Top 7 bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu hiệu quả!
- Đôi nét về tình trạng đau nửa đầu
- Khi nào đau nửa đầu nên áp dụng bài thuốc dân gian?
- Lợi ích khi chữa đau nửa đầu bằng dân gian
- Top 7 bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu hiệu quả
- Bài thuốc số 1: Chữa đau nửa đầu bằng lá ngải cứu
- Bài thuốc số 2: Chữa đau nửa đầu bằng lá bưởi
- Bài thuốc số 3: Chữa đau nửa đầu bằng tỏi
- Bài thuốc số 4: Chữa đau nửa đầu bằng gừng tươi
- Bài thuốc số 5: Chữa đau nửa đầu bằng hoa cúc
- Bài thuốc số 6: Chữa đau đầu bằng lá tía tô
- Bài thuốc số 7: Chữa đau đầu bằng tâm sen
- Lưu ý khi áp dụng chữa đau đầu bằng dân gian
- Viên uống Dưỡng não Thái Minh – hỗ trợ giảm và phòng ngừa cơn đau nửa đầu tái phát
Dạo gần đây xu hướng chữa đau nửa đầu bằng các bài thuốc dân gian đang được nhiều người bệnh chọn vì sự lành tính, an toàn với sức khỏe. Đồng thời còn tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Nội dung bài viết dưới đây duongnaothaiminh.com sẽ giới thiệu đến bạn 7 bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu hiệu quả. Cùng tìm hiểu chi tiết!
Đôi nét về tình trạng đau nửa đầu
Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu migraine, là tình trạng đau một bên đầu theo kiểu nhịp đập, tập trung chủ yếu ở trán và thái dương. Cơn đau có thể khởi phát với cường độ nhẹ nhàng, âm ỉ hoặc dữ dội, đau đớn với thời gian kéo dài trong vài giờ, thậm chí là vài ngày.
Khi đau nửa đầu tiến triển nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Ngoài ra, mức độ đau cũng tăng cao nếu bạn cố gắng làm việc mà không nghỉ ngơi.
Do vậy, đau nửa đầu gây nhiều trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh.
☛ Bài viết chi tiết: Đau nửa đầu migraine
Khi nào đau nửa đầu nên áp dụng bài thuốc dân gian?
Khi bị cơn đau nửa đầu xuất hiện, hầu hết người bệnh đều nghĩ ngay đến việc dùng thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng sử dụng thuốc có thể khiến cơ địa lờn thuốc hoặc gặp phải một số tác dụng phụ không đáng có. Do đó, thay vì bắt đầu ngay với các loại thuốc tây, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian.
Câu hỏi đặt ra ở đây là khi nào đau nửa đầu nên áp dụng bài thuốc dân gian. Biện pháp chữa đau nửa đầu bằng dân gian phù hợp với những cơn đau nửa đầu ở mức độ nhẹ, nguyên nhân gây ra bởi các yếu tố bên ngoài, cụ thể:
- Đau đầu do căng thẳng.
- Đau đầu do thay đổi thời tiết.
- Đau đầu do viêm xoang.
- Đau đầu do thức khuya, ngủ không đủ giấc
☛ Tìm hiểu thêm: Các loại đau đầu thường gặp
Lợi ích khi chữa đau nửa đầu bằng dân gian
Những năm gần đây, bệnh nhân đau nửa đầu dần có xu hướng lựa chọn các bài thuốc dân gian để trị bệnh thay vì thói quen lạm dụng thuốc tây. Sở dĩ biện pháp chữa đau nửa đầu bằng dân gian trở nên phổ biến như vậy bởi vì các lợi ích đặc biệt mà nó mang lại như:
- An toàn cho sức khỏe.
- Lành tính với những cơ địa yếu, nhạy cảm.
- Không gây tác dụng phụ.
- Tiết kiệm chi phí.
- Nguyên liệu dễ tìm.
- Có thể áp dụng ngay tại nhà
- Đem lại hiệu quả cải thiện cơn đau nửa đầu.
>> Xem thêm: Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
Top 7 bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu hiệu quả
Chữa đau nửa đầu bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị rất đa dạng và phong phú. Tùy vào cơ địa của từng người mà hiệu quả đem lại là khác nhau. Dưới đây là top 7 bài thuốc dân gian thường được áp dụng làm giảm cơn đau nửa đầu
Bài thuốc số 1: Chữa đau nửa đầu bằng lá ngải cứu
Ngải cứu hay còn có tên gọi lác là ngải diệp, đây là một loại cây quen thuộc với nhân dân bởi vì ngoài làm rau ăn, ngải cứu còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Trong đó, ngải cứu được biết đến với tác dụng đánh tan những cơn đau đầu vô cùng hiệu quả. Bộ phận thường được dùng làm thuốc nhất là cành và lá ngải cứu, có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô đều được.
Chỉ với một nắm ngải cứu cùng những thực phẩm, vận dụng có sẵn trong nhà, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một món ăn hoặc bài thuốc đẩy lùi cơn đau nửa đầu nhanh chóng. Cụ thể:
Xông hơi lá ngải cứu chữa đau đầu cảm cúm
Nguyên liệu: Ngải cứu, lá sả, lá khuynh diệp, lá bưởi
Thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu.
- Bỏ tất cả thả dược trên vào 1 lít nước và đun sôi
- Sau đó dùng nước nấu được để xông hơn 15-20 phút mỗi ngày.
- Hiểu quả đạt được là đau nửa đầu thuyên giảm ngay từ lần xông đầu tiên.
Uống nước ngải cứu mật ong giảm đau đầu
Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi, mật ong
Thực hiện:
- Lá ngải cứu tươi rửa sạch sau đói giã nát và chắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt ngải cứu với một cốc nước, sau đó thêm thìa mật ong để dễ uống.
- Chăm chỉ uống vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để cảm nhận sự cải thiện dần của cơn đau nửa đầu.
Trứng tráng ngải cứu – món ăn tốt cho người đau nửa đầu
Trứng tráng ngải cứu là một món ăn khá phổ biến và được nhiều người yêu thích. Không chỉ ngon miệng, món ăn từ ngải cứu này còn đem lại công dụng chữa đau nửa đầu hiệu quả.
Nguyên liệu: Trứng gà, lá ngải cứu non
Cách làm:
- Rửa sạch lá ngải cứu non, để ráo, thái nhỏ.
- Đập 2 quả trứng gà và quấy đều với lá ngải cứu đã thái nhỏ.
- Cho thêm gia vị, đánh tan rồi đem rán.
☛ Tham khảo đầy đủ: Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu
Bài thuốc số 2: Chữa đau nửa đầu bằng lá bưởi
Ngoài là một loại trái cây, bưởi còn dùng để làm thuốc trong y học cổ truyền. Cụ thể, đối với người đau nửa đầu, bộ phận được dùng để làm thuốc lá lá bưởi.
Theo ghi chép, lá bưởi có vị cay, tính ấm giúp trừ hàn, từ đó đem lại hiệu quả rất tốt trong việc chữa chứng đau nửa đầu do phong tà. Bệnh cạnh đó, lá bưởi còn đả thông kinh lạc, cải thiện tình thần, làm giảm căng thẳng – đây cũng là một trong những yếu tố giúp thuyên giảm nhanh chóng tình trạng đau nửa đầu.
Trong các bài thuốc dân gian từ lá bưởi chữa đau nửa đầu thì có 2 bài được áo dụng rộng rãi nhất đó là:
Thuốc đắp từ lá bưởi và hành tím chữa đau nửa đầu
Nguyên liệu: Lá bưởi tươi, hành tím
Thực hiện:
- Đem lá bưởi và hành tím rửa sạch và giã nhỏ
- Sau đó đắp hỗn hợp lên hai bên thái dương trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Cách làm này có thể trị chứng đau nửa đầu do phong hàn
Xông hơi lá bưởi làm giảm cơn đau nửa đầu
Cách làm nước xông lá bưởi vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị lá bưởi và đun sôi với nước. Sau đó thực hiện xông hơi hoặc dùng để tắm hàng ngày giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, từ đó tình trạng đau nửa đầu cũng sẽ dần thuyên giảm.
Bài thuốc số 3: Chữa đau nửa đầu bằng tỏi
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp, tỏi còn là một vị thuốc phổ biến trong dân gian. Tỏi nổi tiếng với công dụng trị cảm cúm, cảm nắng, ngoài ra sử dụng tỏi còn làm tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch, xương khớp.
Với nhiều lợi ích đem lại, nhiều người cũng áp dụng tỏi để chữa cơn đau nửa đầu. Trong tỏi có hoạt chất selen với các khoáng chất cùng vitamin giúp giảm các triệu chứng đau nhức nửa đầu nhanh chóng. Ngoài ra, tỏi có tính nóng cũng làm tình trạng giảm căng thẳng, xoa dịu cơn đau nửa đầu.
Dưới đây là 3 cách sử dụng tỏi để chữa đau nửa đầu mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng nước cốt tỏi
Nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị là một củ tỏi đã được bóc sạch vỏ, giã nát và chắt lấy nước cốt. Sau đó pha loãng nước cốt tỏi với 100 ml nước ấm và kiên trì uống mỗi ngày để trị dứt điểm cơn đau nửa đầu.
Trường hợp không uống được nước tỏi, người bệnh có thể dùng nước cốt để nhỏ và khoang mũi, mỗi lần nhỏ 2 giọt thì tình trạng đau đầu cũng thuyên giảm.
Nhét tỏi vào tai
Đối với cơn đau đầu do stress hay do thay đổi thời tiết, bạn chỉ cần nhét tỏi vào tai, lúc này hơi nóng từ tép tỏi giúp lưu thông mạch máu, thư giãn đầu óc, từ đó làm giảm triệu chứng đau nửa đầu nhanh chóng.
Tỏi ngâm mật ong
Mật ong rất lành lại có hoạt tính kháng khuẩn nên khi kết hợp với tỏi sẽ được xem như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus trong cơ thể. Hỗn hợp tỏi và mật ong không chỉ giúp giảm đau đầu hiệu quả mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, đẹp da và giữ dáng.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị tỏi đã bóc vỏ, thái lát rồi cho vào bình ngâm với mật ong theo tỷ lệ 1-1. Sau 5 ngày có thể sử dụng. Kiên trì dùng trong vòng 1 tuần, mỗi lần dùng 2-3 thìa tỏi ngâm sẽ thấy sức khỏe được phục hồi, chứng đau nửa đầu giảm rõ rệt.
Bài thuốc số 4: Chữa đau nửa đầu bằng gừng tươi
Trong ghi chép của Đông y, gừng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng rất tốt trong việc giảm cơn đau nửa đầu do phong hàn. Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại thì gừng lại chữa nhiều tinh dầu như Zingiberol, Borneol, Zingiberene,… làm giãn mạch máu, từ đó làm giảm chứng đau nửa đầu do tắc mạch máu não.
Gừng chữa đau nửa đầu được sử dụng nhiều nhất dưới dạng trà. Thường xuyên uống trà gừng còn khiến cho tinh thần thoải mái, đầu óc được thư giãn, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi, bệnh mất ngủ ở người nửa đầu cũng được cải thiện.
Cách làm trà gừng:
- Gừng thái lát, đun sôi với nước
- Thêm 2 thìa cà phê đường nâu, khuấy tan.
- Lọc hết bã và uống khi trà còn ấm để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc số 5: Chữa đau nửa đầu bằng hoa cúc
Ngoài trà gừng, một loại trà nữa có tác dụng an thần, chống mất ngủ và chữa đau nửa đầu được rất nhiều người yêu thích đó là trà hoa cúc. Thành phần chính có trong trà hoa cúc phải kể đến là hợp chất của phenol bao gồm: flavonoid apigenin, quercetin, patuletin, luteolin và glucosides – tất cả chúng đều có tính chống viêm nên giúp giảm đau nửa đầu và đau đầu kịch phát.
Không cần phải nấu lên như trà gừng, hoa cúc chỉ cần ngâm khoảng 10-15 phút trong nước sôi là có thể sử dụng được. Một ngày có thể uống 3-4 cốc vào giữa các bữa ăn.
Bài thuốc số 6: Chữa đau đầu bằng lá tía tô
Lá tía tô là vị thuốc được đông y xếp vào loại giải biểu (giúp ra mồ hôi), rất hiệu quả với chứng đau đầu do cảm lạnh gây ra. Mùi hương của lá tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà. Khi vò nát sẽ tạo ra mùi rất dễ chịu, giúp an thần và giảm đau đầu hiệu quả.
Bài thuốc từ dân gian từ lá tía tô chữa đau nửa đầu có thể chế biến thành dạng uống hoặc nước xông. Cách thực hiện:
Xông lá tía tô làm giảm cơn đau nửa đầu
Nguyên liệu: Lá tía tô, gừng tươi, cam thảo
Cách làm
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun 15-20 phút.
- Xông lúc nước đang nóng để ra mồ hôi tốt.
Uống nước gừng tía tô
Nguyên liệu: lá tía tô khô, gừng, bột nghệ
Cách làm:
- Lấy lá tía tô đất khô rồi hãm với một cốc nước sôi.
- Nước nguội bớt có thể thêm gừng và bột nghệ để tăng hương vị và tăng khả năng chống viêm.
