Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát cho người bệnh sau tai biến mạch máu não, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt. Sau đây là một số lưu ý đối với những người trực tiếp chăm sóc người bệnh sau tai biến.
Mục lục
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn việc cung cấp máu và oxy đến một phần não khiến các tế bào não bị tổn thương và dần hoại tử. Vùng não bị tổn thương càng rộng, mức độ tổn thương càng nặng thì di chứng để lại sẽ nhiều, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tai biến mạch máu não có 2 thể là nhồi máu não (do cục máu đông xuất hiện gây tắc mạch máu) và xuất huyết não (chảy máu não). Dù là trường hợp nào thì người bệnh cũng cần được đưa đi cấp cứu sớm để hạn chế các di chứng.
Khả năng phục hồi sau điều trị tai biến mạch máu não
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian cấp cứu sẽ có khả năng phục hồi khác nhau. Những trường hợp bệnh nhẹ, liệt một nửa cơ thể và bệnh nhân ở độ tuổi trẻ sẽ có khả năng phục hồi cao hơn người bệnh đã liệt toàn thân. Nếu tình trạng người bệnh bị vỡ mạch máu não, người cao tuổi…thì khả năng phục hồi rất thấp.
Tỷ lệ tử vong do nhồi máu não vào khoảng 15 – 20%. Để tăng cơ hội sống sót, người bệnh cần được cấp cứu sớm trong khoảng “thời gian vàng” với các phương pháp điều trị như tiêu sợi huyết, can thiệp nội mạch… Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị thích hợp. Ví dụ trường hợp tăng huyết áp sẽ được kiểm soát áp huyết kết hợp hồi sức tích cực, trường hợp đột quỵ do mất thường mạch máu sẽ được can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật.
30% bệnh nhân xuất huyết não có thể đi lại, phục hồi sức khỏe, 30% bệnh nhân bị tàn phế suốt đời. Khả năng phục hồi 100% tai biến mạch máu não là rất khó, tuy nhiên nếu chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não đúng cách, kết hợp vật lý trị liệu và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể phục hồi 90 – 95%.
Cách chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não
1. Về chế độ ăn
Cần đảm bảo cho người bệnh chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên chế biến dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
2. Chế độ sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự tập ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
3. Chế độ điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.
4. Chăm sóc tâm lý
Sau đột quỵ não, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… khiến bệnh nhân bị lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.
Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.
5. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh
– Tránh sự thay đổi nhiệt độ môi trường một cách đột ngột, kể cả khi trời quá lạnh hoặc quá nóng.
– Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
– Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.
– Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
– Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất