[Tìm hiểu] Nguyên nhân đau đầu 2 bên thái dương và cách điều trị

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Đau đầu thái dương khá phổ biến, đặc biệt là tình trạng bị đau 1 bên thái dương trái hoặc phải hoặc đau đầu 2 bên thái dương. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nên bệnh này. Hiểu được các nguyên nhân sẽ giúp người bệnh tìm ra phương pháp điều trị, từ đó kiểm soát cơn đau hiệu quả. Nếu bạn đang thắc mắc hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Đau đầu 2 bên thái dương là bệnh gì?

Đau đầu 2 bên thái dương là bệnh gì? 1
Đau đầu thái dương là biểu hiện đặc trưng của đau nửa đầu migraine

Đau đầu thái dương là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên theo các tài liệu y khoa, tình trạng đau đầu thái dương là biểu hiện đặc trưng của hội chứng đau nửa đầu migraine.

Người mắc hội chứng này sẽ đau nửa đầu và đau theo nhịp mạch đập. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà cường độ đau có thể thay đổi từ thoáng qua đến dữ dội. Ví trí đau tập trung ở trán và thái dương. Trong đó đau đầu thái dương thường xuất hiện một bên, chúng có thể luân chuyển từ thái dương trái sang thái dương phải theo chu kỳ hoặc đau đầu cả 2 bên thái dương.

Nguyên nhân gây đau đầu thái dương

Có rất nhiều nguyên nhân gây khác nhau nên tình trạng đau đầu 2 thái dương nói chung và đau 1 bên thái dương nói riêng (trái, phải). Tuy nhiên để giúp giúp người đọc dễ dàng phân biệt, chúng tôi sẽ chia nguyên nhân thành 2 nhóm chính bao gồm:

Nguyên nhân bệnh lý

Ba bệnh lý dễ gây cơn đau thái dương nhất là: đau nửa đầu migraine, đau đầu cụm, đau đầu căng thẳng. Cơ chế phát sinh của 3 bệnh lý này đều là kích thích sự hoạt động quá mức của não bộ hoặc các vấn đề trong cấu trúc, từ đó gây ra những cơn đau.

Dưới đây là chi tiết về từng nguyên nhân bệnh lý bao gồm:

Đau nửa đầu migraine

Đau nửa đầu migraine là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau 1 bên thái dương, cơn đau này thường xuất hiện với mức độ đau dữ dội, người bệnh sẽ cảm thấy giống như có mạch máu giật mạnh tại vị trí đau.

Ngoài việc chỉ đau đầu ở 1 bên thái dương trái, cơn đau có thể luân chuyển sang bên thái dương phải, thậm chí là lan rộng gây đau đầu cả 2 bên thái dương.

Đau nửa đầu migraine có thể kéo dài từ 4-72 giờ với cường độ tiến triển từ nhẹ đến dữ dội. Ở trường hợp nặng, ngoài các cơn đau nửa đầu, người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như nhìn mờ, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Mức độ đau sẽ trở nên dữ dội nếu bạn cố gắng làm việc mà không nghỉ ngơi.

Đau đầu do căng thẳng

Nguyên nhân bệnh lý 1
Rối loạn giấc ngủ là một trong những yếu tố nguy cơ gây đau đầu thái dương

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý kể trên, đau đầu thái dương còn có thể đến từ một số yếu tố nguyên nhân khác như:

Thay đổi nội tiết: Tình trạng đau đầu thái dương có thể xảy ra do yếu tố nội tiết tác động. Cụ thể ở thời kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi của nồng độ hormone estrogen khiến một số phụ nữ bị đau đầu. Điều này cũng giải thích lý do vì sao tỷ lệ nữ giới bị đau đầu thường cao hơn nam giới.

Cơ thể bị mất nước: Việc uống quá ít nước cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đau đầu. Trong máu gồm cả nước, do đó khi cơ thể mất nước đồng nghĩa với lượng máu cung cấp lên não hoa hụt khiến não thiếu oxy, từ đó gây tình trạng đau đầu 2 bên thái dương.

