Từ xưa, cây đinh lăng đã được người dân trồng để làm cảnh, nấu món ăn, và đặc biệt là làm thuốc. Bởi nó có nhiều tác dụng với sức khỏe như bồi bổ khí huyết, đả thông huyết mạch, bổ trí não, an thần, lợi tiểu… Vì vậy, đinh lăng trở thành một loại dược liệu phổ biến. Dưới đây là 9 bài thuốc Đông y từ cây đinh lăng được nhiều người áp dụng giúp đem lại kết quả chữa bệnh rất tốt.
1. Đặc điểm của cây đinh lăng
Cây đinh lăng còn được biết đến với tên gọi khác là cây nam dương sâm, cây gỏi cá. Nhờ nhiều tác dụng với sức khỏe mà dễ trồng, giá thành rẻ nó được mệnh danh là “nhân sâm cho người nghèo”.
Đây là một loại cây lâu năm, có thể cao đến 1,5 – 2m hoặc hơn tùy vào nơi trồng. Thân cây không có gai, lá kép có hình dạng như lông chim dài từ 20 – 40 cm. Phiến lá có răng cưa không đều, có mùi thơm đặc trưng. Hoa nở thành cụm, mang nhiều hoa nhỏ. Quả dẹt dài từ 3 – 4mm, dày 1mm.
Cây đinh lăng có nguồn gốc từ Polynesia (1 vùng ở Châu Đại Dương). Sau đó, nó được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và các đảo của khu vực Thái Bình Dương do nhiều công dụng như làm cảnh, nấu món ăn và làm thuốc.
2. Tác dụng của cây đinh lăng như thế nào?
– Theo Đông y: đinh lăng có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Loại thảo dược này có công dụng phát tán phong nhiệt, bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, chữa đau nhức xương khớp. Ngoài ra, loại thảo dược này có nhiều tác dụng khác như an thần, hỗ trợ chữa mất ngủ, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay… Theo kinh nghiệm dân gian, từ xưa rễ đinh lăng còn là thuốc cho phụ nữ sau sinh ít sữa, vú sưng đau.
– Theo y học hiện đại: Trong tài liệu Luận án Tiến sĩ dược học “nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Đinh lăng (Polyscias Fruticosa (L.) Harms)” như sau:
Tăng lực, chống suy nhược cơ thể.
Cải thiện chất lượng tinh trùng.
Cải thiện trí nhớ.
Hạ cholesterol, chống xơ vữa động mạch.
Hạ đường huyết.
Lợi tiểu.
Chống oxy hóa.
Tăng cường tuần hoàn máu não, làm giảm chứng sa sút trí tuệ.
Bảo vệ gan.
Chống căng thẳng tâm lý.
Kháng khuẩn, kháng nấm.
Giảm đau đầu, chống viêm, hạ sốt, chống loét.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn.
Với xu hướng người dân thích sử dụng các thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm hiểu tác dụng của định lăng với sức khỏe và ứng dụng nó trong điều trị. Loại cây này được hứa hẹn là có khả năng điều trị ung thư như ung thư bướu nhờ kích hoạt quá trình tự chết của tế bào u ác tính.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 11 tác dụng vàng của đinh lăng với sức khỏe
3. 9 bài thuốc Đông y chữa bệnh từ cây đinh lăng
Với nhiều tác dụng như trên, đinh lăng đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Dưới đây là 9 bài thuốc Đông y được ứng dụng phổ biến:
3.1. Chữa đau đầu, đau nửa đầu
– Nghiên cứu về “Tác dụng hạ sốt, chống viêm, giảm đau và diệt nhuyễn thể của cây đinh lăng” của BM Bernard nói rằng đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa, ức chế mạnh tác nhân gây viêm đau như các gốc hydroxyl, peroxid, superoxid và nitric oxit. Từ đó, loại thảo dược này làm giảm triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu.
– Cách dùng: Lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô, sau đó đem sao vàng hạ thổ, sắc với 100ml nước. Nước sắc dùng uống hàng ngày.
