ giảm cholesterol, chống trầm cảm. Những công dụng này đều gián tiếp góp phần mang lại hiệu quả giảm đau đầu. Giò heo lại là một thực phẩm bổ dưỡng, thường được sử dụng cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi cần tẩm bổ. Do đó, khi kết hợp chân giò với hoa atiso sẽ làm gia tăng hiệu quả trị đau đầu, đồng thời tạo ra món canh thanh đạm nhưng giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn bị đau đầu hoặc trong gia đình có người thân mắc chứng bệnh dai dẳng này, hãy bỏ túi ngay bí quyết nấu canh atiso chân giò như sau: Nguyên liệu chuẩn bị: 1 bông hoa atiso tươi. Móng giò heo. Gia vị: hành tím, dầu ăn, nước chanh, nước mắm, tiêu, ngò. Cách thực hiện: Chân giò làm sạch, chặt nhỏ và ướp với nước mắm, hạt nêm trong vòng 15-20 phút. Hoa atiso rửa sạch và cắt thành các phần đều nhau. Đun sôi bông atiso, sau đó hạ lửa nhỏ xuống và đun liu riu trong 1 tiếng cho bông mềm ra. Tiếp đến cho chân giò vào nồi atiso, ninh tiếp 2-3 tiếng để dưỡng chất trong xương ra hết. Cuối cùng tắt bếp và nêm nếm gia vị cho vừa ăn rối múc ra bát, trang trí thêm rau ngò để bát canh trông đẹp mắt hơn. 2.2: Canh gà lá giang Thịt gà chứa vitamin B6 có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não – chúng hoạt động như một chất chống trầm cảm và dẫn truyền thần kinh, có thể làm giảm nguy cơ đau liên tục. Vì vậy mà, người bị đau đầu có thể dùng thịt gà như một món ăn giúp giảm đau đầu và mệt mỏi. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà kết hợp với lá giang sẽ tạo ra một món ăn chữa đau đầu hiệu quả. Bởi lá giang có chứa nhiều vitamin, chất khoáng, đồng thời có tác dụng tiêu viêm giúp hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, kết hợp cùng thịt gà càng làm tăng hiệu quả. Để thực hiện món ăn này, trước tiên cần chuẩn bị: 1 con gà vừa nhỏ 1 bó là giang Gia vị: ớt, gừng, tỏi, sả, hành lá, muối, đường trắng, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn,… Cách thực hiện: Gà chặt miếng vừa ăn, ướp muối, đường, hạt nêm. Cho thêm đầu hành đập dập vào ướp cùng 20 phút để khử mùi tanh và làm gà thơm hơn. Lá giang rửa sạch. Sả cắt khúc, đập dập. Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn. Phi thơm hỗn hợp tỏi và sả, sau đó cho thịt gà vào để xào săn lại. Thịt gà sau khi đã xào săn thì cho vào nồi nước để ninh lên cho đến khi thịt gà nhừ hẳn. Tiếp tục cho lá giang vào nồi, để nước sôi thêm lần nữa thì tắt bếp. Nếm nếm gia vị vừa miệng, trang trí thêm ngò gai và múc ra bát để thưởng thức. 2.3: Chè đậu xanh nha đam đường phèn Đậu xanh vốn là một trong những thực phẩm nằm trong top chữa bệnh nhờ vào thành phần chứa nhiều chất khoáng (Ca, Cu, K, Na, Fe), protein và vitamin (E, B1, B2, B3, B6, C). Đặc biệt, những người mắc chứng đau đầu lâu năm, thường xuyên ăn đậu xanh có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu hiệu quả nhờ vào tác dụng thanh nhiệt giải độc, xoa dịu hệ thần kinh mà đậu xanh mang lại. Bạn có thể chế biến thành nhiều các món ăn khác nhau từ đậu xanh. Trong đó chè đậu xanh nha đam là món dễ làm, vừa bổ lại vừa mát. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Đậu xanh: 300g Nha đam: 500g Đường phèn 350g 1 ống vani 5ml nước cốt chanh Cách làm: Đậu xanh vo sạch, ngâm 3-4 tiếng với nước. Sau đó vớt ra để ráo nước. Nha đam sau khi gọt vỏ thì cần rửa sạch phần nhớt vàng. Phần thịt nha đam thu được cắt thành hạt lựu. Ngâm nha đam với nước lạnh pha với muối và nước cốt chanh khoảng 15 phút để giữ cho miếng nha đam được trắng, đồng thời loại bỏ vị đắng từ nhựa. Rửa sạch nha đam rồi ngâm với đường giúp cho đường ngấm đều. Tiến hành nấu chè đậu xanh bằng cách cho đậu xanh vào nồi nước rồi ninh cho đến khi đậu mềm nhừ thì cho phần đường phèn còn lại vào nồi, khuấy đều đến khi đường tan. Cho nha đam vào, khuấy đều. Khi chè sôi thêm muối và vani để tạo sự đậm đà và hương thơm cho bát chè. 2.4: Súp bí đỏ Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô, vừa có thể chế biến thành các món rau trong bữa ăn, vừa có thể làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh rất hiệu quả. Trong đó bao gồm cả tác dụng làm thuyên giảm tình trạng đau đầu. Công dụng này là nhờ vào cơ chế hoạt động của Beta-caroten và Alpha-caroten trong bí đỏ giúp chống oxy hóa tự nhiên, loại bỏ cholesterol thừa, cải thiện chức năng tim và hệ thống tuần hoàn. Từ đó sử dụng bí đỏ sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu do nguyên nhân suy nhược, thiểu năng tuần hoàn máu rất tốt. Người bị đau đầu có thể thử súp bí đỏ vì đây là món đơn giản, dễ nấu lại thơm ngon. Nguyên liệu rất đơn giản, chỉ cần: bí đỏ, hành tây và sữa tươi. Cách thực hiện: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và thái lát mỏng. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Xào hành tây cùng bơ mặn cho đến khi hành tây mềm ra. Sau khi hành tây mềm, cho bí đỏ và 100ml nước vào, đậy nắp và hầm trên lửa vừa khoảng 15 phút. Khi bí đỏ đã mềm, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố cùng 300ml sữa tươi rồi xay nhuyễn. Đun lại hỗn hợp bí đỏ đã xay nhuyễn. thêm một chút muối, khuấy đều đến khi súp sôi thì tắt. Cuối cùng đổ súp ra đĩa và thêm 1 ít kem tươi hoặc ngò để trang trí theo sở thích. ☛ Tham khảo đầy đủ: Cách làm canh bí đỏ ăn chữa đau đầu 2.5: Salad rau càng cua Rau càng cua là loại rau thường mọc dại ở các chậu hoa. Tuy là rau dại nhưng rau càng cua lại chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng, vitamin giúp hạn chế cơn đau đầu dai dẳng. Món salad rau càng cua giàu chất xơ, vừa mát lại chữa bệnh tốt. Hãy lưu lại ngay công thức này khi bạn bị đau đầu. Nguyên liệu cần có: Rau càng cua: 400g Hành tây: 1/4 củ Cà chua bi: 200g Trứng gà: 1 quả Gia vị: nước mắm, đường, dầu oliu, nước cốt chanh, tỏi, ớt. Cách thực hiện: Rau càng cua rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút để sạch hoàn toàn tạp chất, sau đó cho rau vào tủ lạnh. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái thành sợi mỏng, ngâm với giấm và đường theo tỷ lệ 1:1:2 rồi cho vào tủ lạnh. Trứng gà luộc chín, bóc vỏ và cắt thành 4 phần. Cà chua bi cắt đôi. Trộn hỗn hợp sốt gồm: nước mắm, đường, dầu oliu, nước cốt chanh rồi khuấy đều lên. Cuối cùng cho tỏi và ớt vào trộn đều. Khi chuẩn bị ăn thì cho rau càng cua, hành tây, cà chua bi và nước sốt trộn đều lên. Cuối cùng trang trí trứng lên bên trên và thưởng thức. >> Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì? 2.6: Thịt viên bí đỏ sốt cà chua Một món ăn nữa có thành phần chính là bí đỏ nhưng được chế biến khác đi làm cho thực đơn dinh dưỡng của người đau đầu trở nên phong phú và đa dạng hơn đó là thịt sốt bí đỏ cà chua. Bí đỏ giàu vitamin A, sắt và khoáng chất – đây đều là những chất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Cà chua có chứa một số alcaloid và các saponin ở liều thấp có tác dụng diệt khuẩn và ngừa cholesterol máu cao. Vì vậy, khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau, bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả giảm đau đầu ở người thiểu năng tuần hoàn máu rất tốt. Nguyên liệu làm thịt viên sốt bí đỏ cà chua gồm có: 250g thịt heo đã xay nhuyễn 150g bí đỏ 4 quả cà chua Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu Cách làm món thịt viên sốt bí đỏ cà chua: Trước hết bạn cần sơ chế nguyên liệu cho sạch sẽ, bí đỏ gọt vỏ,cắt thành khúc nhỏ, cho vào nồi và luộc chín. Thịt heo sau khi say thì nặn thành viên tròn, ấn dẹp lại để cho nhân bí bỏ vào giữa rồi viên tròn trở lại. Cà chua cắt làm 4, phi thơm cùng hành, cho nước và đun nhỏ lửa đến khi cà chua mềm ra. Nêm nếm gia vị vừa ăn gồm nước mắm, hạt nêm, đường trắng rồi khuấy đều hỗn hợp sốt cà chua. Thả viên thịt vào hỗn hợp sốt cà chua, đun với lửa nhỏ cho đến khi thịt chín đều, thấm gia vị thì tắt bếp. 2.7: Canh giá đỗ kim chi Giá đỗ là một trong những loại rau mầm hết sức quen thuộc đối với tất cả mọi người. Trong giá đỗ chứa nhiều vitamin A,C,E và các khoáng chất khác đều có tác dụng chữa chứng đau đầu hiệu quả. Vì vậy, một chén canh giá đỗ kim chi sẽ rất phù hợp với  trường đau đầu nhưng uống thuốc không mang lại giá trị nhiều. Để nấu món canh này, người bệnh cần chuẩn bị: 500ml nước hầm bò hoặc nước hầm xương giúp tăng vị ngọt cho món canh Giá đỗ Kim chi cải thảo Gia vị: Ớt bột, nước tương, tiêu, muối, tỏi băm, hành lá. Các bước nấu canh giá đỗ kim chi: Giá đỗ rửa, nhặt sạch vỏ đỗ. Kim chi cắt thành khúc. Cho kim chi, nước kim chi, ớt bột và nước tương vào nồi nước dùng, đun sôi trong vòng 5 phút. Thêm giá đỗ và tỏi băm nhỏ, đun thêm từ 3-4 phút nữa đến khi giá đỗ chín thì tắt bếp và trang trí thêm hành lá. 2.8: Trứng gà rán ngải cứu Trứng rán ngải cứu là một món ăn phổ biến, không chỉ ngon miệng mà còn mang lại công dụng chữa chứng đau đầu. Công dụng này đến từ cả ngải cứu và trứng gà. Cụ thể: – Ngải cứu chứa nhiều các chất kháng khuẩn và tinh dầu như: Adenin, Cholin, Cineol, Thujone, Tricosanol, Tetradecatrilin,… Tất cả những hợp chất này đều đem lại công dụng giảm đau hiệu quả. – Trứng cung cấp protein dễ tiêu hóa, điều này sẽ giúp giữ mức độ đường huyết ổn định và đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động cả ngày, bao gồm cả não bộ. Não bộ được nuôi dưỡng sẽ hạn chế tối đa tình trạng đau đầu có thể xảy ra. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món trứng gà rán ngải cứu vô cùng đơn giản chỉ cần lá ngải cứu non và trứng gà. Cách làm: Nhặt lấy lá ngải cứu non, rửa sạch rồi thái nhỏ. Đập 3 quả trứng gà vào tô rồi đánh tan, cho thêm một ít gia vị. Cuối cùng là cho ngải cứu vào trứng, tiếp tục đánh đều tay. Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng, đổ dầu ăn một lượng vừa đủ, sau đó cho trứng ngải cứu vào và đợi trứng chín đều. ☛ Đọc thêm bài viết: Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu 2.9: Canh khổ qua thịt heo Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng được biết đến là một loại thực phẩm nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng. Khi chế biến dưới dạng canh khổ qua dùng trong các bữa ăn sẽ đem lại tác dụng tán nhiệt, giải cảm, giảm sốt và tăng cường sức đề kháng. Điều này rất hiệu quả với những cơn đau đầu do cảm lạnh. Không chỉ vậy, sử dụng khổ qua thường xuyên còn có tác dụng an thần, dễ ngủ. Từ đó, ngăn chặn cơn đau đầu do mất ngủ gây ra. Ngoài những tác dụng trên, các chuyên gia dinh dưỡng còn tìm thấy hàm lượng vitamin C phong phú, thuộc loại hàng đầu trong các nhóm rau xanh, từ đó làm chậm quá trình oxy hóa, hạn chế nguy cơ bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp và tổn thương thần kinh. Canh khổ qua thịt heo được nấu như sau: Thịt heo rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi xào qua, thêm cùng 1 ít gia vị và cho nước vào để nấu. Khổ qua rửa sạch, lấy hết ruột, cắt thành miếng vừa ăn rồi cho vào nồi nấu cùng thịt. Đợi đến khi thịt cà mướp đắng đều mềm thì tắt bếp và cho thêm 1 chút hành lá và mùi tàu. Canh khổ qua có vị hơi đắng và ngọt thanh, rất dễ ăn. 2.10: Chè đậu đen bột lọc Ngoài đậu xanh thì đậu đen cũng là một loại đậu có tác dụng chữa đau nhức đầu vô cùng hiệu quả. Không chỉ vậy, đậu đen còn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, từ đó giúp giảm mụn nhọt và trở thành thức uống giảm cân được mọi người ưa thích. Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu chè đậu đen bột lọc: Đậu đen: 250g Bột năng Đường Nước cốt dừa Muối Cách làm: Đậu đen ngâm qua đêm. Nấu đậu đen với nước ở lửa vừa từ 25-30 phút. Cho đường vào và khuấy tan đường rồi tắt bếp và để cho chè nguội. Bột năng thêm 1 chút nước nóng để nhào thành bột, sau đó nặn thành từng viên nhỏ, kích thước như hạt sen hoặc tùy theo sở thích của bạn. Cho nước cốt dừa, đường, muối, bột năng vào nồi rồi khuấy đều hỗn hợp cho đến khi nước cốt sệt lại thì tắt bệnh. Múc đậu đen, bột lọc và nước cốt dừa vào bát, thêm đá để ăn ngon hơn. 3. Những điều cần lưu ý khi điều trị đau đầu Các món ăn đã đề cập ở danh sách trên chỉ là phương pháp tạm thời làm thuyên giảm triệu chứng đau đầu chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây đau đầu. Do đó, bên cạnh thực đơn ăn uống, người bị đau đầu vẫn cần phải kết hợp việc luyện tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý và duy trì chúng thành một lối sống lành mạnh. Để thực hiện được điều này, bạn cần lưu ý một vài điểm như sau: – Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: Ngoài bổ sung các món ăn trong danh sách đã được giới thiệu, người đau đầu vẫn cần đảm bảo nạp đầy đủ các dưỡng chất khác như tinh bột, protein, vitamin, chất xơ, khoáng chất. Điều này tạo nên một cơ thể khỏe mạnh toàn diện, từ đó vừa làm giảm triệu chứng đau đầu, vừa ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. – Nghỉ ngơi hợp lý: Sau một ngày dài làm việc căng thẳng và mệt mỏi thì cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cơ thể được nghỉ ngơi “đúng nghĩa” bằng cách đi ngủ đúng và đủ giờ, tránh tăng ca hay mang việc về nhà, đặc biệt là mang áp lực lên giường ngủ. Một giấc ngủ chất lượng sẽ khiến cơ thể được chữa lành hiệu quả. – Luyện tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, năng cao sức khỏe mà còn làm giảm tình trạng đau đầu, đồng thời ngăn ngừa mắc các bệnh lý khác một cách hiệu quả. Để duy trì thói quen luyện tập, hãy bắt đầu vận động đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 buổi/tuần. – Thăm khám bác sĩ: Trường hợp chứng đau đầu kéo dài dai dẳng, các biểu hiện không thuyên giảm, thậm chí còn tiến triển nặng dù bạn đã áp dụng các biện pháp điều trị khác thì hãy gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, kê thuốc kịp thời. ☛ Tìm hiểu thêm: Những biến chứng nguy hiểm do đau đầu 4. Kết hợp viên uống Dưỡng não Thái Minh giúp đẩy nhanh quá trình giảm đau đầu Dưỡng não Thái Minh hỗ trợ cải thiện hiệu quả chứng đau đầu TPBVSK Dưỡng não Thái Minh được chứng minh là có tác dụng làm giảm chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ. Khi sử dụng lâu dài còn phòng ngừa các bệnh về não như thiểu năng tuần hoàn não, di chứng sau tai biến mạch máu não. Một cuộc khảo sát ở những người sử dụng viên uống Dưỡng não Thái Minh cho thấy: 100% người dùng cải thiện tình trạng chóng mặt. 90,2% người dùng cải thiện tình trạng đau đầu. 74,5% người dùng cải thiện tình trạng mất ngủ. Dựa vào 3 có chế hoạt động: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định tiền đình, viên uống Dưỡng não Thái Minh trở thành sản phẩm khác biệt so với các loại viên uống dưỡng não khác trên thị trường. Với thành phần hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên như: Cao Đinh lăng, Cao Thạch tùng, Cao Bạch quả, kết hợp cùng với các hoạt chất Nattokinase, Choline, Alpha lipoic acid, vitamin B1, B6, B12, viên uống Dưỡng não Thái Minh vô cùng an toàn và lành tính đối với sức khỏe. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng sản phẩm trong thời gian dài mà không lo về tác dụng phụ Dưỡng não Thái Minh hiện đã được phân phối chính hãng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng và giao trực tiếp tại nhà. Hoặc đặt hàng qua tổng đài miễn cước 1800.1705 để được tư vấn kỹ hơn! ☛ Đọc chi tiết: Thành phần và công dụng của Dưỡng Não Thái Minh Kết luận: Như vậy, trên đây là danh sách 10 món ăn có tác dụng trị đau đầu, kèm theo đó là hướng dẫn cách làm. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc giảm cơn đau đầu dai dẳng. Xem thêm: 9 Món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà

Làm sao để chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác?

Thiếu máu não là bệnh lý phổ biến, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay do áp lực công việc, thói quen lười vận động… Vậy làm sao để chẩn đoán bệnh thiếu máu não một cách chính xác? Có những dấu hiệu nào để dễ dàng nhận biết từ sớm? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu não bao gồm: – Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu máu não, nhất là những cơn thiếu máu cấp tính. Người bệnh hay cảm thấy chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt… ☛ Tham khảo thêm: Chóng mặt do thiếu máu: nguyên nhân – điều trị – Đau đầu thường xuyên: Người bệnh hay bị đau nhức ê ẩm, đau nửa đầu dữ dội, nhiều khi còn lan ra xung quanh thái dương, vùng chẩm và vai gáy. Đặc biệt là bị đau khi suy nghĩ, lo lắng hay di chuyển nhiều. – Tê bì, nhức mỏi chân tay: Nhiều người bị thiếu máu não còn bị đau nhức ở các đầu ngón tay, tê bì, bứt rứt chân tay, cảm giác như có kiến bò. – Giảm khả năng tư duy, suy giảm trí nhớ: Khi các tế nào não không có đủ oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến không hoạt động tốt có thể ảnh hưởng tới trí nhớ. Người bệnh hay bị quên, nặng có thể không nhớ rõ ngày tháng hay các sự kiện gần đây, tên người quen. – Mất ngủ: Thiếu máu lên não có thể gây ra tình trạng rối loạn về giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, khó ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm… – Ngoài ra, một số người còn đột ngột thấy hồi hộp, tim đập mạnh… Thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn tai biến mạch máu não với các triệu chứng điển hình như đột ngột méo miệng, yếu chân tay một bên, mất phối hợp động tác, rối loạn ngôn ngữ… Trong những trường hợp này cần đưa người bệnh đi cấp cứu để có biện pháp khắc phục kịp thời. ☛ Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh thiếu máu não có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, khi thấy một trong những dấu hiệu cảnh báo ở trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác. Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. 2. Những phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác Các bác sĩ dựa vào tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn các phương pháp chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân, vị trí và mức độ thiếu máu não. 2.1. Dựa vào triệu chứng Phương pháp đầu tiên để chẩn đoán bệnh thiếu máu não, đơn giản nhưng mà không phải bỏ qua đó là dựa vào các triệu chứng của người bệnh mô tả. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi các dấu hiệu mà bạn đang gặp phải, tiền sử gia đình có người mắc bệnh thiếu máu não hay không? Từ đó có những hướng đi tiếp theo để xác định bệnh. Trong những trường hợp thiếu máu não cục bộ gây ra cơn đột quỵ khiến người bệnh mất ý thức, ngôn ngữ thì bác sĩ phải khai thác thông tin từ người chứng kiến hoặc người đưa bệnh nhân đến. Trong nhiều trường hợp các triệu chứng của bệnh thiếu máu não không rõ ràng, nhất là thiếu máu não thoáng qua dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, các bác sĩ phải tiến hành chẩn đoán phân biệt thiếu máu não với bệnh lý tương tự: – Đau nửa đầu: Thường có tiền triệu, tiến triển từ từ trong khoảng 30 phút hoặc lâu hơn. Người bệnh có các cơn đau đầu kèm sợ ánh sáng, buồn nôn… – Cơn hạ đường huyết: Thường có tiền sử đái tháo đường. Chẩn đoán phân biệt nhanh bằng cách tiêm glucose tĩnh mạch hoặc uống nước đường. – Ngất: Thường do bệnh lý tim mạch, gây mất ý thức ngắn đột ngột, không có các dấu hiệu thần kinh khu trú khác. – Động kinh cục bộ: Khởi phát khu trú ở một bộ phận rồi lan sang nơi khác. Lúc này có thể dùng điện não đồ để chẩn đoán phân biệt. – Mất trí nhớ thoáng qua: Người bệnh cứ hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, kéo dài nhiều giờ. Từ những triệu chứng lâm sàng này, bác sĩ sẽ chỉ định những kỹ thuật tiếp theo. 2.2. Xét nghiệm lưu huyết não Một phương pháp khác để chẩn đoán bệnh thiếu máu não là kiểm tra lưu lượng tuần hoàn máu của não bộ để xác định xem người bệnh có gặp vấn đề nào không. Thông thường đo lưu lượng máu thông qua việc sử dụng thiết bị siêu âm. Một đầu dò được đặt trong động mạch ở cổ hoặc đáy sọ và đo lượng máu chảy qua. Kỹ thuật này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng các động mạch. 2.3. Sinh hóa máu Xác định nguyên nhân gây thiếu máu não có phải xơ vữa động mạch không, xác định tình trạng rối loạn lipid, nhất là tăng lipoprotein… Các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và thực hiện các chỉ số cần thiết. 2.4. Siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền Động mạch là nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não bộ. Vì vậy, kỹ thuật siêu âm các hệ động mạch cảnh, đốt sống – thân nền là phương pháp cần thiết trong chẩn đoán bệnh thiếu máu não. Nó giúp phát hiện các tổn thương xơ vữa động mạch hay tình trạng dày lớp nội mạc trung mạc động mạch. 2.5. Điện tim, siêu âm tim Phương pháp siêu âm tim giúp kiểm tra lưu lượng máu bằng sóng âm thanh có cường độ cao. Các sóng siêu âm này gửi qua thiết bị đầu dò và phản xạ khỏi cấu trúc khác nhau của tim (tiếng vang). Những tiếng này được chuyển đổi thành âm thanh giúp đánh giá các buồng tim có chứa đầy máu và bơm đến các phần còn lại như não bộ tốt hay không. Từ đó giúp xác định nguyên nhân gây thiếu máu não do các bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, các dạng loạn nhịp khác, tổn thương van tim… 2.6. Siêu âm doppler xuyên sọ (TCD) Đây là kỹ thuật siêu âm cho phép bác sĩ đo vận tốc máu di chuyển qua các động mạch của não, từ đó phản ánh lưu lượng tuần hoàn ở các động mạch lớn trong não, động mạch mắt. Các thông tin cung cấp giá trị về mức độ đầy đủ của lưu lượng máu, khả năng thích ứng với nhu cầu oxy cao hơn của động mạch, các cục máu đông nhỏ có xu hướng đi vào động mạch trong não không, một lỗ nhỏ trên tim có cho phép máu tĩnh mạch vào hay không… từ đó phát hiện tình trạng hẹp động mạch dưới đòn. Phương pháp này hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu máu não liên quan đến mạch máu như xơ vữa động mạch, thuyên tắc mạch, co thắt mạch… 2.7. Chụp cắt lớp vi tính (CT) Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng máy quét gửi các tia X qua não bộ để tạo ra các lát cắt của khu vực đang nghiên cứu. Mỗi tia X này kéo dài 1 phần nghìn giây. Trong một số trường hợp, chất cản quang có chứa iot được tiêm vào máu khi chụp làm cho các mạch máu và một số cấu trúc bên trong não bộ rõ hơn trên hình ảnh chụp CT. Chụp CT giúp bác sĩ có những thông tin quan trọng dưới đây: Loại trừ trường hợp tai biến mạch máu não do chảy máu não. Đảm bảo thăm khám hình ảnh được tiến hành trong vòng 20 phút ngay sau khi nhập viện. Cho biết vị trí tổn thương, mức độ tổn thương nhu mô, vùng tổn thương thuộc cấp máu của động mạch nào… 2.8. Chụp cộng hưởng từ (MRI) Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chụp hình ảnh não bằng từ trường lớn. Nó giúp xác định vị trí và mức độ tổn thương não do thiếu máu não gây ra nhưng hình ảnh chi tiết và sắc nét hơn. Nó có thể phân biệt giữa tắc nghẽn dòng máu do cục máu đông, thiếu máu cục bộ thoáng qua, hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay chảy máu… Phương pháp này nhạy hơn CT trong việc phát hiện những thay đổi do thiếu oxy đến các tế bào não trong 24 giờ sau khi đột quỵ. Ngoài ra, nó còn giúp xác định các vùng não bị tổn thương nhỏ tốt hơn hình ảnh CT. Có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu não bằng chụp mạch cộng hưởng từ để đo lưu lượng máu qua các mạch máu. Nó giúp nhìn thấy cả dòng máu chảy bên trong mạch và tình trạng của thành mạch máu. Từ đó giúp xác định xem có hẹp mạch máu hay không, mạch máu có bất thường không… 2.9. Chụp mạch số hoá nền (DSA) Đây là kỹ thuật được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán thiếu máu não. Phương pháp này cũng sử dụng các tia X để có những hình ảnh chi tiết nhất về các mạch máu não. Từ đó giúp phát hiện những tổn thương não bộ cũng như các bất thường. 3. Những lưu ý khi đi xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não? Để chẩn đoán bệnh thiếu máu não được chính xác nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Thiếu máu não do nhiều nguyên nhân gây ra như thần kinh vận mạch, mạch máu, các bệnh tim mạch… Bệnh thường được xác định ở chuyên khoa thần kinh. Vì vậy, bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám mạnh về khoa này. Một số bệnh viện bạn có thể tham khảo như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115… Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những thông tin dưới đây để các kỹ thuật chẩn đoán bệnh thu được kết quả tốt nhất: 3.1. Trước khi thực hiện chẩn đoán CT, MRI… là các kỹ thuật không gây đau và không cần tới thuốc mê. Tuy nhiên với những đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người bị bệnh kích động… có thể cần dùng thuốc gây mê hoặc an thần. Lúc này, bệnh nhân cần người thân đưa về nhà do không đủ tỉnh táo để có thể tự lái xe về. Hầu hết các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não phải yêu cầu bỏ các vật dụng bằng kim loại, điện thoại, đồng hồ, răng giả… Do đó bạn nên để những trang sức ở nhà hoặc để trong tủ khóa của bệnh viện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần báo với bác sĩ về các dị vật trong cơ thể. Quần áo thông thường có nút, khóa… có thể bằng kim loại nên thường được nhân viên y tế sẽ yêu cầu thay trang phục chuyên dùng để chụp CT, MRI… nên bạn có thể mặc quần áo thoải mái cho thuận tiện. Nếu yêu cầu phải tiêm thuốc cản quang, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện chẩn đoán do có thể cần ngưng dùng thuốc huyết áp, tiểu đường… Vì vậy, những người mắc bệnh lý nền cần chú ý. 3.2. Trong khi thực hiện – Nhân viên y tế thường không có trong phòng khi thực hiện thao tác chụp, nhưng nếu bạn cảm thấy khó chịu hay gặp bất cứ vấn đề gì trong khi chụp đều có thể ra hiệu hay nói chuyện qua hệ thống điện đàm nội bộ. – Để hình ảnh thu được sắc nét, không bị mờ bạn nên cố gắng giữ cố định phần đầu hay vị trí bác sĩ yêu cầu từ lúc bắt đầu đến khi được thông báo kết thúc. – Trong khi chụp có âm thanh lớn phát ra từ máy, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn đeo nút chặn để hạn chế tiếng ồn. 3.3. Sau khi thực hiện – Thời gian có kết quả chẩn đoán thường vào buổi chiều cùng ngày, trong thời gian này bạn có thể nghỉ ngơi cho đỡ mệt. – Trong hầu hết các trường hợp chẩn đoán thiếu máu não thì sau khi thực hiện xong bạn có thể trở lại cuộc sống hàng ngày, làm việc và sinh hoạt bình thường. – Với những người dùng thuốc an thần thì không nên lái xe trong vòng 24 giờ sử dụng thuốc. Trên đây là những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác. Điều quan trọng là khi thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Tài liệu tham khảo https://neurology.ufl.edu/patient-care/strokepatients/additional information/diagnostic-testing/ http://www.benhvien103.vn/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua/ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa

Loading...