Rối loạn giấc ngủ: Chứng đau đầu thái dương và rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu tại nhiều khu vực khác nhau bao gồm đau đầu 1 bên thái dương trái hoặc phải, đau tại trán, hốc mắt, sau gáy hay đau đầu 2 bên thái dương.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học với quá nhiều tinh bột đường, chất béo chuyển hóa và các chất kích thích đều trở thành yếu tố nguy cơ thúc đẩy cơn đau đầu thái dương ngày một nặng hơn.

Ảnh hưởng môi trường: Môi trường có ánh sáng mạnh, âm thanh ồn ào, mùi nồng, không gian ngột ngạt,… sẽ khiến chúng ta dễ bị đau nửa đầu, đau đầu 1 bên thái dương trái hoặc phải hay thậm chí lan ra gây đau đầu cả 2 bên thái dương.

Rối loạn thần kinh: Não bộ có một hệ thống thần kinh phức tạp. Khi hệ thống này bị rối loạn, mạch não ở nửa đầu bên trái hoặc phải bị co giãn một các bất thường gây ra cơn đau đầu bên thái dương trái (phải) một cách đột ngột và âm ỉ.

Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc tránh thai, chống trầm cảm,… nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ dẫn đến đau đầu, đau đầu 1 bên thái dương, kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.

Hoạt động thể chất: Hoạt động thể thao thường đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu vận động quá mạnh trong thời gian dài có thể trở thành yếu tố dẫn đến những cơn đau đầu tại 1 hoặc cả 2 bên thái dương.

Triệu chứng của cơn đau đầu thái dương

Triệu chứng của cơn đau đầu thái dương 1
Đau đầu thái dương có thể gây trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời

Phần lớn bệnh nhân bị đau đầu thái dương đều cho rằng căn bệnh này không quá nghiêm trọng và thường bỏ qua nó. Tuy nhiên trên thực tế các cơn đau nhói 1 hoặc cả 2 bên thái dương kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, khiến bệnh nhân khó chịu và làm xáo trộn giờ giấc sinh hoạt.

Đau đầu 1 bên thái dương khi kéo dài thường gây nên sự sai lệch trong chẩn đoán nguyên nhân ( thường bị nhầm là do viêm xoang. Điều này dẫn đến điều trị không đúng bệnh, khiến việc chữa trị không đạt hiệu quả.

Tệ hơn nữa, tình trạng đau đầu 1 bên (trái, phải) hoặc cả 2 bên thái dương khi không được điều trị phù hợp sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

  • Sụt giảm trí nhớ
  • Viêm động mạch thái dương
  • Phình động mạch não
  • Nhồi máu não
  • Trầm cảm
  • Đột quỵ

Với tất cả những biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt trên đây chúng ta có thể thấy rằng đau đầu 2 bên thái dương nói chung và đau đầu 1 bên thái dương trái hoặc phải nói riêng đều là tình trạng nguy hiểm mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Thay vào đó hãy thăm khám với bác sĩ sớm để tìm được phác đồ điều trị phù hợp, tránh những hệ lụy không đáng có. Vậy khi nào nên đi khám bác sĩ?

☛ Bài viết liên quan: 7 biến chứng nguy hiểm do đau đầu gây ra!

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi nào nên đi khám bác sĩ? 1
Điều trị đau đầu bằng thuốc đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng

Phương pháp sử dụng thuốc để điều trị đau đầu thường được ưu tiên vì chúng mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ của cơn đau đầu là nặng hay nhẹ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để lựa chọn thuốc phù hợp.