3.2. Chữa thiếu máu lên não
– Đinh lăng có tác dụng giảm độ nhớt của máu, đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ kích thích các hoạt động của não bộ. Các bác sĩ y học cổ truyền thường kết hợp với các dược liệu khác thành một thang thuốc có tác dụng hoạt huyết dưỡng não, điều trị bệnh thiếu máu lên não, thiếu máu cơ tim.
– Nguyên liệu:
Rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô đỏ, hoàng tinh mỗi vị 100g.
Tam thất 20g.
– Cách dùng: Các dược liệu trên tán nhỏ, rây lấy bột mịn, sắc còn khoảng 100ml. Nước sắc đem uống mỗi ngày.
3.3. Làm dịu thần kinh, an thần
– Đinh lăng có công dụng chống oxy hóa, tiêu viêm, xua tan mệt mỏi. Từ đó, giúp giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống căng thẳng. Nó giúp hồi phục thời gian ngủ bị ảnh hưởng do căng thẳng và đưa người bệnh trở về trạng thái tâm lý bình thường.
– Cách dùng: rễ đinh lăng thái lát, đun sôi với nước. Uống dịch chiết khi còn ấm, sử dụng hàng ngày.
3.4. Chữa mất ngủ, tăng khả năng tập trung
– Đinh lăng có tác dụng bổ tâm an thần, giảm hưng phấn tạo giấc ngủ êm, làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh. Tinh dầu đinh lăng giúp thư giãn đầu óc, tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Ngoài ra, tác dụng này còn giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo hơn vào sáng ngày hôm sau (2).
– Nguyên liệu:
Lá đinh lăng 24g.
Tang diệp 20g, lá vông 20g.
Tâm sen 12g.
Liên nhục 16g.
Cách dùng: Cho các dược liệu trên vào nồi sắc với nước 400ml. Đun sôi, cô đặc còn 150ml uống trong ngày.
☛ Xem thêm: Chấm dứt những tháng ngày mất ngủ bằng lá Đinh lăng
3.5. Chữa viêm gan mãn tính
– Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Ánh Như về “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của đinh lăng dựa trên cơ chế tác dụng chống oxy hoá” đã thấy đinh lăng có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây ảnh hưởng tới gan như rượu bia, hóa chất CCl4… Nó giúp duy trì hàm lượng MDA ở mức bình thường, phục hồi GSH nội sinh, ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào từ đó giúp bảo vệ gan.
– Nguyên liệu cho 1 thang thuốc như sau:
Nhân trần 20g, ý dĩ 16g.
Rễ đinh lăng 12g, xa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g.
Uất kim 8g, ngưu tất 8g.
– Cách dùng: Sắc thang thuốc trên với 500ml nước, cô còn 200ml thì uống. Mỗi ngày người bị viêm gan mãn tính dùng 1 thang.
3.6. Chữa tắc tia sữa, bồi bổ sức khỏe mẹ bầu sau sinh
Cây thảo dược này vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe sau sinh vừa chữa tắc sữa và tăng lượng sữa nhiều hơn để nuôi con (3). Cách dùng như sau:
– Bồi bổ cơ thể: Phụ nữ sau khi sinh dùng lá đinh lăng phơi khô khoảng 50g, đem thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml. Để nhanh chóng lại sức, chống mệt mỏi, kém ăn nên dùng hai lần trong ngày.
– Chữa tắc tia sữa:
Bài thuốc 1: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đun với 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng khi thuốc còn nóng. Sản phụ sau sinh nên uống liên tục 5-7 ngày.
Bài thuốc 2: Lá đinh lăng 40g, rễ bí đỏ 20g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, kim ngân 16g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ngoài ra, để có nhiều sữa phụ nữ sau sinh có thể lấy khoảng 50g lá đinh lăng đem băm nhỏ với 1 cái bong bóng lợn (thay bằng móng giò, chân giò cũng được). Nấu với gạo nếp thành cháo, dùng trong ngày.
3.7. Bồi bổ cơ thể
– Trong cuốn sách “Sâm và một số cây thuốc họ Nhân sâm” của Nguyễn Thương Dong có viết đinh lăng có tác dụng tăng lực, chống suy nhược giúp bồi bổ cơ thể. Đinh lăng có nhiều loại vitamin và khoáng chất, 20 axit amin, 8 loại saponin (1 trong những thành phần hóa học quan trọng trong nhân sâm). Chúng có lợi cho nhiều hệ thống cơ quan như hệ miễn dịch, hệ nội tiết… giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng và tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
– Cách dùng: Chuẩn bị lá đinh lăng tươi khoảng 150 – 200g. Đun sôi với 200ml nước, rồi cho tất cả đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, thỉnh thoảng đảo lại vài phút/lần. Sau từ 5 – 7 phút, chắt nước ra để uống. Dùng trong 7 – 10 ngày.
3.8. Chữa phong thấp, nhức mỏi chân tay
– Đinh lăng có tác dụng chữa phong thấp, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp (3). Theo nghiên cứu hiện đại, cây thảo dược này có các khoáng chất như canxi, magie… tốt cho sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa quá trình tiêu xương. Vì vậy, nó giúp cải thiện tình trạng đau mỏi các khớp, vận động khó khăn, xơ cứng chân tay, đặc biệt ở người cao tuổi.
– Nguyên liệu trong bài thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi chân tay như sau:
Rễ đinh lăng 12g.
Cối xay 8g, thiên niên kiện 8g, hà thủ ô 8g, huyết rồng 8g, cỏ rễ xước 8g.
Vỏ quýt 4g, quế chi 4g.
– Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 600 ml nước, cô cạn còn 250ml, riêng dược liệu quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhấc ấm xuống. Thuốc sắc thu được chia làm 2 lần uống trong ngày dùng từ 7 – 10 ngày. Lưu ý uống khi còn ấm.
3.9. Chữa bong gân
Đinh lăng có tác dụng chống viêm, chống loét, giảm đau, giảm sưng đau cơ khớp, chữa vết thương. Vì vậy, từ xưa loại thảo dược này đã được sử dụng để chữa bong gân (3).
– Nguyên liệu:
Lá đinh lăng 80g, chân cua sống 40g, vỏ cây gạo 40g (cạo bỏ vỏ đen).
Tô mộc 20g, nụ đinh hương 5 cái.
– Cách dùng: Lá đinh lăng, vỏ cây gạo và chân cua rửa sạch bằng nước muối đem giã nhỏ. Tô mộc tán thành bột mịn, đinh hương tán riêng. Tất cả trộn đều, đắp, nẹp cố định và băng lại vào vết thương. Mỗi ngày đắp một lần, sau vài ngày là khỏi.
4. Lời khuyên khi sử dụng đinh lăng để chữa bệnh
Đinh lăng được đánh giá là thảo dược tự nhiên, lành tính nên an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách nó có thể xuất hiện một số tác dụng phụ gây hại. Do đó, người dùng cần chú ý những thông tin dưới đây:
– Đinh lăng có chứa saponin với tác dụng khác là phá huyết, làm vỡ hồng cầu, tăng nguy cơ chảy máu nên cần thận trọng khi sử dụng. Chú ý nếu có kết hợp với các thuốc khác có tác dụng tương tự.
– Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian do dùng đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, xuất hiện tình trạng mệt mỏi.
– Thận trọng khi dùng cho trẻ em do chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng đinh lăng trên nhóm đối tượng này.
– Đinh lăng cũng như các loại thảo dược khác cần thời gian dài để phát huy tác dụng, người bệnh cần kiên trì tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Các bài thuốc Đông y cần nhiều thời gian để thực hiện nên đôi khi gây bất tiện cho người bệnh. Nếu không có thời gian sắc thuốc, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần từ đinh lăng có công dụng tương tự. Ví dụ như Viên uống Dưỡng Não Thái Minh có đinh lăng được kết hợp với thạch tùng, bạch quả giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, giảm chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ… Vì vậy, sản phẩm dành cho người thiếu máu não, rối loạn tiền đình với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, mất ngủ…
Trên đây là các tác dụng và 9 bài thuốc đông y từ cây đinh lăng giúp chữa bệnh hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn!
Xem thêm:
Bỏ túi 7 loại lá xông trị đau đầu từ ông bà ta tốt số 1
Tiết lộ 11 bài thuốc đông y từ bạch quả chữa bệnh hiệu quả