- Uống từ 2 – 4 cốc nước lá tía tô mỗi ngày, triệu chứng đau nhức nửa đầu sẽ giảm dần.
Bài thuốc số 7: Chữa đau đầu bằng tâm sen
Trà tâm sen rất nổi tiếng với tác dụng giảm đau đầu, ngoài ra còn giúp an thần, ngủ ngon, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp. Tác dụng giảm đau nửa đầu của trà tâm sen đã được chứng minh vì trong thành phần có chứa Nucifera, liensinin, nelumbin – đây đều là những hoạt chất giảm đau hiệu quả.
Để làm hãm được một ấm trà tâm sen chất lượng, trước tiên bạn cần lấy tâm sen tươi và tiến hành sao khô dưới lửa nhỏ. Sau đó lấy một lượng vừa đủ hãm với nước sôi và sử dụng để uống trong ngày. Kiên trì sẽ thấy cơn đau nửa đầu ít xuất hiện, đồng thời ngủ ngon và sâu giấc hơn.
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa đau đầu bằng bấm huyệt
Lưu ý khi áp dụng chữa đau đầu bằng dân gian
Khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu, người bệnh cần chú ý một số các vấn đề dưới đây:
- Các bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, do đó người bệnh vẫn cần trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Tác dụng chữa đau đầu của các bài thuốc dân gian sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Vì vậy hiểu quả đem lại là không đồng nhất.
- Các bài thuốc dân gian với nguyên liệu 100% từ thảo dược tự nhiên, tác dụng giảm đau không thể nhanh chóng như thuốc tây. Người bệnh cần áp dựng kiên trì trong một thời gian nhất định mới thấy được hiệu quả.
- Các nguyên liệu thảo dược trong bài thuốc dân gian cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, không chất bảo quản, kích thích, đặc biệt phải sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Việc kết hợp nhiều bài thuốc cùng một lúc có thể làm giảm hoặc phản tác dụng.
- Kết hợp các bài thuốc dân gian với một chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh và tinh thần thoải mái giúp làm giảm cơn nửa đầu nhanh, đồng thời ngăn ngừa cơn đau tái phát.
- Trường hợp chữa đau nửa đầu bằng dân gian nếu áp dụng trong thời gian dài mà không thấy thuyên giảm thì nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Viên uống Dưỡng não Thái Minh – hỗ trợ giảm và phòng ngừa cơn đau nửa đầu tái phát
Bên cạnh việc áp dụng chữa đau nửa đầu bằng dân gian, người bệnh có thể sử dụng thêm viên uống Dưỡng não Thái Minh như một sản phẩm giúp hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não từ đó kiểm soát cơn đau nửa đầu hiệu quả.
Tương tự như các bài thuốc dân gian, thành phần của Dưỡng não Thái Minh là dược liệu tự nhiên từ Cao Đinh lăng, Cao Thạch tùng, Cao Bạch quả, kết hợp cùng với các hoạt chất Nattokinase, Choline, Alpha lipoic acid, vitamin B1, B6, B12 khiến sản phẩm trở nên khác biệt so với các dòng dưỡng não khác trên thị trường..
Viên uống Dưỡng não Thái mình hoạt động dựa trên 3 cơ chế: Tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định tiền đình giúp giảm đau nửa đầu hiệu quả. Sử dụng lâu dài còn ngăn ngừa được các bệnh về não.
☛ Tìm hiểu thêm về sản phẩm: Review sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh có tốt không?
Sản phẩm hiện đã được phân phối chính hãng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể đặt giao hàng trực tiếp bằng cách điều đầy đủ thông tin vào Form đặt hàng BẤM VÀO ĐÂY
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.1705 để được giải đáp nhanh nhất!
Kết luận: Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn 7 bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, cách chữa đau nửa đầu dân gian này chỉ là phương pháp truyền miệng, chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ. Đối với cơn đau nửa đầu mãn tính có nguyên nhân gây ra bởi bệnh lý thì tốt nhất hãy đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Bài viêt liên quan
- 8 Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu an toàn cho bé
- Chạm vào tóc thấy đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
- Uống rượu đau đầu có nên uống panadol? Đau đầu say rượu nên uống gì?
- Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
- 7 Bài tập yoga chữa đau đầu, nâng cao sự tập trung
- Người già mất ngủ nên uống gì? 10 Thức uống không thể bỏ qua
- Bầu uống panadol được không? Giải đáp tất tần tật thắc mắc?