Một số nhóm thuốc giảm đau điển hình bao gồm:

  • Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Efferalgan, thuốc Alaxan,…
  • Kháng viêm NSAIDs: Ibuprofen, thuốc Celecoxib, thuốc Meloxicam,…
  • Giảm đau thần kinh: Gabapentin, Topiramate, thuốc Pregabalin (Lyrica),…
  • Chống trầm cảm: Sertraline, Amitriptylin,…
  • Giảm đau giãn cơ: thuốc Eperison, Tolperison,…

Lưu ý khi dùng thuốc

  • Dùng thuốc giảm đau ngay khi cơn đau vừa phát tác sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn
  • Các loại thuốc trên nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt tới gan thận, thậm chí người bệnh có thể bị phụ thuộc vào thuốc. Do đó, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng hay tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa được sự đồng ý.

☛ Tham khảo đầy đủ: Đau đầu uống thuốc gì?

Phòng tránh cơn đau tái phát tại nhà

Để tránh các cơn đau đầu thái dương hành hạ đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản tại nhà bao gồm:

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh làm việc quá căng thẳng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Tư thế ngủ nằm thẳng, không gối đầu quá cao.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.

Lên thực đơn, chế độ ăn uống khoa học

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
  • Tăng lượng trái cây và rau xanh tiêu thụ mỗi ngày.
  • Sử dụng chất béo lành mạnh từ omega 3 thay thế cho các loại chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có trong mỡ động vật và thức ăn nhanh.
  • Tránh rượu, bia, thuốc lá và thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế tiêu thụ muối.

☛ Tham khảo bài: Hay đau đầu ăn trái cây gì?

Tránh các tác nhân môi trường

  • Không nhìn trực tiếp vào ánh sáng quá mạnh bằng cách kéo rèm hoặc đeo kính râm khi ra nắng.
  • Không để âm lượng quá to khi nghe nhạc hoặc xem phim.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,….
  • Không sử dụng các loại mùi quá nồng.

Dưỡng não Thái Minh – cải thiện đau đầu thái dương hiệu quả!

Ngoài các các phương pháp điều trị đau đầu thái dương kể trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm Viên uống Dưỡng não Thái Minh như một sản phẩm giúp hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não từ đó kiểm soát cơn đau đầu 1 bên hoặc cả 2 bên thái dương hiệu quả. Không chỉ vậy, các triệu chứng đi kèm như hoa mắt, chóng mặt cũng thuyên giảm rõ rệt.

Dưỡng não Thái Minh - cải thiện đau đầu thái dương hiệu quả! 1
Dưỡng não Thái Minh hỗ trợ cải thiện hiệu quả cơn đau đầu 2 bên thái dương

Với thành phần là các dược liệu tự nhiên như Cao Đinh lăng, Cao Thạch tùng, Cao Bạch quả cùng hoạt chất Nattokinase, Choline, Alpha lipoic acid, vitamin B1, B6, B12… mang đến 3 cơ chế tác động toàn diện gồm:

  • Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não
  • Làm sạch cục máu đông
  • Ổn định tiền đình

Điều này khiến viên uống Dưỡng não Thái Minh trở nên khác biệt so với các sản phẩm dưỡng não khác trên thị trường. Không chỉ đem lại hiệu quả giảm đau đầu mà sử dụng lâu dài còn giúp chúng ta ngăn ngừa được các bệnh về não.

Để mua sản phẩm Dưỡng não Thái Minh chính hãng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Đặt giao hàng trực tiếp bằng cách điền đầy đủ thông tin của người nhận vào Form đặt hàng BẤM VÀO ĐÂY
  • Cách 2: Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1705 để được giao hàng tận nhà.

Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thông tin về sản phẩm Dưỡng não Thái Minh, Quý khách vui lòng gọi đến Tổng đài miễn cước:18001705 để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất!

Kết luận: Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đau đầu thái dương gồm cả đau đầu 1 bên thái dương trái hoặc phải và đau đầu 2 bên thái dương. Mặc dù đau đầu là một thực tế thường gặp của cuộc sống nhưng nếu chúng xảy ra quá thường xuyên thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...