Ngải cứu chữa đau đầu- biện pháp dân gian mà cực hiệu quả
Ngải cứu chữa đau đầu là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến, bởi đây là loài thảo dược dễ kiếm và an toàn với người dùng. Song, không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách thực hiện đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh. Nắm bắt được điều đó, ngay trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc chi tiết từ A-Z về phương pháp này.
Tổng hợp 6 cách chữa đau đầu bằng ngải cứu
Vì sao lại dùng ngải cứu để chữa đau đầu?
Ngải cứu hay còn gọi là cây thuốc cứu (ngải diệp), thường mọc hoang hoặc được trồng để ăn và dùng làm thuốc chữa bệnh. Chúng có thể sống lâu năm với chiều cao có thể lên tới 1m. Lá ngải cứu có hình dáng chẻ lông chim và mọc sole nhau, mặt dưới màu trắng, được phủ lông trong khi mặt trên bao trùm một màu xanh lục sẫm và nhẵn.
Theo các nghiên cứu khoa học, hợp chất Thujone có trong thành phần ngải cứu sẽ giúp kích thích não bộ bằng cách ngăn chặn axit gamma aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ngải cứu còn chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu như Adenin, Cineol, Dehydro Matricaria Este, Tricosanol… giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
Theo đông y, cây ngải cứu có tính ấm và mùi thơm hắc với tác dụng ôn kinh chỉ huyết, an thai, khứ hàn, giảm đau nên rất phù hợp cho những bệnh nhân thường xuyên mắc chứng đau đầu.
> Đau đầu migraine có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
6 Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu ngay tại nhà
Lá ngải cứu vừa là thực phẩm, vừa là dược phẩm được sử dụng làm thuốc. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa đau đầu bằng ngải cứu đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Cùng chúng tôi điểm qua 6 cách thông dụng nhất bao gồm:
Cách hơ ngải cứu chữa đau đầu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá ngải cứu
Cách thực hiện: Bạn dùng lá ngải cứu đem rang nóng rồi cuộn thành từng cuộn nhỏ hơ lên trán và hai bên lông mày. Khi ngải cứu nguội bạn lấy rang lại, thực hiện cách chữa này khoảng 6 – 7 lần thì tình trạng đau đầu sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Hơ ngải cứu lên trán - phương pháp giúp giảm đau đầu nhanh chóng
Chườm ngải cứu chữa đau đầu
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lá ngải cứu
- Muối trắng
Cách thực hiện: Bạn cho lá ngải cứu và muối trắng vào rang cùng cho đến khi ngải cứu vàng khô. Tiếp đó, dùng một tấm vải bọc hỗn hợp đó lại rồi đem chườm nhẹ lên vùng đầu, thái dương và trán. Khi hỗn hợp nguội bạn rang lại rồi chườm tiếp. Đây được coi là phương pháp chữa đau đầu bằng lá ngải cứu đơn giản, đem lại hiệu quả cao.
> Top 10 loại trái cây giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu
> Top 7 bài thuốc dân gian chữa đau nửa đầu hiệu quả!
Xông lá ngải cứu
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Lá ngải cứu
- Lá khuynh diệp
- Lá bưởi
- Lá sả
Cách thực hiện: Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào ấm đun cùng với 1,5 lít nước. Đun tới khi sôi, bạn hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Sau đó, đặt nồi nước bên cạnh và dùng một tấm chăn lớn phủ kín người rồi tiến hành xông trong 15 – 20 phút.
Chế biến món ăn từ lá ngải cứu
Ngoài các cách điều trị trên, bạn có thể dùng lá ngải cứu để làm nguyên liệu trong nấu ăn. Một số cách chế biến món ăn từ ngải cứu giúp cải thiện tình trạng đau đầu như:
Trứng rán ngải cứu
Trứng rán ngải cứu là món ăn hàng đầu được đưa vào thực đơn dành cho những người đang bị đau đầu.
Người bị đau đầu nên bổ sung ngay trứng rán ngải cứu vào thực đơn hàng ngày
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 2 quả trứng gà
- 1 nắm lá ngải cứu
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Bạn dùng một nắm lá ngải cứu non đem rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Đập trứng gà vào bát rồi cho lá ngải cứu vừa thái nhỏ trên vào, trộn đều với gia vị.
- Đun nóng dầu ăn trên chảo, cho trứng ngải cứu vào chiên vàng.
- Khi trứng rán ngải cứu chín, bạn cho ra đĩa và dùng nóng với cơm.
Ngải cứu trứng gà và đậu đen
Ngải cứu, trứng gà và đậu đen đều là những loại thực phẩm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng giảm đau, chống viêm và lưu thông khí huyết. Khi kết hợp ba loại thực phẩm này với nhau sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ cho người dùng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200g lá ngải cứu
- 2 quả trứng gà
- 100g đậu đen
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Bạn lấy lá ngải cứu và đậu đen đem rửa sạch.
- Lá ngải cứu thái nhỏ còn đậu đen ngâm trong nước khoảng 2 – 3 tiếng cho nở mềm.
- Cho đậu đen vào nồi, đổ nước ngập mặt và đun sôi.
- Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và ninh đậu đen trong khoảng 30 phút.
- Sau đó, cho thêm lá ngải cứu và ninh tiếp 10 phút rồi đổ trứng gà vào.
- Khi trứng gà chín, tắt bếp và múc ra bát.
> 10 cách trị đau đầu chóng mặt tại nhà đơn giản và hiệu quả!
Trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Khi kết hợp trứng vịt lộn và ngải cứu sẽ giúp người bệnh bổ sung, lưu thông khí huyết và giảm đau đầu hiệu quả.
Trứng vịt lộn ngải cứu giúp cải thiện tình trạng lưu thông khí huyết ở người đau đầu
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 6 quả trứng vịt lộn
- 200g lá ngải cứu
- 1 củ gừng nhỏ
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Bạn lấy lá ngải cứu non đem rửa sạch và thái nhỏ.
- Gừng cạo vỏ rồi thái thành lát.
- Cho trứng vịt lộn vào nồi, đổ nước ngập mặt và đun sôi.
- Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa rồi hầm trứng vịt lộn trong khoảng 30 phút.
- Cho lá ngải cứu và gừng vào nồi tiếp tục hầm thêm 10 phút và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Xem thêm:
- Top 5 miếng dán giúp giảm đau đầu hiệu quả nhanh chóng
- Thực hư phương pháp "Ăn bí đỏ chữa đau đầu"
6 Lưu ý khi sử dụng cách chữa đau đầu bằng lá ngải cứu
Mặc dù ngải cứu là thảo dược tự nhiên được xem là lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu dùng sai cách, nó có thể gây ra ngộ độc. Để quá trình sử dụng được đảm bảo, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Các hoạt chất Thujone có trong cây ngải cứu sẽ gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều lượng. Do đó, bạn không nên dùng quá 4 lần/ tuần.
- Phụ nữ mang thai là đối tượng không nên ăn ngải cứu quá nhiều. Để tốt cho mẹ và bé, bạn chỉ nên dùng 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần ăn 3 – 5 ngọn nhỏ.
- Một số người bị dị ứng với các loại thực vật trong họ Asteraceae không nên dùng ngải cứu chữa đau đầu.
- Nếu bạn đang mắc các bệnh lý nền, chẳng hạn như huyết áp cao, huyết áp thấp, bệnh tim mạch,... bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá ngải cứu để chữa đau đầu.
- Các đối tượng bị rối loạn đường ruột cấp tính hay bị viêm gan không nên sử dụng ngải cứu, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh, tăng cường thể thao và luôn giữ tinh thần thoải mái.
Trên đây là những cách dùng ngải cứu chữa đau đầu đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ hỗ trợ bạn điều trị bệnh đau đầu một cách dứt điểm nhất nhé.
> Đau đầu chóng mặt do thiếu chất gì? Cách khắc phục!
> Đau đầu hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì để giảm nhanh và hiệu quả?
> Bật mí cách chữa đau đầu bằng trứng vịt lộn!
> Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa